UỶ
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
1206/2005/QĐ-SGD&ĐT
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 07 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIẾP NHẬN VÀ THUYÊN CHUYỂN GIÁO
VIÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI - AMSTERDAM VÀ TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
Căn cứ Quyết định số 3688/GDCN ngày 06/8/1990
và Quyết định số 27/QĐ-UB ngày 01/3/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc
thành lập và quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Giáo
dục và Đào tạo Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 634-QĐ/TU ngày 05/11/2001 của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội
ban hành Quy định về phân công phân cấp quản lý cán bộ;
Căn cứ Quyết định số 128/2001/QĐ-UB ngày 17 tháng 12 năm 2001 của UBND thành phố
Hà Nội ban hành Quy chế quản lý cán bộ, công chức, biên chế và quĩ tiền lương,
tiền công các đơn vị thuộc thành phố Hà Nội;
Xét đề nghị của ông Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở GD&ĐT.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành Quy định
về tiếp nhận và thuyên chuyển giáo viên Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
và Trường THPT Chu Văn An trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
Điều 2 : Quyết định này
có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3 : Chánh Văn
phòng, Trưởng các Phòng, Ban của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Hiệu trưởng hai
Trường trên, các trường THPT trực thuộc Sở và cá nhân có liên quan thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- UBND Thành phố ( để báo cáo) ;
- Sở Nội Vụ;
- Như điều3;
- Lưu VT, TCCB.
|
GIÁM ĐỐC SỞ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
Nguyễn Tiến Đoàn
|
QUI ĐỊNH
VỀ TIẾP NHẬN VÀ THUYÊN CHUYỂN GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN
HÀ NỘI-AMSTERDAM VÀ TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1206/QĐ- SGD&ĐT ngày 05 tháng 07năm
2005 của Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội)
Chương 1:
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1 : Phạm vi điều
chỉnh
Quy định này quy định về việc tiếp nhận và
thuyên chuyển giáo viên đối với Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam và Trường
THPT Chu Văn An, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ( sau đây gọi tắt là
Trường chuyên ).
Điều 2 :Phân loại giáo
viên
Giáo viên dạy ở hai Trường trên gồm có 2 loại :
giáo viên chuyên và giáo viên khác.
- Giáo viên chuyên : là những giáo viên dạy môn
chuyên.
- Giáo viên khác : là những giáo viên dạy các
môn không chuyên.
Điều 3 : Nhiệm
vụ và quyền lợi của giáo viên
a. Nhiệm vụ : Giáo viên Trường chuyên ngoài việc
thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền của giáo viên được qui định trong Điều lệ
Trường trung học còn có nhiệm vụ :
-Trực tiếp bồi dưỡng và phát triển năng khiếu của
học sinh.
-Trực tiếp tham gia nghiên cứu khoa học và đào tạo
bồi dưỡng giáo viên viên kế cận dạy môn chuyên.
-Tổ chức và hướng dẫn học sinh học môn chuyên tập
dượt nghiên cứu khoa học phù hợp với trình độ và tâm lý học sinh.
-Thực hiện thêm các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng
phân công.
b. Quyền lợi :
-Được hưởng chính sách ưu tiên tại Điều 5 của
quy chế Trường trung học phổ thông chuyên; Điều 8 của Pháp lệnh Thủ đô; Quyết định
số 168/2002/QĐ-UB ngày 05/12/2002 của UBND TP Hà Nội về thu hút, sử dụng, đào tạo,
bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
-Giáo viên chuyên, giáo viên khác có học sinh đạt
giải quốc gia, quốc tế được Sở GD&ĐT đề nghị UBND thành phố Hà Nội tặng bằng
khen, hưởng thêm phụ cấp ưu đãi, tăng lương trước 6 tháng hoặc 12 tháng.
Chương 2:
TIẾP
NHẬN GIÁO VIÊN
Điều 4: Điều kiện đối với giáo viên chuyển
về Trường
1. Đối với giáo viên chuyên :
Giáo viên chuyển về Trường dạy môn chuyên cần có
những điều kiện sau đây :
-Giáo viên tốt nghiệp đại học hệ chính qui dài hạn
tập trung từ loại khá trở lên, trong biên chế, có thâm niên công tác ít nhất là
3 năm.
-Độ tuổi : nam dưới 50 tuổi, nữ dưới 45 tuổi.
-Có thêm một trong các điều kiệnsau đây :
+ Có học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế đúng
môn cần tuyển.
+ Là học sinh chuyên môn cần tuyển khi học THPT.
+ Là giáo viên giỏi cấp tỉnh đúng môn cần tuyển.
+ Có bằng thạc sĩ, tiến sĩ đúng môn cần tuyển.
+ Là giáo viên dạy môn chuyên cần tuyển ở các
trường THPT chuyên.
2. Đối với giáo viên khác :
Giáo viên chuyển về dạy các môn khác cần có những
điều kiện sau đây :
-Giáo viên trong biên chế, có thâm niên công tác
ít nhất là 3 năm.
-Độ tuổi : nam dưới 53 tuổi, nữ dưới 48 tuổi.
-Bản thân,hoặc vợ ( chồng )có hộ khẩu thường trú
tại Hà Nội hoặc bản thân có hộ khẩu gốc tại Hà Nội.
-Có thêm một trong các điều kiện sau đây :
+ Tốt nghiệp đại học hệ chính qui dài hạn tập
trung từ loại khá trở lên
+ Có bằng thạc sĩ, tiến sĩ đúng môn cần tuyển
+ Là giáo viên giỏi cấp tỉnh môn cần tuyển.
3. Tuyển giáo viên dạy hợp đồng :
Nếu Trường còn thiếu giáo viên, trong khi Thành
phố chưa tổ chức xét tuyển, Nhà trường có thể tuyển giáo viên dạy hợp đồng ngắn
hạn theo các yêu cầu sau :
- Giáo viên tốt nghiệp đại học hệ chính qui dài
hạn tập trung từ loại khá trở lên hoặc có bằng thạc sĩ, tiến sĩ đúng chuyên môn
cần tuyển.
- Ký hợp đồng lao động ngắn hạn theo qui định.
- Hiệu trưởng báo cáo với Sở ( qua phòng TCCB )
danh sách giáo viên đã ký hợp đồng.
Điều 5 :Hồ sơ tiếp nhận
A. Hồ sơ bao gồm :
1.Đơn xin chuyển công tác có ý kiến của thủ trưởng
đơn vị ( khi đã được trường đồng ý tiếp nhận cầnbổ sung thêm công văn cho đi của
Sở Nội vụ nếu từ tỉnh ngoài, của Vụ TCCB nếu từ cơ quan trung ương, của phòng
GD&ĐT, UBND quận huyện nếu từ quận huyện ).
2.Sơ yếu lí lịch có xác nhận của thủ trưởng đơn
vị ( có giá trị trong 6 tháng ).
3.Giấy khai sinh ( bản sao công chứng ).
4.Bằng cấp chuyên môn ( bản sao công chứng ).
5.Các quyết định tuyển dụng, quyết định bổ nhiệm
chính thức đối với người tốt nghiệp từnăm 1997 đến nay ( bản sao công chứng ).
6. - Bản thân có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội:
nộp hộ khẩu (bản sao công chứng), giấy xác nhận hộ khẩu của công an khu vực.
- Bản thân không có hộ khẩu thường trú Hà Nội: nộp
hộ khẩu sao công chứngcủa chồng ( vợ ), bản sao công chứng giấy đăng ký kết
hôn, giấy đề nghị nhập hộ khẩu của chủ hộ có ý kiến của công an khu vực.
- Trường hợp đặc biệt, áp dụng Quyết định số
168/2002/QĐ-UB ngày 05/12/2002 của UBND TP Hà Nội về thu hút, sử dụng, đào tạo,
bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao thì không cần hộ khẩu
nhưng phải có địa chỉ nhập hộ khẩu và giấy đề nghị nhập hộ khẩu của chủ hộ có ý
kiến của công an khu vực.
7.Giấy khám sức khoẻ ( do bệnh viện, trung tâm y
tế cấp huyện và tương đương trở lên cấp , có giá trị trong 6 tháng ).
8.Các giấy tờ khác ( bản kiểm điểm quá trình
công tác có ý kiến của thủ trưởng đơn vị, kiểm điểm đảng viên ( nếu có ), sao
công chứng quyết định nâng lương gần nhất, sổ BHXH, giấy khen, các chứng chỉ,...
).
B.Số lượng hồ sơcần nộp :
-Đối với người thuyên chuyển công tác trong nội
bộ Thành phố : nộp 02 bộ (01 bộ nộp cho phòngTổ chức cán bộ, 01 bộ nộp cho trường
tiếp nhận).
- Đối với người thuyên chuyển công tác từ tỉnh
ngoài, cơ quan trung ương: nộp 03 bộ ( 01bộ nộp cho phòng Tổ chức cán bộ, 01 bộ
nộp cho trường tiếp nhận, 01 bộ chuyển Sở Nội vụ hoặc UBND Thành phố ).
Điều 6 : Qui trình tiếp
nhận giáo viên
Quy trình tiếp nhận gồm có 5 bước sau đây :
1.Giới thiệu về trường :
- Người xin chuyển công tác nộp hồ sơ tại phòng
Tổ chức cán bộ ( TCCB ) của Sở.
- Căn cứ hồ sơ, chỉ tiêu và sau khi thoả thuận với
Hiệu trưởng, phòng TCCB viết giấy giới thiệu về trường.
- Trường hợp người xin chuyển công tác trực tiếp
liên hệ với nhà trường, Hiệu trưởng hướng dẫn người xin chuyển làm việc với
phòng TCCB để tiến hành thủ tục giới thiệu về trường.
2.Tổ chức dạy thử và đánh giá :
- Nhà trường giao cho tổ chuyên môn tổ chức dạy
thử từ 3-5 tiết để đánh giá năng lực chuyên môn (trong khoảng thời gian không
quá 02 tháng kể từ khi Sở giới thiệu về Trường).
- Tổ chuyên môn gửi văn bản đánh giá cho Hiệu
trưởng.
- Có ý kiến đánh giá về tiết dạy thử của phòng
Giáo dục trung học Sở GD&ĐT.
- Hiệu trưởng là người đề nghị và chịu trách nhiệm
về đề nghị của mình.
3. Trường gửi Công văn lên Sở GD&ĐT :
- Hiệu trưởng gửi công văn lên Sở GD&ĐT (qua
phòng TCCB ).
- Phòng TCCB tiến hành các bước tiếp theo nếu được
trường đồng ý tiếp nhận, nếu không được trả lời cho người xin chuyển biết.
4. Trình Giám đốc Sở GD&ĐT:
- Phòng TCCB thụ lý hồ sơ và trình Giám đốc Sở.
- Giám đốc Sở ký quyết định đối với những trường
hợp thuyên chuyển từ quận, huyện và các trường trực thuộc Sở.
-Giám đốc Sở ký công văn đề nghị UBND Thành phố
đối với những trường hợp từ tỉnh ngoài, cơ quan trung ương.
5. Trình UBND Thành phố
- Sở Nội vụ thụ lý hồ sơ và trình UBND Thành phố
.
- UBND Thành phố ký quyết định đối với những trường
hợp thuyên chuyển không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.
- Sở Nội vụ ký quyết định đối với những trường hợp
thuyên chuyển có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.
6. Traoquyết định :
- Khi có quyết định, phòng TCCB có trách nhiệm
báo cho nhà trường và cá nhân biết để nhận quyết định. Quyết định trao trực tiếp
cho cá nhân tại phòng TCCB Sở GD&ĐT.
- Người nhận quyết định có trách nhiệm :
+ Kê khai Hồ sơ điện tử và nộp lại cho phòng
TCCB .
+ Nộpcho phòng TCCB quyết định cho đi của UBND
quận, huyện ( đối với người xin chuyển từ quận, huyện trong thành phố Hà Nội ),
của Sở Nội vụ ( đối với người xin chuyển từ các tỉnh ), của Vụ TCCB ( đối với
người xin chuyển từ cơ quan trung ương ).
+ Nộp cho Hiệu trưởng trường tiếp nhận : quyết định
tiếp nhận, hồ sơ gốc trường cũ đang quản lí ( có niêm phong ), giấy thôi trả
lương, sổ BHXH và các giấy tờ cần thiết khác.
Chương 3:
THUYÊN
CHUYỂN GIÁO VIÊN
Điều 7 :Những trường hợp
giáo viên cần được sắp xếp lại
1.Luân chuyển trong nội bộ trường
2. Thuyên chuyển ra khỏi trường
Giáo viên thuộc một trong các trường hợp sau đây
thuộc diện thuyên chuyển:
- Không đáp ứng đượcyêu cầu chuyên môn của Trường
chuyên.
- Thiếu tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và
công tác, quan hệ không tốt với phụ huynh và học sinh ảnh hưởng đến uy tín Nhà
trường.
- Không đủ sức khoẻ dạy chuyên.
Điều 8 :Luân chuyển
trong nội bộ trường
- Là luân chuyển dạy từ lớp này sang lớp khác hoặc
được phân công sang làm công tác khác.
- Tiến hành luân chuyển sau mỗi học kỳ hoặc sau
mỗi năm học.
- Hiệu trưởng chỉ đạo và thực hiện việc luân
chuyển sau khi đã trao đổi với Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và tổ trưởng
chuyên môn có giáo viên luân chuyển.
- Hàng năm, Hiệu trưởng có trách nhiệm báo cáo
tình hình luân chuyển nội bộ của trường với Sở ( qua phòng TCCB ).
Điều 9 :Thuyên chuyển ra
khỏi trường
- Là thuyên chuyển về dạy ở các trường THPT khác
trực thuộc Sở hoặc sang làm công tác khác trong các đơn vị trực thuộc Sở
GD&ĐT Hà Nội.
- Tiến hành thuyên chuyển sau khi kết thúc năm học.
- Hiệu trưởng chỉ đạo và thực hiện việc thuyên
chuyển.
Điều 10 :Quy trình
thuyên chuyển ra khỏi trường
Quy trình thuyên chuyển ra khỏi trường gồm có 5
bước sau đây :
1. Xác định giáo viên thuộc diện xem xét thuyên
chuyển :
Hiệu trưởng căn cứ vào đánh giá của học sinh, phụ
huynh học sinh (qua các hình thức phù hợp), giáo vụ, tổ trưởng chuyên môn, giám
hiệu phụ trách chuyên môn để xác định giáo viên thuộc diện xem xét thuyên chuyển.
2. Trao đổi trực tiếp với giáo viên :
Hiệu trưởng trao đổi trực tiếp với giáo viên thuộc
diện xem xét thuyên chuyển về những nội dung sau:
-Đánh giácủa học sinh, phụ huynh, giáo vụ, tổ
trưởng chuyên môn và ý kiến của ban Giám hiệu nhà trường đối với giáo viên đó.
-Hướng xử lý việc thuyên chuyển tiếp theo.
3. Họp liên tịch tham khảo ý kiến:
Trước khi quyết định, Hiệu trưởng tổ chức họp
liên tịch để lấy ý kiến tham khảo bao gồm các thành phần :
- Đối với trường hợp thuyên chuyển vì lý do
chuyên môn :gồm có Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, phụ trách
giáo vụ, tổ trưởng chuyên môn.
- Đối với trường hợp thuyên chuyển vì các lý do
khác : gồm có Hiệu trưởng, Hiệu phó chuyên môn, phụ trách giáo vụ, tổ trưởng
chuyên môn, Chủ tịch công đoàn và Trưởng ban thanh tra nhân dân.
- Trong trường hợp các ý kiến tham khảo không thống
nhất thì Hiệu trưởng là người quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của
mình.
4. Gửi Công văn đề nghị :
Hiệu trưởng gửi công văn đề nghị thuyên chuyển
lên Giám đốc sở GD&ĐT ( qua phòng TCCB ).
5. Trình Giám đốc Sở :
Phòng Tổ chức cán bộ thụ lý hồ sơ, tham khảo ý
kiến phòng Giáo dục trung học, thoả thuận với Hiệu trưởng Trường tiếp nhận,
trình Giám đốc sở GD&ĐT xem xét quyết định.
Chương 4:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11 :Quy định này
có hiệu lực từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì phát
sinh, các trường phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (qua phòng TCCB) để
bổ sung hoàn thiện./.