Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 110/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Nguyễn Tấn Tuân
Ngày ban hành: 13/01/2025 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 110/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 13 tháng 01 năm 2025

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG TỈNH KHÁNH HÒA

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điệu của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 10583/KH-UBND ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh về rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 164/SNN-VP ngày 10/01/2025.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của UBND tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC (VPCP);
- C
ng TTĐT tỉnh, Cổng TTĐT CCHC tnh;
- Trung tâm PVHCC t
nh;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT, PT, HL.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Tấn Tuân

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRONG TỈNH KHÁNH HÒA

(Ban hành kèm theo Quyết định số 110/QĐ-UBND ngày 13/01/2025 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Stt

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A

Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

Công bố dịch bệnh động vật trên cạn xảy ra từ 02 huyện trở lên trong phạm vi tỉnh.

Thú y

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2

Công bố hết dịch bệnh động vật trên cạn xảy ra từ 02 huyện trở lên trong phạm vi tỉnh.

Thú y

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3

Công bố vùng dịch bệnh động vật trên cạn bị uy hiếp.

Thú y

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4

Công bố dịch bệnh động vật thủy sản.

Thú y

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

5

Công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản.

Thú y

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

6

Quyết định việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn vượt quá khả năng của cấp huyện.

Thú y

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7

Phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

Thú y

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

8

Phê duyệt Kế hoạch triển khai dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ nguồn vốn ngân sách địa phương.

Kinh tế hợp tác và PTNT

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

9

Thu hồi bằng Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

Kinh tế hợp tác và PTNT

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

10

Quyết định công nhận kết quả đánh giá, cấp Giấy chứng nhận sản phẩm đạt 4 sao.

Kinh tế hợp tác và PTNT

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

11

Đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

Kinh tế hợp tác và PTNT

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

12

Công bố dịch hại thực vật thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bảo vệ thực vật

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

13

Công bố hết dịch hại thực vật thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bảo vệ thực vật

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

14

Lập kế hoạch, đề án phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Trồng trọt

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

15

Xác định, công bố vùng sản xuất trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven bin và đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa.

Trồng trọt

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

16

Kế hoạch chuyn đi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn tỉnh.

Trồng trọt

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

17

Ban hành Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn tỉnh.

Trồng trọt

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

18

Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.

Thủy sản

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

19

Phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản của địa phương.

Thủy sản

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

20

Xét thăng hạng viên chức từ Kỹ thuật viên bảo vệ thực vật hạng IV lên Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng III.

Tổ chức cán bộ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

21

Xét thăng hạng viên chức từ Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng III lên Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng II.

Tổ chức cán bộ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

22

Xét thăng hạng viên chức từ Kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật hạng IV lên Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng III.

Tổ chức cán bộ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

23

Xét thăng hạng viên chức từ Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng III lên Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng II.

Tổ chức cán bộ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

24

Xét thăng hạng viên chức từ Kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng IV lên Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III.

Tổ chức cán bộ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

25

Xét thăng hạng viên chức từ Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III lên Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng II.

Tổ chức cán bộ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

26

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ Kỹ thuật viên chẩn đoán bệnh động vật hạng IV lên chẩn đoán bệnh động vật hạng III.

Tổ chức cán bộ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

27

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ chẩn đoán bệnh động vật hạng III lên chẩn đoán bệnh động vật hạng II.

Tổ chức cán bộ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

28

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ Kỹ thuật viên kiểm tra vệ sinh thú y hạng IV lên Kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng III.

Tổ chức cán bộ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

29

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ Kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng III lên Kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng II.

Tổ chức cán bộ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

30

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ Kỹ thuật viên kiểm nghiệm thuốc thú y hạng IV lên Kiểm nghiệm viên thuốc thú y hạng III

Tổ chức cán bộ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

31

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ Kiểm nghiệm viên thuốc thú y hạng III lên Kiểm nghiệm viên thuốc thú y hạng II.

Tổ chức cán bộ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

32

Xét thăng hạng viên chức từ Kỹ thuật viên kiểm nghiệm chăn nuôi hạng IV lên Kiểm nghiệm viên chăn nuôi hang III.

Tổ chức cán bộ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

33

Xét thăng hạng viên chức từ Kim nghim viên chăn nuôi hạng III lên Kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng II.

Tổ chức cán bộ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

34

Xét thăng hạng viên chức từ Kỹ thuật viên kiểm nghiệm thủy sản hạng IV lên Kiểm nghiệm viên thủy sản hạng III.

Tổ chức cán bộ

Sỏ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

35

Xét thăng hạng viên chức từ Kiểm nghiệm viên thủy sản hạng III lên Kiểm nghiệm viên thủy sản hạng II.

Tổ chức cán bộ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

36

Xét thăng hạng viên chức từ Kỹ thuật viên khuyến nông hạng IV lên Khuyến nông viên hạng III.

Tổ chức cán bộ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

37

Xét thăng hạng viên chức từ Khuyến nông viên hạng III lên Khuyến nông viên hạng II.

Tổ chức cán bộ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

38

Xét thăng hạng viên chức từ Kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng hạng IV lên Quản lý bảo vệ rừng viên hạng III.

Tổ chức cán bộ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

39

Xét thăng hạng viên chức từ Quản lý bảo vệ rừng viên hạng III lên Quản lý bảo vệ rừng viên hạng II.

Tổ chức cán bộ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

B

Thủ tục hành chính cấp huyện

40

Công b dịch bệnh động vật trên cạn xảy ra trong phạm vi huyện.

Thú y

UBND cấp huyện

41

Công bố hết dịch bệnh động vật trên cạn xảy ra trong phạm vi huyện.

Thú y

UBND cấp huyện

42

Quyết định việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn vượt quá khả năng của cấp xã.

Thú y

UBND cấp huyện

43

Quyết định công nhận kết quả đánh giá, cấp Giấy chứng nhận sản phẩm đạt 3 sao.

Kinh tế hợp tác và PTNT

UBND cấp huyện

44

Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn huyện.

Trồng trọt

UBND cấp huyện

45

Công nhận, công bố “Thôn (bản) đạt chuẩn nông thôn mới/ nông thôn mới kiu mẫu”.

Nông thôn mới

UBND cấp huyện

46

Thu hồi Quyết định công nhận “Thôn (bản) đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới kiểu mẫu.

Nông thôn mới

UBND cấp huyện

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

1. Công bố dịch bệnh động vật trên cạn xảy ra từ 02 huyện trở lên trong phạm vi tỉnh.

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh hồ sơ đề nghị công bố dịch bệnh động vật trên cạn theo quy định của Luật Thú y (16 giờ).

- Bước 2: Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định công bố dịch bệnh động vật trên cạn theo thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 4 Điều 26 Luật thú y (08 giờ).

Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu chính.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị công bố dịch của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Quyết định công bố dịch của Chủ tịch UBND cấp huyện (quyết định của 02 huyện trở lên).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ (bản chính).

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 24 giờ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp tỉnh.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công bố dịch bệnh động vật.

Phí, lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch xảy ra và có chiu hướng lây lan nhanh trên diện rộng hoặc phát hiện có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;

- Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công b dịch hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chn đoán, xét nghiệm bệnh động vật.

- Có Quyết định công bố dịch của Chủ tịch UBND cấp huyện (quyết định của 02 huyện trở lên).

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

-Luật thú y;

- Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

- Thông tư số 24/2019/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ; Thông tư số 09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT .

2. Quyết định công bố hết dịch bệnh động vật trên cạn thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh.

Trình tự thực hiện:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh hồ sơ đề nghị công b hết dịch bệnh động vật trên cạn theo quy định của Luật thú y (trong thời gian 21 ngày kể từ ngày con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết, bị tiêu hủy, giết m bắt buộc hoặc lành bệnh mà không có con vật nào bị mắc bệnh hoặc chết vì dịch bệnh động vật đã công bố).

Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu chính.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị công bố hết dịch của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Văn bản chấp thuận công bố hết dịch gửi kèm theo biên bản thẩm định điều kiện công bố hết dịch của Cục Thú y.

- S lượng hồ sơ: 01 bộ (bản chính).

Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 21 ngày kể từ ngày con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết, bị tiêu hủy, giết mổ bắt buộc hoặc lành bệnh mà không có con vật nào bị mắc bệnh hoặc chết vì dịch bệnh động vật đã công b.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp tỉnh.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công bố hết dịch bệnh động vật.

Phí, lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Yêu cầu, điều kin thực hiện thủ tục hành chính:

- Trong thời gian 21 ngày kể từ ngày con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết, bị tiêu hủy, giết mổ bắt buộc hoặc lành bệnh mà không có con vật nào bị mắc bệnh hoặc chết vì dịch bệnh động vật đã công bố.

- Đã phòng bệnh bằng vắc-xin cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch được công bố đạt tỷ lệ trên 90% số động vật trong diện tiêm trong vùng có dịch và trên 80% số động vật trong diện tiêm trong vùng bị dịch uy hiếp hoặc đã áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật mẫn cảm với bệnh trong vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

- Thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc trong khoảng thời gian quy định (21 ngày kể từ ngày con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết, bị tiêu hủy, giết mổ bắt buộc hoặc lành bệnh mà không có con vật nào bị mắc bệnh hoặc chết vì dịch bệnh động vật đã công bố) đối với vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo hướng dẫn tại mục 5 của Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư s 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016, bảo đảm đạt yêu cầu vệ sinh thú y.

- Có Quyết định công bố hết dịch của Chủ tịch UBND cấp huyện của những huyện đã công bố dịch.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật thú y;

- Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Thông tư số 24/2019/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ; Thông tư số 09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT .

3. Công bố vùng dịch bệnh động vật trên cạn bị uy hiếp

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công bố vùng dịch uy hiếp trong phạm vi 5 km tính từ biên giới (03 ngày làm việc).

- Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (02 ngày làm việc).

Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu chính.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ trình đề nghị công bố vùng dịch bệnh động vật trên cạn bị uy hiếp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Dự thảo Văn bản của UBND tỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- S lượng hồ sơ: 01 bộ (bản chính).

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công bố vùng dịch bệnh động vật trên cạn bị uy hiếp.

Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Công bố dịch bệnh động vật thủy sản khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch xảy ra và có chiu hướng lây lan nhanh trên diện rộng hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;

- Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chn đoán, xét nghiệm bệnh động vật;

- Có văn bản đề nghị công bố dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về Thú y;

- Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

4. Quyết định công bố dịch bệnh động vật thủy sản thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh.

Trình tự thực hiện:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh hồ sơ đề nghị công bố dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định của Luật Thú y. Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định công bố dịch bệnh động vật thủy sản khi có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật thú y (24 giờ)

Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu chính.

Thành phn hồ sơ:

- Văn bản đề nghị công bố dịch bệnh động vật thủy sản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ (bản chính).

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được văn bản đề nghị công bố dịch của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đối tượng thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cơ quan giải quyết TTHC: UBND cấp tỉnh.

Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định công bố dịch bệnh động vật thủy sản.

Phí, lệ phí: Không quy định.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

Yêu cầu, điều kin thực hiện TTHC:

- Có ổ dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch xảy ra và có chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hoặc phát hiện có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;

- Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật.

- Có Văn bản đề nghị công bố dịch bệnh động vật thủy sản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật thú y;

- Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vt thủy sản;

Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư s 04/2016/TT-BNNPTNT .

5. Quyết định công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh.

Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh hồ sơ đề nghị công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định của Luật thú y (05 ngày làm việc).

b) Bước 2: Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản khi có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật thú y (03 ngày làm việc).

Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu chính.

Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Văn bản chấp thuận công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản gửi kèm theo biên bản thẩm định điều kiện công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản của Cục Thú y.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 08 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cơ quan giải quyết TTHC: UBND cấp tỉnh.

Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản.

Phí, lệ phí: Không quy định.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Không phát sinh ổ dịch bệnh động vật mới kể từ khi ổ dịch bệnh động vật cui cùng được xử lý theo quy định đối với từng bệnh;

- Đã áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật trong vùng có dịch;

- Đã thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y đối với vùng có dịch;

- Có văn bản đề nghị công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Căn cpháp lý của TTHC:

- Luật thú y;

- Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản;

Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT .

6. Quyết định việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn vượt quá khả năng của cấp huyện.

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn (10 ngày làm việc).

- Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn vượt quá khả năng của địa phương (05 ngày làm việc).

Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu chính.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

Văn bản đề xuất hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn của UBND cấp huyện.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về Thú y.

7. Phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Xây dựng kế hoạch

Hằng năm, Chi cục Thú y phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phòng, chng dịch bệnh động vật thủy sản và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bước 2: Trình phê duyệt kế hoạch.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Kế hoạch và dự toán kinh phí trước ngày 30/11 hằng năm.

- Bước 3: Gửi kế hoạch đã được phê duyệt đến Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y đ phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát thực hiện.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu chính.

Thành phần, số lượng hồ sơ: Dự thảo kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

Thời hạn giải quyết: Trước ngày 30/11 hằng năm.

Đi tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Người có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Thông tư quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

8. Phê duyệt Kế hoạch triển khai dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ nguồn vốn ngân sách địa phương.

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phòng Kinh tế) các huyện, thị xã, thành phố khảo sát lập dự án và tham mưu UBND cấp huyện đ xuất dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đ xây dựng, tổng hợp và trình UBND tỉnh bố trí kinh phí ngân sách hàng năm (10 ngày làm việc).

- Bước 2: Căn cứ dự toán ngân sách hàng năm, kinh phí hỗ trợ xây dựng dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương xây dựng dự án và hướng dẫn tổ chức triển khai, thực hiện. (10 ngày làm việc).

Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu chính.

Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình của UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Đề xuất dự án phát triển ngành nghề nông thôn.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ chính

Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện TTHC: UBND cấp huyện.

Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định phê duyệt kế hoạch và dự toán hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn từ ngân sách địa phương.

Phí, lệ phí: Không quy định.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Ưu tiên: Dự án chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với công nghệ tiên tiến và thiết bị đồng bộ trong thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường; dự án thuộc chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề; dự án phát triển hàng thủ công mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu trong nước hoặc xuất khu; dự án sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu phục vụ phát triển ngành nghề nông thôn; dự án sản xuất, chế tạo thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn; dự án sản xuất, chế biến muối sạch; dự án phát triển sinh vật cảnh; Dự án làng nghề gắn với phát triển du lịch sinh thái; Dự án sản xuất các sản phẩm từ phế, phụ phẩm nông nghiệp.

Căn cứ pháp lý của TTHC:

Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và các quy định khác do UBND cấp tỉnh quy định.

9. Thu hồi bằng Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) có trách nhiệm tng hợp danh sách các làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống sau khi được công nhận không đạt theo tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét, thu hồi bằng công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống (20 ngày làm việc).

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét ra quyết định thu hồi bằng công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống (10 ngày làm việc).

Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu chính.

Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị thu hồi bằng công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống của UBND các huyện, thị xã, thành phố (kèm theo Biên bản kiểm tra rà soát các làng nghề; Báo cáo tình hình hoạt động làng nghề của UBND cấp huyện).

- Hồ sơ liên quan (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ chính.

Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện TTHC: UBND cấp huyện.

Cơ quan giải quyết TTHC: UBND cấp tỉnh.

Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định thu hồi bằng công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

Phí, lệ phí: Không quy định.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không quy định.

Căn cứ pháp lý của TTHC: Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ, về phát triển ngành nghề nông thôn

10. Quyết định công nhận kết quả đánh giá, cấp Giấy chứng nhận sản phẩm đạt 4 sao.

Trình tự thực hiện:

- Bước 1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh tiếp nhận hồ sơ đề xuất đánh giá, phân hạng sản phẩm từ cấp huyện.

- Bước 2. Tổ tư vấn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh kiểm tra th thức, thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (nếu cần).

Bước 3. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Hội đồng, Tổ tư vấn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh (nếu cần); căn cứ hồ sơ đề xuất cấp huyện, ban hành kế hoạch đánh giá.

- Bước 4. Tổ tư vấn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh tiến hành thẩm định, đánh giá hồ sơ:

+ Các thành viên T tư vấn thẩm định hồ sơ, đánh giá sản phẩm theo phiếu đánh giá, đề xuất bổ sung hồ sơ, gửi mẫu phiếu kim nghiệm chất lượng (nếu cần thiết).

+ Tổ tư vấn Hội đồng tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở về quy trình sản xuất, vệ sinh môi trường, điều kiện an toàn thực phẩm,... (nếu cần thiết).

+ Tổ tư vấn thảo luận, thống nhất quan điểm đánh giá một số chỉ tiêu chưa cụ thể, định tính (nếu cần).

+ T tư vấn tng hp kết quả đánh giá của các thành viên, xây dựng Báo cáo trình Hội đồng cấp tỉnh để tổ chức Hội đồng cấp tỉnh đánh giá, phân hạng, đề xuất gửi mẫu kim nghiệm chất lượng độc lập (nếu cần thiết).

- Bước 5. Tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng:

+ Ch thể sản phẩm OCOP trình bày, diễn giải trước Hội đồng (nếu cần thiết).

+ Đại diện Tổ tư vấn Hội đồng trình bày báo cáo kết quả thẩm tra, đánh giá hồ sơ sản phẩm của T tư vấn.

+ Các thành viên Hội đồng thảo luận, trao đổi những vấn đề chưa rõ; thảo luận, thống nhất quan điểm đánh giá một số chỉ tiêu chưa cụ thể, định tính (nếu cần); tham khảo kết quả khảo sát, đánh giá phản hồi của người tiêu dùng về sản phẩm (nếu có).

+ Các thành viên Hội đồng đánh giá sản phẩm theo phiếu đánh giá.

+ Hội đồng tổng hợp kết quả đánh giá, tính trung bình điểm của các thành viên (điểm của các thành viên không được chênh lệch nhau quá 10 điểm). Trong trường hợp chênh lệch lớn hơn 10 điểm, Hội đồng đánh giá sẽ thảo luận để thống nhất chấm điểm lại.

+ Hội đồng thống nhất thông qua kết quả đánh giá, đề xuất các sản phẩm có thể tham gia đánh giá cấp trung ương (từ 90 điểm trở lên), báo cáo kết quả tới UBND cấp tỉnh và đề xuất về phân hạng sản phẩm.

Bước 6. Phân hạng và chuyển hồ sơ đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp trung ương:

+ Căn cứ kết quả điểm số đánh giá của Hội đồng, các sản phẩm được xếp hạng theo khung từ 1 đến 5 sao.

+ UBND tỉnh thông báo kết quả cho các chủ thể OCOP, đề nghị hoàn thiện/bổ sung hồ sơ (nếu cần).

+ UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận kết quả đánh giá, cấp Giấy chứng nhận sản phẩm đạt 4 sao; tổ chức công bố kết quả.

+ UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt kết quả chấm điểm, chuyển hồ sơ và sản phẩm mẫu của các sản phẩm có tiềm năng đạt 5 sao (từ 90 đến 100 điểm) đề nghị cấp trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia.

+ Trường hợp kết quả đánh giá của Hội đồng cấp tỉnh đạt dưới 70 điểm (không đạt 4 sao) hoặc hồ sơ không hợp lệ, Hội đồng cấp tỉnh gửi trả hồ sơ về UBND cấp huyện đ xem xét, công nhận hoặc hoàn thiện hồ sơ đánh giá lại và phân hạng theo thẩm quyền được phân cấp theo quy định.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu chính.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

Do UBND cấp huyện chuẩn bị, bao gồm:

- 01 bộ hồ sơ gốc, 01 bộ photo và 01 bộ hồ sơ điện tử (hồ sơ scan). Hồ sơ sản phẩm (bản điện tử) cần được chuyển cho các thành viên Hội đồng trước ngày họp đánh giá ít nhất 01 ngày làm việc.

- Hồ sơ sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá OCOP gồm: Phiếu đăng ký đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (mẫu biểu số 1); Báo cáo của chủ thể đánh giá về sản phẩm theo Bộ tiêu chí (mẫu biểu số 2); Báo cáo đánh giá của UBND cấp xã về một số tiêu chí (biểu mẫu số 3).

- Công văn gửi UBND tỉnh đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

- Tài liệu họp Hội đồng cấp huyện: Báo cáo thẩm định của Tổ tư vấn; Biên bản đánh giá của Hội đồng cấp huyện; Quyết định phê duyệt kết quả chấm điểm.

Đối tượng đánh giá: 05 Mẫu sản phẩm (trừ sản phẩm dịch vụ du lịch) và hồ sơ sản phẩm. Đối với các sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch: Các thành viên kiểm tra thực tế và đánh giá trước tại thực địa.

Thời hạn giải quyết:

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ hoàn thiện theo ý kiến các thành viên tại Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, UBND tỉnh sẽ ban hành Quyết định công nhận kết quả đánh giá, cấp Giấy chứng nhận sản phẩm đạt 4 sao.

- Trường hợp kết quả đánh giá của Hội đồng cấp tỉnh đạt dưới 70 điểm (không đạt 4 sao) hoặc hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức Hội nghị OCOP cấp tỉnh, Hội đồng cấp tỉnh gửi trả kết quả (bằng văn bản) và hồ sơ về UBND cấp huyện để xem xét, công nhận hoặc hoàn thiện hồ sơ đánh giá lại và phân hạng theo thẩm quyền được phân cấp theo quy định.

Đối tượng thực hiện TTHC: UBND cấp huyện.

Cơ quan giải quyết TTHC: UBND cấp tỉnh.

Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định công nhận kết quả đánh giá và công nhận sản phm OCOP đạt 4 sao.

Phí, lệ phí: Không quy định.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Phiếu đăng ký đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Biểu số 1).

- Báo cáo của chủ th đánh giá về sản phẩm theo Bộ tiêu chí (Biểu số 2).

- Báo cáo đánh giá của UBND cấp xã về một số tiêu chí (biểu mẫu số 3)

Yêu cầu, điều kin thc hin TTHC:

Thời hạn hiệu lực phân hạng sản phẩm OCOP:

- Các chủ thể OCOP có thể đăng ký sản phẩm để được đánh giá, phân hạng, nâng hạng sản phẩm thường xuyên, liên tục (theo kế hoạch và chu trình OCOP của địa phương).

- Giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 5 sao có giá trị trong thời hạn 36 tháng, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành. Cơ quan quản lý Chương trình OCOP các cấp thông báo, hưng dẫn các chủ th đăng ký đánh giá, phân hạng lại sản phẩm theo kế hoạch và chu trình OCOP.

Quy định về đánh giá, nâng hạng sản phẩm OCOP:

- Căn cứ kết quả phát triển sản phẩm, chủ thể OCOP bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định (tại mục: thành phần, số lượng hồ sơ).

- Trình tự, thủ tục đánh giá, nâng hạng thực hiện theo quy định về đánh giá, phân hạng sản phm OCOP.

Quy định về đánh giá, phân hạng lại sản phẩm sau khi hết thời hạn:

- Chậm nhất 30 ngày trước ngày hết thời hạn 36 tháng, cơ quan ban hành Quyết định công nhận kết quả và cấp Giấy chứng nhận đạt sao có văn bản thông báo cho các chủ thể OCOP về thời hạn của Giấy chứng nhận.

- Chủ thể OCOP (nếu có nhu cầu), chuẩn bị hồ sơ đề nghị công nhận lại sản phẩm, bao gồm:

+ Phiếu đăng ký đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (mẫu phiếu tại biểu số 1).

+ Báo cáo của chủ thể đánh giá về sản phẩm theo Bộ tiêu chí theo mẫu biểu số 2 (rà soát, cập nhật những nội dung mới, đánh giá về kết quả sau 3 năm được công nhận OCOP: về nguyên liệu, thị trường, công bố chất lượng...).

- Cơ quan tham mưu thực hiện Chương trình các cấp chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở về việc duy trì, phát triển sản phẩm OCOP; phát triển nguyên liệu, liên kết, chất lượng và chấp hành các quy định hiện hành của Chương trình (nếu cần thiết).

Căn cứ pháp lý của TTHC:

Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 110/QĐ-UBND ngày 13/01/2025 công bố thủ tục hành chính nội bộ trong tỉnh Khánh Hòa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6

DMCA.com Protection Status
IP: 2a03:2880:f800:17::
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!