BỘ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
1177/QĐ-BTNMT
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số
178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Vụ trưởng Vụ
Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Vị trí và chức năng
Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tham mưu
giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản, địa chất; tổ chức thực
hiện điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản,
phát hiện mỏ; thăm dò khoáng sản trên phạm vi cả nước.
Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp
luật.
Điều 2.
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ trưởng văn bản quy
phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch năm năm, hàng năm về điều tra
cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, quản lý, bảo
vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản; quy định việc lập, thẩm định
đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản, nội dung dự án điều tra cơ bản địa chất về
tài nguyên khoáng sản; hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra
việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Trình Bộ trưởng cơ chế, chính
sách, thuế, phí, lệ phí, các nguồn thu khác và các hình thức ưu đãi liên quan đến
điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản; hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện sau khi được
phê duyệt.
3. Chủ trì xây dựng tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá trong điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên
khoáng sản.
4. Phối hợp với
các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện việc tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về địa chất, khoáng sản; nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.
5. Tổ chức thực hiện điều tra cơ
bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản bao gồm: điều
tra, phát hiện tiềm năng tài nguyên khoáng sản đồng thời với việc lập các loại
bản đồ địa chất khu vực, địa chất tai biến, địa chất môi trường, các loại bản đồ
chuyên đề và nghiên cứu các chuyên đề về địa chất và khoáng sản.
6. Xác định khu vực có tài
nguyên khoáng sản đã được điều tra, đánh giá; khoanh định khu vực có khoáng sản
sản độc hại, trình Bộ trưởng thông báo hoặc thông báo theo uỷ quyền của Bộ trưởng
cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị
liên quan biết để quản lý và bảo vệ.
7. Tổ chức thực hiện việc đăng
ký, thu thập và tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa
chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản; kiểm kê trữ lượng khoáng
sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
8. Trình Bộ trưởng phê duyệt hoặc
phê duyệt theo ủy quyền của Bộ trưởng các đề án, báo cáo kết quả điều tra cơ bản
địa chất, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, đánh giá tiềm năng
tài nguyên khoáng sản sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo kế
hoạch Nhà nước giao đối với các đơn vị trực thuộc Cục và đối với cơ
quan, đơn vị khác theo phân công của Bộ trưởng.
9. Tham gia thẩm định đề án, dự
án khảo sát, thăm dò khoáng sản; báo cáo kết quả điều tra địa chất, khoáng sản
đối với các khu vực có dự án đầu tư công trình quan trọng quốc gia hoặc công
trình quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ
tướng Chính phủ theo phân công của Bộ trưởng.
10. Hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm định
hồ sơ và chủ trì việc lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan
trong việc thẩm định, giải quyết hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản
theo quy định của pháp luật và theo phân công của Bộ trưởng.
11. Trình Bộ trưởng quyết định cấp
giấy phép khai thác theo quy định của pháp luật đối với khu vực có dự án đầu tư
công trình quan trọng quốc gia hoặc công trình thuộc thẩm quyền quyết định chủ
trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã được điều tra, đánh giá về
tài nguyên khoáng sản hoặc chưa được điều tra, đánh giá mà phát hiện có khoáng
sản.
12. Trình Bộ trưởng quyết định
hoặc quyết định theo uỷ quyền của Bộ trưởng việc cấp phép hoạt động khoáng sản,
cho phép chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản và phê duyệt đề án đóng cửa mỏ
theo quy định của pháp luật.
13. Lưu trữ, bảo tàng tài liệu,
mẫu vật địa chất, khoáng sản; xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ
liệu quốc gia về địa chất, tài nguyên khoáng sản; cung cấp tài liệu, mẫu vật địa
chất, khoáng sản theo quy định của pháp luật; xác nhận tính hợp pháp của mẫu vật,
tài liệu địa chất và khoáng sản, các khoáng sản không phải hàng hoá được phép
đưa ra nước ngoài; thực hiện việc giữ gìn bí mật nhà nước về dữ
liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản, mẫu vật địa chất, khoáng sản theo quy
định của pháp luật.
14. Hướng dẫn, bồi
dưỡng chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về địa chất, khoáng sản đối với các đơn vị
trực thuộc Cục và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
15. Chủ trì kiểm
tra, thanh tra hoạt động khoáng sản và hoạt động điều tra cơ bản địa chất, điều
tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản; phối hợp với Thanh tra Bộ giải
quyết hoặc giải quyết theo thẩm quyền các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong
hoạt động điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên
khoáng sản và hoạt động khoáng sản; trả lời tổ chức, cá nhân chính sách, pháp
luật về địa chất, khoáng sản.
16. Thực hiện hợp
tác quốc tế về lĩnh vực địa chất, khoáng sản; đại diện cho ngành địa chất và
khoáng sản Việt Nam tham gia các hoạt động quốc tế trong lĩnh vực địa chất và
tài nguyên khoáng sản.
17. Tổ chức thực
hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng, triển khai tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao
công nghệ; tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học về địa chất và khoáng sản theo
quy định của pháp luật.
18. Biên tập, xuất
bản và phát hành các loại bản đồ địa chất quốc gia, các ấn phẩm về địa chất và
khoáng sản theo quy định của pháp luật.
19. Quản lý các hoạt
động dịch vụ, tư vấn về lĩnh vực địa chất và thăm dò, khai thác, chế biến
khoáng sản; các hoạt động thăm dò khoáng sản bằng nguồn vốn ngân sách theo kế
hoạch, đặt hàng của Nhà nước hoặc bằng nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước do các đơn vị trực thuộc Cục thực hiện theo quy định của pháp luật.
20. Tổ chức thực
hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Bộ và phân công của Bộ trưởng.
21. Quản lý tài
chính, tài sản thuộc Cục; thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp II đối với
các đơn vị trực thuộc Cục theo quy định của pháp luật.
22. Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo phân cấp của Bộ và theo quy định của
pháp luật.
23. Thống kê, báo
cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
24. Thực hiện các
nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Điều 3.
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Cục:
Lãnh đạo Cục Địa chất và Khoáng
sản Việt Nam có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước
Bộ trưởng về các nhiệm vụ được giao; điều hành và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về mọi hoạt động của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của các đơn vị trực thuộc Cục; các văn bản xây dựng quy chế làm việc của
Cục; ký về chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được
giao và các văn bản khác theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Phó Cục trưởng
giúp việc Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vực công tác được
phân công.
2. Bộ máy giúp việc Cục trưởng:
a) Văn phòng;
b) Phòng Tổ chức cán bộ;
c) Phòng Kế hoạch - Tài chính;
d)
Phòng Pháp chế;
đ) Phòng Địa chất;
e) Phòng Khoáng sản;
g) Phòng Hợp tác quốc tế;
h) Thanh tra Khoáng sản;
i) Chi cục Khoáng sản miền Trung
(trụ sở tại thành phố Đà Nẵng);
k) Chi cục Khoáng sản miền Nam
(trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh).
3. Các đơn vị sự nghiệp:
a) Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền
Bắc (trụ sở tại thành phố Hà Nội);
b) Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền
Nam (trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh);
c) Liên đoàn Địa chất Đông Bắc
(trụ sở tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên);
d) Liên đoàn Địa chất Tây Bắc
(trụ sở tại thị trấn Xuân Mai, tỉnh Hà Tây);
đ) Liên đoàn Địa chất Bắc Trung
Bộ (trụ sở tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An);
e) Liên đoàn Địa chất Trung
Trung Bộ (trụ sở tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định);
g) Liên đoàn Intergeo (trụ sở tại
thành phố Hà Nội);
h) Liên đoàn Địa chất xạ hiếm
(trụ sở tại thành phố Hà Nội);
i) Liên đoàn Vật lý Địa chất (trụ
sở tại thành phố Hà Nội);
k) Liên đoàn Trắc địa Địa hình
(trụ sở tại thành phố Hà Nội);
l) Trung tâm Phân tích thí nghiệm
địa chất;
m) Trung tâm Thông tin Lưu trữ địa
chất;
n) Trung tâm
Kiểm định và Công nghệ địa chất;
o) Trung tâm Quy hoạch và Kinh tế
địa chất, khoáng sản;
p) Bảo tàng Địa chất (có chi
nhánh Bảo tàng Địa chất tại thành phố Hồ Chính Minh);
q) Tạp chí Địa chất.
Văn phòng, Chi cục Khoáng sản miền
Trung, Chi cục Khoáng sản miền Nam và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Địa
chất và Khoáng sản Việt Nam có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của
pháp luật.
Điều 4.
Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 08/2004/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 5 năm
2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Cục trưởng Cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn
vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Ban cán sự đảng, Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn TNCSHCM, Hội CCB cơ quan Bộ;
- Lưu: VT, TCCB. GC54.
|
BỘ
TRƯỞNG
Phạm Khôi Nguyên
|