Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1106/2003/QĐ-UB-BTC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Trần Đình Đàn
Ngày ban hành: 03/06/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1106/2003/QĐ-UB-BTC

Hà Tĩnh, ngày 03 tháng 6 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

V/V BAN HÀNH QUI CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN VÀ TỔ DÂN PHỐ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (Sửa đổi) ngày21/6/1994

Căn cứ Nghị định số 29/1998/NĐ/CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ kèm theo qui chế thực hiện dân chủ ở xã.

Căn cứ Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Qui chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố.

Xét đề nghị của ông Trưởng ban Tổ chức Chính quyền tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản qui chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành và thay thế Quyết định số 1446/1998/QĐ-UB ngày 20/10/1998 của UBND tỉnh.

Điều 3. Các ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban TCCQ tỉnh, Giám đốc các sở, Ban, Ngành, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
CHỦ TỊCH




Trần Đình Đàn

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1106/2003/QĐ-UB-BTC ngày 03 tháng 6 năm 2003)

Chưong I

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Thôn, xóm, làng, bản (trong qui chếnày được gọi là thôn); Tổ dân phố, khu phố, khối phố (trong qui chế này được gọi chung là tổ dân phố) không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư; Thôn, tổ dân phố là: nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản và tổ chức nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của cấp trên giao. Dưới xã là thôn; Dưới phường, thị trấn là tổ dân phố.

Điều 2. Thôn và tổ dân phố chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của chính quyền xã, phường, thị trấn.

Điều 3. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố do Hội nghị cử tri trực tiếp bầu, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn ra Quyết định công nhận. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là người đại diện cho nhân dân và đại diện cho chính quyền xã, phường, thị trấn để thực hiện một số nhiệm vụ hành chính tại thôn và tổ dân phố. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chịu sự lãnh đạo toàn diện của chi bộ thôn, chi bộ tổ dân phố, chịu sự quản lý, điều hành, chỉ đạo của UBND cấp xã; phối hợp chặt chẽ với Ban công tác Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các hội ở thôn, tổ dân phố trong quá trinh triển khai công tác.

Điều 4. Mỗi thôn, có 1 phó thôn, mỗi tổ dân phố có 1 tổ phó tổ dân phố giúp việc cho Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Thôn và tổ dân phố có từ 1500 nhân khẩu trở lên có thể bố trí thêm 1 phó thôn và 1 tổ phó tổ dân phố. Phó thôn, Tổ phó tổ dân phố do Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố đề nghị (Sau khi xin ý kiến cấp uỷ thống nhất với Ban công tác Mặt trận Tổ quốc), Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định công nhận.

Điều 5. Nhiệm kỳ trưởng thôn, phó thôn, tổ trưởng, phó tổ trưởng tổ dân phố tối đa không quá hai năm rưỡi. Trong trường hợp thành lập thôn tổ dân phố mới hoặc khuyết trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch UBND cấp xã chỉ định trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố lâm thời sau khi có ý kiến cấp uỷ và đề nghị của Trưởng ban mặt trận để hoạt động cho đến khi thôn, tổ dân phố bầu được trưởng thôn tổ trưởng tổ dân phố.

Chương II

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ.

Điều 6. Về việc thành lập chia tách, sát nhập thôn, tổ dân phố mới. (bao gồm cả thành lộp, chia tách, sát nhập):

I/ Giữ nguyên các thôn, tổ dân phố hiện có. Chỉ thành lập thôn, tổ dân phô' mới khi tổ chức định canh định cư, di dân giải phóng mặt háng và thực hiện qui hoạch giãn dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2/ Quy inô thôn, tổ dân phố: Các xã vùng đồng bằng và ven biển có từ 150 hộ trở lên, vùng trung du, vùng núi thấp có từ 100 hộ trở lên; miền núi, vùng sâu vùng xa phải có từ 50 hộ trở lên, riêng tổ dân phố phải có từ 70 hộ trở lên.

3/ Quy trình và hồ sơ thành lập thôn, tổ dân phố mới:

a. UBND xã xây dựng đề án bao gồm các nội dung sau:

1. Sự cần thiết phải thành lập thôn, tổ dân phố mới.

2. Tên thôn, tổ dân phố.

3. Vị trí địa lý thôn, tổ dân phố

4. Dân số (số hộ khẩu, số nhân khẩu)

5. Diện tích thôn, tổ dân phố (đơn vị tính ha)

ố. Những kiến nghị.

b. Lấy ý kiến cử tri về đề án thành lập thôn, tổ dân phố mới, lập biên bản nêu rõ tổng số cử tri dự họp, số đồng ý, số không đồng ý.

c. Nếu đa số cử tri đồng ý thì UBND cấp xã lập tờ trình HĐND cấp xã; HĐND xã ra Nghị quyết đề nghị lên UBND Huyện, Thị xã.

d. Sau khi có Nghị quyết của HĐND cấp xã, UBND cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND huyện, thị xã xem xét. UBND huyện, thị xã chịu trách nhiệm thẩm định đề án, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét Quyết định.

Hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh gồm:

- Tờ trình của UBND xã, phường, thị trấn trình HĐND xã, phường, thị trấn.

- Nghị quyết của HĐND xã, phường, thị trấn.

- Đề án thành lập thôn, tổ dân phố mới.

- Biên bản lấy ý kiến cử tri.

- Tờ trình của UBND xã, phường, thị trấn trình UBND huyện, thị xã.

- Tờ trình của ƯBND huyện, Thị xã trình UBND tỉnh.

e/ Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập thôn, tổ dân phố mới.

Điều 7. Hoạt động của thôn, tổ dân phố:

1/ Cộng đồng dân cư trong thôn, tổ dân phố cùng nhau thảo luận, quyết định và thực hiện các công việc tự quản, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” bảo đảm đoàn kết thương yêu, đùm bọc giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp, thuần phong mỹ tục của thôn, tổ dân phố mình, xây dựng cơ sở hạ tầng của thôn, tổ dân phố ngày càng hoàn thiện, xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh hương ước, tham gia hoà giải các vụ việc xẩy ra ở thôn, tổ dân phố; tạo điều kiện cho ban thanh tra nhân dân hoạt động có hiệu quả.

2/ Bàn biện pháp thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và những nhiệm vụ do UBND xã, phường, thị trấn giao, thực hiện nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước.

3/ Tổ chức thực hiện đúng quy chế dân chủ ở cơ sở.

4/ Bầu, miễn nhiệm, bãi miễn trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.

Các hoạt động của thôn được thực hiện thông qua hội nghị thôn.

Điều 8. Hội nghị thôn, tổ dân phố:

Hội nghị của thôn và tổ dân phố được tổ chức thường kỳ ba tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường. Thành phần hội nghị là toàn thể cử tri, hoặc chủ hộ hay cử tri đại diện hộ. Hội nghị do trưởng thôn, tổ trưởng dân phố triệu tập (nếu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố đi vắng do phó thôn, tổ phó tổ dân phố triệu tập) và chủ trì. Hội nghị được tiến hành khi có ít nhất quá nửa số cử tri hoặc chủ hộ tham dự. Nghị quyết của thôn chỉ có giá trị khi có trên 50% số cử tri hoặc chủ hộ tán thành, không trái với pháp luật và những quy định của các cơ quan nhà nước cấp trên.

Điều 9. Tiêu chuẩn Trưỏĩig thôn, Tổ írưỏng tổ dán phố:

Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố là người có hộ khẩu cư trú thường xuyên ở thôn và tổ dân phố, đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, đạo đức và tư cách tốt, được nhân dân tín nhiệm, bản thân và gia đình gương mẫu. Có năng lực và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc của cộng đồng dân cư và cấp trên giao.

Điều 10. Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của trưỏng thôn, tổ trưởng tổ dán phố:

1. Triệu tập và chủ trì Hội nghị thôn, tổ dân phố.

2. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của thôn, tổ dân phố.

3. Tổ chức nhân dân thực hiện tốt qui chế dân chủ.

4. Tổ chức xây dựng và thực hiện hương ước.

5. Bảo đảm đoàn kết, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trong thôn, tổ dân phố.

6. Tổ chức thực hiện những nhiệm vụ do UBND xa, phường, thị trấn giao.

7. Tập họp để phản ánh, đề nghị chính quyền xã, phường, thị trấn giải quyết những nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn và tổ dân phố.

8. Tổ chức thực hiện các chếđộ chính sách Thương binh, Liệt sỹ, người có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, xây dựng và tổ chức phòng trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, quan tâm đến cuộc sống những người tàn tật, không nơi nương tựa, tổ chức hoạt động tốt tổ hoà giải, kiên quyết đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, không để các tệ nạn cờ bạc, mại dâm, ma tuý xâm nhập vào địa bàn.

9. Quản lý sử dụng tài chính của thôn, tổ dân phố tiết kiệm, đúng qui định, thực hiện công khai tài chính 6 tháng 1 lần trước dân.

10. Trên cơ sở Nghị quyết của thôn, tổ dân phố ký hợp đồng dịch vụ phục vụ sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng của thôn, tổ dân phố.

11. Được ƯBND, HĐND xã, Phường, Thị trấn mời dự họp về các vấn đề có liên quan. Hàng tháng phải báo cáo kết quả công tác cho ƯBND xã, phường, thị trấn. Sáu tháng, 1 năm phải báo cáo kết quả công tác và tự phê bình trước hội nghị của thôn, tổ dán phố.

12. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Bí thư Chi bộ được hưởng phụ cấp hàng tháng theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh sau khi có nghị quyết của HĐND tỉnh. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được miễn lao động công ích trong thời gian làm nhiệm vụ; được cử đi huấn luyện, bồi dưỡng những kiến thức cần thiết để phục vụ cho công tác.

Trưởng thôn, Phó thôn, Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sẽ được khen thưởng, không hoàn thành nhiệm vụ, có vi phạm khuyết điểm, không được nhân dân tín nhiệm tuỳ mức độ sai phạm sẽ bị phê bình, cảnh cáo, miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm theo pháp luật. Ban công tác mặt trận và cử tri đề nghị Hội nghị chủ hộ gia đình hoặc hội nghị cử tri để xem xét miễn nhiệm, bãi nhiệm. Chủ tịch UBND cấp xã xem xét quyết định 1 trong 4 hình thức kỷ luật nói trên đối với cán bộ thôn, tổ dân phố.

Điều 11. Quy trình bầu trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố:

1. Tổ chức hội nghị, toàn thể cử tri hoặc chủ hộ hay cử tri đại diện hộ gia đình trực tiếp bầu trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố theo hình thức bỏ phiếu kín. Chủ tịch UBND cấp xã quyết định ngày bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và ra quyết định thành lập Tổ bầu cử. UBND cấp xã chịu trách nhiệm bảo đảm kinh phí, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ tổ chức hội nghị bầu Trưởng thôn, Tổ trưởne tổ dân phố.

2. Giới thiệu nhân sự:

2.1 Căn cứ vào tiêu chuẩn trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, sự định hướng và lãnh đạo của chi bộ, Ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố phối hợp với các đoàn thể Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh dự kiến giới thiệu nguời ra úng cử. Sau dó tổ chức họp cử tri để thảo luận tiêu chuẩn, danh sách do ban công tác mật trận và nhũng nguời do củ tri giới thiệu hoặc tụ ứng cử.

2.2 Căn cứ danh sách ứng cử tại hội nghị cử tri, Truởng ban công tác mật trận chủ trì cuộc họp thảo luận để thống nhất ấn định danh sách ứng củ viên. Thành phần cuộc họp gồm đại diện lãnh đạo tổ chức Đảng, Chi đoàn Thanh niên, Chi hội Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh. Danh sách ứng cử viên bầu Truởng thôn, Tổ truởng tổ dân phố phải có du ít nhất 1 nguời.

3. Tổ chức bầu cử:

- Tổ bầu cử có từ 5 đến 7 nguời do Truởng Ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố làm tổ truởng. Các thành viên khác gồm: Đại diện tổ chức Đảng và một số đoàn thể Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh. Tổ bầu cử có nhiệm vụ:

+ Lập và công bố danh sách cử tri hoặc chi bộ, gia đình tham gia bầu cử truởng thôn, tổ truởng tổ dân phố.

+ Công bố danh sách ứng cử viên.

+ Tổ chức hội nghị bầu truởng thôn, tổ truởng tổ dân phố.

+ Công bố kết quả bầu cử.

+ Báo cáo kết quả hội nghị bầu truởng thôn, tổ truỏng tổ dân phố và nộp các tài liệu bầu cử cho UBND xã, phuờng, thị trấn.

4. Trình tự cuộc bầu cử:

4.1. Phiếu bầu cử:

- Có đóng dấu của UBND xã, phuờng, thị trấn.

- Kích thuớc, loại giấy do UBND xã, phuờng, thị trấn qui định.

- Có thể in sẵn tên hoặc để cử tri tự ghi

4.2. Truớc khi bỏ phiếu, hội nghị cử tri bầu ban kiểm phiếu 3 nguời do tổ bầu cử giới thiệu hình thức biểu quyết giơ tay. Ban kiểm phiếu phải kiểm tra thùng phiếu truớc sự chứng kiến của cử tri.

- Việc bỏ phiếu kết thúc, tổ chức kiểm phiếu tiến hành ngay tại phòng bỏ phiếu.

5. Phiếu không hợp lệ

1. Phiếu không đúng mẫu của tổ bầu cử phát ra.

2. Phiếu không đóng dấu UBND xã, phuờng, thị trấn.

3. Phiếu bầu quá số nguời qui định đuợc bầu

4. Phiếu không ghi tên nguời nào cả hoặc xoá hết tất cả các tên (nếu phiếu in sẩn tên).

5. Phiếu ghi tên người ngoài danh sách đã được hội nghị cử tri giới thiệu.

Căn cứ qui định trên Ban kiếm phiếu lập biên bản kết quả bỏ phiếu, bàn

giao biên bản và phiếu bầu cho tổ trướng lổ bầu cử.

6. Tổ trưởng Tổ bầu cử công bố kết quả bầu cử của từng người. Người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là người có số phiếu bầu cao nhất và tối thiếu phải đạt trên 50% cử tri hoặc số hộ gia đình trong thôn bầu. Nếu cuộc bầu cử mà có 2 người ngang phiếu nhau thì người được Ban công tác mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội trong thôn, tổ dân phố giới thiệu là người trúng cử.

7. Căn cứ biên bản kết quả bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn ra quyết định công nhận Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chính thức hoạt động sau khi có quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND xã, phường thị trấn.

8. Kinh phí bầu cử do ngân sách xã, phường, thị trấn cấp.

Trong trường hợp số cử tri hoặc hộ gia đình tham gia bỏ phiếu dưới 50% và vi phạm các khoản 2, 3, 4 điều này thì phải tổ chức bầu lại. Nếu bầu lại lần thứ 2 cũng không đạt kết quả thì chủ tịch UBND xã, phường thị trấn chỉ định trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố lâm thời trong số ứng cử viên dể hoạt động cho đến khi bầu được trưởng thôn, tổ trưởng dân phố mới.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Quy chế này được áp dụng thống nhất trong toàn tỉnh.

Điều 13. Chủ tịch uỷ ban nhân dân các Huyện, Thị xã, xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện quy chế này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, báo cáo uỷ ban nhân dân tỉnh để xem xét giải quyết./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1106/2003/QĐ-UB-BTC ngày 03/06/2003 về Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố do tỉnh Hà Tĩnh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


903

DMCA.com Protection Status
IP: 3.23.103.9
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!