Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1210/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Nguyễn Sơn Hùng
Ngày ban hành: 26/05/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1210/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 26 tháng 5 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH DANH MỤC TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ĐỂ ĐẶT, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG KHÁNH (GIAI ĐOẠN 2); THỊ TRẤN DẦU GIÂY (THỐNG NHẤT); THỊ TRẤN LONG GIAO (CẨM MỸ)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ (Luật số 23/2008/QH) ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1461/SVHTTDL-VH ngày 25 tháng 5 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục tên đường và công trình công cộng để đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Long Khánh (giai đoạn 2); thị trấn Dầu Giây (huyện Thống Nhất); thị trấn Long Giao (huyện Cẩm Mỹ) gồm 297 loại tên (đính kèm Danh mục), cụ thể như sau:

1. Nhóm tên danh nhân Việt Nam thời phong kiến: 88.

2. Nhóm tên nhà yêu nước, thủ lĩnh kháng Pháp: 20.

3. Nhóm tên danh nhân cách mạng Việt Nam: 98.

4. Nhóm tên danh nhân, anh hùng lực lượng vũ trang Đồng Nai: 67.

5. Nhóm tên sự kiện lịch sử địa danh: 24.

Điều 2. Căn cứ Danh mục được ban hành tại Điều 1 Quyết định này:

1. Giao Hội đồng Tư vấn đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng tỉnh và các đơn vị liên quan căn cứ vào Danh mục trên tham mưu cho cấp có thẩm quyền đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Long Khánh, huyện Thống Nhất và huyện Cẩm Mỹ theo đúng quy định; đồng thời cập nhật, đề xuất, bổ sung Danh mục tên đường và công trình công cộng để đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho phù hợp.

2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan thông tin đại chúng (Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai) phổ biến, tuyên truyền cho việc đặt, đổi tên đường và công trình công cộng; làm rõ ý nghĩa sự kiện lịch sử, giá trị di tích, danh lam thắng cảnh, công trạng của danh nhân được chọn để đặt, đổi tên đường và công trình công cộng để Nhân dân được biết.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh và Truyền hình; Hội đồng Tư vấn đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh;
- Chánh, các PCVP. UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX (N).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Sơn Hùng

DANH MỤC

TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ĐỂ ĐẶT, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG KHÁNH (GIAI ĐOẠN 2); THỊ TRẤN DẦU GIÂY (HUYỆN THỐNG NHẤT); THỊ TRẤN LONG GIAO (HUYỆN CẨM MỸ)
(Kèm theo Quyết định số 1210/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

I. NHÓM TÊN DANH NHÂN THỜI PHONG KIẾN

1. An Dương Vương

An Dương Vương chính tên là Thục Phán. Năm 257 trước công nguyên, thay Vua Hùng làm vua, cải quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Phú Thọ).

2. Âu Cơ

Vợ của Lạc Long Quân, tương truyền bà sinh ra một bọc trứng, nở ra 100 người con. Người con cả về sau nối truyền cha trị nước, xưng hiệu Hùng Vương, lấy tên nước Hùng Vương.

3. Bùi Huy Bích (1744 - 1818)

Quê làng Định Công, Hà Nội. Ông là cháu 5 đời của Tiên Quận công Bùi Bỉnh Uyên, cháu 7 đời của Quảng Quận công Bùi Xương Trạch. Theo học Lê Quý Đôn; năm ông 25 tuổi đỗ thi hội rồi thi đình đỗ Hoàng giáp. Bùi Huy Bích viết nhiều, trong đó thơ của ông để lại 3 bộ, tổng cộng 681 bài thơ. Các tập văn thơ ông sưu tập và hợp tuyển: ghi chép từ thời Lý Trần đến thời Lê Hiển Tông. Tác phẩm: Hoàng Việt văn tuyển: 112 bài, gồm 15 bài phú, 15 bài ký, 9 bài tế, 9 bài minh, 25 bài chiếu chế, 22 bài khải, 11 bài tản văn, 6 bài biểu tấu.

4. Bùi Thị Xuân (1752 - 1802)

Nữ kiệt triều Tây Sơn, vợ danh tướng Trần Quang Diệu, quê chính ở Bình Định. Bà cầm quân Tây Sơn chống Nguyễn Ánh hơn 10 năm, lập nhiều chiến công. Người đời sau có thơ khen: “...Khảng khái khi lâm trận. Kiên trinh lúc khốn cùng. Ngàn thu gương nữ kiệt. Gương sáng hãy soi chung.

5. Chu Mạnh Trinh (1862 - 1905)

Quê làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân. Năm 25 tuổi đỗ Giải nguyên trường Hương khoa thi Bính Tuất (1885). Khoa thi Hội năm Nhâm Thìn (1892), ông đậu Tiến sĩ. Sau khi đỗ Tam giáp tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (đời Thành Thái thứ tư), Chu Mạnh Trinh được bổ làm Tri phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội, có tiếng là công minh chính trực.

6. Chu Văn An (1292 - 1370)

Người tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội), giữ chức Quốc tử giám Tư nghiệp thời vua Trần Minh Tông. Đời Dụ Tông ông dâng thất trảm sớ, vua không nghe, ông từ chức về ẩn dật và dạy học. Trước tác có: Tứ thư thuyết ước, Tiều ẩn thi tập và Quốc âm thi tập.

7. Đặng Đức Siêu (1751 - 1810)

Người làng Phụng Cang, huyện Bồng Sơn; nay là khu phố Vĩnh Phụng, phường Hoài Xuân, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định; là danh thần, danh sĩ dưới thời chúa Nguyễn - Nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Năm 16 tuổi, ông đỗ Hương tiến (Cử nhân), được Định vương Nguyễn Phúc Thuần bổ làm việc ở Viện Hàn lâm tại Phú Xuân. Năm Nhâm Tuất (1802), chúa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long, ông được cử làm Phụ đạo (dạy các Hoàng tử), dần trải đến chức Thượng thư bộ Lễ (1809). Năm Gia Long thứ 8 (Canh Ngọ, 1810), Đặng Đức Siêu mất vì bệnh, thọ 59 tuổi, được truy tặng chức Tham chính.

8. Đặng Trần Côn (1710 - 1745)

Quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông đỗ Hương cống, làm huấn đạo trường phủ, rồi tri huyện Thanh Oai, sau thăng chức Ngự sử đài chiếu khám. Ông là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam. Ngoài Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn có một số bài thơ, bài phú tả cảnh thiên nhiên, có những đóng góp lớn cho nền văn học thơ ca Việt Nam.

9. Đào Duy Từ (1572 - 1634)

Người tỉnh Thanh Hóa. Một danh sĩ, người có công đầu trong việc giúp nhà Nguyễn trong việc chống nhà Trịnh, xây dựng lũy Trường Dục, lũy Nhật Lệ ở Quảng Bình. Tác phẩm quân sự nổi tiếng như: Hổ trướng khu cơ, hai khúc ngâm Ngoạ long cương, Tư Dung văn.

10. Đào Trí Phú ( - 1854)

Người quê xã Phước Kiển, Trấn Biên, phủ Gia Định. Năm Minh Mạng thứ 6 (1825), ông thi đỗ Cử nhân tại trường hương Gia Định. Là quan triều Nguyễn lần lượt trải các chức quan: Thị lang Bộ Hộ, Tham tri Bộ Hộ, Hậu mạng sứ... Cuối năm 1843, Đào Trí Phú lại được cử làm Chánh sứ dẫn phái bộ đi công cán ở Giang Lưu Ba (Indonesia).

11. Đinh Tiên Hoàng (925 - 979)

Tên chính Đinh Bộ Lĩnh, quê Hoa Lưu nay thuộc tỉnh Ninh Bình. Người dẹp loạn 12 sứ quân và thống nhất đất nước. Năm 968, lên ngôi vua mở ra triều đại nhà Đinh trong lịch sử dân tộc, lấy hiệu là Đại Thắng Minh, tên nước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.

12. Đoàn Thị Điểm (1705 - 1746)

Người quê Bắc Ninh. Hiệu là Hồng Hà nữ sĩ nổi tiếng thời Lê trung hưng từng làm giáo thụ trong cung cấm triều đình. Trước tác: Hải khẩu linh từ, Vân Cát thần nữ, An ấp liệt nữ. Bà là tác giả tập Truyền kỳ tân phả (chữ Hán), và tác giả của truyện thơ Chinh phụ ngâm (bản chữ Nôm - 412 câu thơ) được bà dịch từ nguyên bản Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn.

13. Dương Khuê (1839 - 1902)

Người ở làng Vân Đình, huyện Sơn Minh, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội), tự Giới Nhu, hiệu Vân Trì; là quan nhà Nguyễn, và là nhà thơ Việt Nam ở thế kỷ 19. Năm 1868, đỗ Tiến sĩ. Năm 1878, làm Đốc học Nam Định. Sau đó, ông lần lượt trải các chức: Bố chính, Tham tá Nha kinh lược Bắc Kỳ, Tổng đốc Nam Định - Ninh Bình. Tác phẩm của ông để lại có Vân Trì thi thảo (Bản thảo thơ Vân Trì); và một số bài ca trù, bài văn, câu đối, trướng...

14. Duy Tân (1900 - 1945)

Tức Nguyễn Phúc Vĩnh San, là con thứ 8 của vua Thành Thái. Là vị vua yêu nước, ông liên lạc với Trần Cao Vân, Thái Phiên thực hiện cuộc khởi nghĩa năm 1916. Cuộc khởi nghĩa thất bại ông bị thực dân Pháp bắt và đày sang đảo Réunion. Trong thế chiến thứ II, ông gia nhập quân đồng minh chống phát xít Đức, chết vì tai nạn máy bay.

15. Hai Bà Trưng

Là hai nữ anh hùng dân tộc, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa giành độc lập trong thời Bắc thuộc lần thứ nhất. Hai chị em bà đều giỏi võ nghệ, nuôi chí lớn dựng lại cơ nghiệp Hùng Vương. Chồng Trưng Trắc là Thi Sách (con trai Lạc tướng Châu Diên) cũng là người nhiệt thành lo việc cứu nước, cứu dân. Năm Kỷ Hợi 39, Thi Sách bị thái thú Tô Định giết, Hai Bà Trưng cùng mẹ là Trần Thị Đoan (tục danh Man Thiện) tập hợp các Lạc hầu, Lạc tướng kêu gọi quân dân đoàn kết, đánh đuổi giặc thù. Đầu xuân Canh Tý 40, hai Bà phát động cuộc khởi nghĩa, thành công, hai Bà lên ngôi vua. Sau đó nhà Hán sai tướng là Mã Viện, Lưu Long, Đoàn Chí sang xâm lược lần nữa. Bà cùng toàn dân kiên quyết kháng chiến. Nhưng thế yếu, thua trận ở vùng hồ Lãng Bạc (Tiên Sơn - Hà Bắc), Cấm Khê (Ba Vì - Hà Nội), hai chị em bà gieo mình xuống Hát Giang tử tiết vào ngày 6/2 âm lịch Quý Mão 43.

16. Hàm Nghi (1872 - 1943)

Tức Nguyễn Phúc Ưng Lịch. Ngày 23/5/1885, Tôn Thất Thuyết đánh úp quân Pháp ở kinh thành Huế thất bại, ông bỏ kinh thành lập chiến khu ở Tân Sở, Quảng Trị, phát lệnh Cần Vương kêu gọi nhân dân đánh Pháp cứu nước. Năm 1880, do nội phản, vua Hàm Nghi bị bắt và bị Pháp đày đi Algerie.

17. Hồ Xuân Hương (1772 - 1822)

Là một nữ thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Di tác của bà hoàn toàn là thơ và đa số đều được viết bằng chữ Nôm. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình.

18. Hoàng Diệu (1829 - 1882)

Tên thật là Hoàng Kim Tích, sau mới đổi là Hoàng Diệu, tự là Quang Viễn, hiệu Tĩnh Trai; quê xã Điện Quang, tỉnh Quảng Nam. Năm 25 tuổi đỗ Phó bảng khoa Quý Sửu (1853). Năm 1854, ông làm Tri huyện Tuy Phước rồi Tri phủ Tuy Viễn (Bình Định). Năm 1873 ông được triệu về kinh đô Huế giữ chức Tham tri Bộ Hình rồi Tham tri Bộ Lại, kiêm quản Đô Sát Viện, tham gia Cơ Mật Viện. Từ 1879 đến 1882, Ông làm Tổng đốc Hà Ninh quản lý vùng trọng yếu nhất của Bắc Bộ là Hà Nội và phụ cận. Ông đã chỉ đạo quân dân Hà Nội tử thủ chống lại quân đội Pháp, bất chấp triều đình Huế đã chấp nhận đầu hàng. Ngày 25 tháng 4 năm 1882 (tức ngày 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ), thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu đã tự vẫn tại Võ Miếu trong thành.

19. Hùng Vương

Hùng Vương là thủy tổ dân tộc Việt Nam, họ Hồng Bàng dựng nước, 18 đời đều xưng hiệu Hùng Vương. Tên nước khi ấy là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (thuộc huyện Bạch Hạc, tỉnh Phú Thọ ngày nay). Toàn lãnh thổ chia làm 15 bộ: Văn Lang, Châu Diên, Phúc Lộc, Tân Hưng, Võ Định, Võ Ninh, Lục Khải, Ninh Hải, Dương Tuyền, Giao Chỉ, Cửu Chân, Hoài Nam, Cửu Đức, Việt Thường, Bình Văn. Đến nay di tích còn trên đỉnh Hùng Sơn. Ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm đã được công nhận là ngày giỗ Quốc tổ của nhân dân ta.

20. Huỳnh Mẫn Đạt (1807 - 1882)

Người làng Tân Hội, huyện Tân Long, tỉnh Gia Định, nay là Thành phố Hồ Chí Minh. Ông đỗ cử nhân khoa Tân Mão (1831) tại Gia Định. Năm Kỷ Hợi (1839), ông giữ chức Thự Ngự sử đạo Ninh Thái (tức Bắc Ninh & Thái Nguyên); sau đó làm thự án sát Hà Tiên. Mùa xuân năm Nhâm Dần (1842) quân Xiêm La đến cướp phá Hà Tiên. Ông cùng với các quan lại khác chỉ huy quân chống cự mãnh liệt. Sau khi đẩy lui được quân Xiêm La, ông được vua Thiệu Trị ban khen và cho thụ chức Viên ngoại lang. Vào mùa hạ cùng năm, ông được thụ lãnh Án sát sứ tỉnh Hà Tiên, và đến tháng 6 năm Giáp Thìn (1844), ông được thăng Thự Bố chính sứ tỉnh Hà Tiên. Huỳnh Mẫn Đạt nổi tiếng giỏi thơ Nôm ở đất Đồng Nai. Là bạn tâm giao của Bùi Hữu Nghĩa, ông đã góp phần giúp bạn hoàn thành vở tuồng Kim Thạch kỳ duyên. Mộ và đền thờ ông hiện trên đường Lâm Quang Ky, phường Vĩnh Bảo, thành phố Rạch Giá

21. Lê Chân

Quê ở trang Yên Biên, huyện Khúc Dương, quận Giao Chỉ (nay thuộc thôn An Biên, xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng, là một trong những nữ tướng xuất sắc. Bà được coi là người có công khai khẩn lập nên vùng đất ven sông Cấm, còn trang An Biên (phường An Biên, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) là do nhóm ngư dân từ trang Yên Biên, tổng Vĩnh Đại, huyện Đông Triều, thừa tuyên Nam Sách di cư về vùng đất này vào cuối thời Lê sơ đầu thời Mạc lập ra.

22. Lê Đại Hành (941 - 1005)

Chính tên Lê Hoàn, người quê tỉnh Nam Hà. Ông giữ chức Thập đạo tướng quân dưới thời nhà Đinh. Ông lên ngôi vua năm 980 và cầm quân đánh bại quân xâm lược nhà Tống, thân chinh đánh Chiêm Thành năm 982. Ông là vị vua mở đầu triều đại Tiền Lê trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi 26 năm.

23. Lê Hữu Trác (1720 - 1792)

Còn gọi Lê Hữu Huân. Ông là một cao sĩ, danh y nổi tiếng thời Lê Hiển Tông, hiệu là Hải Thượng Lãn ông. Ông tinh thông y học, văn chương trác tuyệt với các trước tác: Thượng kinh ký sự, Tân Hoa hải thượng y tông tâm lĩnh dương an toàn trạch (Lãn Ông y nghiệp, hoặc Y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển soạn năm 1772).

24. Lê Lai ( - 1418)

Người tỉnh Thanh Hoá, là danh tướng nổi tiếng của khởi nghĩa Lam Sơn. Tham gia Hội thề Lũng Nhai, năm 1416 cùng Lê Lợi và các danh tướng khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh. Hy sinh năm 1418, khi bị giặc bao vây ở Chí Linh để cứu chủ tướng Lê Lợi. Khi cuộc kháng chiến thành công, Lê Lợi truy phong ông là Đại công thần.

25. Lê Lợi (1385 - 1433)

Vua khai sáng nhà Lê, là lãnh tụ khởi nghĩa chống quân Minh. Nghe tiếng ông tài giỏi, quan nhà Minh dụ ông ra làm quan, ông không chịu khuất, thường nói “Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người”. Ông kết nạp hào kiệt, chiêu tập quân sĩ đến cuối năm Đinh Dậu 1417 thì nêu cao cờ nghĩa, xưng Bình Định Vương. Năm 1428, đánh đuổi xong giặc Minh, ông lên ngôi vua, tên hiệu là Lê Thái Tổ, đặt tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Đông Kinh (Hà Nội). Lê Lợi là anh hùng dân tộc, người có công lãnh đạo toàn dân đánh bại quân xâm lược nhà Minh, giải phóng dân tộc, lập nên triều đại nhà hậu Lê ở nước ta.

26. Lê Quang Định (1759 - 1813)

Quê Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Vào Gia Định học với cao sĩ Võ Trường Toản, kết bạn với Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, được người đời xưng tụng “Gia Định tam gia”. Thời vua Gia Long từng giữ chức Thượng thư Bộ Hộ. Ông là tác giả quyển: Hoàng Việt nhất thống địa dư chí (1806), Hoa nguyên thi thảo; đồng tác giả “Gia Định tam gia thi tập”.

27. Lê Quý Đôn (1726 - 1784)

Người quê tỉnh Thái Bình. Năm 1743 ông đỗ giải nguyên, năm 1752 đỗ nhất giáp nhị danh Tiến sĩ (Bảng nhãn). Ông là nhà văn hóa lớn của Việt Nam. Các tác phẩm: Quốc sử tục biên, Đại Việt thông sử, Phủ Biên tạp lục, Vân đài loại ngữ, Kiến văn tiểu lục....

28. Lê Thái Tổ (1385 - 1433)

Lê Lợi, người quê Thanh Hóa, người khai sáng triều Lê. Năm 1417, phất cờ khởi nghĩa xưng là Bình Định vương, tập hợp được nhiều nhân tài cứu nước, đánh bại quân xâm lược nhà Minh, giành lại độc lập cho dân tộc. Năm 1428, lên ngôi vua, tên thuỵ là Lê Thái Tổ, đặt hiệu nước là Đại Việt.

29. Lê Thánh Tông (1442 - 1497)

Tên gọi Lê Tư Thành. Lên ngôi vua năm 1460. Ông thông minh, tài giỏi, thực hiện nhiều cải cách về chính trị, kinh tế, văn hóa, làm cho nước nhà cường thịnh. Ông là người sáng lập Tao Đàn nhị thập bát tú và là người ban hành Bộ luật Hồng Đức rất tiến bộ.

30. Lê Văn Hưu (1230 - 1322)

Quê xã Phú Lý, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông là một danh sĩ, sử gia thời Trần Thái Tông, đỗ Bảng nhãn năm 1247, làm quan đến chức Thượng thư Bộ Binh. Năm 1272, ông soạn bộ Đại Việt sử ký 30 tập, bộ sử ký đầu tiên của nước ta.

31. Lê Văn Thịnh (1050 - 1096)

Người làng Đông Cứu, nay là thôn Bảo Tháp, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Là người đỗ đầu trong khoa thi đầu tiên (1075) của Nho học Việt Nam, được bổ làm quan, dần trải đến chức Thái sư triều Lý. Năm 1084, ông thành công trong việc bàn nghị về việc cương giới với quan nhà Tống, khiến nước này phải trả lại 6 huyện 3 động thuộc châu Quảng Nguyên cho Đại Việt (Việt Nam).

32. Lương Thế Vinh (1460 - )

Hiệu Canh Nghị, hiệu Thuỵ Hiền, người quê Nam Định. Năm 1463, ông đỗ Trạng nguyên. Ông là tác giả quyển “Toán pháp đại thành”. Các sĩ phu và Nhân dân cảm phục tài đức gọi ông là “Trạng Lường”.

33. Lý Nam Đế (503 - 548)

Tên thật Lý Bí, còn gọi Lý Bôn Ông người quê Thái Bình. Năm 542, Lý Bí khởi binh đánh đuổi thứ sử Tiêu Tư1 (nhà Lương Trung quốc), lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Lý Nam đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, mở đầu triều đại Tiền Lý trong lịch sử đất nước.

34. Lý Thái Tổ (947 - 1028)

Tên là Lý Công Uẩn, người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang. Nguyên ông họ Phạm, năm 3 tuổi làm con nuôi sư Lý Khánh Vân đổi thành họ Lý. Ông thông minh có tài văn võ, làm quan nhà Tiền Lê. Năm 1009, lên ngôi sáng lập nhà Lý, gọi là Lý Thái Tổ, đặt tên nước là Đại Việt, dời đô về thành Đại La, năm 1010 đổi thành Thăng Long.

35. Lý Thánh Tông (1054 - 1072)

Tên Lý Nhật Tôn, vua trị vì 17 năm. Ông là người nhân hậu, trọng dân, có nhiều đóng góp trong phát triển đất nước Đại Việt; là người xây dựng Văn miếu Hà Nội năm 1070.

36. Lý Thường Kiệt (1091 - 1105)

Tên chính là Ngô Tuấn, tự Thường Kiệt, sau do có công lớn được ban họ vua (Lý). Ông là người văn võ toàn tài, làm quan trải 3 triều Lý là Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông. Ông là người chỉ huy đánh bại quân xâm lược nhà Tống năm 1077, được xem là tác giả bài thơ thần Nam Quốc sơn hà, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

37. Mạc Đĩnh Chi (1280 - 1350)

Danh sĩ đời Trần Anh Tông, tự Tiết Phu, quê Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Năm 1304, ông đậu Trạng nguyên, làm quan trải 3 triều Trần là: Anh Tông, Minh Tông và Hiến Tông. Tính ông liêm khiết, được sĩ phu trọng vọng, từng đi sứ Trung Quốc hai lần được các danh sĩ nước ngoài khen ngợi khâm phục. Nhiều trước tác của ông được truyền tụng.

38. Ngô Quyền (899 - 944)

Quê Đường Lâm, huyện Phúc Lộc, Giao Châu (nay thuộc các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định). Ông là một danh tướng từng đánh bại quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Năm 939, ông xưng Vương, mở nền độc lập tự chủ cho đất nước.

39. Ngô Sỹ Liên

Ông họ Ngô, tên Quang Hiền, húy là Sĩ Liên, người quê tỉnh Hà Đông, không rõ năm sinh, năm mất, chỉ biết ông thọ khoảng 99 tuổi. Ông là danh sĩ, sử gia đời Lê Thánh Tông. Năm 1442, đỗ Tiến sĩ, làm Tả thị lang Bộ Lễ, rồi giữ việc biên soạn sử sách ở Viện Hàn lâm. Năm 1479, ông soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư, viết từ thời Hùng Vương đến thế kỷ XV.

40. Ngô Thì Nhậm (1746 - 1802)

Ông là một nhà chính trị, quân sự, ngoại giao, nhà văn. Năm 1775, đậu tiến sĩ làm quan tại triều Lê - Trịnh. Năm 1786 Tây Sơn ra Bắc dẹp Trịnh, trao chính quyền cho Vua Lê. Ông được Nguyễn Huệ trọng dụng để ông cùng với Ngô Văn Sở ở lại Thăng Long ổn định Bắc Hà. Ông có công lớn trong việc giúp Nguyễn Huệ đại phá 29 vạn quân Thanh xâm lược 1789. Năm 1790, ông làm Thượng thư Bộ Binh rồi làm Tổng tài Quốc sử quán. Năm 1793, ông làm chánh sứ sang Trung Quốc (nhà Thanh). Ông là một trong những tác giả bộ tiểu thuyết lịch sử Hoàng Lê Nhất thống chí.

41. Nguyễn Hiền (1234 - 1256)

Ông là trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam, khi mới 13 tuổi, vì còn thiếu niên nên vua Trần Thái Tông cho ông về quê 3 năm tu dưỡng thêm rồi mới gọi ra làm quan. Hết 3 năm, vua tuyển ông vào học tiếp Tam giáo chủ khoa, tức đạo Lão, đạo Phật, đạo Khổng. Về sau bổ nhiệm làm quan đến chức Thượng thư Bộ Công. Những năm làm quan trong triều, Nguyễn Hiền có nhiều kế sách hay để phò vua giúp nước. Năm Ất Mão (1255), cầm quân đánh bại quân Chiêm Thành xâm lược. Về nông nghiệp, ông cho đắp đê quai vạc sông Hồng, phát triển sản xuất mùa màng thắng lợi. Về quân sự, ông cho mở mang võ đường để rèn quân luyện sĩ. Ông mất năm 1256 hưởng dương 21 tuổi. Vua Trần Thái Tông thương tiếc truy phong ông là “Đại vương thành hoàng” và tôn làm thần ở 32 nơi, trong đó có đình Lại Đà ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.

42. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585)

Danh sĩ thời Mạc, tự Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân cư sĩ, quê tỉnh Hải Dương. Đậu Trạng nguyên năm 1535. Làm quan nhà Mạc 8 năm thì xin về trí sĩ mở lớp dạy học, người đời thường gọi là Trạng Trình. Nổi tiếng với lời khuyên Nguyễn Hoàng “Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân”. Tác phẩm nổi tiếng “Bạch Vân thi tập”.

43. Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858)

Tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, là nhà chính trị, nhà quân sự và nhà thơ Đại Nam thời nhà Nguyễn, ông làm quan qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Ông nổi bật về việc khai hoang, mộ dân ở trung châu miền Bắc Việt Nam, và lập nhiều chiến công trong việc đánh dẹp các cuộc nổi dậy chống triều đình và chống quân Xiêm xâm lược (1841-1845).

44. Nguyễn Cư Trinh (1716 - 1767)

Quê xã An Hòa, tổng An Hòa, huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong (nay thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tên thật là Nguyễn Đăng Nghi, húy là Thịnh, tự là Cư Trinh, hiệu là Đạm Am, Đường Qua và Hạo Nhiên. Ông là danh tướng, danh sĩ thời chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát và Định vương Nguyễn Phúc Thuần. Được biết đến là vị tướng trấn giữ biên cương miền Nam và góp phần to lớn trong công cuộc Nam tiến của các chúa Nguyễn, ông nổi tiếng là người liêm chính, giỏi việc chính trị, doanh điền, ngoại giao.

45. Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)

Danh sĩ, nhà thơ cận đại, quê huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Đỗ tú tài năm 1843 về Gia Định dạy học được nhân dân gọi là Đồ Chiểu hay Tú Chiểu. Khi Pháp chiếm Gia Định ông quan hệ mật thiết với nhiều nhóm nghĩa quân kháng chiến, dùng văn chương khơi dậy lòng yêu nước của Nhân dân. Các trước tác: Lục Vân Tiên, Dương từ Hà mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp, văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...

46. Nguyễn Du (1765 - 1820)

Người quê Nghệ An, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiền, làm quan thời Gia Long. Được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới. Trước tác: Đoạn trường tân thanh (truyện Kiều), Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục...

47. Nguyễn Duy (1809 - 1861)

Quê Đường Long tức Chí Long, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, hiệu Nhữ Hiền, đậu Đệ tam giáp tiến sĩ xuất thân 1842. Năm 1859 thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, ông sung chức Tán lý đạo Định Biên trông coi việc quân sự. Năm 1860, ông là tướng dưới quyền người anh là Nguyễn Tri Phương trông coi việc quân sự ở miền Nam. Ngày 24/2/1861, quân Pháp đánh phá Đại đồn Chí Hòa, Nguyễn Duy chiến đấu và đã hi sinh anh dũng.

48. Nguyễn Hoàng (1525 - 1613)

Ông quê ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hoa, ngày nay là Gia Miêu Ngoại Trang, thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Hiệu Nguyễn Thái Tổ, con út của Triệu Tổ Nguyễn Kim, xưng chúa năm 1558, vị chúa Nguyễn đầu tiên, người đặt nền móng cho việc khai mở đất phương nam và vương triều Nguyễn. Ông được nhà Nguyễn truy tôn là Thái Tổ Gia Dụ hoàng đế.

49. Nguyễn Hữu Cảnh (1650 - 1700)

Người quê gốc Thanh Hoá, làm quan đời Chúa Nguyễn Phúc Chu, được phong chức Chưởng cơ tước Lễ thành hầu. Người có công lớn trong việc khai mở, xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước ở phương Nam. Trong đó năm 1698, lập phủ Gia Định với hai huyện: Phước Long và Tân Bình; hai dinh: Phiên Trấn và Trấn Biên. Đồng Nai và nhiều tỉnh thành phía Nam có đền thờ ông.

50. Nguyễn Khuyến (1835 - 1884)

Quê làng Yên Đỗ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, nhà thơ, nhà văn hóa. Thi Hương, Hội, Đình đều đỗ giải nguyên, nên người đời gọi là Tam nguyên Yên Đỗ, từng giữ chức Trực học sĩ, sung chức Toản tu ở Quốc sử quán. Năm 1883 cáo quan về nhà không hợp tác với giặc. Các tác phẩm: Quế Sơn thi tập, Yên Đỗ tam nguyên quốc âm thi tập.

51. Nguyễn Kim (1468 - 1545)

Là một nhà chính trị và quân sự giai đoạn Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông được xem là người lãnh đạo trên thực tế của chính quyền và quân đội Lê trung hưng, đặt nền móng gây dựng lại nhà Lê và mở đầu thời kỳ Nam-Bắc triều (1533-1592). Ông là nội tổ phụ của các chúa Nguyễn và vua Nguyễn sau này, đồng thời cũng là ngoại tổ phụ của các chúa Trịnh. Các vua Hậu Lê từ Lê Thần Tông (cháu ruột Trịnh Tùng) cũng là hậu duệ trực tiếp bên họ ngoại của ông.

52. Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725)

Tức Nguyễn Hiển Tông, vị chúa Nguyễn thứ sáu của Đàng Trong. Ông nối ngôi cha là Nguyễn Phúc Thái và cai trị từ năm từ 1691 đến năm 1725. Nguyễn Phúc Chu chăm lo phát triển kinh tế, giáo dục, quân sự... vùng đất mới phía Nam; mở rộng lãnh thổ Đại Việt. Ông còn là một cư sĩ Phật giáo mộ đạo, có nhiều công lao trong việc trùng tu chùa chiền và hỗ trợ truyền bá Phật pháp trong nước

53. Nguyễn Phúc Khoát (1714 - 1765)

Nguyễn Phúc Khoát tức Chúa Vũ hay Vũ vương, con trai trưởng của chúa Ninh, kế nghiệp năm 1738. Nguyễn Phúc Khoát vị Chúa đầu tiên xưng là Vương (Vũ vương) vào năm 1744 và xem Đàng Trong như một nước độc lập. Triều Nguyễn sau này truy tôn ông là Thế Tông Hiếu Vũ hoàng đế.

54. Nguyễn Phúc Nguyên (1563 - 1635)

Ông là vị chúa Nguyễn thứ hai của chính quyền Đàng Trong trong lịch sử Việt Nam sau chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Trong thời gian ở ngôi chúa, ông đã xây dựng một vương triều độc lập ở Đàng Trong, từng bước ly khai khỏi chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài. Ông được dân chúng gọi là chúa Sãi, chúa Bụt hay Phật chúa. Chúa Sãi là người đầu tiên trong dòng họ mang họ Nguyễn Phúc. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Hy Tông Hiếu Văn hoàng đế.

55. Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687)

Tức Chúa Hiền hay Hiền vương con trai thứ hai của chúa Thượng, kế nghiệp năm 1648. Người quyết định đưa đoàn người Hoa “phản Thanh phục Minh” do ông Trần Thượng Xuyên cầm đầu vào sinh sống và làm ăn tại Cù lao phố Biên Hòa năm 1698, tạo điều kiện mở mang vùng đất mới phía Nam nước Đại Việt. Triều Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế.

56. Nguyễn Thiếp (1723 - 1804)

Tự Khải Xuyên, là danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông là người xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô, thủ đô mới của Vương triều Tây Sơn. Năm 1743, ông dự thi Hương ở Nghệ An đỗ thủ khoa. Năm Mậu Thìn (1748), ông ra Bắc dự thi Hội nhưng chỉ vào đến tam trường (kỳ 3). Sau đó ông vào Bố Chính dạy học. Năm 1788, được Nguyễn Huệ thỉnh cầu ông ra giúp kế cho Nguyễn Huệ đánh bại 29 vạn quân Thanh xâm lược. Tác phẩm của ông để lại: La Sơn tiên sinh thi tập, Hạnh Am thi cảo. Năm 1791, Quang Trung thành lập viện Sùng chính ở nơi ông sống, mời ông làm Viện trưởng với nhiệm vụ biên dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm, thực hiện các biện pháp cải cách giáo dục, đào tạo nhân tài.

57. Nguyễn Thuyên (1229 - )

Tên thật của Hàn Thuyên, đỗ Bảng nhãn năm 1523 thời Lê Cung Hoàng. Thượng thư Bộ Hình thời Trần Nhân Tông. Ông là người đầu tiên biết làm thơ phú bằng quốc âm, nên ông có thể coi là ông tổ của văn nôm. Sách “Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam” (Nguyễn Quyết Thắng - Nguyễn Bá Thể) cho rằng: “Ông là sĩ phu đầu tiên đem chữ Nôm dùng vào văn học”. “Phi sa giản tập” là tập thơ của ông viết về làng cảnh, thiên nhiên, đa phần là thơ cách luận, thơ nôm.

58. Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

Người quê làng Nhị Khê, huyện Thượng Khúc, tỉnh Hà Đông (Hà Nội). Năm 1400, đổ Thái học sinh. Năm 1418 tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, có công lớn trong việc cùng Lê Lợi đánh đuổi quân Minh giành độc lập dân tộc. Ông là nhà chính trị, tư tưởng, quân sự lớn được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới. Tác phẩm lớn: Bình Ngô đại cáo.

59. Nguyễn Tri Phương (1800 - 1873)

Đại thần triều Nguyễn. Tên thật Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu Đường Xuyên. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, năm 1860 ông được sung chức Gia Định quân thứ, Thống đốc quân vụ xây đại đồ Kỳ Hoà ở Gia Định chống Pháp. Kỳ Hoà thất thủ, ông về thành Biên Hòa tiếp tục kháng chiến. Ngày 18/11/1873, Pháp đánh thành Hà Nội do ông chỉ huy. Ông bị thương và tuyệt thực hơn một tháng thì mất.

60. Nguyễn Trường Tộ (1828 - 1871)

Nguyễn Trường Tộ quê làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông là nhà chính trị, khoa học và nhà tân học. Năm 1858, ông sang Pháp du học. Năm 1861, ông về nước, không ra làm việc cho Pháp. Ông gửi cho triều đình nhiều bài điều trần có giá trị, đề nghị chính quyền cải cách chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học để đưa Việt Nam thành nước hùng cường. Rất tiếc những bản điều trần này không được triều đình chấp thuận và cũng không có điều kiện thực hiện (vì đã là nước thuộc Pháp, triều đình chỉ là bù nhìn).

61. Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872)

Người huyện Thanh Trì tỉnh Hà Đông (Hà Nội). Năm 1838 đậu Phó bảng, giữ chức Kiểm thảo Viện Hàn lâm, rồi Án sát Hưng Yên. Năm 1854 ông dâng sớ điều trần nhiều việc, triều đình không xét, ông từ quan về quê chuyên soạn sách. Tài văn chương của ông được người đời xưng tụng: “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán”. Các tác phẩm: Phương đình dư địa chí, Chư sử khảo thích, Phương đình tùy bút lục, Phương Đình thi văn tập...

62. Phan Huy Chú (1782 - 1840)

Quê tỉnh Hà Tĩnh. Giữ chức quan Biên tu. Tháng 4/1819, soạn bộ Lịch triều Hiến chương loại chí, hai lần đi sứ Trung Quốc. Ngoài Lịch triều Hiến chương loại chí ông còn để lại các trước tác: Hoàng Việt địa chí, Dương trình ký kiến (ghi chép những điều trông thấy khi công cán ở Batavia).

63. Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320)

Người quê tỉnh Hải Dương. Ông là tướng tài thời nhà Trần, lập nhiều công lớn trong hai cuộc chống xâm lược Nguyên Mông (1285, 1287).

64. Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613)

Quê huyện Thạch Thất tỉnh Sơn Tây (vốn cùng mẹ khác cha với Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm). Năm 1580, đỗ nhị giáp Tiến sĩ, làm Đô cấp sự trung rồi Thị lang bộ Công, Thượng thư Bộ Hộ, Bộ Công. Người có công lớn với triều Lê, người chỉ đạo công tác thủy lợi, đưa nghề dệt lụa cho Phùng Xá, các giống cây trồng mới, phát triển nông nghiệp. Nhân dân gọi ông là Trạng Bùng. Tác phẩm: Phùng Khắc Khoan thi tập, Nông sự tiện lãm, Nghi trai thi tập...

65. Quang Trung (1752 - 1792)

Tên Nguyễn Huệ. Ông cùng Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn năm 1771. Người cầm quân đánh bại chúa Trịnh ở phía Bắc và chúa Nguyễn ở phía Nam, thực hiện thống nhất đất nước. Người lãnh đạo đánh bại quân Xiêm xâm lược ở Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785 và đánh bại 20 vạn quân Thanh xâm lược năm 1789.

66. Thân Nhân Trung

Tự Hậu Phủ, đỗ Tiến sĩ, làm quan nhà Hậu Lê dưới hai đời vua là Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông, từng giữ các chức Đông các Đại học sĩ kiêm Tế tửu Quốc tử giám, kiêm Thượng thư bộ Lễ, trưởng Hàn lâm viện sự, Thượng thư bộ Lại, nhập nội phụ chính.là một danh sĩ Việt Nam, đứng địa vị Phó đô Nguyên súy Tao đàn Nhị thập bát Tú của Lê Thánh Tông. Ông từng Ông có câu nói nổi tiếng Văn Bia thế kỷ 15 khắc câu của ông “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.

67. Thành Thái (1879 - 1954)

Tên thật Nguyễn Phúc Bửu Lân, con vua Dục Đức. Lên ngôi năm 1889, khi nước Việt Nam đã rơi vào tay thực dân Pháp. Ông có tư tưởng duy tân, tinh thần yêu nước, thường tỏ thái độ công khai chống thực dân Pháp. Năm 1907, lấy cớ ông bị tâm thần thực dân Pháp đưa ông đi an trí ở Vũng Tàu, rồi đày sang đảo Réunion. Năm 1947, về ở Sài Gòn, mất năm 1954.

68. Thoại Ngọc Hầu (1761 - 1829)

Quê xóm An Trung, làng An Hải, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tên thật là Nguyễn Văn Thoại. Ông là một tướng lĩnh nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Năm 1802, ông được phong Khâm sai Thống binh cai cơ, sau ông làm Trấn thủ Lạng Sơn, rồi lại vào Nam nhận chức Trấn thủ Định Tường (1808). Xây dựng nhiều công trình thoát nước, tiêu biểu nhất là Kinh Vĩnh Tế.

69. Tô Hiến Thành (1102 - 1179)

Quê làng Hạ Mỗ nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội, là quan đại thần phụ chính nhà Lý, phụng sự hai triều vua: Lý Anh Tông và Lý Cao Tông. Ông là viên quan văn võ song toàn, nổi tiếng là công minh chính trực, được vua phong tước vương mặc dù không phải là tôn thất nhà Lý.

70. Tôn Thất Thuyết (1835 - 1913)

Người làng Phú Mộng, Thuận Hóa, nay thuộc thôn Phú Mộng, phường Kim Long, thành phố Huế; là quan phụ chính đại thần, nhiếp chính dưới triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Năm 1881, Tôn Thất Thuyết được phong chức Thượng thư Bộ binh, sau đó được cử vào Cơ Mật Viện vào tháng 6/1883. Năm 1885 sau trận tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá thất bại, ông đưa Hàm Nghi ra sơn phòng Quảng Trị, thay mặt vua hạ chiếu Cần Vương. Ông mất năm 1913.

71. Trần Bình Trọng (1259 - 1285)

Ông thuộc dòng dõi Đại Hành Hoàng đế Lê Hoàn, sinh ở xã Bảo Thái, nay thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Là một danh tướng nhà Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trong cuộc chiến với quân Nguyên - Mông vào năm 1285. Ông hy sinh khi chặn quân Nguyên ở bãi Thiên Mạc, được truy phong làm Bảo Nghĩa vương. Khi rơi vào tay giặc và chúng mua chuộc dụ dỗ, ông khí khái khẳng định với câu nói “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm Vương đất Bắc”.

72. Trần Khánh Dư ( - 1339)

Danh tướng thời nhà Trần, tước Nhân Huệ vương, ông văn võ song toàn, được Trần Thánh Tông nhận làm con nuôi. Năm 1288, trong kháng chiến chống quân Nguyên, ông chỉ huy trận Vân Đồn đốt cháy đội thuyền lương của Trương Văn Hổ góp công lớn đánh bại cuộc xâm lược lần thứ III của nhà Nguyên.

73. Trần Nguyên Hãn ( - 1429)

Người quê tỉnh Sơn Tây, một danh tướng thời Lê Thái Tổ, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn lập nhiều chiến công. Năm 1428 được thăng chức Tư Đồ.

74. Trần Nhân Tông (1258 - 1308)

Lên ngôi vua năm 1279. Ông là người mở Hội nghị Quân sự Bình Than, Hội nghị Diên Hồng (1284) để tạo sự thống nhất đồng lòng đánh giặc trong toàn dân, toàn quân. Ông đã cùng những vị tướng tài như: Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật... lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông (1285, 1287). Ông là Tổ phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử của Việt Nam.

75. Trần Nhật Duật (1255 - 1330)

Là con trai thứ sáu của Trần Thái Tông, tước hiệu Chiêu Văn vương hay Chiêu Văn đại vương, một danh tướng của vương triều nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba, đặc biệt là trận Hàm Tử. Sau khi ông qua đời, nhiều nơi đã lập đền thờ để tưởng nhớ ông.

76. Trần Quang Diệu (1760 - 1802)

Người tỉnh Bình Định. Tham gia cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, có công lớn trong cuộc chiến đánh bại quân xâm lược quân Thanh năm 1789.

77. Trần Quang Khải (1241 - 1294)

Quê Thiên Trường, Nam Định, con thứ 3 của vua Trần Thái Tông. Ông học rộng tài cao, là một danh tướng. Cùng với Trần Hưng Đạo, ông lãnh đạo đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên Mông lần thứ II và III.

78. Trần Quốc Toản (1267 - 1285)

Anh hùng kháng chiến chống Nguyên Mông thời Trần, tước Hoài Văn hầu. Thiếu niên tài cao yêu nước, đã tập hợp thiếu niên, thân thuộc sắm vũ khí với lá cờ “Phá cường địch báo hoàng ân”, tham gia chiến đấu nhiều trận trong đó có trận Chương Dương. Hy sinh năm 1285.

79. Trần Quốc Tuấn (1226 - 1300)

Danh tướng, anh hùng dân tộc, tham gia cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ I, Tổng chỉ huy đánh bại xâm lược quân Nguyên lần thứ II và III, tước hiệu Hưng đạo Đại vương. Câu nói nổi tiếng với vua Trần Nhân Tông: “Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”. Các tác phẩm: Hịch tướng sĩ; Binh thư yếu lược; Vạn kiếp tông bí truyền thư.

80. Trần Thái Tông (1218 - 1278)

Tên chính Trần Cảnh. Ông cùng với Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn lãnh đạo quân dân đánh bại cuộc xâm lược của Nguyên Mông lần thứ nhất (1258). Ông còn là một nhà Thiền học, một triết gia có những tư tưởng sâu sắc, cốt cách độc đáo. Ông ở ngôi vua 33 năm, làm Thái Thượng Hoàng 19 năm.

81. Trần Thánh Tông (1240 - 1291)

Tên gọi Trần Hoảng, người nối ngôi Trần Thái Tông, có công lớn trong việc khuyến khích học tập, trọng dụng người tài, khai khẩn ruộng hoang, phát triển kinh tế, quốc phòng vững mạnh. Thời ông, bộ Đại Việt sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của nước ta hoàn thành (1272). Ông ở ngôi 21 năm, Thái thượng hoàng 13 năm.

82. Trần Thượng Xuyên (1626 - 1720)

Lãnh đạo nhóm người Hoa “phản Thanh phục Minh”. Năm 1679, ông dẫn đầu binh tướng cùng gia đình 3.000 với 50 chiến thuyền vào Việt Nam, được Chúa Nguyễn cho định cư ở Cù lao phố. Ông có công lớn trong việc xây dựng thương cảng Cù lao phố phồn thịnh trong thế kỷ 18 và góp phần giữ an bờ cõi phía Nam của Đại Việt. Ông được chúa Nguyễn ban khen “Nguyễn vi vương, Trần vi tướng, đại đại công thần bất tuyệt”, được vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc phong “Thượng đẳng thần”.

83. Triệu Thị Trinh (226 - 248)

Triệu Trinh Nương hay Triệu Quốc Trinh, là người con gái ở quận Cửu Chân, họp quân khởi nghĩa, đánh phá thành ấp, các bộ đều theo như bóng theo hình. Tuy chưa chiếm giữ được đất Lĩnh Biểu như việc cũ của Trưng Vương, nhưng cũng là bậc hùng tài trong nữ giới. Vua Tự Đức ở thế kỷ 19 cũng viết: “Con gái nước ta có nhiều người hùng dũng lạ thường. Bà Triệu thật xứng đáng là người sánh vai được với Hai Bà Trưng”....

84. Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825)

Ông vốn người Hoa tỉnh Phúc Kiến, đời ông nội sang Việt Nam, ngụ Trấn Biên. Năm 1788, thi đỗ và làm quan đến chức Thượng thư. Ông là nhà văn hóa lớn của dân tộc cùng với Ngô Quang Tịnh và Lê Quang Định được xưng tụng là “Gia Định tam gia” trong nhóm Bình Dương thi xã. Tác giả nổi tiếng: Gia Định thành thông chí.

85. Trương Hán Siêu (1274 - 1354)

Người tỉnh Ninh Bình. Ông là một danh sĩ thời nhà Trần. Năm 1308 được Trần Anh Tông bổ làm Hàn lâm học sĩ, làm quan trải 04 đời vua Trần, chức vụ cao nhất Gián nghị đại phu Tham chính sự. Tác phẩm Bạch Đằng giang phú, Linh tế tháp kí, Nghiêm tự bi văn, Quốc triều đại điển.

86. Trương Minh Giảng (1792 - 1841)

Quê làng Hạnh Thông, huyện Bình Dương, trấn Gia Định. Ông đỗ cử nhân năm 1819 tại trường thi Gia Đình, được bổ chức Tư vụ, dần thăng tới Lang trung bộ Binh, rồi đổi sang bộ Hình. Ông là người văn võ song toàn, là công thần bậc nhất của nhà Nguyễn, có nhiều đóng góp trong việc mở mang phía Nam. Ông vừa là một võ tướng vừa là một sử gia, từng giữ chức Tổng tài Quốc sử quán triều Nguyễn.

87. Võ Trường Toản ( - 1792)

Hiệu Sùng Đức. Ông là một nhà giáo Việt Nam nổi tiếng “học rộng, có tài thao lược và đức hạnh hơn người” ở Gia Định vào thế kỷ XVII. Hiện nay văn thơ của Võ Trường Toản chỉ còn lưu truyền một bài “Hoài cổ phú”, viết bằng chữ Hán, dài 24 câu. Khi ông mất, chúa Nguyễn cảm mến, tiếc thương, ban từ hiệu là “Gia Định xử sĩ Sùng Đức Võ tiên sinh” để ghi vào mộ.

88. Yết Kiêu (1242 - 1303)

Tên thật là Phạm Hữu Thế, quê tại làng Hạ Bì, tổng Phương Duy, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương là một trong 5 mãnh tướng dưới trướng Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo, có công giúp nhà Trần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII với biệt tài thủy chiến. Đền thờ Yết Kiêu, gọi là đền Quát, thuộc tả ngạn sông Đò Đáy, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

II. NHÓM TÊN NHÀ YÊU NƯỚC, LÃNH TỤ KHÁNG PHÁP

1. Cao Thắng (1864 - 1893)

Quê Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1874 tham gia nghĩa quân Trần Quang Cán; năm 1886 đưa lực lượng gia nhập nghĩa quân Phan Đình Phùng, giữ chức quản cơ (phụ trách việc tổ chức, xây dựng lực lượng nghĩa quân). Ông là người chỉ huy chế tạo theo kiểu “súng 1874” của Pháp. Năm 1893 nhằm mở rộng địa bàn hoạt động, ông cùng Cao Nữu chỉ huy hơn 1.000 quân đánh rộng ra Nghệ An. Ông hi sinh trong trận tiến công Đồn Nu (Thanh Xuân, Thanh Chương). Hiện còn đền thờ tại làng Khê Thương, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

2. Đặng Đức Thuật

Ông quê ở Bình Thuận, còn có tên khác là Cửu Tư, là danh thần, thông sử học, được học giả đương thời xung tặng là “Đặng gia sử phái”. Khi Tây Sơn dấy binh (1771), ông cất nhà tại Phước Sơn, thuộc tỉnh Bình Thuận ở ẩn. Năm Mậu Thân 1788, ông vào Gia Định gặp Nguyễn Ánh, được dùng làm gián nghị, thị giảng Viện Hàn lâm. Tính ông cương trực, một khi can gián mà chúa Nguyễn không nghe, ông nói: “Lời nói không công hiệu, thế thì gián nghị nỗi gì”. Bèn bỏ ra đi, chúa Nguyễn phải cho người theo triệu hồi, ông mới trở lại phục vụ. Sau, ông mất trong quân, được truy tặng Thượng thư, Thị giảng học sĩ.

3. Hoàng Hoa Thám (1836 - 1913)

Còn gọi là Đề Thám, lãnh tụ khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913). Quê xã Minh Khai, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. 16 tuổi tham gia khởi nghĩa của Lương Văn Nấm (Đề Nắm) chỉ huy. Sau khi Đề Nắm bị sát hại (4/1892), ông trở thành người lãnh đạo có uy tín của nghĩa quân với biệt danh “Hùm xám Yên Thế”. Không mua chuộc được ông, tháng 1/1909 Pháp dùng lực lượng lớn tiến công Yên Thế vẫn không tiêu diệt được nghĩa quân. Ngày 10/2/1913 ông bị thuộc hạ phản bội, cho người ám sát.

4. Lương Ngọc Quyến (1885 - 1917)

Năm 1905 được Phan Bội Châu đưa sang Nhật học trong phong trào Đông Du. Tháng 12/1915, bị đế quốc Anh bắt giao cho Pháp và bị kết án chung thân khổ sai giam ở Thái Nguyên. Trong tù ông tuyên truyền đến nhiều binh lính Việt sẵn sàng tham gia làm binh biến. Ngày 31/8/1917, 300 binh sĩ do Trịnh Văn Cấn chỉ huy khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa không thành, ông tự sát tuẫn tiết.

5. Lương Văn Can (1854 - 1927)

Quê xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Năm 1874 đỗ cử nhân, từ chối làm quan, ra ở phố Hàng Đào (Hà Nội) dạy học. Đầu 1907 cùng một số sĩ phu yêu nước mở trường Đông Kinh nghĩa thục dạy học, khởi xướng phong trào Duy Tân ở Hà Nội nhằm tuyên truyền tư tưởng tiến bộ, chống thực dân phong kiến, thu hút hàng nghìn người theo học. Năm 1913 ông bị Pháp bắt, kết án 10 năm biệt xứ lưu đày tại Phnôm Pênh (Campuchia). Năm 1924 được trả tự do, về sống tại Hà Nội cho tới khi mất.

6. Mai Xuân Thưởng (1860 - 1887)

Liệt sĩ cận đại, lãnh tụ phong trào Cần Vương kháng Pháp ở Bình Định. Quê ở làng Phú Lạc, nay thuộc xã Bình Thành huyện Bình Khê tỉnh Bình Định, đỗ cử nhân tại trường thi Bình Định (1884) có tinh thần yêu nước căm thù giặc. Năm 1885 ông hưởng ứng Hịch Cần Vương của Hàm Nghi tại Bình Định. Mai Xuân Thưởng đứng ra chiêu mộ nghĩa quân phối hợp với Đào Doãn Địch chống Pháp và được phong làm Tán tương quân vụ. Sau khi Đào Doãn Địch mất, ông được tôn làm nguyên soái. Do không bắt được ông, nên bọn Trần Bá Lộc đã bắt giam mẹ ông để buộc ông ra hàng, chúng bắt ông giải về thành Bình Định rồi xử tử ông vào ngày rằm tháng 4 năm 1887, năm đó ông mới 27 tuổi.

7. Ngô Đức Kế (1878 - 1929)

Tên thật là Ngô Bình Viên, hiệu Tập Xuyên, là chí sĩ và là nhà thơ, nhà báo Việt Nam ở đầu thế kỷ XX. Năm 1901, ông đỗ á khoa năm Thành Thái thứ 13; không ra làm quan mà ở nhà dạy học, đọc tân thư, liên hệ với Phan Bội Châu, đứng ra đề xướng lối học mới và bài xích cái học từ chương và cử nghiệp. Đồng thời, ông cùng với Lê Văn Huân và Đặng Nguyên Cẩn lập ra Triều Dương thương điểm ở Vinh. Năm 1908, ông bị thực dân Pháp bắt và bị đày ở Côn Đảo cho đến năm 1921. Năm 1922, Ngô Đức Kế mở Giác quần thư xã, để xuất bản một số sách tiến bộ, trong số đó có “Phan Tây Hồ di thảo” của nhà chí sĩ Phan Chu Trinh.

8. Nguyễn An Khương (1860 - 1931)

Quê huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định. Người tinh thông Hán học và Quốc ngữ, yêu nước. Năm 1928 hưởng ứng phong trào Duy Tân, lập Chiêu Nam lầu làm cơ sở cách mạng ở Sài Gòn, đưa người ra nước ngoài học tập. Ông còn là nhà báo, nhà văn, dịch thuật. Các tác phẩm dịch như: Tam quốc chí, Thủy hử, Phấn trang lầu, Chinh đông chinh Tây...

9. Nguyễn Hữu Huân (1830 - 1875)

Người làng Tịnh Hà, huyện Kiến Hòa, tỉnh Định Tường (nay là tỉnh Tiền Giang). Ông đỗ đầu cử nhân khoa thi hương 1852 nên được gọi là Thủ khoa Huân. Sau đó, ông được bổ nhiệm và dần trải đến chức Giáo thụ phủ Kiến An. Năm 1859 ông quy tụ nghĩa quân kháng Pháp. Năm 1864, ông bị kết án 10 năm tù khổ sai. Ngày 4/2/1869, Pháp cho lệnh ân xá và cử ông làm giáo thọ dạy bảo cho các “sinh đồ” ở Chợ Lớn với hy vọng lôi kéo ông về phía họ. Năm 1872 ông cùng Âu Dương Lân khởi nghĩa chống Pháp. Cuối năm 1874, ông bị bắt, 1875 Pháp kết án tử hình ông.

10. Nguyễn Khắc Nhu (1881 - 1930)

Quê làng Song Khê, tổng Cần Dinh, phủ Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Năm 1912 thi khảo hạch đứng đầu xứ Bắc Ninh (được gọi là Đầu Xứ Nhu). Đầu 1928 gia nhập Việt Nam Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học sáng lập. Đêm 9 rạng 10/2/1930, tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Ông bị thương bị bắt giam ở Hưng Hóa, tự sát trong tù (11/2/1930).

11. Nguyễn Thái Học (1902 - 1930)

Người làng Phổ Tang, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (Vĩnh Phú), từng là sinh viên trường cao đẳng sư phạm và cao đẳng thương mại Đông Dương ở Hà Nội. Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Ông đã từng viết thư cho chính quyền thuộc địa Pháp đòi một số yêu sách về dân chủ, chính trị cho nhân dân, đòi cải cách nền hành chính ở thuộc địa, đòi tự do ngôn luận. Năm 1927, ông thành lập Đảng quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Quốc dân đảng) với mô hình, tổ chức, mục tiêu chiến đấu phỏng theo Quốc dân đảng Trung Quốc, chủ trương dùng bạo lực lật đổ chính quyền thực dân, giành độc lập dân tộc. Ngày 10/2/1930 ông chủ trương thực hiện cuộc khởi nghĩa ở Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao, Hải Dương, Kiến An... Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông và nhiều đồng chí cùng bị bắt. Ngày 17/6/1930 ông và 12 đồng chí bị thực dân Pháp xử chém tại Yên Bái. Ông hi sinh lúc mới 29 tuổi.

12. Nguyễn Thiện Thuật (1844 - 1926)

Còn gọi Tán Thuật, Quê xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên; năm 1871 làm tri phủ Từ Sơn (Bắc Ninh), năm 1883 làm tán lí quân vụ tỉnh Sơn Tây, người lãnh đạo khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) cùng với đề đốc Tạ Hiện, Cai Kinh, Lưu Vĩnh Phúc... đánh Pháp tại các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn...

13. Nguyễn Trung Trực (1837 - 1868)

Quê phủ Tân An tỉnh Gia Định, thường gọi là Quản Chơn hay Quản Lịch. Ông là lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp, chỉ huy đốt tàu L'Espériance ở Nhật Tảo ngày 10/12/1861. Năm 1867 được triều đình phong là Hà Tiên thành thủ úy trấn giữ đất Hà Tiên. Tháng 6/1867, Hà Tiên thất thủ, ông lập căn cứ Hòn Chồng (Rạch Giá). Ông nổi tiếng với câu nói khi bị giặc bắt, mua chuộc: “Khi nào diệt hết cỏ trên mặt đất thì mới diệt hết người yêu nước của Việt Nam”. Ngày 27/10/1868 giặc xử bắn ông.

14. Phan Bội Châu (1867 - 1940)

Quê tỉnh Nghệ An. Ông đỗ giải nguyên 1900, là nhà yêu nước, hoạt động đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ông là người lãnh đạo đề xướng phong trào Duy Tân, Đông Du, thành lập Việt Nam quang phục hội. Vừa là nhà chính trị, ông đồng thời là nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa với nhiều trước tác có giá trị.

15. Phan Chu Trinh (1872 - 1926)

Người tỉnh Quảng Nam. Năm 1900 đỗ cử nhân, sau đỗ phó bảng. Năm 1905 ông từ quan hoạt động cách mạng. Ông bị Pháp bắt trong phong trào Duy Tân 1908 bị đày Côn Đảo, sau đó qua Trung Quốc và Pháp, từng hoạt động cùng Nguyễn Ái Quốc. Tư tưởng tiến bộ của ông về chấn dân khí, nâng cao dân trí vẫn còn giá trị đến nay. Ông mất 1926 ở Sài Gòn, đám tang ông được hàng ngàn quân chúng nhân dân, trí thức, học sinh tham dự tiếc thương.

16. Phó Đức Chính (1907 - 1930)

Quê làng Đa Ngưu (nay thuộc xã Tân Tiến) huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông là nhà cách mạng Việt Nam, là một trong những sáng lập và lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1927. Ông tham gia khởi nghĩa Yên Bái 1930. Ngày 15/2/1930, Phó Đức Chính bị bắt tại làng Nam An, tổng Cẩm Thượng, huyện Tùng Thiện, Sơn Tây và bị giam ở ngục thất Hỏa Lò ở Hà Nội, bị kết án tử hình

17. Trần Cao Vân (1866 - 1916)

Quê làng Tư Phú, tổng Đa Hòa (nay là xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, Quảng Nam). Ông là một nhà yêu nước thời Pháp thuộc, thuộc nhóm người cùng vua Duy Tân lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại miền Trung do Việt Nam Quang Phục Hội chủ xướng. Ông bị thực dân Pháp bắt giam nhiều lần ở Phú Yên, Bình Định. Khi lên đoạn đầu đài (1916), ông đã ung dung đọc 4 câu thơ: Trời chung không đội với thù Tây/ Quyết trả ơn vua nợ nước này/ Một mối ba giềng xin giữ chặt/ Thân dù thác xuống rạng đài mây.

18. Trần Quý Cáp (1871 - 1908)

Chí sĩ, danh sĩ tự Dã Hàng, hiệu Thay Xuyên, còn có tên khác là Nghị nên cũng gọi là Trần Nghị. Quê ông ở làng Bất Nhị, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, đậu tiến sĩ năm 1904. Năm 1905, ông cùng Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng vào Nam vận động công cuộc Duy Tân... Năm 1906, Trần Quý Cáp được bổ làm giáo thụ phủ Thăng Bình. Ông đã biến trường này thành trung tâm truyền bá tư tưởng Duy Tân. Năm 1908, cuộc chống thuế ở Quảng Nam bùng nổ, thực dân Pháp đã bắt và khép ông vào tội mưu phản. Ông bị kết án tử hình chém ngang lưng ngày 5/5/1908 tại Bãi Cạn, gần phủ Diên Khánh, hưởng dương 38 tuổi.

19. Trương Định (1820 -1864)

Lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp, người quê Quảng Ngãi, lớn lên đất Gia Định. Ông là anh hùng kháng Pháp. Năm 1850 có công tập hợp nhân dân khẩn hoang, ông được triều định phong chức Quản cơ. Tháng 2/1859 ông tập hợp nghĩa binh chống Pháp khi chúng xâm lược nước ta. Khi nhà Nguyễn đầu hàng Pháp, ông vẫn lãnh đạo nghĩa quân kháng chiến khắp Nam bộ và miền Đông, được nhân dân xưng tụng “Bình Tây đại nguyên soái”.

20. Võ Duy Dương (1827 - 1866)

Lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp, còn gọi là Thiên hộ Dương. Ông kết bạn thâm giao với Trương Định và tham gia nghĩa quân Trương Định. Năm 1864, Trương Định mất, ông về Đồng Tháp Mười lập chiến khu chống Pháp.

III. NHÓM TÊN DANH NHÂN CÁCH MẠNG

1. Ca Văn Thỉnh (1902 - 1987)

Quê xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Những năm 1925 - 1927, Ca Văn Thỉnh học tại trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương ở Hà Nội. Năm 1928 tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm, ông trở về Bến Tre và được bổ nhiệm làm Đốc học tỉnh Bến Tre, vừa dạy học, vừa tham gia các phong trào chống chiến tranh. Ông là một Giáo sư, nhà giáo dục, nhà thơ, chính trị gia, nhà sử học, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam với bút hiệu Ngạc Xuyên. Năm 1955. Ông là một trong những người đầu tiên được phong hàm Giáo sư.

2. Cao Văn Lầu (1892 - 1976)

Quê làng Chí Mỹ, sau trở thành xã Thuận Mỹ, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An, thường gọi Sáu Lầu. Ông học đàn với thầy Hai Khị từ năm 12 tuổi, thành thạo các loại nhạc cụ như đàn tranh, cò, kìm, trống lễ. Ông là tác giả bài “Dạ cổ hoài lang”, một bài ca độc đáo và nổi tiếng nhất trong nghệ thuật cải lương Việt Nam. Từ 1918 đến năm 1974, ngoài bản Dạ cổ hoài lang, mà sau này phát triển thành bản “Vọng cổ”, làm thay đổi một phần bộ mặt cải lương; ông Cao Văn Lầu còn sáng tác thêm 10 bản nữa, nhưng đa phần chỉ lưu hành ở Bạc Liêu.

3. Cao Xuân Huy (1900 - 1983)

Quê làng Thịnh Mỹ, xã Cao Xá, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Năm 1926, ông gia nhập Tân Việt Cách mạng đảng. Năm 1927, bị thực dân bắt. Năm 1929 được thả, năm 1935, ông vào Sài Gòn dạy học. Giáo sư Cao Xuân Huy là nhà nghiên cứu chuyên về lịch sử tư tưởng triết học phương Đông, là một trong những người có những đóng góp to lớn trong việc đào tạo các nhà nghiên cứu cổ học Việt Nam. Ông để lại một số giáo trình đại học có giá trị về Kinh Dịch, Luận ngữ, Mạnh Tử, Bách gia chư tử. Ông còn là một Giáo sư của Viện Văn học.

4. Châu Văn Liêm (1902 - 1930)

Ông sinh tại làng Thới Thạnh, tổng Thới Bảo, quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ (ngày nay thuộc xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ). Là nhà cách mạng Việt Nam, và là một trong sáu người tham gia hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm Đông Dương năm 1924, ông lần lượt dạy học tại tỉnh lỵ Long Xuyên và Chợ Thủ thuộc tỉnh Long Xuyên (ngày nay cùng thuộc tỉnh An Giang). Năm 1927, ông được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Ngày 6 tháng 1 năm 1930, ông cùng với Nguyễn Thiệu được An Nam Cộng sản Đảng cử đi dự hội nghị thống nhất hai tổ chức cộng sản trong nước, thành lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới quyền chủ tọa của Nguyễn Ái Quốc tại Cửu Long, Hương Cảng, (Trung Quốc). Đến ngày 04/5/1930, ông trực tiếp lãnh đạo cuộc biểu tình có hàng nghìn nhân dân tham dự, kéo từ Đức Hòa lên Chợ Lớn. Ông dẫn đầu đoàn người hô hào đòi giải phóng dân tộc, đưa yêu sách của nhân dân, đòi giảm sưu thuế... Ông bị cảnh sát Pháp bắn và mất lúc mới 28 tuổi.

5. Đặng Thai Mai (1902 - 1984)

Quê làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Năm 1935, ông là thành viên sáng lập trường tư thục Thăng Long. Năm 1936, là thành viên sáng lập ra Hội truyền bá chữ Quốc ngữ. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam. Năm 1982 và 1996, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I) về các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới.

6. Đặng Văn Ngữ (1910 - 1967)

Quê ở làng An Cựu, ngoại thành kinh đô Huế. Tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1937, năm 1943 ông đi du học tại Nhật Bản. Ông là một bác sĩ y khoa nổi tiếng của nền y học hiện đại Việt Nam; bác sĩ đầu ngành nghiên cứu về ký sinh trùng ở Việt Nam. Năm 1949, ông về nước tham gia kháng chiến chống Pháp, nghiên cứu thành công cách sản xuất ra thuốc Penicillin, loại thuốc kháng sinh này đã góp phần rất lớn trong điều trị chống nhiễm khuẩn cho thương binh và nhân dân trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này. Năm 95 ông là người sáng lập ra Viện sốt rét - Ký sinh trùng và côn trùng Việt Nam, và làm Viện trưởng đầu tiên của viện này. Trong chiến tranh Việt Nam, ông tập trung nghiên cứu phòng chống và điều trị căn bệnh sốt rét tại Việt Nam

7. Đào Duy Anh (1904 - 1988)

Quê Thanh Hóa. Sau khi đỗ Thành chung tại trường Quốc học Huế năm 1923, ông không làm công chức dưới chính quyền thực dân Pháp mà làm nghề dạy học ở Trường Tiểu học Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. Tham gia Việt Nam Cách mạng Đảng năm 1926 và sau khi đảng này đổi tên thành Tân Việt Cách mạng Đảng (tháng 7/1928), ông trở thành Tổng Bí thư. Ông là nhà sử học, địa lý, từ điển học, ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Ông được xem là người mở đầu cho nhiều ngành khoa học xã hội Việt Nam; có công lao to lớn trong việc đào tạo cán bộ nghiên cứu Sử học Việt Nam.

8. Đinh Đức Thiện (1914 - 1986)

Tên thật là Phan Đình Dinh quê làng Địch Lễ, xã Nam Vân, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (nay là xã Nam Vân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định). Hoạt động cách mạng từ năm 1930; vào Đảng Cộng sản Đông Dương 1939. Ông bị Pháp bắt giam 2 lần vào năm 1930 và 1940. Sau khi được trả tự do, ông tiếp tục hoạt động Cách mạng. Từ 1944 đến 1945, chức vụ cao nhất của ông là Ủy viên thường vụ Khu ủy Khu I; Ủy viên Khu ủy Khu Việt Bắc. Năm 1950, ông chuyển vào quân đội làm cục trưởng cục Vận tải quân sự (1950 - 1955), tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 1965, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, người phụ tổ chức nâng cấp tuyến hậu cần chiến lược Bắc - Nam chi viện cho chiến trường miền Nam. Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần kiêm Thứ trưởng (1966 - 1969), rồi Bộ trưởng Bộ cơ khí và luyện kim (1969 - 1972). Từ 1974 đến 1976, ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần và Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật. Từ 1976 đến 1980, ông là Bộ trưởng phụ trách dầu khí. Từ 1980 đến 1982, ông là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Từ 1982 đến 1986, ông là thượng tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

9. Đỗ Mười (1917 - 2018)

Tên khai sinh Nguyễn Duy Cống, sinh ngày 02/02/1917. Quê quán xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội. Năm 1936, tham gia phong trào Mặt trận Bình dân. Tháng 6/1939, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ông giữ nhiều cương vị quan trọng. Tháng 12/1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ. Tháng 3/1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tiếp tục được bầu lại làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trung ương Đảng. Tháng 6/1991 và tháng 6/1996, Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Quân ủy Trung ương. 12/1997 - 2000, cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

10. Đồng Sĩ Nguyên (1923 - 2019)

Tên chính là Nguyễn Văn Đồng quê xã Quảng Trung, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình; đảng viên năm 1938, nhập ngũ 1945. Trong chống Pháp 1945 - 1948 ủy viên thường vụ tỉnh ủy, chủ nhiệm Việt Minh, chính trị viên kiêm tỉnh đội trưởng Quảng Bình, tham gia nhiều chiến dịch lớn. Năm 1956 - 1961 cục phó rồi cục trưởng Cục động viên dân quân. 1964 - 1965 phó tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam. 1967 - 1975 chính ủy Quân khu 4, kiêm tư lệnh Đoàn 565; tư lệnh Đoàn 559, kiêm chính ủy Đoàn 968. Năm 1982 - 1991 phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

11. Dương Bá Trạc (1884 - 1944)

Quê làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Khoái Châu (nay là huyện Văn Giang), tỉnh Hưng Yên, hiệu Tuyết Huy; là nhà cách mạng, nhà báo, nhà văn Việt Nam thời Pháp thuộc. Cuối năm 1906, ông cùng sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục. Tháng 8/1910), sau khi ra tù Côn Lôn, Dương Bá Trạc được đưa về Long Xuyên (An Giang), ông dạy học, bốc thuốc và vẫn ngấm ngầm liên hệ với những người đồng chí hướng. Năm 1919, ông làm Tổng thư ký Hội Khai Trí Tiến Đức. Dương Bá Trạc cũng đã cùng Ban văn học khởi thảo bộ Việt Nam tự điển, Việt Nam văn phạm. Năm 1932 - 1935, ông làm chủ bút tờ Văn học tạp chí.

12. Dương Quang Đông (1920 - 2003)

Còn gọi là “Năm Đông”, sinh ngày 2/5/1902 trong một gia đình trung nông tại ấp Mỹ Cẩm, xã Mỹ Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Năm 1920, ông là người đầu tiên tham gia Công hội đỏ do Tôn Đức Thắng thành lập. Vượt ngục Tà Lài năm 1940, tham gia Xứ ủy Nam kỳ, lãnh đạo giành chính quyền ở Nam bộ. Người có nhiều đóng góp trong việc mua vũ khí cho kháng chiến chống thực dân Pháp.

13. Dương Quảng Hàm (1898 - 1946)

Quê xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Năm 1920, tốt nghiệp thủ khoa trường cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Từ năm 1920 đến 1946, ông làm giáo viên trường Bưởi (tức trường trung học bảo hộ, tiền thân của trường Chu Văn An ngày nay). Sau thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được bổ nhiệm làm Tổng Thanh tra Trung học, rồi làm Hiệu trưởng của trường Bưởi. Ông viết sách giáo khoa văn học và sử học từ bậc tiểu học đến bậc trung học, vừa bằng tiếng Pháp vừa bằng tiếng Việt. Hai cuốn sách có giá trị nghiên cứu nhất của ông là Việt Nam văn học sử yếu (1941), Việt Nam thi văn hợp tuyển (1942)

14. Dương Tử Giang (1918 - 1956)

Quê tỉnh Bến Tre. Sau khi Nam Bộ kháng chiến (tháng 9/1945), ông tích cực tham gia viết báo chống thực dân Pháp và đã từng bị chính quyền Pháp bắt giam. Năm 1950, ông thoát ly ra khu kháng chiến ở miền Tây Nam bộ, làm báo Cứu quốc và hoạt động văn nghệ ở chiến khu. Tháng 10/1955, ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam ở bót Catina rồi chuyển về nhà lao Tân Hiệp, Biên Hòa. Ở Tân Hiệp, ông tham gia công tác tuyên huấn, tuyên truyền. Ngày 02/12/1956, khi cùng các tù nhân phá khám, vượt ngục, ông bị trúng đạn và hi sinh.

15. Hà Huy Giáp (1908 - 1995)

Quê Nghệ Tĩnh. Trước năm 1925, học tiểu học và cao tiểu học ở Vinh; sau khi thi đậu bằng thành chung, ông ra Hà Nội học tiếp tú tài bản xứ tại Trường Bưởi. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào ngày 03/2/1930, Hà Huy Giáp được cử làm Bí thư Đặc ủy miền Hậu Giang, Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ. Người chỉ đạo Cách mạng tháng 8/1945 ở Biên Hòa, thành lập Tỉnh ủy Biên Hòa 1945. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa II (dự khuyết), khóa III, Phó Ban Tuyên huấn Trung ương, Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Phó ban nghiên cứu lịch sử Đảng.

16. Hà Huy Tập (1902 - 1941)

Sinh năm 1902. Quê ở làng Kim Nặc, xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên. Năm 1926, Hà Huy Tập tham gia Hội Phục Việt. Tháng 7/1928, học trường Đại học Phương Đông của Quốc tế cộng sản. Tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng ở Thượng Hải (Trung Quốc) tháng 07/1936, Hà Huy Tập được bầu làm Tổng Bí thư. Ngày 25/8/1941, bị thực dân Pháp ghép tội “chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa Nam kỳ 1940”. Ngày 26/8/1941, đồng chí bị thực dân Pháp xử bắn tại Hóc Môn (Gia Định).

17. Hồ Biểu Chánh (1884-1958)

Người quê Bình Thành, tỉnh Gò Công (Tiền Giang). Tên thật là Hồ Văn Trung tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên là một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20. Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ. Ông có trên 100 tác phẩm, rất nhiều tác phẩm của ông được giảng dạy trong các nhà trường và dựng thành phim ảnh.

18. Hồ Đắc Di (1890 - 1984)

Quê làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Ông là người Việt Nam đầu tiên đỗ bằng Thạc sĩ y khoa Pháp, giáo sư Đại học y khoa Hà Nội. Hiệu trưởng Đại học Y dược ở Việt Bắc thời 9 năm kháng chiến, hiệu trưởng đầu tiên trường Đại học Y Hà Nội của nước Việt Nam độc lập... Người đào tạo nhiều thế hệ bác sĩ tài năng, nhiều công trình nghiên cứu y khoa có giá trị.

19. Hồ Thị Bi (1915 - 1980)

Quê xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh. Tên chính là Hồ Thị Hoa. Năm 1936 tham gia Đông Dương đại hội. 1945 trưởng ban tiếp tế, hội phó Hội phụ nữ cứu quốc huyện Hóc Môn, đảng viên 1945. Năm 1949 - 1951 tham gia xây dựng Chiến khu Dương Minh Châu và cơ sở kinh tế thương mại ở Tà Nốt (Campuchia). 1954 - 1973 cán bộ: Cục tổ chức, Cục cán bộ, Cục chính sách Tổng cục chính trị. Năm 1980 phó chủ nhiệm chính trị Bộ chỉ huy quân sự Thành phố Hồ Chí Minh. Được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang năm 1994.

20. Hồ Văn Huê (1917 - 1976)

Quê xã Phước Tuy, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhập ngũ 1945. Năm 1944 tốt nghiệp Đại học y khoa Hà Nội. Bác sĩ phục vụ kháng chiến trong hai cuộc kháng chiến khắp miền Đông. 1964 - 1975 phó chủ nhiệm hậu cần, kiêm chủ nhiệm quân y Quân giải phóng miền Nam, Đại tá, Thứ trưởng Bộ Y tế chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam.

21. Hoàng Cầm (1920 - 2013)

Quê xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây; nhập ngũ 8/1945, thượng tướng 1984 vào đảng Cộng sản Việt Nam 1947. Tháng 9/1954 - 1963 tham mưu trưởng, sư đoàn phó, rồi sư đoàn trưởng Sư đoàn 312. Năm 1964 - 1970 chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam bộ, sư đoàn trưởng Sư đoàn 9, phó Tư lệnh và Tư lệnh một số chiến dịch ở miền Đông Nam bộ. Năm 1974 tư lệnh Quân đoàn 4, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh (26 - 30/4/1975)

22. Hoàng Minh Thảo (1921 - 2008)

Quê xã Bảo Khê, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, tham gia cách mạng 1937, nhập ngũ 1944, vào đảng 1945. Tháng 3/1975 tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên. Tư lệnh Quân đoàn 4 của miền, tham gia chỉ huy chiến dịch Xuân Lộc, chiến dịch Hồ Chí Minh 1975. Nhà giáo nhân dân (1988), thượng tướng 1984. Viện trưởng đầu tiên Viện chiến lược quân sự, giáo sư (1986).

23. Hoàng Sâm (1915 - 1968)

Tên chính là Trần Văn Kỳ, quê xã Vãn hóa huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Tham gia cách mạng 1933, nhập ngũ 1944, là Đội trưởng đầu tiên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, thiếu tướng 1948. Năm 1946 - 1950 khu trưởng Khu 2, chỉ huy Mặt trận Tây tiến, tư lệnh Liên khu 3. Tháng 7/1952 tư lệnh Liên khu 3. Năm 1953 - 1954 đại đoàn trưởng Đại đoàn 304, chỉ huy trưởng Mặt trận Trung Lào. Năm 1955 - 1968 tư lệnh các quân khu: Tả Ngạn, Hữu Ngạn. Quân khu 3, Trị - Thiên. Đại biểu Quốc hội khóa III

24. Hoàng Thế Thiện (1922 - 1995)

Quê quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, tham gia cách mạng 1940, nhập ngũ 1947, thiếu tướng (1974); vào đảng Cộng sản Việt Nam 1945. Tháng 4/1947 - 1948 trưởng phòng chính trị Liên khu 10; chính ủy Trung đoàn Sông Lô. 1949 - 1954 chính ủy Trung đoàn Tây Đô; chủ nhiệm chính trị Phân liên khu miền Tây Nam bộ. Năm 1969 - 1974 chính ủy Sư đoàn 304, phó chính ủy Mặt trận 968, phó chính ủy rồi chính ủy Đoàn 559. Đầu 1975 chính ủy Quân đoàn 4, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.

25. Hoàng Văn Thái (1915 - 1986)

Tức Hoàng Văn Xiêm quê xã Tây An huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Tham gia cách mạng 1936, vào đảng 1938, nhập ngũ 1944, đại tướng 1980. Từ 1945 - 1953 tổng tham mưu Trưởng quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1966 tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu 5. Năm 1967 - 1973 tư lệnh Quân giải phóng miền Nam; Phó bí thư Trung ương cục miền Nam. 1974 - 1986 Thứ trưởng Bộ quốc phòng, kiêm Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (1974 - 1981).

26. Hoàng Việt (1928 - 1967)

Tên Lê Chí Trực, nhạc sĩ. Quê tỉnh Bà Rịa; nhập ngũ 1947. Năm 1948 - 1954 tham gia hoạt động nghệ thuật ở chiến trường Nam bộ. 1955 tập kết ra miền Bắc. Năm 1966 trở lại chiến trường miền Nam phụ trách bộ phận âm nhạc trong Tiểu ban văn nghệ thuộc Ban tuyên huấn Trung ương cục miền Nam. Ông hi sinh năm 1967 ở chiến trường Nam bộ, để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng: “Tiếng còi trong sương đêm”, “Lá xanh”, “Lên ngàn”, “Nhạc rừng”..., bản giao hưởng “Quê hương” và vở nhạc kịch “Bòng Sen” (viết chung với Lưu Hữu Phước và Ngô Y Linh). Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996).

27. Huỳnh Tấn Phát (1913 - 1989)

Quê xã Châu Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Bến Tre). Nguyên học sinh trường Pétrus Ký; tốt nghiệp thủ khoa Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1838. Năm 1960, ông bí mật thoát ly khỏi Sài Gòn, tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, giữ chức vụ Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương. Tháng 6 năm 1969, Chủ tịch của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và giữ chức vụ này cho đến ngày nước Việt Nam tái thống nhất hòa bình 1976.

28. Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947)

Quê Quảng Nam. Thi đỗ giải nguyên năm 1900, kết thân với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp trong phong trào Đông Du. Năm 1908 bị Pháp bắt đày Côn Đảo đến 1921. Chủ bút báo Tiếng dân (1927 - 1941. Sau cách mạng tháng Tám, giữ chức Bộ trưởng nội vụ trong chính phủ liên hiệp kháng chiến, quyền Chủ tịch nước năm 1946. Ông mất năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ca tụng: “Cụ Huỳnh tạ thế, nhưng cái chí vì nước vì nhà của cụ vẫn luôn luôn sống mãi trong tâm hồn hai chục triệu đồng bào ta”.

29. Huỳnh Văn Một (1912 - 1992)

Quê huyện Đức Hòa tỉnh Long An. Tham gia cách mạng năm 1913, làm liên lạc cho Xứ ủy Nam kỳ. Năm 1929 tham gia An Nam Cộng sản đảng, năm 1930 vào đảng Cộng sản Đông Dương, bí thư Chi bộ xã Nhơn Hậu. Tháng 2/1931 ủy viên Liên huyện Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa và làm báo “Cờ lãnh đạo” của Xứ ủy. Năm 1940 lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam kỳ liên tỉnh ủy Gia Định - Chợ Lớn. Năm 1945 lãnh đạo khởi nghĩa cách mạng tháng tám ở huyện Đức Hòa tỉnh Chợ Lớn. Tháng 10/1945 là chỉ huy phó giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa. Năm 1946 Chi đội trưởng chi đội 15 Chợ Lớn, sau là trung đoàn 308 (1948). Năm 1950 chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Tây Ninh. Sau 1954 là bí thư tỉnh Chợ Lớn. Năm 1959 tham gia Ban chỉ huy quân sự miền Đông Nam bộ, rồi hội đồng cung cấp của Miền. Huân chương Độc lập hạng nhì, Huân chương kháng chiến hạng nhất.

30. Lê Duẩn (1907 - 1986)

Quê xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị; tham gia cách mạng năm 1928; vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Năm 1931, Ủy viên Ban Tuyên huấn Xứ ủy Bắc Kỳ, nhiều lần bị thực dân bắt giam cầm. Năm 1946 - 1954, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng (1957 - 1985). Năm 1976 - 1986, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương (1978 - 1984), cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra đường lối chiến lược xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tác giả nhiều tác phẩm lý luận về Cách mạng Việt Nam: “Đề cương cách mạng miền Nam”, “Thư vào Nam”, “Về chiến tranh nhân dân Việt Nam”.

31. Lê Quang Định (1760 - 1813)

Ông tự là Tri Chỉ, hiệu Tấn Trai, người gốc Minh Hương, ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Khi Nguyễn Ánh mở khoa thi tại Gia Định, Lê Quang Định thi đỗ, được cử làm Hàn lâm viện chế cáo, coi việc biên soạn văn thư, sau thăng Hữu tham tri, rồi Thượng thư Bộ Binh, ngoài ra còn kiêm quản tòa Khâm thiên giám, lập sổ binh điền, trông coi việc khai khẩn đất hoang. Năm 1802, ông làm Chánh sứ đoàn sang Trung Quốc, năm 1810 thăng Thượng thư Bộ Hộ. Ông cùng với Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh thành lập “Bình Dương thi xã”. Lê Quang Định là một trong những nhà thơ xuất sắc ở Đàng Trong, ông có tập “Hoa nguyên thi thảo”. Ông cũng chủ trì bộ “Hoàng Việt nhất thống địa dư chí gồm 10 quyển viết về sông núi, đường sá, phong tục, thổ sản nước ta.

32. Lê Đức Thọ (1911 - 1990)

Tên khai sinh Phan Đình Khải, là chính khách Việt Nam, hoạt động cách mạng, hai lần bị thực dân Pháp bắt (193 - 1936 và 1939 - 1944). Năm 1944 là ủy viên Trung ương Đảng. Trong kháng chiến chống Pháp (1948 - 1954) là phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Năm 1955 là ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Đồng chí trực tiếp phụ trách đoàn ngoại giao Việt Nam đàm phán với Mỹ về Hiệp định Paris. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, ông từng được trao tặng giải Nobel Hòa bình cùng với cố vấn ngoại giao Henry Kissinger vào năm 1973, nhưng ông đã từ chối nhận giải với lý do đất nước Việt Nam chưa thể có được hòa bình chừng nào chưa đánh đổ được chế độ tay sai của Mỹ. Đó là giải Nobel duy nhất dành cho người Việt cho đến nay.

33. Lê Hiến Mai (1918 - 1992)

Tên thật là Nguyễn Văn Phường quê xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Ba Vì, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội). Đồng chí là một trong 9 Thiếu tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được thụ phong năm 1948. Ông tham gia cách mạng từ năm 1939. Năm 1940, là Thư ký Ban chấp hành Đoàn Thanh niên phản đế tỉnh Sơn Tây. Từ năm 1941 đến năm 1944, ông bị thực dân Pháp bắt giam và đày đi tù ở nhiều nơi. Năm 1958, đồng chí là Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Pháo binh. Năm 1960, chuyển sang công tác chính quyền, làm Bộ trưởng Bộ Thủy lợi và Điện lực (1960 - 1963), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp (1963 - 1965). Tháng 4 năm 1965, đồng chí quay lại quân đội làm Chính ủy, Bí thư đảng ủy Quân khu 4, Ủy viên Quân ủy Trung ương. Năm 1967, đồng chí làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Ủy viên thường trực Quân ủy Trung ương, kiêm Giám đốc Học viện Chính trị Quân sự.

34. Lê Hồng Phong (1902 - 1942)

Liệt sĩ cách mạng tên thật là Lê Hữu Doãn, đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Bí danh Lê Hồng Phong, quê thôn Đông Thông, làng Thông Lạng, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Hưng Thông, Nghệ An). Được bầu làm Tổng Bí thư Đảng tại Đại hội năm 1935. Đến cuối năm 1937 ông về nước hoạt động ở Sài Gòn - Chợ Lớn, cùng với Trung ương lãnh đạo phong trào trong toàn quốc. Giữa năm 1938, ông bị địch bắt ở Chợ Lớn, thực dân kết án 10 tháng tù. Mãn tù, ông bị quản thúc ở Thông Lạng (quê ông). Tuy bị quản thúc ông vẫn tích cực hoạt động; tháng 1 năm 1940 ông bị bắt lần thứ hai đưa vào giam ở khám lớn Sài Gòn, rồi kết án 5 năm tù đày Côn Đảo. Ngoài đảo, ông bị cai ngục hành hạ tàn nhẫn. Bị bệnh nặng, kiệt sức dần, mất vào ngày 06/9/1942.

35. Lê Nam Phong (1927 - 2022)

Tên thật Lê Hoàng Thống; quê xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; nhập ngũ 1945, vào Đảng năm 1948, năm 1988 được phong trung tướng. Trong kháng chiến chống Pháp, chính trị viên đại đội. Trong kháng chiến chống Mỹ, cán bộ thuộc Sư đoàn 7, chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam bộ. 1967 - 1975 trung đoàn trưởng, tham mưu trưởng, sư đoàn phó rồi sư đoàn trưởng sư đoàn bộ binh 7. Đồng chí tham gia nhiều chiến dịch: Nguyễn Huệ (1972), Hồ Chí Minh (1975)... Tháng 5/1978 - 1979 tham mưu trưởng, phó tư lệnh Quân đoàn 4. Tháng 1/1981 tư lệnh Quân đoàn 1. Tháng 10/1983 phó tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia. Năm 1987 là hiệu trưởng Trường sĩ quan lục quân 2.

36. Lê Trọng Tấn (1914 - 1986)

Tên chính là Lê Trọng Tố, quê xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây; tham gia CM 1944, nhập ngũ 8/1945. Tháng 12/1950 - 1954 đại đoàn trưởng đầu tiên Đại đoàn 312, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Tháng 3/1961 - 1969 phó tổng tham mưu trưởng; phó Tư lệnh, ủy viên Quân ủy quân giải phóng miền nam, Tư lệnh chiến dịch Huế - Đà Nẵng, phó tư lệnh chiến dịch Hồ chí Minh (1975). Năm 1976 - 1977 phó tổng tham mưu trưởng, kiêm viện trưởng Học viện QS cấp cao. Tháng 12/1978 - 79 tư lệnh Mặt trận Tây Nam trong chiến tranh biên giới Tây Nam. 1980 - 86 thứ trưởng Bộ quốc phòng

37. Lê Văn Huân (1875 - 1929)

Người quê Đức Thọ, Hà Tĩnh. Năm 1909 đậu giải nguyên trường Nghệ An, nên được gọi là “Giải Huân”. Ông tham gia phong trào Duy Tân, năm 1908 bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Ông là người thành lập Hội Phục Việt, năm 1927 đổi thành Tân Việt, sau thành Đông dương Cộng sản liên đoàn - một trong 3 tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1929 ông bị bắt, tuyệt thực và mổ bụng chết trong nhà lao Nghệ An.

38. Lê Văn Lương (1912 - 1995)

Tên thật là Nguyễn Công Miều, quê làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (xưa thuộc tỉnh Bắc Ninh). Năm 1927, ông gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Tháng 6/1929, ông tham gia sinh hoạt với Chi bộ Cộng sản Bắc kỳ. Tháng 1/1930, ông gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng. Năm 1931, ông được cử vào Sài Gòn hoạt động, nhiều lần bị thực dân bắt kết án và đày ra Côn Đảo. Trong hai cuộc kháng chiến ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Bí thư Thành ủy Hà Nội.

39. Lê Văn Sĩ (1910 - 1948)

Quê ở thôn Minh Tân, Đức Minh, Mộ Đức, Quảng Ngãi, là một liệt sĩ Việt Nam. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1927, ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, tích cực hoạt động phát triển Hội ở quê nhà. Năm 1932, rồi bị bắt đày lên Lao Bảo, rồi ra Côn Đảo. Đầu năm 1947, ông cùng Lê Duẫn trở vào Nam, tháng 5, ông được chỉ định làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn. Tháng 10/1948, trong một cuộc càn quét lớn của quân Pháp vào vùng Láng Le, Vườn Thơm (nay thuộc huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh), ông hy sinh.

40. Lý Văn Sâm (1921 - 2000)

Nhà văn quê xã Bình Long huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hòa. Tham gia viết văn từ rất sớm, và nổi tiếng với thể loại truyện đường rừng đăng trên nhiều tạp chí trước năm 1945. Ông tham gia kháng chiến 1945. Từ 1956 đến năm 1958, Trưởng đoàn Văn công miền Nam, chủ bút báo Chiến thắng của Quân giải phóng miền Nam. Năm 1959, ông công tác ở Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, lần lượt giữ các chức vụ: Chính trị viên Đoàn Văn công giải phóng, thư ký toà soạn báo Văn nghệ giải phóng, Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật Bộ Văn hóa Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Tổng thư ký đầu tiên của Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam. Sau 1975 là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Đồng Nai, có công lớn trong việc hướng dẫn đào tạo nhiều nhà văn ở Đồng Nai.

41. Ngô Gia Tự (1908 - 1935)

Ngô Gia Tự, quê tỉnh Bắc Ninh. Nổi tiếng tài cao học rộng. Tham gia Thanh niên cách mạng đồng chí hội 1926, sang Trung quốc học lớp huấn luyện. Năm 1929, là một trong những người thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Hà Nội, tham gia thành lập Đông Dương cộng sản Đảng, Bí thư Xứ ủy lâm thời của tổ chức Đảng này; người chỉ đạo thành lập Chi bộ Cộng sản Phú Riềng. Năm 1933 bị Pháp bắt tại Sài Gòn đày Côn Đảo. Tháng 01 - 1935, ông cùng một số đồng chí và mất tích trên biển.

42. Nguyễn An Ninh (1900 - 1943)

Quê mẹ ở xã Long Thượng, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc tỉnh Long An). Năm 1916 nhờ tốt nghiệp trung học với bằng ưu nên ông ra Hà Nội học Cao đẳng Y Dược. Năm 1918 - 1920, ông sang Paris, học lấy bằng cử nhân luật tại Đại học Sorbonne. Trên đất Pháp ông bắt đầu tham gia hoạt động chính trị với nhóm Ngũ Long gồm Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh được Việt kiều ở Pháp mến mộ, khâm phục. Ông là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu tôn giáo và là nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam. Sau bị thực dân bắt đày ra Côn Đảo và mất năm 1943

43. Nguyễn Bình (1908 - 1951)

Quê ở thôn Yên Phú, xã Tinh Tiến (nay là xã Giai Phạm), huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Là Trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, lãnh đạo quân dân miền Nam Việt Nam kháng chiến chống Pháp, ông tham gia Việt nam Quốc dân Đảng, nhưng năm 1930 khởi nghĩa Yên Bái thất bại, ông bị Pháp bắt ra Côn Đảo. Trong tù được những đảng viên Cộng sản giác ngộ ông trở thành đảng viên. Năm 1936 ông ra tù tiếp tục hoạt động cách mạng và xây dựng chiến khu Đông Triều 1945 và lãnh đạo cách mạng tháng 5/1945 ở Quảng Yên. Tháng 10/1945 được Bác Hồ cử vào Nam với nhiệm vụ thống nhất các lực lượng vũ trang Nam bộ. Ông làm tư lệnh Quân khu 7, rồi Tư lệnh Nam bộ. Năm 1951 ông hi sinh (năm 2000 mới tìm được hài cốt). Ông là trung tướng đầu tiên của quân đội Việt Nam (được phong 1948). Được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

44. Nguyễn Chánh (1914 - 1957)

Quê xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi; đảng viên cộng sản năm 1931. (Chí Thuần, phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN (1957). Năm 1936 - 1939 tham gia phong trào Mặt trận dân chủ. 1945 bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, bí thư Liên tỉnh ủy Quảng Ngãi - Bình Định, tham gia lãnh đạo Đội du kích Ba Tơ, lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Ngãi. Năm 1945 - 1948 ủy viên trưởng quốc phòng ủy ban kháng chiến Trung Bộ, phó bí thư khu ủy, chính ủy Khu 5, chính ủy liên khu ủy (1948). Năm 1951 - 54 phó chủ nhiệm TCCT, tham gia đảng ủy chiến dịch: Đường 18, Trung Du; chính ủy kiêm tư lệnh, bí thư Liên khu ủy Liên khu 5, chỉ huy chiến dịch bắc Tây Nguyên (1954). Năm 1957 phó tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân việt Nam, ủy viên Ban chấp hành Trung ương.

45. Nguyễn Chí Diểu (1908 - 1939)

Quê ở xã Phú Mậu, huyện Phú Vang (nay thuộc thành phố Huế), Thừa Thiên Huế. Năm 1925, ông vào học trường Quốc học Huế, là bạn học của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Năm 1930, sau khi Đảng Cộng sản thành lập, ông được điều vào hoạt động ở Nam Kỳ, được cử là bí thư tỉnh Gia Định. Ông là Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá I. Tháng 10/1930 và Ông năm 1939 vì bệnh lao trầm trọng, hưởng dương 31 tuổi.

46. Nguyễn Đôn (1918 - 2016)

Quê xã Tịnh Bình, Huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi; đảng viên 1938, nhập ngũ 1945, trung tướng 1974. 11/3/1945 chính trị ủy viên, lãnh đạo khởi nghĩa Ba Tơ. Năm 1950 chính ủy Trung đoàn 210. Năm 1954 sư đoàn trưởng kiêm chính ủy Sư đoàn 324. Năm 1961 - 1967 bí thư Liên khu 5, tư lệnh Quân khu 5. Năm 1968 - 1972 thứ trưởng Bộ quốc phòng, phó tổng tham mưu trưởng, ủy viên Quân ủy trung ương, kiêm chủ nhiệm ủy ban thanh tra quân đội. Năm 1973 - 1977 trưởng ban công tác miền Tây (CP - 38). Năm 1978 - 82 phó chủ nhiệm ủy ban thanh tra chính phủ

47. Nguyễn Đức Cảnh (1908 -1932)

Quê xã Thụy Hà, huyện Thụy Anh, tỉnh Thái Bình. Tháng 9/1927 dự lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức tại Quảng Châu. Tháng 2/1930 dự hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (TQ), sau đó vào Trung Kì hoạt động, ủy viên thường vụ Xứ ủy Trung Kì, phụ trách công tác tuyên huấn. 4.1931 bị thực dân Pháp bắt ở Vinh (Nghệ An), 31/7/1932 xử chém tại Hải Phòng.

48. Nguyễn Đức Thuận (1916 - 1985)

Tên chính Bùi Phong Tư, là nhà cách mạng Việt Nam, nguyên là Phó Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ông là tác giả cuốn Bất khuất, một cuốn tự truyện từng gây tiếng vang ở miền Bắc về “sức chịu đựng kỳ diệu của một người chiến sĩ”, suốt 8 năm bị tra tấn dã man vẫn không khuất phục...”. Năm 1976 ông là Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng Công đoàn Việt Nam nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, rồi giữ chức Chủ tịch từ năm 1983 - 1985. Ủy viên Ban Thường vụ Liên hiệp Công đoàn Thế giới..

49. Nguyễn Hữu Thọ (1910 - 96)

Quê xã Long Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An; tham gia cách mạng 1947; vào Đảng Cộng sản 1949. Năm 1962 - 1976 chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng cố vấn chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN (1969 - 1975). Năm 1976 - 1994 phó chủ tịch nước CHXHCN VN; quyền chủ tịch nước (1980 - 81). Chủ tịch Quốc hội (khóa VII). 1977 - 96 ủy viên rồi chủ tịch, chủ tịch danh dự Đoàn chủ tịch ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc VN. Đại biểu Quốc hội khóa VI - VIII.

50. Nguyễn Hữu Xuyến (1915 - 2007)

Quê xã Đình Bàng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, còn gọi Tám Kiến Quốc). Tham gia cách mạng 1937, làm liên lạc giữa Trung ương Đảng và Nam bộ, vào đảng Cộng sản 1940. Cuối 1957 trưởng ban Quân sự miền Nam. Từ 1965 - 1974 phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam. Tháng 2/1977 phó tư lệnh Quân khu 9. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công hạng nhất...

51. Nguyễn Phong Sắc (1902 - 1931)

Đồng chí Nguyễn Phong Sắc tên khai sinh là Nguyễn Đình Sắc, sinh ngày 1/2/1902 tại làng Bạch Mai, Hà Nội (nay là số nhà 152, phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Cuối năm 1926, Nguyễn Phong Sắc gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, rồi trở thành lớp đảng viên cộng sản Đông Dương đầu tiên. Từng giữ các chức vụ: Bí thư Ban chấp hành Tỉnh bộ Thanh niên Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, Bí thư Xứ ủy Trung kỳ, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở Nghệ An, Hà Tĩnh trong cao trào cách mạng 1930 - 1931,... Đồng chí Nguyễn Phong Sắc bị mật thám Pháp bắt ngày 3/5/1931 tại ga Hàng Cỏ, Hà Nội và oanh liệt hy sinh sáng ngày 25/5/1931.

52. Nguyễn Sơn (1908 - 1956)

Tên chính là Vũ Nguyên Bác;, tư lệnh kiêm chính ủy Liên khu 4 (1948 - 49), quê xã Kiêu Kị, huyện Gia Lâm, Hà Nội; tham gia cách mạng 1925, thiếu tướng 1948, đảng viên 1927. Năm 1945 về nước, chủ tịch ủy ban kháng Chiến hành chính Nam bộ. 1946 - 1947 hiệu trưởng Trường lục quân trung học Quảng Ngãi: tham mưu trưởng Bộ quốc phòng. Năm 1948 - 1949 tư lệnh kiêm chính ủy Liên khu 4. Tác giả một số tác phẩm và bài viết về quân sự và văn học bằng tiếng Việt và tiếng Trung.

53. Nguyễn Tất Thành (1890 - 1969)

Tức Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh, quê Nghệ An, sinh 19/5/1890; năm 1901 theo cha là Nguyễn Sinh Sắc ra Huế, đổi tên Nguyễn Tất Thành. Năm 1911 người ra đi tìm đường cứu nước, năm 1920 đến với chủ nghĩa Mác Lênin. Năm 1930, triệu tập Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người lãnh đạo Cách mạng tháng tám 1945, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp thành công (1945 - 1954). Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa. Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới.

54. Nguyễn Thị Định (1920 - 1992)

Quê xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre; tham gia cách mạng 1936, nhập ngũ 1965, thiếu tướng 1974; vào đảng Cộng sản Việt Nam 1938, Anh hùng LLVTND 1995. Tháng 8/1945 tham gia lãnh đạo giành chính quyền ở tỉnh Bến Tre. 1959 - 1960 khởi xướng và lãnh đạo chủ chốt phong trào đồng khởi Bến Tre (17/1 - 20/4/1960), bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Năm 1965 - 1969 phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam. Năm 1987 - 1992 phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ VN (1980 - 1992).

55. Nguyễn Thị Minh Khai (1910 -1941)

Người quê tỉnh Nghệ An. Năm 1927 tham gia đảng Tân Việt, tổ chức tiền thân Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1930 làm việc ở Văn phòng Đông phương bộ Quốc tế cộng sản ở Trung quốc. Năm 1934 cùng Lê Hồng Phong dự đại hội VII Quốc tế cộng sản vào học Trường Đông phương Staline. Năm 1936 tham gia Xứ ủy Nam kỳ, Bí thư Thành ủy Sài Gòn. Năm 1940 bị thực dân Pháp bắt. Khởi nghĩa Nam kỳ thất bại bà và một số đồng chí bị kết án tử hình. Ngày 28/8/1941 bị Pháp xử bắn ở Hóc Môn.

56. Nguyễn Văn Cừ (1912 - 1941)

Tháng 6/1929, đồng chí được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng. Năm 1936, ra khỏi nhà tù thực dân, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 3/1938, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân chủ, ông được bầu làm Tổng Bí thư thường vụ trung ương trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương. Năm 1938, ông vào Nam kỳ hoạt động. Ngày 18/01/1940 ông bị địch bắt tại Sài Gòn. Thực dân Pháp đã dùng mọi thủ đoạn tra tấn dã man, ông vẫn giữ vững khí tiết của người Cộng sản. Ngày 28/8/1941, ông bị thực dân Pháp xử bắn tại pháp trường Bà Điểm cùng một số đồng chí khác.

57. Nguyễn Văn Hoài (1898 - 1955)

Người quê Long Châu, tỉnh Vĩnh Long. Bác sĩ Hoài tốt nghiệp Cao đẳng Y khoa Hà Nội năm 1919. Bác sĩ đã công tác nhiều nơi như: Tây Ninh, Trảng Bàng, Tam Bình (Vĩnh Long), Long Xuyên và Chẩn y viện Sài Gòn. Năm 1926, Bác sĩ Hoài sang Pháp học khoa tâm lý và triết lý tại Đại học đường Sorbonne. Năm 1929, bác sĩ về nước và tình nguyện làm việc tại “nhà thương điên” Biên Hòa. Người Việt đầu tiên làm Giám đốc bệnh viện, ông có nhiều nghiên cứu về cách điều trị bệnh tâm thần hiệu quả. Ông đồng thời là nhà nghiên cứu với các tác phẩm: Lược khảo về vấn đề hoà bình (1950); Điên? Dưỡng trí viện? (1952), Từ bệnh tâm trí đến bệnh giết người, Về sự tổ chức Dưỡng trí viện...

58. Nguyễn Văn Linh (1915 - 1998)

Tên thật là Nguyễn Văn Cúc, quê ở xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Tham gia cách mạng năm 1929. Năm 1945, Bí thư Thành ủy, Bí thư đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1960, làm Bí thư, Phó Bí thư Trung ương cục miền Nam. Năm 1976, đồng chí giữ chức vụ Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Từ 1976 - 1980 Trưởng ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa của trung ương, Trưởng ban Dân vận và Mặt trận Trung ương, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam đến năm 1980. Tháng 12/1986, được bầu làm Tổng Bí thư ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam kiêm chức Bí thư Đảng ủy quân sự trung ương (năm 1987).

59. Nguyễn Văn Tạo (1908 - 1970)

Người làng Phước Lợi, tổng Long Hưng Hạ, tỉnh Chợ Lớn, nay thuộc xã Phước Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Du học Pháp và tham gia Đảng Cộng sản Pháp 1927. Năm 1928, ông được cử tham gia Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Pháp đi dự Đại hội lần thứ VI Quốc tế Cộng sản tại Liên Xô. Về nước hoạt động, ông bị thực dân Pháp bắt nhiều lần đi đày Bà Rá. Từ 1946 - 1965 là bộ trưởng Tài chính. Năm 1969 là Chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất của Quốc hội. Ông cũng là Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Kinh tế - Tài chính

60. Nguyễn Văn Tố (1889 - 1947)

Bút hiệu Ứng Hòe, là một nhà nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam. Thuở nhỏ ông học chữ Hán, sau sang Pháp học, đỗ bằng Thành chung (Trung học). Sau khi từ Pháp về nước, ông làm việc tại trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội, chuyên về văn học cổ Việt Nam. Ông từng làm Hội trưởng Hội Trí Tri, Hội truyền bá chữ Quốc ngữ trước năm 1945. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông giữ chức Bộ trưởng Cứu tế Xã hội trong chính phủ cách mạng lâm thời, ông là Đại biểu quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa I, Quốc vụ khanh trong Chính phủ Liên hiệp lâm thời (1946)

61. Nguyễn Viết Xuân (1933 - 1964)

Quê xóm Thượng, xã Ngũ Kiên, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 11/1952, ông gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp, đơn vị ông chiến đấu với không quân đối phương ở Lũng Lô. Ngày 5/1/1955, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sáng ngày 18/11/1964, trong trận chiến với Không quân Hoa Kỳ tại phía tây tỉnh Quảng Bình, tuy bị thương nát đùi phải, sau khi băng bó, ông tiếp tục bám trụ bờ công sự chỉ huy chiến đấu, động viên đồng đội bằng khẩu lệnh “Nhằm thẳng quân thù! Bắn!”. Khi hi sinh đồng chí là Thiếu úy, Chính trị viên Đại đội 3, Tiểu đoàn 14 pháo cao xạ, Sư đoàn 325, Quân khu 4. Năm 1967 đồng chí được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

62. Phạm Hồng Thái (1893 - 1924)

Quê xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Cuối 1923 ông cùng một số thanh niên yêu nước (Lê Hồng Phong, Lê Thiết Hùng...) gia nhập Tâm tâm xã (tổ chức Cách mạng của thanh niên Việt Nam tại Trung Quốc lúc bấy giờ). Đêm 19/6/1924 tại khách sạn Vichtoria (bắc Sa Diện, giáp Quảng Châu, TQ), Ông giả làm phóng viên, ném bom vào bàn tiệc làm 6 quan chức Pháp chết và bị thương nhưng không giết được Meclanh. Bị truy đuổi ông nhảy xuống sông Châu Giang hi sinh, thi hài được chính quyền Quảng Châu đưa an táng ở núi Hoàng Hoa Cương, bên cạnh mộ 72 liệt sĩ Trung Hoa trong CM Tân Hợi.

63. Phạm Hùng (1912 - 1988)

Quê xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, tham gia CM 1928; vào đảng Cộng sản VN 1930. Sau CM tháng Tám (1945), ủy viên Xứ ủy Nam bộ. 1951 - 1952 ủy viên Trung ương Đảng; phó bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm bí thư và chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Phân liên khu miền Đông Nam bộ. Năm 1967 - 1975 bí thư Trung ương Cục miền Nam; chính ủy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam; chính ủy Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh. 1976 - 1980 phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm bộ trưởng Bộ nội vụ (nay là Bộ công an). 1987 - 1988 chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

64. Phạm Ngọc Thạch (1909 - 1968)

Tham gia hoạt động cách mạng ở Sài Gòn từ thời kỳ Mặt trận Bình dân (1936 - 1939), vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 3/1945. Từ tháng 3/1945, là thủ lĩnh của tổ chức Thanh niên Tiền phong, tham gia cướp chính quyền tháng 8/1945. Từ 27/8/1945 là Bộ trưởng Y tế đầu tiên của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ủy viên Ủy ban Nhân dân Nam Bộ, rồi lần lượt Thứ trưởng Phủ Chủ tịch, Trưởng phái đoàn chính phủ tại Nam Bộ (1948 - 1950), Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Trưởng ban Y tế của Đảng, Thứ trưởng Y tế (1954 - 1958), từ 1958 là Bộ trưởng Y tế. Hy sinh trên chiến trường Miền Nam ngày 7/11/1968.

65. Phạm Ngọc Thảo (1922-1965)

Nguyên quán Thành phố Cần Thơ, còn có tên là Albert Phạm Ngọc Thảo. Mọi người thường gọi ông là Chín Thảo vì ông được sinh thứ 9 trong gia đình. Ông là một cán bộ tình báo của Quân đội nhân dân Việt Nam, hoạt động tình báo trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông là người có nhiều ảnh hưởng chính trị và cũng là một thành viên chủ chốt trong 2 cuộc đảo chính ở Việt Nam Cộng hòa vào những năm 1964 - 1965. Ông được công nhận Liệt sĩ.

66. Phạm Thiều (1904 -1986)

Người quê tỉnh Nghệ An. Ông là nhà văn, giáo sư dạy trường Petrus Ký. Trong kháng chiến chống Pháp là giảng viên chính trị Trại Du kích Vĩnh Cửu - Bình Đa, trường quân chính đầu tiên của tỉnh Biên Hòa, từng giữ các chức vụ Giám đốc sở Thông tin Nam bộ, Chủ tịch Ủy ban hành chánh Sài Gòn - Chợ Lớn, phó Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chánh phân liên khu miền Đông; Đại sứ Tiệp Khắc và Hungary, Giám đốc thư viện Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh.

67. Phạm Văn Bạch (1910 - 1978)

Người quê tỉnh Trà Vinh. Tốt nghiệp cử nhân văn chương, Tiến sĩ Luật ở Pháp, từng hoạt động trong đoàn thanh niên Cộng sản Pháp. Năm 1936 về nước dạy học. Tham gia kháng chiến, từng giữ các chức vụ: Ủy viên chủ tịch đoàn Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam bộ, Chánh án toà án nhân dân tối cao, phó Chủ tịch Hội luật gia Dân chủ quốc tế.

68. Phạm Văn Đồng (1906 - 2000)

Quê xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi; tham gia cách mạng năm 1925. Tháng 5/1940, đi Côn Minh (Trung Quốc) gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó hoạt động cách mạng tại miền Nam Trung Quốc. Năm 1942, về nước tham gia xây dựng căn cứ địa cách mạng Cao Bắc Lạng. Tháng 8/1949 - 1954, Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Năm 1955 - 1976, Thủ tướng Chính phủ nước Việt nam Dân chủ cộng hòa. Năm 1976 - 1981, Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Năm 1981 - 1987, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

69. Phan Anh (1912 - 1990)

Quê xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Trước 1945 giáo sư trường Thăng Long. Bộ trưởng Bộ quốc phòng Chính phủ liên hiệp kháng chiến Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa (3/11/1946), dự hội nghị Phôngtennơbơlô, (6/7 - 13/9/1946). Năm 1947 - 1976 bộ trưởng: Bộ kinh tế, Bộ công thương, Bộ thương nghiệp, Bộ ngoại thương, ủy viên Đoàn chủ tịch rồi phó chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc VN (1977 - 1990); chủ tịch Hội luật gia VN và ủy viên thường vụ Hội luật gia dân chủ quốc tế (1955 - 1990); chủ tịch Ủy ban bảo vệ hòa bình VN (1976 - 86); phó chủ tịch Hội đồng hòa bình thế giới (1978 - 1990). Đại biểu Quốc hội khóa II - VIII, phó chủ tịch Quốc hội khóa VII.

70. Phan Trọng Bình (1923 - 2017)

Phan Trọng Bình (tức Vũ Văn Mậu) sinh năm 1923 tại làng Đại Yên, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội. Năm 1940, đồng chí vào Sài Gòn làm công nhân rồi giác ngộ Cách mạng. Tháng 9/1944, được kết nạp Đảng. Năm 1949, đồng chí được cử làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa kiêm Chính trị viên Trung đoàn 397. Năm 1952, đồng chí giữ chức vụ Phó Ban Tuyên huấn Phòng Chính trị Nam bộ. Ngày 6/3/1957, đồng chí bị bắt chúng đã tra tấn rất dã man và chuyển ông đi hầu hết các trại giam lớn ở miền Nam lúc đó như: Thủ Đức, Khám lớn Sài Gòn, Phú Lợi. Tháng 12/1959, đồng chí bị địch đày ra Côn Đảo. Đồng chí là một trong “Năm ngôi sao sáng” kiên cường đấu tranh ở Côn Đảo. Năm 1964 được đưa về nhà tù Phú Lợi và được trả tự do, trở về căn cứ Trung ương Cục. Giáo sư Trần Văn Giàu đã nhận xét về “Năm ngôi sao sáng Côn Đảo” và những người đồng đội trong tập thể chống ly khai ở Côn Đảo rằng: “Đó là những người anh hùng thật sự, hàng trăm lần anh hùng”. Ghi nhận những hy sinh, cống hiến của đồng chí Phan Trọng Bình, ngày 26/7/2012, Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho đồng chí.

71. Phan Trọng Tuệ (1917 - 1991)

Quê xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Tỉnh Hà Tây. Vào đảng 1934, nhập ngũ 1945, thiếu tướng 1955. Tháng 8/1945 ra tù Côn Đảo, tháng 12/1948 - 1950 chính ủy Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn; chính ủy Khu 7; thanh tra Bộ Tư lệnh Nam bộ. Tháng 3/1957 phó tổng thanh tra BQP. 1958 thứ trưởng Bộ công an, tư lệnh kiêm chính ủy Lực lượng công an nhân dân vũ trang. 1961 bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. Năm 1965 tư lệnh kiêm chính ủy Đoàn 559. Cuối 1974 - 75 phó thủ tướng, kiêm thường trực Hội đồng chi viện giải phóng miền Nam. 1976 bộ trưởng, bí thư đảng ủy Bộ giao thông vận tải.

72. Phan Văn Trị (1830 - 1910)

Quê tỉnh Cần Thơ. Đỗ cử nhân 1849, nhưng không ra làm quan. Ông liên hệ mật thiết với Nguyễn Đình Chiểu, nghĩa quân Hồ Huân Nghiệp. Bài phú Thất thủ Gia Định và thơ Thất thủ Vĩnh Long thể hiện tính chiến đấu và lòng yêu nước cao. Đặc biệt những bài thơ hoạ với Tôn Thọ Tường lên án mạnh mẽ bọn người cam tâm làm tay sai giặc Pháp.

73. Phan Văn Trường (1875 - 1933)

Quê tỉnh Hà Đông (Hà Nội), Ông là Việt đầu tiên đỗ Tiến sĩ luật khoa ở Pháp. Khi ở bên Pháp hoạt động cùng Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn An Ninh. Sau về nước tham gia hoạt động báo chí. Tờ báo L'Annam do ông làm chủ bút là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam đăng Tuyên ngôn Đảng Cộng sản và các loạt bài công kích chủ nghĩa thực dân.

74. Phùng Chí Kiên (1901 - 1941)

Tức Nguyễn Vĩ quê xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Năm 1926 tham gia Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, dự lớp huấn luyện chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc tổ chức, rồi vào học Trường quân sự Hoàng Phố, đảng viên năm 1930. Cuối 1940 tham gia huấn luyện 40 cán bộ cốt cán của Việt Nam tại Quảng Tây. Tháng 5/1941 tham dự hội nghị trung ương lần thứ 8 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì và được bầu vào Trung ương; được cử trực tiếp tổng chỉ huy Khu căn cứ Bắc Sơn. Ngày 22.8.1941 hi sinh trong chiến đấu.

75. Tạ Quang Bửu (1910-1986)

Quê thôn Hoành Sơn, xã Nam Hoành (nay là xã Khánh Sơn), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là giáo sư, nhà khoa học Việt Nam, người đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VI (1946-1981). Ông là một trong những nhà trí thức tài giỏi của Việt Nam đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc cũng như nền khoa học nước nhà và góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam.

76. Thái Văn Lung (1916 - 1946)

Quê huyện Thủ Đức, Gia Định, trong một gia đình trí thức đỗ Cử nhân Khoa Luật tại Đại học Paris. Tháng 6/1945, ông là thành viên sáng lập lực lượng Thanh niên Tiền phong. Sau Cách mạng tháng 8/1945, ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến huyện Thủ Đức, xây dựng tổ chức lực lượng vũ trang của huyện (được nhân dân quen gọi là bộ đội Thái Văn Lung). Ông là một trong những đại biểu Quốc hội khóa I thuộc tỉnh Gia Định (1946). Cùng năm này, ông bị bắt trong một trận đánh. Sau khi bị tra tấn khốc liệt của Pháp, ông mất vào ngày 2/7/1946.

77. Tô Hiệu (1912 - 1944)

Quê thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Năm 1928, vào Sài Gòn, cùng anh ruột là Tô Chấn tham gia Việt Nam Quốc dân Đảng. Năm 1930, ông bị bắt và bị kết án 4 năm tù, đày đi Côn Đảo. Những năm tháng tại Côn Đảo, Tô Hiệu đi theo lý tưởng cộng sản được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1934 ra tù tiếp tục hoạt động tham gia Ban thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ phụ trách tuyên huấn. Ngày 1/12/1939, Tô Hiệu bị thực dân Pháp bắt tại nhà tù Sơn La. Tại đây, ông được bầu làm Bí thư chi bộ Đảng, tham gia công tác tuyên truyền cách mạng và đấu tranh cải thiện chế độ nhà tù. Ông mất ngày 7/3/1944 tại nhà tù Sơn La

78. Tô Ký (1919 - 1999)

Ông quê xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Ông tham gia cách mạng năm 1936, nhập ngũ năm 1945, được phong quân hàm Thiếu tướng năm 1961, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1937. Năm 1939, Huyện ủy viên huyện Hóc Môn; bị thực dân Pháp bắt, kết án 5 năm tù và đày đi biệt xứ. Ông đã 2 lần vượt ngục vào tháng 3 năm 1941 và tháng 3 năm 1945. Năm 1946, Chi đội trưởng Chi đội 12 (Khu 7), có công thành lập lực lượng vũ trang chi đội 12, sáng lập ra quân Giải phóng liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa. Từ năm 1947 đến năm 1950, ông làm Tư lệnh Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Thường vụ khu ủy, Phó Tư lệnh Quân khu 7. Từ năm 1951 đến năm 1953, ông làm Tỉnh đội trưởng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Định. Từ năm 1954 đến năm 1955, ông làm Trưởng ban Ban Chuyển quân tập kết khu Hàm Tân, Xuyên Mộc; Chủ nhiệm Phòng cung cấp Phân Liên khu miền Đông Nam Bộ.

79. Tô Ngọc Vân (1906 - 1954)

Quê làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, nhưng lớn lên tại Hà Nội; là một họa sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả của một số bức tranh tiêu biểu cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Tô Ngọc Vân là một trong nhóm tứ kiệt của nền hội họa Việt Nam (Trí, Vân, Lân, Cẩn). Tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 2 năm 1931. Sau cách mạng Tháng Tám, Tô Ngọc Vân tham gia kháng chiến chống Pháp phụ trách Trường Mỹ thuật Việt Bắc. Thời gian này ông đã vẽ rất nhiều ký họa. Họa sĩ Tô Ngọc Vân mất ngày 17/6/1954 tại Km 41, Ba Khe, bên kia Đèo Lũng Lô, do bom của máy bay Pháp, gần sát chiến trường Điện Biên Phủ. Ông được truy tặng danh hiệu Liệt sĩ và phần mộ hiện an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.

80. Tôn Đức Thắng (1888 - 1980)

Là một nhà cách mạng, chính khách của Việt Nam. Từng bị thực dân Pháp giam giữ nhà tù Côn Đảo. Một trong những người lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám 1945 ở Sài Gòn. Ông là Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam (từ ngày 22/9/1969 đến khi qua đời); trước đó là Phó Chủ tịch nước (1960 - 1969) và Quyền Chủ tịch nước (từ 2/9 cho đến 22/9/1969), Trưởng ban Thường trực Quốc hội (1955 - 1960) - tương đương với Chủ tịch Quốc hội bây giờ.

81. Trần Đình Xu (1921 - 1969)

Quê làng Thuận Bài, phường Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, bí danh Ba Đình. Giác ngộ cách mạng từ những năm 1940; nhập ngũ vào tháng 8/1945, vào Đảng năm 1947. Được nhận quân hàm Đại tá năm 1961. Năm 1964 - 1965: Phó Tư lệnh Miền. Ông từng chỉ huy nhiều chiến dịch trong đó nổi tiếng nhất là chiến dịch Bình Giã. Năm 1964 - 1969: ông giữ chức tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Gia Định, chỉ huy trưởng Phân khu I. Ông hi sinh năm 1969).

82. Trần Phú (1904 - 1931)

Quê Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Tốt nghiệp Thành chung năm 1922, đi dạy học; gia nhập Tân Việt đảng, năm 1926 tham gia Thanh niên cách mạng đồng chí hội, vào Đảng Cộng sản, năm 1927 học trường Đông phương Staline. Tháng 10 - 1930 được bầu làm Tổng Bí thư Cộng sản Việt Nam, người khởi thảo luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương.

83. Trần Quang Quá (1890 -1969)

Người quê Bà Chiểu tỉnh Gia Định (nay là Tân Phú Hồ Chí Minh). Bác sĩ tốt nghiệp đại học Y khoa Đông Dương, làm việc ở Bệnh viện Gia Định (nay là Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh) một bác sĩ tài giỏi, tận tâm, đạo đức, nhân dân tôn vinh gọi ông là “Phật Gia Định”. Vào chiến khu kháng chiến chống Pháp năm 1946, đào tạo nhiều bác sĩ, y sĩ cho kháng chiến. Năm 1954 tập kết ra Bắc làm Y viện trưởng ở Hà Nội. Năm 1960 được phong danh hiệu Anh hùng Lao động.

84. Trần Tế Xương (1870 - 1907)

Nhà thơ trào phúng, quê làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, hiệu Vị Thành, sinh ngày 05/9/1870 (10/8 âm lịch). Ông đỗ tú tài năm Giáp Ngọ 1894 nên thường gọi là Tú Xương. Tuy chỉ đỗ tú tài năm 24 tuổi, nhưng ông nổi tiếng văn học, nhất là về thơ trào phúng đả kích thói hư tật xấu, chế độ phong kiến thực dân; có sắc thái độc đáo; sống đạm bạc, bình dị, tiết tháo. Thơ văn ông được truyền tụng nhiều và cũng có nhiều giai thoại về cuộc đời ông.

85. Trần Tử Bình (1907 -1967)

Là một trong những vị tướng đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ông là người lãnh đạo phong trào công nhân cao su Phú Riềng từ năm 1930, một trong những cán bộ cốt cán của Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội tại cuộc khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Sau đó ông đã được bổ nhiệm vào nhiều chức vụ của quân đội và Nhà nước như: Phó giám đốc Chính ủy Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn (1946), Phó Bí thư Quân ủy Trung ương (1947). Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1959 - 1967).

86. Trần Văn Giàu (1911 - 2010)

Quê quán tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An). Năm 1928 du học Pháp, tháng 3/1929, trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp. Giữa năm 1931, học tại Trường Đại học Đông Phương Moskva, sau đó về hoạt động ở Nam kỳ và Sài Gòn. Năm 1941 vượt ngục Tà lài, xây dựng lại Xứ ủy nam kỳ và lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 ở Nam kỳ, là nhà hoạt động cách mạng lão thành, nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, nguyên Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam Bộ. Ông còn là giáo sư, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, triết học và Nhà giáo Nhân dân Việt Nam.

87. Trần Văn Trà (1919 - 1996)

Quê xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh (nay thuộc thành phố Quảng Ngãi), tỉnh Quảng Ngãi, sau vào cư ngụ tại Sài Gòn. Ông còn có bí danh là Tư Chi, Tư Nguyễn, Ba Trà. Năm 1938 gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ năm 1963, Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam (1963 - 1967 và 1973 - 1975), Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam (1968 - 1972), Phó Bí thư Quân ủy Quân giải phóng Miền Nam. Sau ngày 30/4/1975, Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7. Từ năm 1978 đến năm 1982, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

88. Trần Xuân Độ (1894 - 1997)

Đảng viên Cộng sản năm 1930, bị thực dân Pháp bắt nhiều lần đày ra nhà tù Côn Đảo. Tháng 10/1945 về đất liền ở Bà Rịa góp công lớn xây dựng Đảng bộ và Mặt trận Việt Minh tỉnh. Tháng 12/1945 là Chính trị ủy viên Quân khu 7. Sau năm 1954 là Đại sứ Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Triều Tiên.

89. Trường Chinh (1907 - 1988)

Tên thật là Đặng Xuân Khu, là một chính khách Việt Nam. Ông là Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam thống nhất trên danh nghĩa là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam từ năm 1981 - 1987. Ông từng giữ các chức vụ quan trọng khác trong hệ thống chính trị của Việt Nam như: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (lần thứ nhất: 1941 - 1956, lần thứ hai: 1986), Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1960 - 1975) và Chủ tịch Quốc hội (khóa V, VI). Trường Chinh còn được biết đến là một nhà thơ cách mạng với bút danh Sóng Hồng.

90. Trương Văn Bang (1911 - 1981)

Quê xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An (nay thuộc huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An). Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1930. Năm 1933 - 1934 Bí thư Xứ ủy Nam kỳ. Năm 1936 - 1937 Bí thư các Tỉnh ủy Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Bà Rịa. Năm 1947, ông công tác ở Trung ương cục Miền Nam, Trưởng ban Tổ chức Phân liên khu miền Đông. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Cục Cán bộ Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

91. Văn Tiến Dũng (1917 - 2002)

Bí danh Lê Hoài, là một vị Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (1953 - 1978), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980 - 1986), Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984 - 1986), một trong những tướng lĩnh danh tiếng của Việt Nam. Trong chiến tranh Việt Nam, ông trực tiếp tham gia chỉ đạo các chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (năm 1971), chiến dịch Trị - Thiên (năm 1972), Chiến dịch Tây Nguyên (năm 1975). Tháng 4/1975, ông giữ chức Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định (sau đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh).

92. Võ Chí Công (1912 - 2011)

Tên khai sinh là Võ Toàn, bí danh Năm Công. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đồng chí là Bí thư Khu ủy khu V, Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam (1961-1975), Phó Chủ tịch Thường trực Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1962-1976), Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam (1962-1975). Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp (1977-1979), Bộ trưởng Bộ Hải sản (1976-1977). Đồng chí là Chủ tịch nước thứ 3 của Việt Nam (có lúc gọi là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam) từ năm 1987 đến năm 1992.

93. Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013)

Quê huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, còn được gọi anh Văn, là một nhà lãnh đạo quân sự và chính trị gia người Việt Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên (1948), Tổng Tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam, một trong những người thành lập quân đội Việt Nam (1944). Ông là chỉ huy trưởng của các chiến dịch lớn trong kháng chiến chống pháp (1946-1954); kháng chiến chống Mỹ (1960-1975). Người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

94. Võ Thị Sáu (1935 - 1952)

Quê xã Phước Thạnh huyện Long Đất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Chị tham gia kháng chiến từ năm 12 tuổi với nhiệm vụ giao liên, sau đó trở thành đội viên công an xung phong huyện Đất Đỏ, cùng đồng đội chiến đấu diệt nhiều địch trong nội ô thị trấn Đất Đỏ. Năm 1950, sau trận đánh cai tổng Tòng bằng lựu đạn, chị Sáu bị bắt giam ở khám Bà Rịa rồi Chí Hòa, bị thực dân kết án tử hình và đày ra Côn Đảo. Cuối năm 1952, chị hiên ngang ngã xuống trước họng súng kẻ thù ở Hàng Dương Côn Đảo. Chị Sáu đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

95. Võ Văn Kiệt (1922 - 2008)

Quê tỉnh Vĩnh Long, tên thật là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, Chín Dũng, là nhà chính trị Việt Nam. Ông làm Thủ tướng Chính phủ thứ tư (trước kia là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 8/8/1991 - 25/9/1997. Ông được báo chí đánh giá là người đã đẩy mạnh công cuộc đổi mới và cải cách chính sách ở Việt Nam kể từ năm 1986, là “tổng công trình sư” nhiều dự án táo bạo của thời kỳ đổi mới.

96. Võ Văn Ngân (1902 - 1938)

Quê làng Bình Tây, xã Đức Hòa, quận Đức Hoà, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc tỉnh Long An). Năm 1926, ông tham gia vào Hội kín Nguyễn An Ninh, sau đó chuyển sang gia nhập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội năm 1929 đảng viên An Nam Cộng sản Đảng (tiền thân đảng Cộng sản Đông Dương), tháng 3 năm 1935, Võ Văn Ngân được cử vào cơ quan Xứ ủy Nam Kỳ, trực tiếp phụ trách Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn. Tại đại hội đảng lần thứ I ở Ma Cao, đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Trung ương, làm Bí thư Xứ ủy Nam kỳ, lãnh đạo trực tiếp phong trào cách mạng Nam bộ.

97. Võ Văn Tần (1894 - 1941)

Người quê tỉnh Long An. Tham gia hội kín Nguyễn An Ninh 1924, năm 1926 gia nhập Thanh niên cách mạng đồng chí hội, đảng viên An Nam cộng sản đảng 1929. Năm 1931 Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn, 1932 Bí thư Tỉnh ủy Gia Định. Năm 1937 Bí thư Xứ ủy Nam kỳ, ủy viên BCH Trung ương Đảng. Chuẩn bị khởi nghĩa Nam kỳ 1940, ông bị Pháp bắt, bị tra tấn dã man. Ngày 28 - 8 - 1941, ông bị xử bắn ở Hóc Môn cùng các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu.

98. Xuân Thủy (1912-1985)

Tên thật là Nguyễn Trọng Nhân. Quê thôn Hòe Thị, tổng Phương Canh, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội). Ông là một nhà cách mạng, chính khách, nhà ngoại giao, nhà thơ và nhà báo Việt Nam. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris (1968 - 1973) về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam

IV. NHÓM TÊN DANH NHÂN ĐỒNG NAI

1. Bùi Cát Vũ (1924 - 2019)

Quê Trà Vinh. Tham gia kháng chiến năm 1945 ở chiến khu Đ; giám đốc Binh Công xưởng Chi đội 10 Biên Hòa, góp công lớn trong việc chế tạo vũ khí đánh tháp canh năm 1948 - 1949 và đánh trận La Ngà quốc lộ 20 năm 1948. Thời chống Mỹ, ông là Tư lệnh Pháo binh, Tham mưu phó Bộ Tư lệnh quân giải phóng miền Nam, Phó tư lệnh Quân đoàn 4, cùng với tướng Hoàng Cầm chỉ huy trận quyết chiến Xuân Lộc mở toang “cánh cửa thép” cho đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn. Sau ngày đất nước thống nhất, ông tham gia chỉ huy Quân đoàn 4 sang giúp nước bạn Campuchia rồi trở về nước nhận nhiệm vụ Phó tư lệnh Quân khu 7. Ông đồng thời là nhà văn với nhiều tác phẩm viết về chiến khu Đ.

2. Bùi Hữu Nghĩa (1807 - 1872)

Người làng Long Tuyền, tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (nay thuộc thành phố Cần Thơ). Năm 1835 ông đỗ Giải nguyên (thủ khoa) kỳ thi Hương ở Gia Định, vì thế ông được gọi là Thủ Khoa Nghĩa; Tri huyện Phước Chính, thuộc phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc tỉnh Đồng Nai). Năm 1862, Bùi Hữu Nghĩa xin từ quan về quê dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và làm thơ soạn tuồng (lúc này ông lấy hiệu là “Liễu Lâm chủ nhân”. Nhà ông là nơi các sĩ phu yêu nước gặp gỡ, bàn bạc việc chống Pháp cứu nước

3. Bùi Thanh Vân (1927 - 1994)

Tên thường gọi út Liêm, Quê xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh; nhập ngũ 1945, vào đảng 1948, trung tướng 1988, Tư lệnh Quân khu 7 (1989 - 94), trung tướng (1988). Năm 1971 - 1975 sư đoàn trưởng Sư đoàn 5; phó tư lệnh Đoàn 232. Tham gia các chiến dịch; Đồng Xoài, Dầu Tiếng, Nguyễn Huệ... và chiến dịch Hồ Chí Minh. Tháng 4/1976 phó tư lệnh Quân đoàn 4. Năm 1989 - 1994 tư lệnh Quân khu 7, ủy viên Trung ương Đảng khóa VII.

4. Đặng Nguyên

Quê Nghệ Tĩnh, vào làm công nhân hãng cưa BIF Biên Hòa, tuyên truyền giác ngộ nhiều công nhân. Năm 1944 là Bí thư Chi bộ nhà máy cưa BIF biên Hòa. Tham gia giành chánh quyền Cách mạng Tháng Tám 1945 ở Biên Hòa. Tham gia Ban chấp hành tỉnh ủy lâm thời Biên Hòa (hội nghị Bình Trước 23/9/1945), Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Biên Hòa 1945

5. Điều Xiển ( - 1946)

Một trí thức người dân tộc Châu Ro, liệt sĩ, đảng viên Cộng sản năm 1937, người có nhiều đóng góp trong việc vận động đồng bào dân tộc tham gia cướp chính quyền ở vùng Xuân Lộc trong Cách mạng tháng tám 1945. Đồng chí là đại biểu Quốc hội khóa I của tỉnh Biên Hòa năm 1946. Trên đường ra Bắc họp Quốc hội, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và giết chết. Tấm gương hy sinh dũng cảm của đồng chí cổ vũ động viên các tầng lớp nhân dân và đồng bào dân tộc tham gia kháng chiến đến thắng lợi.

6. Đinh Quang Ân

Đảng viên cộng sản, Đại đội trưởng đại đội B chi đội 10 Biên Hoà; tham gia trận chiến thắng La Ngà trên quốc lộ 20 ngày 1/3/1948. Tỉnh đội phó Tỉnh đội Biên Hòa và Thủ Biên (1951 - 1954).

7. Dương Cự Tẩm (1921 - 2006)

Tên chính là Nguyễn Cự Tẩm, quê xã Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Tham gia cách mạng 1940, vào Đảng 1945. Trong kháng chiến chống Pháp , giữ các chức vụ: chính trị viên chi đội, chính ủy trung đoàn, chính trị viên Tỉnh đội Vĩnh Trà. Trong kháng chiến chống Mỹ năm 1964 phó chủ nhiệm chính trị quân giải phóng miền Nam, năm 1965 chính ủy Sư đoàn 5. Năm 1974 chính ủy, bí thư Quân khu ủy Quân khu 7.

8. Hồ Thị Hương (1954 - 1974)

Nữ liệt sĩ, nguyên quán tỉnh Bình Định, Anh hùng lực lượng vũ trang. Nguyên đội viên đội trinh sát vũ trang thị xã Long Khánh trong kháng chiến chống Mỹ. Chị là người mưu trí dũng cảm, nhiều lần tổ chức tấn công nhiều điểm (nhà hàng, quán bar) tập trung sĩ quan Mỹ, ngụy tiêu diệt nhiều địch. Cuối năm 1974, chị hi sinh tại thị xã Long Khánh.

9. Hồ Văn Đại (1905 - 1982)

Quê làng Bến Gỗ, Biên Hòa. Đảng viên Cộng sản năm 1935, hoạt động tích cực trong phong trào mặt trận Dân chủ Đông Dương 1936 - 1939. Tham gia lãnh đạo cách mạng tháng 8/1945 ở Biên Hòa. Người xây dựng đội Xung phong Cảm tử (tiền thân công an vũ trang tỉnh). Phó Ty Công an Biên Hòa (1948 - 1951). Trưởng ty Công an Thủ Biên Biên (1951 - 1954). Trong chống Mỹ ủy viên Ban an ninh Trung ương Cục miền Nam. Sau 1975 thiếu tướng Bộ Công an phụ trách hậu cần phía Nam.

10. Hoàng Bá Bích (1904 - 1946)

Quê thị xã Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh, tốt nghiệp trường Sư phạm nhà học chính Bắc kỳ. Sau đó vào làm việc sở Hỏa xa Trung kỳ bí mật hoạt động cách mạng. Năm 1943 vào Biên Hòa làm công nhân nhà máy cưa BIF tham gia chi bộ nhà máy cưa do Đặng Nguyên làm Bí thư. Trong hội nghị Bình Trước (23/9/1945) là tỉnh ủy viên, Bí thư Đoàn Thanh niên cứu quốc tỉnh Biên Hòa, Thành viên trường huấn luyện quân chính Sở tiêu Tân Uyên. Tổng thư ký Ủy ban hành chính tỉnh, quyền Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Biên Hòa. Hi sinh tháng 3 năm 1946.

11. Hoàng Đình Thương

Hoạt động cách mạng tại Biên Hòa từ trước 1945. Sau cách mạng tháng tám 1945 về tham gia huyện ủy Xuân lộc và hoạt động chiến đấu trên địa bàn huyện, có nhiều đóng góp cho công tác tổ chức Đảng ở địa phương, sau chuyển công tác về miền Trung.

12. Hoàng Minh Châu (1911 - 1948)

Tên thật là Nguyễn Thành Vỹ, sinh năm 1911, tại làng An Trường, quận Càn Long, tỉnh Trà Vinh). Hoạt động cách mạng năm 1935 ở Biên Hòa. Bí thư Chi bộ Trường Tiền Đồng Nai. Lãnh đạo giành chính quyền cách mạng tháng Tám 1945, Chủ tịch Ủy ban hành chánh đầu tiên tỉnh Biên Hòa 1945 - 1946, đại biểu quốc hội khóa I tỉnh Đồng Nai 1946.

13. Hoàng Văn Bổn (1930 - 2006)

Tên thật là Huỳnh Văn Bản (sinh tại ấp Long Chiến, xã Bình Long, quận Tân Uyên, Tỉnh Biên Hòa nay là huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai; tham gia kháng chiến chống Pháp 1945; là một nhà văn Việt Nam; là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam; chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai; giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học

14. Huỳnh Công Tâm (1920 - 2012)

Tham gia giành chính quyền trong Cách mạng tháng tám 1945 ở Xuân Lộc, Long Khánh. Năm 1946 là Trưởng Ban quân sự, Trưởng Ban công tác liên thôn 9 ở Xuân Lộc, tham gia huy động hậu cần cho chiến thắng La Ngà 1948, tham gia an ninh của huyện.

15. Huỳnh Thiện Nghệ (1915 - 1947)

Nguyên quán Mỹ Chánh, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang. Học trường Cao đẳng thể thao Bình Thuận, về làm thầy giáo dạy thể dục thể thao ở thị xã Châu Thành tỉnh Biên Hòa. Là người yêu nước tiến bộ, tháng 5/1945 ông trở thành lãnh tụ Thanh niên Tiền Phong tỉnh Biên Hòa, một lực lượng quan trọng làm nòng cốt giành chính quyền ở tỉnh. Năm 1946, ông cùng đoàn của Ủy ban kháng chiến Nam bộ ra Bắc, tham gia nhiều cuộc diễn thuyết về tình hình Nam bộ, chiến đấu và hi sinh ngày 22/2/1947 ở Thanh Hóa.

16. Huỳnh Văn Hớn

Đảng viên trước 1945, hoạt động cách mạng ở tỉnh Biên Hòa. Tham gia hội nghị Bình Trước lập Tỉnh ủy Lâm thời tỉnh Biên Hòa sau cách mạng tháng Tám 1945. Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban hành chánh tỉnh Biên Hòa phụ trách tuyên truyền. Người góp phần xây dựng Trại huấn luyện Du kích Bình Đa 1945.

17. Huỳnh Văn Lũy (1914 - 1956)

Quê Cù lao Bạch Đằng huyện Tân Uyên tỉnh Biên Hòa. Đảng viên cộng sản 1937. Từ 1948 - 1954 tham gia kháng chiến ở Biên Hòa hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, từng kinh qua các chức vụ lãnh đạo; Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh tỉnh Biên Hòa và Thủ Biên (1951 - 1954); phó Bí thư Tỉnh ủy Biên Hòa và Thủ Biên (1948 - 1954). Sau 1954 phó Bí thư tỉnh ủy, hi sinh năm 1956. Được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang năm 2015.

18. Huỳnh Văn Nghệ (1914 - 1977)

Người quê huyện Tân Uyên tỉnh Biên Hòa. Nhà thơ, đồng thời là người có công thống nhất lực lượng vũ trang Biên Hòa năm 1946. Chi đội trưởng Biên Hòa, người chỉ huy các trận đánh nổi tiếng ở miền Đông Nam bộ như đánh đường sắt Gia Huynh, Trảng Táo, Bàu Cá (1947), trận La Ngà (1/3/1948). Tỉnh đội trưởng Thủ biên (1951 - 1954), Tư lệnh Quân khu 7 trong chống Pháp. Ông đồng thời là nhà thơ cách mạng được giải thưởng Văn học Nhà nước; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

19. Huỳnh Văn Phan

Quê xã Bình Ý huyện Châu Thành tỉnh biên Hòa (nay là xã Tân Bình huyện Vĩnh Cửu). Cán bộ đảng viên tiền khởi nghĩa, tham gia Chi bộ Bình Phước - Tân Triều, một trong những chi bộ đầu tiên của tỉnh Biên Hòa 1935.

20. Lê A (1953 - 1972)

Quê ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Năm 1965, anh cùng gia đình từ miền Trung vào vùng đất Long Khánh sinh sống, khi tròn 16 tuổi, Lê A giác ngộ cách mạng và tham gia vào đội du kích xã Bình Lộc. Trong thời gian gia nhập đội du kích, Lê A là một chiến sĩ cách mạng xuất sắc. Anh tham gia chiến đấu trực tiếp và chỉ huy 113 trận đánh địch và lập nhiều thành tích xuất sắc. Riêng trong chiến đấu, một mình Lê A đã tiêu diệt 143 tên địch, trong đó có 46 sĩ quan và bọn ác ôn khét tiếng, 13 lính Mỹ, thu 7 súng, phá hủy 4 xe quân sự địch, gỡ 167 quả mìn và lựu đạn gài trong đồn địch. Trong trận đánh đồn địch tại Bình Lộc ngày 30/6/1972, Lê A chỉ huy đội du kích tấn công đồn Bình Lộc, với tinh thần quả cảm, anh đã dùng lựu đạn tấn công các lô cốt địch để tạo cho các mũi tiến công đánh thẳng vào đồn địch. Đội du kích tấn công và làm chủ được đồn Bình Lộc. Từ Long Khánh, địch chi viện và tấn công giành lại đồn. Trước tình thế hiểm nguy, anh tình nguyện trụ lại cản địch để đồng đội rút lui, bảo toàn lực lượng. Lê A chiến đấu và anh dũng hy sinh khi tròn 19 tuổi. Năm 1978, anh được nhà nước truy tặng danh hiệu: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

21. Lê Bá Ước (1930 - 2016)

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Quê Gò Quao, Rạch Giá Kiên Giang, tham gia cách mạng 1945. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia Vệ Quốc đoàn, Ban Tình báo C70. Năm 1954, ông tập kết ra miền Bắc. Ngày 15/4/1966, Trung đoàn 10 đặc công Rừng Sác ra đời. Những năm 1969 - 1970 - 1971, Lê Bá Ước là Trung đoàn trưởng kiêm Chính ủy Trung đoàn 10 đặc công, được suy tôn là “Anh cả Rừng Sác”. Ông tham gia chỉ huy đánh thắng nhiều trận vang dội như đánh kho bom thành Tuy Hạ, đốt cháy kho xăng Nhà Bè, pháo kích kiểu đánh đặc công 70 trận vào Dinh Độc lập, Tòa Đại sứ Mỹ, Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy quyền.

22. Lê Đình Nhơn (1924 - 2010)

Quê Nghệ Tĩnh, đảng viên trước 1945. Trong kháng chiến chống Pháp, thường vụ Tỉnh ủy Thủ Biên, trưởng Ban Tuyên huấn. Trong kháng chiến chống Mỹ, thường vụ Khu ủy miền Đông (1972 - 1975). Thường vụ thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh sau 1975, trưởng đoàn chuyên gia ở Campuchia. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh.

23. Lê Minh Thịnh

Trong kháng chiến chống Pháp, tham gia lực lượng Bình Xuyên Quân khu 7. Thiếu tướng. Nguyên trưởng ban quân sự, Tỉnh đội trưởng Bà Rịa - Long Khánh trong kháng chiến chống Mỹ, Cục phó Cục hậu cần Miền, Đoàn trưởng Đoàn Hậu cần 814 trong chống Mỹ, sau 1975, Phó tư lệnh phụ trách hậu cần Quân khu 7.

24. Lê Thành Ba (1927 - 2012)

Quê xã Long Tân huyện Đất Đỏ tỉnh Phước Tuy (nay là bà Rịa - Vũng Tàu). Tham gia kháng chiến chống Pháp, chính trị viên xã đội Long Tân. Trong kháng chiến chống Mỹ, trưởng ban chống pháp ấp chiến lược của tỉnh, Bí thư huyện ủy Long Đất, bám trụ kiên cường chỉ đạo xây dựng căn cứ Minh Đạm, đánh bại chiến thuật hàng rào mìn M16 - E3 của Úc. Khu ủy viên (1974 - 1975). Phó Chủ tịch, rồi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.

25. Lê Thoa (1924 - 2010)

Trước năm 1945 làm việc trong sân bay Biên Hòa, tham gia cách mạng tháng 8/1945, chỉ huy một phân đội bộ đội Huỳnh Văn Nghệ với nhiều lính nước ngoài (Nhật, Đức). Đại đội trưởng tiểu đoàn Quốc Tuấn thuộc Chi đội 10; tham gia chỉ huy nhiều trận đánh giao thông thắng lợi năm 1947 như Bàu Cá, Gia Huynh, Trảng Táo, Chiến thắng La Ngà... Huyện đội trưởng huyện Vĩnh Cửu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Sau 1954 tập kết ra Bắc chuyển ngành sang Bộ Ngoại thương.

26. Lê Văn Ngọc

Quê Thủ Dầu Một. Tham gia cách mạng 8/1945, xây dựng lực lượng vũ trang mang tên bộ đội Sáu Ngọc. Tháng 6/1946 trở thành đại đội trưởng đại đội B Chi đội 10. Tham gia trận La Ngà 1948. Trong kháng chiến chống Mỹ giữ nhiều chức vụ chỉ huy từ trung đoàn đến sư đoàn. Năm 1974 là tư lệnh Quân khu 7, chỉ huy chiến dịch lộ 2. Tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh 1975. Từ 1976 - 1986 Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai.

27. Lê Văn Tôn

Đảng viên trước 1945, Tỉnh ủy viên tỉnh Biên Hòa tháng 2/1937. Người góp phần xây dựng đội Du kích Nam kỳ khởi nghĩa Biên Hòa năm 1937 - 1940. Khởi nghĩa thất bại ông bị bắt đi Côn Đảo.

28. Lê Văn Tưởng (1919 - 2007)

Tên chính Lê Chân, quê xã Thạch Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Tham gia cách mạng 1936, nhập ngũ 8/1945, trung tướng 1984. 1946 - 1954 chi đội phó, tiểu đoàn trưởng, tỉnh đội trưởng Tân An và Đồng Tháp. 10.1955 - 60 chính ủy trung đoàn, chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 330. Tháng 11/1964 chính ủy chiến dịch Bình Giã. Tháng 9/1972 thường trực Quân ủy Miền. Tháng 4/1975 chính ủy cánh quân Tây Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh.

29. Lê Xuân Lựu (1925 - 2016)

Quê xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đảng viên năm 1945, nhập ngũ 1947, trung tướng 1986. Tháng 2/1950 - 1953 phái viên của Bộ Quốc phòng vào chiến trường miền Nam, chính trị viên Trung đoàn Đồng Nai (Nam Bộ), tỉnh đội trưởng Long Châu Sa. Năm 1964 phó chính ủy kiêm chủ nhiệm chính trị chiến dịch Bình Giã. Tháng 9/1965 - 1968 chính ủy Sư đoàn 5, tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968; phó chính ủy Quân khu 7; chính ủy Trường quân chính QGPMN. Tháng 4/1975 phó chính ủy Đoàn 232, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Giám đốc Học viện chính trị quân sự (1981 - 1991).

30. Lương Văn Nho (1916 - 1984)

Tức Hai Nhã quê xã Thái Hoà, huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương. Nhập ngũ 1946, thiếu tướng 1980, đảng viên 1947. Trong kháng chiến chống Pháp tỉnh đội trưởng tỉnh Bà Rịa. Trong chống Mỹ, Tư lệnh Phân khu 4. Năm 1964, phó chủ nhiệm pháo binh Miền. 1966 - 1970 sư đoàn phó Sư đoàn 5, tư lệnh kiêm chính ủy Đặc khu Rừng Sác, chỉ huy trưởng quân sự Ban sự T7 (gồm Biên Hòa, Bà Rịa, Long Khánh và huyện Thủ Đức). Tháng 1/1973 tham mưu phó Miền. Từ 1976 - 1984 phó tư lệnh Quân khu 7.

31. Ngô Hà Thành

Đảng viên trước 1945, quê Vĩnh Kim, tỉnh Mỹ tho (Tiền Giang), tham gia cuộc khởi nghĩa Nam kỳ 1940, sau đó chuyển địa bàn hoạt động về Biên Hòa. Tham gia giành chính quyền ở tỉnh Biên Hòa 1945. Sau hội nghị Bình Trước 23/9/1945 tham gia Tỉnh ủy, hoạt động trong công an tỉnh.

32. Ngô Nhơn Tịnh (1761 - 1813)

Tự Nhữ Sơn, hiệu Thập Anh là một trong “Gia Định tam gia” thuộc nhóm Bình Dương thi xã và là quan triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Lúc thiếu thời, ông theo học với thầy Võ Trường Toản ở làng Hòa Hưng (Gia Định), và là đồng môn với Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Tùng Châu và Tổ Tông Viên Quang (về sau là Sơ tổ chùa Giác Lâm).

33. Nguyễn Đệ (1928 - 1998)

Quê xã Bàn Thạch, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, còn gọi Ba Trung, nhập ngũ 1945, vào đảng 1947, trung tướng, tư lệnh Quân khu 9 (1988). Anh hùng LLVTND 1998. Trong chống Pháp và Mỹ, chiến đấu ở chiến trường miền Nam, trưởng thành từ đội trưởng cảm tử Bà Rịa đến chỉ huy trưởng Mặt trận Trà Vinh, trực tiếp chỉ huy hơn 600 chiến dịch và trận đánh trên cương vị từ đại đội trưởng đến tư lệnh Tiền phương quân khu. Sau 30/4/1975 sư đoàn trưởng rồi tư lệnh Mặt trận 979 bảo vệ biên giới Tây Nam.

34. Nguyễn Hải (1924 - 2016)

Đảng viên Cộng sản. Năm 1961, vào chiến đấu ở chiến trường miền Nam, từng giữ chức Phó ban, Trưởng Ban An ninh tỉnh Biên Hòa (1961 - 1965), Bí thư Trảng Bom năm 1967, Bí thư Phân khu 4 (1970 - 1972). Người có công đầu trong việc xây dựng Ban An ninh của tỉnh một cách hệ thống, Trưởng Ban An ninh Biên Hòa, Bà Rịa - Long Khánh. Sau năm 1975, làm Bí thư huyện ủy Trảng Bom, Bí thư huyện ủy Thống Nhất, Trưởng ban Nội chính tỉnh Đồng Nai.

35. Nguyễn Hòa (1927 - 2014)

Thiếu tướng quân đội nhân dân, Bí danh Trần Doanh là một tướng lĩnh cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Tư lệnh quân đoàn 1 trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975; Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu Khí đầu tiên (năm 1980). Tháng 11/1964 - 1965 là chỉ huy phó Tham mưu trưởng chiến dịch Bình Giã. Tháng 11/1965, đồng chí là sư trưởng đầu tiên của sư đoàn 5 (Miền). Năm 1966, là làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 7 mới thành lập. Năm 1967, Phó Tư lệnh quân khu IV kiêm Phó Tư lệnh mặt trận B5. Năm 1968, Sư đoàn trưởng sư đoàn 320. Tháng 4/1974, Tư lệnh Quân đoàn 1, Quân đội nhân dân Việt Nam.

36. Nguyễn Hồng Lâm (1922 - 1986)

Quê Tân Mỹ Đông, quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định; nay thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, bí danh Hồng Lâm, là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng. Tham gia kháng chiến năm 1945; từng giữ các chức vụ: Trung đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng Trung đoàn 312; Trung đoàn trưởng Trung đoàn 300 Nam bộ. Trong chống Mỹ, Chỉ huy trưởng Phân khu 1, rồi Chỉ huy trưởng Phân khu 5. Tư lệnh Quân khu miền Đông. Năm 1973, ông được rút ra Bắc công tác tại Bộ Quốc phòng. Năm 1974, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng.

37. Nguyễn Hữu An (1926 - 1995)

Quê xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình: nhập ngũ 8/1945, thượng tướng năm 1986; Ông trưởng thành từ trong kháng chiến chống Pháp, Trong kháng chiến chống Mỹ, 1964 - 1967 là phó tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên. Năm 1975 - 1979 tư lệnh Quân đoàn 2, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. 1981 - 1984 phó tổng thanh tra quân đội. Năm 1988 - 1991 giám đốc Học viện lục quân, Giám đốc Học viện quân sự cấp cao (1991 - 1995). Huân chương: Độc lập hạng nhất.

38. Nguyễn Minh Châu (1921 - 1999)

Quê xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh; nhập ngũ 1945, thượng tướng 1986; đảng viên Cộng sản 1949, tư lệnh Quân khu 7 (6/1982 - 1987). Trong chống Pháp chiến đấu ở chiến trường Khu 5, trưởng thành từ chiến sĩ đến trung đoàn trưởng. Trong kháng chiến chống Mỹ, sư đoàn phó Sư đoàn 305 (1957). Tháng 2/1963 tư lệnh Quân khu 6. Tháng 9/1969 - 1975 tham mưu phó, tham mưu trưởng quân Giải phóng miền Nam. Tháng 2/1975 tư lệnh Đoàn 232 (tương đương quân đoàn), tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. 2.1976 phó tư lệnh Quân khu 7. Năm 1986 - 87 tư lệnh, bí thư đảng ủy Quân khu 7. Ủy viên Trung ương. Huân chương: Hồ Chí Minh, Quân công (1 hạng nhất, 2 hạng ba)...

39. Nguyễn Minh Đức (1935 - 2017)

Tham gia kháng chiến chống Mỹ ở Biên Hòa, Long Khánh. Nguyên Thường vụ Tỉnh ủy Biên Hòa (đô thị), Trưởng ban Kinh tài, vận động quần chúng, có nhiều đóng góp trong việc huy động sức dân phục vụ kháng chiến ở Biên Hòa. Sau 1975, làm Bí thư Huyện ủy huyện Thống Nhất.

40. Nguyễn Minh Thắng ( - 1972)

Nguyên Tiểu đoàn trưởng, tham gia đánh diệt tiểu khu Phước Thành 1961, Trung đoàn phó, rồi trung đoàn trưởng trung đoàn 4 quân khu miền Đông. Chỉ huy nhiều trận đánh lớn trên chiến trường miền Đông Nam bộ, đặc biệt trên chiến trường Bà Rịa - Long Khánh. Hi sinh ở Tây Ninh năm 1972.

41. Nguyễn Nam Hưng (1933 - 2019)

Thiếu tướng, Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 800 quân khu miền Đông. Tham gia chỉ huy trận đánh diệt Tiểu khu Phước Thành 1961. Trung đoàn phó, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 4 quân khu, phó Tư lệnh, sư lệnh Sư 5 Miền. Tham gia chỉ huy nhiều trận đánh phối hợp chiến dịch Bình Giã (1964); diệt yếu khu quân sự Gia Ray 1966, chiến dịch Xuân Mậu thân 1965, chiến dịch Đồng Xoài 1965. Phó Tư lệnh Quân khu 7, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

42. Nguyễn Thị Minh Nguyệt (1926 - 2004)

Tham gia cách mạng năm 1945, là Phó Hội trưởng Phụ nữ tỉnh Biên Hòa, Tỉnh đội phó tỉnh đội dân quân tỉnh Biên Hòa năm 1947.

43. Nguyễn Thị Tồn

Bà còn có tên là Diệu, người làng Mỹ Khánh, tổng Chánh Mỹ Thượng (nay thuộc phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa). Bà là trưởng nữ của hộ trưởng Nguyễn Văn Lý và là phu nhân của ông Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa, một vị quan thanh liêm, một nhà thơ, nhà soạn tuồng nổi tiếng của Miền Nam cuối thế kỷ XIX. Người đánh trống kêu oan cho chồng được Từ dụ Thái hậu ban tặng Liệt phụ khả gia.

44. Nguyễn Trọng Tâm (1927 - 2010)

Thường gọi Bảy Tâm, Bảy BK, quê Nam Định. Tham gia kháng chiến 1945, năm 1946 là trưởng ban địch vận thành phố Nam Định. Năm 1954, được Trung ương cho “hồi kết” về Nam là cán bộ Binh vận của Xứ ủy. Ông là người thực hiện binh vận đưa một tiểu đoàn Bình Xuyên về với kháng chiến 1955. Người Bí thư Đảng ủy chỉ đạo cuộc vượt ngục Tân Hiệp (2/12/1956), làm trợ lý Ban Chỉ huy quân sự miền. Người chỉ huy đoàn 200 từ chiến khu Đ bắt liên lạc đoàn B90 mở đường Trường Sơn nối Trung ương với miền Đông chiến khu Đ (tháng 10/1961). Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1995. Trong 20 năm từ 1960-1974, ông vừa tham gia xây dựng lực lượng vũ trang, gây dựng cơ sở cho phong trào binh vận ở miền Đông Nam Bộ; vừa chỉ huy chiến đấu nhiều trận, tham gia thí điểm phá ấp chiến lược. Tháng 3/1974, ông giữ chức vụ Ủy viên kinh tài phụ trách thương nghiệp khu miền Đông.

45. Nguyễn Văn Ký (1906 - 1948)

Đảng viên Cộng sản năm 1936. Một trong những người tham gia giành chính quyền năm 1945 ở Biên Hòa; xây dựng đội Công an xung phong, tiền thân công an vũ trang tỉnh Biên Hòa. Bí thư Tỉnh ủy Biên Hòa năm 1947.

46. Nguyễn Văn Nghĩa (1912 - 1946)

Đảng viên Cộng sản, lãnh đạo phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936 - 1939) ở Biên Hòa, xây dựng cơ sở ở Long Thành, Xuân Lộc trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương, từng bị thực dân Pháp giam ở nhà tù Bà Rá. Cách mạng Tháng 8/1945, ông là người kéo cờ giành chính quyền ở Tòa bố Biên Hòa. Năm 1946, là Chủ tịch Mặt trận Việt Minh ở Biên Hoà, bị thực dân Pháp giết hại vào cuối năm 1946.

47. Nguyễn Văn Quảng (1926 - 2002)

Trong kháng chiến chống Pháp chỉ huy Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 310 Biên Hòa. Trong kháng chiến chống Mỹ, năm 1961 là Chính ủy Trung đoàn 2 là trung đoàn chủ lực của Miền. Đồng chí Quảng và Trung đoàn 2 tham gia các chiến dịch Bình Giã, Đồng Xoài, Bàu Bàng 1, đường 13, đánh bại cuộc hành quân Junction City, cùng Sư đoàn 9 đánh địch tấn công qua Campuchia, góp phần giúp bạn giải phóng phía Đông và Đông Bắc Campuchia, tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ góp phần giải phóng Lộc Ninh và tham gia các chiến dịch ở đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1981 - 1982 là đại tá Tư lệnh Quân đoàn 4.

48. Nguyễn Văn Trị (1920 - 1969)

Người quê Tân Uyên tỉnh Biên Hòa. Tham gia kháng chiến năm 1945, nguyên Thư ký Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Biên Hòa. Trong kháng chiến chống Mỹ là Bí thư Tỉnh ủy Biên Hòa; Bí thư Tỉnh ủy Biên Hòa U1. Khu ủy viên dự khuyết Khu ủy miền Đông, hi sinh năm 1969 trên đường công tác.

49. Phạm Văn Hy (1931 - 2010)

Quê Hưng Yên Hải Dương. Trước 1945 đi công tra cao Biên Hòa. Tham gia cách mạng 1954. Năm 1964 Bí thư Tỉnh ủy Long Khánh, sau Bí thư Bà Rịa - Long Khánh; Bí thư Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, tổng cục trưởng Cao su Việt Nam, Bí thư Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Người tham gia suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên địa bàn ngày nay là tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng tàu; khu ủy viên miền Đông Nam bộ (1972 - 1975), ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa III.

50. Phạm Văn Thuận (1906 - 1982)

Quê xã Bình Ý huyện Châu Thành tỉnh Biên Hòa (nay là xã Bình Phước huyện Vĩnh Cửu). Đảng viên cộng sản 1936. Một trong lãnh đạo cách mạng tháng 8/1945 ở Biên Hòa. Trong kháng chiến chống pháp, Bí thư Tỉnh ủy Biên Hòa (1948 - 1951; 1954 - 1955), Phó Bí thư tỉnh ủy Thu Biên (1951 - 1954). Bí thư Khu ủy khu 10, Bí thư Đảng ủy quân dân y của Trung ương Cục miền nam. Sau 30/4/1975, Phó Chánh thanh tra nhà nước phụ trách phía Nam.

51. Phan Đình Công

Quê Quảng Ngãi, đảng viên Cộng sản tháng 5/1945. Chính trị viên Chi đội 10 (1946). Sau đó là chính trị viên chi đội 16 tỉnh Bà Rịa. Chính trị viên trung đoàn 397 Bà Rịa trong kháng chiến chống Pháp. Trưởng ban khu công nghiệp Biên Hòa sau 1975. Năm 1976 là Phó ban Khoa giáo Tỉnh ủy Đồng Nai.

52. Tạ Minh Khâm (1924 - 1999)

Quê Mõ Cày Bến Tre. Tham gia kháng chiến 1945. Năm 1961 từ miền Bắc trở về Nam chiến đấu, từ tiểu đoàn trưởng lên trung đoàn trưởng trung đoàn 2 (Q762), tham gia chỉ huy chiến dịch Bình Giã thắng lợi, trung đoàn được mang tên Bình Giã. Sau bình giã tham gia chỉ huy chiến dịch Đồng Xoài đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ. Ngày 2/9/1965 là sư đoàn trưởng sư đoàn 9, sư đoàn đầu tiên. Năm 1966 chỉ huy sư đoàn 9 đánh bại trận càn Gian Xơn City của Mỹ vào căn cứ Dương Minh Châu của miền. Tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Năm 2015 được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

53. Tạ Nguyên Thiều (1648 - 1728)

Thiền sư gốc người ở huyện Trinh Hương, phủ Triều Châu tỉnh Quảng Đông. Năm 19 tuổi (1666) thiền sư cát ái từ thân, xuất gia học đạo với Hòa thượng Bổn Quả - Khoáng Viên ở chùa Bảo Tự, được ban Pháp danh là Nguyên Thiều pháp tự Hoán Bích, pháp hiệu Thọ Tông thuộc phái Lâm Tế đời thứ 33. Người có công lớn truyền thừa Phật pháp ở miền Trung và Nam bộ. Khi ông mất, các đệ tử lập tháp vọng ở Kim Cang Tự (nay thuộc xã Bình Lợi huyện Vĩnh Cửu).

54. Tạ Quang Tỷ (1925 - 1991)

Người dân tộc Hoa, quê ở xã Dị Thành, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ. Trong chiến dịch Bình Giã đồng chí Tỷ đại đội trưởng đại đội 1, tiểu đoàn 1, trung đoàn 762. Đại đội phó Tạ Quang Tỷ là người luôn đi đầu chỉ huy chiến sĩ diệt địch, là người đầu tiên nhảy lên xe dùng vũ khí của địch trên xe đánh địch. Đồng chí được đồng đội yêu mến tặng cho các danh hiệu như “Đại đội trưởng chặn đầu”, “Đại đội trưởng khóa đuôi”, “Đại đội trưởng đột phá”, “Chưa hết thương binh, tử sĩ Tạ Quang Tỷ chưa về”. Đồng chí được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân giải phóng năm 1967. Khi đó là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 4, trung đoàn 2, sư đoàn 9.

55. Tống Viết Dương (1924 - 2013)

Từ tháng 2 năm 1962 đến Xuân 1975, Tống Viết Dương hoạt động tại địa bàn Đông Nam bộ và Cam - pu - chia. Đầu năm 1965, ông chỉ huy đơn vị đánh sân bay và trường huấn luyện cảnh sát địch ở Rạch Dừa (Vũng Tàu). Ngày 21/1/1971, chỉ huy lữ biệt động 367 đánh sân bay Pochengtông (Cam - pu - chia), đã phá hủy nhiều máy bay, diệt nhiều tên giặc lái và nhân viên kỹ thuật, phá hủy 1.000 tấn bom đạn. Trận đánh sân bay Bát - tam - băng tháng 4/1973, phá hủy 18 máy bay và hàng trăm tấn bom đạn. Ngày 26/6/1974, chỉ huy đánh căn cứ biệt kích Nước Trong. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh là sư phó sư đặc công Miền đánh vào Sài Gòn. Anh hùng lực lượng vũ trang năm 1978.

56. Trần Công An (1920 - 1998)

Quê Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa, tham gia kháng chiến từ năm 1945. Ngày 19/3/1948, ông cùng du kích Tân Uyên đánh tháp canh cầu bà Kiên đầu tiên. Cách đánh này sau phát triển thành cách đánh đặc công, Đại đội trưởng đại đội đặc công đầu tiên Nguyễn Văn Nghĩa. Trong kháng chiến chống Mỹ, năm 1965 là Tỉnh đội trưởng Biên Hòa (U1), người chỉ huy đánh nhiều trận lớn vào sân bay Biên Hòa và Tổng kho Long Bình. Anh hùng lực lượng vũ trang 1988.

57. Trần Minh Trí

Đảng viên trước 1945, tham gia phong trào đấu tranh công nhân nhà máy xe lửa ở Hòa Hưng. Hoạt động ở Biên Hòa sau cách mạng tháng 8/1945. Năm 1946 được bầu bí thư Tỉnh ủy Biên Hòa.

58. Trần Nam Trung (1912-2009)

Tự Hai Hậu, quê làng Thi Phổ, xã Đức Trung (nay là xã Đức Thạnh), huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Từ tháng 9/1945, ông được cử làm Xứ ủy viên Trung bộ, phụ trách quân sự. Tháng 5/1961, ông trở vào Nam bộ lần thứ hai với bí danh Trần Nam Trung. Ủy viên Trung ương cục tháng 10/1961 phụ trách quân sự, đồng thời giữ chức ủy viên Quốc phòng trong Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam. Bí thư Khu ủy miền Đông 1972 - 1973. Trung tướng năm 1961, Thượng tướng năm 1974.

59. Trần Văn Quỳ (1906 - 1968)

Quê Tân Uyên tỉnh Biên Hòa (nay là Bình Dương). Vào đảng năm 1936. Năm 1940 Tỉnh ủy Biên Hòa thành lập đội du kích để chuẩn bị cho Nam kỳ khởi nghĩa (11/1940), ông là đội trưởng chỉ huy 35 du kích. Cuộc khởi nghĩa không thành ông đưa đội du kích rút vào rừng sâu. Tháng 8/1945, ông đưa đội du kích tham gia dưới chính quyền ở Tân Uyên, gia nhập vào bộ đội Huỳnh Văn Nghệ (Vệ quốc đoàn Biên Hòa). Trong kháng chiến chống Mỹ, ông góp công lớn trong việc xây dựng căn cứ chiến khu Đ.

60. Trần Văn Triết

Đảng viên tiền khởi nghĩa, người quê Tân Uyên Biên Hòa. Tỉnh ủy Biên Hòa tháng 2/1937, góp phần xây dựng đội Du kích Nam kỳ khởi nghĩa Biên Hòa năm 1937 - 1940.

61. Trần Việt Trung

Cán bộ công vận của liên hiệp công đoàn nam bộ. Năm 1946 được tăng cường về hoạt động ở miền Đông nam bộ. Một cán bộ công đoàn năng nổ, xây dựng phong trào công nhân xây dựng Công đoàn kháng chiến ở Biên Hòa, Xuân Lộc, Bà Rịa. Sau 1975, là cán bộ tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

62. Trần Văn Thi

Người quê xã Long Điền huyện Long Đất (nay là huyện Long Điền) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tham gia kháng chiến từ sau cách mạng tháng Tám 1945. Trong kháng chiến chống Pháp từng là huyện ủy viên. Sau 1954 là Bí thư huyện ủy Long Điền, Bí thư huyện ủy Xuyên Mộc, Chánh văn phòng tỉnh ủy Bà Rịa - Long Khánh. Sau 1975 là Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai.

63. Trịnh Trọng Tráng

Công nhân nhà máy cưa BIF Biên Hòa, đảng viên chi bộ nhà máy. Cùng lãnh đạo công nhân tham gia Thanh niên Tiền Phong ban xí nghiệp, giành chính quyền trong cách mạng tháng tám 1945. Tổng thư ký Công Đoàn tỉnh biên Hòa. Ủy viên Ban nghiên cứu lịch sử đảng phụ trách Biên Hòa năm 1966.

64. Trịnh Văn Dục

Người quê Thanh Hóa, đảng viên năm 30, tham gia Ban Cán sự miền Đông 1940. Người có công lớn trong việc xây dựng cơ sở Đảng ở các đồn điền cao su Biên Hòa, người xây dựng Chi bộ Đảng Bình Sơn, lãnh đạo giành chính quyền ở huyện Long Thành, trở thành Bí thư, Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện Long Thành. Sau đó chuyển về công tác ở Ban quốc dân thiểu số Biên Hòa và quân khu 7.

65. Võ Bẩm (1915 - 2008)

Quê xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi; vào đảng 1934. Năm 1934, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 5/1959, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ tổ chức và đi mở Đường Trường Sơn, được cử làm Đoàn trưởng đầu tiên (Tư lệnh đầu tiên) Đoàn 559. Năm 1965, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh 559. Tháng 1/1967, ông làm Chính ủy Đoàn 95. Từ tháng 11/1967 đến năm 1968, ông làm Cục trưởng Cục Quản lý giáo dục kiêm Trưởng phòng Chính trị Bộ Tổng Tham mưu. Từ tháng 8/1971 đến năm 1978, ông làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra Quân đội, thụ phong quân hàm Thiếu tướng năm 1974.

66. Võ Cương

Trước cách mạng tháng Tám 1945 là sinh viên y khoa Đại học Đông Dương. Sau 1945 tham gia kháng chiến. Tháng 7/1947, Võ Cương được kết nạp Đảng. Theo các lớp học do bác sĩ Trần Quang Đán tổ chức trở thành bác sĩ. Nguyên là Chính trị viên Chi đội 10 Biên Hòa (1947). Tham gia trận đánh Tua Hai mở đầu cho Đồng khởi ở miền Đông Nam bộ. Sau 1975 là Bí thư Đảng ủy trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

67. Vũ Hồng Phô (1922 - 2009)

Tức Vũ Khánh đảng viên trước 1945. Năm 1944 là Bí thư Chi bộ đảng cao su Bình Sơn. Trong kháng chiến chống pháp là Bí thư Huyện ủy Long Thành. Trong kháng chiến chống Mỹ, Bí thư huyện ủy Long Thành, Chánh văn phòng Tỉnh ủy Biên Hòa, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Biên Hòa, Hiệu trưởng Trường Đảng tỉnh Đồng Nai (sau 1975), Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.

IV. NHÓM TÊN ĐỊA DANH, SỰ KIỆN

1. Hoàng Sa

Quần đảo Hoàng Sa (Cát vàng), tên gọi quốc tế phổ biến bằng tiếng Anh là Paracel Island, một nhóm khoảng 30 đảo, rạn san hô, cồn cát và bãi đá ngầm ở Biển Đông. Quần đảo nằm cách miền Trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines; cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 200 hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 hải lý. Từ thế kỷ 17 - 18 các chúa Nguyễn đã tổ chức khai thác trên quần đảo hàng năm kéo dài theo mùa (6 tháng). Đến đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn (Việt Nam từ Gia Long 1802) với tư cách nhà nước đã chính thức xác lập chủ quyền trên quần đảo. Các hoạt động thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn được tiến hành với mật độ dày và thường xuyên trong thế kỷ XIX bao gồm các công việc khảo sát đo đạc thủy trình, đo vẽ bản đồ dài ngày, xây xong sau nhiều ngày quốc tự trên đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, cắm bia chủ quyền, và cứu hộ hàng hải quốc tế. Trong thời gian 1945 - 1954, Hoàng Sa do Pháp quản lý và từ năm 1956, Việt Nam Cộng hòa tiếp nối thực hiện kiểm soát quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Hoàng Sa là máu thịt của Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ tư liệu về lịch sử và pháp ý quốc tế khẳng định chủ quyền của mình ở đây.

2. Trường Sa

Quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Islands) là một tập hợp các thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng ngư nghiệp trù phú đồng thời sở hữu trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn thuộc biển Đông. Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa dựa trên các luận cứ về hành động chiếm hữu thực tế, quản lý liên tục và hòa bình dưới các triều đại phong kiến và thể chế hiện nay phù hợp luật pháp quốc tế. Các sử liệu cổ của Việt Nam ghi chép rằng các địa danh như: Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn Lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn Lý Trường Sa thuộc lãnh thổ của Việt Nam, ít nhất là từ thế kỉ 17. Với chính quyền Việt Nam Cộng hòa, từ ngày 22/10/1956, Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy. Từ ngày 6/9/1973, quần đảo Trường Sa thuộc xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy. Với chính quyền Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ ngày 28/12/1982, huyện Trường Sa từ tỉnh Đồng Nai sang tỉnh Phú Khánh. Từ ngày 1/7/1989, huyện Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Việt Nam chia quần đảo Trường Sa thành tám cụm là cụm Song Tử, cụm Thị Tứ, cụm Loại Ta, cụm Nam Yết, cụm Sinh Tồn, cụm Trường Sa, cụm An Bang (trước đây gọi là cụm Thám Hiểm) và cụm Bình Nguyên. Ngày 11/4/2007, Chính phủ Việt Nam thành lập thị trấn Trường Sa và hai xã Song Tử Tây và Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa. Các thị trấn và xã này được thành lập trên cơ sở các hòn đảo cùng tên và các đảo, đá, bãi phụ cận.

3. 3 Tháng 2

3 Tháng 2 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày này, đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế cộng sản triệu tập hội nghị hợp nhất tại Hương Cảng (Hồng Kông Trung quốc) gồm đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (thành lập tháng 9/1929), An Nam Cộng sản Đảng (thành lập tháng 11/1929. Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng sau ngày thành lập) chính thức hình thành đảng Cộng Sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua Điều lệ Đảng, Chính cương vắn tắt... do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Ngày 3/2/1930 trở thành sự kiện lịch sử quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đảng ra đời lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập dân tộc, đấu tranh thống nhất đất nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.

4. 30 Tháng 4

Ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất. Đây là sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, của dân tộc. Sau 9 năm kháng chiến chống Pháp và 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, khát khao bao đời của dân tộc: Độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc cùng đi vào kỷ nguyên mới, thực hiện nhiệm vụ mới là xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước xã hội chủ nghĩa. Một sự kiện lịch sử có ý nghĩa dân tộc và ý nghĩa thời đại trong Thế kỷ 20.

5. 17 Tháng Tư

Ngày 17/4/1975, sau 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân dân huyện Thống Nhất với sự hỗ trợ của các sư đoàn chủ lực của Miền và Quân khu miền Đông, tỉnh Biên Hòa đã tiến công nhiều đơn vị quân đội Sài Gòn, giải phóng Dầu Giây; đồng thời phát động quần chúng nổi dậy làm chủ và giải phóng huyện Thống Nhất. Ngày 17/4 đánh dấu cột mốc lịch sử quan trọng của huyện Thống Nhất, thể hiện tinh thần, ý chí quyết tâm của toàn Đảng bộ huyện vì sự nghiệp thống nhất đất nước.

6. 21 tháng 4

Là ngày giải phóng thị xã Long Khánh, nay là thành phố Long Khánh; một sự kiện lịch sử có ý nghĩa với Đảng bộ và nhân dân thành phố; sự toàn thắng của chiến tranh nhân dân, Đảng bộ và quân dân Long Khánh cùng cả nước hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.

7. Cách mạng Tháng Tám

Là sự kiện dưới sự lãnh đạo của Trung ương, xứ ủy Nam bộ, Đảng bộ tỉnh Biên Hòa, nhân dân Long Khánh đã nhất tề nổi dậy, tháo xiềng xích của thực dân đế quốc giành được chính quyền. Hai sự kiện lịch sử thể hiện khát vọng của nhân dân Việt Nam nói chung, của nhân dân thành phố Long Khánh nói riêng, gắn với với những tên đường mang tên danh nhân lịch sử đấu tranh cho độc lập, dân chủ như: Trần Huy Liệu, Hồ Thị Hương, Nguyễn Thị Minh Khai và sự kiện Cách mạng Tháng Tám 1945 của dân tộc Việt Nam.

8. Đồi Rìu

Địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân qua nhiều thế hệ khu vực Quốc lộ 56, Đồi Rìu, thành phố Long Khánh.

9. Bến Nhì

Địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân qua nhiều thế hệ khu vực Đường Xuân Lập, Bàu Sen, thành phố Long Khánh.

10. Bốn Thước

Địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân qua nhiều thế hệ khu vực đường Duy Tân, thành phố Long Khánh.

11. Đồng Cầu

Địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân qua nhiều thế hệ khu vực Ruộng Tre - Xuân Bắc, thành phố Long Khánh.

12. Đồng Háp

Địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân qua nhiều thế hệ khu vực Bảo Vinh B, Bàu Cối, thành phố Long Khánh.

13. Suối Đá

Địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân qua nhiều thế hệ khu vực Ruộng Tre - Xuân Bắc, thành phố Long Khánh.

14. Ruộng Tre

Địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân qua nhiều thế hệ khu vực Ruộng Tre - Thọ An nối dài, thành phố Long Khánh.

15. Hòa Bình

Địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân qua nhiều thế hệ khu vực Bàu Trâm 1, thành phố Long Khánh.

16. Hòa Hợp

Địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân qua nhiều thế hệ ở khu vực Bàu Trâm 1, thành phố Long Khánh.

17. Suối Rết

Địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân qua nhiều thế hệ ở khu vực đường Hồ Thị Hương nối dài, thành phố Long Khánh.

18. Suối Tre

Địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân qua nhiều thế hệ khu vực đường Bình Lộc - Suối Tre, thành phố Long Khánh.

19. Sông Phố

Quảng trường, nơi diễn ra sự kiện mít tinh mừng Cách mạng Tháng Tám 1945 ở Biên Hoà.

20. Dầu Giây

Địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân khu vực Thống Nhất

21. Cầu Sắt

Địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân khu vực thành phố Long Khánh.

22. Cây Da

Địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân khu vực thành phố Long Khánh

23. Độc Lập

Địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân khu vực huyện Thống Nhất

24. Thống Nhất

Địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân khu vực huyện Thống Nhất./.



1 Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh (1999), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, tr.91

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1210/QĐ-UBND ngày 26/05/2023 Danh mục tên đường và công trình công cộng để đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Long Khánh (giai đoạn 2); thị trấn Dầu Giây (Thống Nhất); thị trấn Long Giao (Cẩm Mỹ) tỉnh Đồng Nai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


923

DMCA.com Protection Status
IP: 3.148.105.152
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!