ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
11/2011/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC MỘT SỐ LĨNH VỰC
KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23/6/1994 kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa IX; các Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động vào năm 2002, 2006, 2007;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11;
Căn cứ Luật Giáo dục số 38/2005/QH11; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Giáo dục ngày 25/11/2009;
Căn cứ Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11;
Căn cứ Luật Đê điều số 79/2006/QH11;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12;
Căn cứ Luật di sản Văn hóa số 28/2001/QH10; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật di sản Văn hóa số 32/2009/QH12;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô số 29/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000;
Căn cứ Nghị định số 92/2005/NĐ-CP ngày 12/07/2005 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Pháp lệnh Thủ đô;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 và Nghị định số
115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 về việc quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê Điều;
Căn cứ Nghị quyết của Chính phủ số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 về tiếp tục đẩy
mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 32/TTr-KH&ĐT
ngày 18/01/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này “Quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế
- xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015”.
Điều 2. Quyết định
này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
1. Quyết định
này thay thế các quyết định:
a. Quyết định số
51/2008/QĐ-UBND ngày 16/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc phân cấp quản
lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2009 – 2010;
b. Quyết định số
79/2009/QĐ-UBND ngày 11/6/2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quyết định 51/2008/QĐ-UBND về việc phân cấp quản lý nhà nước
một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Các quy định
về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội do UBND
Thành phố ban hành trái với nội dung quy định tại Quyết định này đều bãi bỏ.
3. Các nội dung
phân cấp quản lý trong các lĩnh vực khác, không quy định tại quyết định này, thực
hiện theo quy định của luật pháp và các quy định liên quan của UBND Thành phố.
Điều 3. Chánh Văn
phòng UBND Thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận,
huyện, thị xã; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- VP Chính phủ (để báo cáo);
- Các Bộ: NN&PTNT, GTVT, XD, VH-TT-DL, GDĐT, LĐ-TB-XH, TP (để báo cáo);
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Trung tâm Công báo;
- Đoàn ĐBQH HN: Báo KTĐT: Báo HNM;
- Cổng GTDT TP;
- Lưu: VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Thảo
|
QUY ĐỊNH
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC MỘT SỐ LĨNH VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 của Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh
1. Đối tượng áp
dụng: UBND Thành phố và các cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND Thành phố
(sau đây gọi tắt là Thành phố), UBND cấp quận, huyện, thị xã và các cơ
quan chuyên môn giúp việc (sau đây gọi tắt là quận, huyện, thị xã), UBND
cấp xã, phường, thị trấn và các bộ phận chuyên môn giúp việc (sau đây gọi tắt
là cấp xã).
2. Phạm vi điều
chỉnh: Quy định này quy định một số nội dung phân cấp quản lý giữa các cấp
chính quyền địa phương trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong 03 lĩnh vực: kinh tế,
hạ tầng kỹ thuật, văn hóa – xã hội.
Điều 2. Mục tiêu, nguyên tắc phân cấp quản lý kinh tế - xã hội
1. Mục tiêu:
phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính
quyền địa phương, vừa tăng cường quyền hạn, trách nhiệm cho cơ sở, vừa bảo đảm
sự quản lý tập trung, thống nhất và thông suốt của chính quyền Thành phố, tăng
cường kỷ luật, kỷ cương hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước.
2. Nguyên tắc
phân cấp:
a)
Tuân thủ các quy định của pháp luật, hướng dẫn của Trung ương, phù hợp với đặc
thù của Hà Nội.
b) Bảo đảm hiệu
quả quản lý, cấp nào làm tốt hơn thì giao cho cấp đó thực hiện.
c) Đảm bảo phối
hợp chặt chẽ giữa ngành và cấp trong triển khai.
d) Đẩy mạnh phân
cấp quản lý gắn với tăng cường thông tin, kiểm tra, giám sát thực hiện
sau phân cấp.
Chương 2.
NỘI DUNG PHÂN CẤP QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC MỘT SỐ LĨNH VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI
MỤC
1. PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC MỘT SỐ LĨNH VỰC KINH TẾ
Điều 3. Quản lý thủy lợi
1. Thành phố quản
lý hệ thống công trình thủy lợi đầu mối, hệ thống kênh trục chính và các kênh
nhánh có quy mô lớn, các công trình điều tiết nước quy mô vừa và lớn thuộc hệ
thống công trình thủy lợi liên tỉnh (trừ các công trình do Bộ NN&PTNT quản
lý), công trình thủy lợi liên huyện và liên xã, các công trình đầu mối độc lập
bao gồm:
a) Các hồ chứa
nước có dung tích trên 500.000 m3; hoặc có chiều cao đập trên 12m, phục vụ
trong phạm vi 2 xã trở lên;
b) Các đập dâng
có chiều cao đập trên 10m, có phục vụ tưới cho 2 xã trở lên;
c) Các trạm bơm
điện phục vụ cho 2 xã trở lên.
2. Quận, huyện,
thị xã quản lý các công trình thủy lợi, hệ thống kênh mương phục vụ trong phạm
vi 1 phường/xã, các công trình đầu mối độc lập có đặc điểm, tính chất kỹ thuật
đơn giản, quy mô như sau:
a) Các hồ chứa
nước có dung tích từ 500.000m3 trở xuống; hoặc có chiều cao đập từ 12 m trở xuống,
phục vụ trong phạm vi 1 xã;
b) Các đập dâng
có chiều cao đập từ 10m trở xuống, phục vụ tưới trong phạm vi 1 xã;
c) Các trạm bơm
điện phục vụ trong phạm vi 1 xã.
Điều 4. Quản lý đê điều
1.
Thành phố quản lý về quy hoạch, kỹ thuật toàn bộ hệ thống đê điều của Thành phố;
trực tiếp quản lý đầu tư, duy tu, sửa chữa các tuyến đê từ cấp III trở lên trên
địa bàn, các tuyến đê bao, đê bối của các sông Hồng, sông Đà, sông Đuống.
2.
Quận, huyện, thị xã quản lý khai thác, sử dụng, bảo vệ (bao gồm cả công tác
phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm) các tuyến đê trên địa bàn; trực tiếp quản lý
và đầu tư, duy tu, sửa chữa các tuyến đê cấp IV trở xuống, các tuyến đê bao, đê
bối của các sông nội địa thuộc địa bàn (không bao gồm các tuyến đê bao, đê bối
của các sông Hồng, sông Đà, sông Đuống).
3. Cấp xã thực
hiện việc quản lý bảo vệ đê điều trên địa bàn.
Điều
5. Quản lý rừng
1. Thành phố quản
lý: rừng đặc dụng Hương Sơn (huyện Mỹ Đức), một phần rừng phòng hộ Sóc Sơn (phần
do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển lâm nghiệp Sóc Sơn quản lý).
2. Quận, huyện,
thị xã quản lý: rừng sản xuất, rừng phòng hộ còn lại trên địa bàn.
MỤC
2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC MỘT SỐ LĨNH VỰC THUỘC HẠ TẦNG KỸ THUẬT
Điều
6. Quản lý đường bộ
1.
Thành phố
a) Thống nhất quản
lý công tác tổ chức giao thông và điều khiển giao thông trên các hệ thống đường
bộ thuộc địa bàn Thành phố.
b) Quản lý, bảo
trì hệ thống đường tỉnh, hệ thống các đường đô thị trên địa bàn các quận nội
thành và các thị trấn Cầu Diễn, Văn Điển (trừ các đường ngõ, xóm và đường nội bộ
khu ở) cùng các công trình đường bộ trên tuyến gồm: cầu đường bộ, hầm đường bộ,
cầu đi bộ, bến phà đường bộ (nếu có) và các công trình đường bộ khác. Thống nhất
quản lý cả đường và hè đường của một số tuyến giao thông quan trọng, các tuyến
vành đai, các trục hướng tâm để phục vụ công tác tổ chức giao thông và chống ùn
tắc giao thông (danh mục cụ thể các tuyến đường này do Chủ tịch UBND Thành phố
quyết định).
c) Thống nhất quản
lý các trạm thu phí, trạm kiểm tra trọng tải xe, hệ thống điều khiển giao thông
bằng tín hiệu đèn.
d) Cấp phép sử dụng
tạm lòng đường, cấp phép đào lòng đường để thi công các công trình trên các tuyến
đường Thành phố quản lý và cấp phép sử dụng tạm hè đường, cấp phép đào hè đường
để thi công các công trình trên các tuyến đường giao thông quan trọng theo danh
mục Thành phố quyết định.
2. UBND các quận
(sau đây gọi tắt là quận), UBND thị xã Sơn Tây:
a)
Quận quản lý, bảo trì các đường ngõ, xóm và đường nội bộ khu ở trên địa bàn. Thị
xã Sơn Tây quản lý, bảo trì toàn bộ các tuyến đường trên địa bàn thị xã (trừ
các tuyến quốc lộ, các tuyến đường tỉnh do Trung ương và Thành phố quản lý).
b) Quản lý, bảo
trì hè đường trên địa bàn (trừ các tuyến quan trọng do Thành phố thống nhất quản
lý cả hè và đường).
c) Cấp phép đào
lòng đường, hè đường để thi công các công trình trên các tuyến đường và trên
các hè phố do quận, thị xã quản lý.
3. UBND các huyện:
a) Quản lý, bảo
trì hệ thống đường huyện và các công trình đường bộ khác trên tuyến.
b)
Quản lý, bảo trì các đường đô thị trên địa bàn huyện và các công trình đường bộ
trên tuyến. Quản lý, bảo trì hè đường trên địa bàn.
c) Cấp phép đào
lòng đường, hè đường để thi công các công trình trên các tuyến đường và trên
các hè phố do huyện quản lý.
4. UBND các xã:
quản lý, bảo trì hệ thống đường xã và các công trình đường bộ khác trên tuyến.
5. UBND các phường,
thị trấn quản lý và cấp phép sử dụng tạm thời hè đường trên địa bàn cho việc cưới,
việc tang.
(Việc phân loại
đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 39 – Luật Giao thông đường bộ số
23/2008/QH12 ngày 13/11/2008).
Điều
7. Quản lý bến xe ô tô, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ
1.
Thành phố thống nhất quản lý toàn bộ trạm dừng nghỉ trên tuyến đường thuộc hệ
thống đường địa phương; quản lý toàn bộ bến xe hàng hóa, bến xe khách trên địa
bàn Thành phố; quản lý các bãi đỗ xe công cộng tập trung.
2. Quận, huyện,
thị xã quản lý: bãi đỗ, điểm đỗ xe tại các khu dân cư, trung tâm thương mại và
khu vực công cộng khác trên địa bàn, các bãi đỗ xe trên hè phố theo danh mục do
Sở Giao thông vận tải ban hành.
Điều
8. Quản lý bãi, bến cảng
1.
Thành phố:
a) Quản lý và cấp
giấy phép hoạt động bến thủy nội địa đối với cảng, bến hàng hóa, bến hành khách
thuộc đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường
thủy nội địa địa phương;
b) Cấp giấy phép
hoạt động đối với các bến khách ngang sông trên địa bàn Thành phố, trực tiếp quản
lý hoạt động của các bến khách ngang các sông Hồng, sông Đà và sông Đuống thuộc
địa giới hành chính của Thành phố;
2.
Quận, huyện, thị xã: quản lý hoạt động đối với bến khách ngang các sông còn lại
thuộc địa giới hành chính của quận, huyện, thị xã.
Điều
9. Quản lý vận tải hành khách công cộng
Thành phố thống
nhất quản lý vận tải hành khách công cộng và toàn bộ kết cấu hạ tầng phục vụ
cho vận tải hành khách công cộng trên toàn Thành phố.
Điều
10. Quản lý công viên, vườn hoa, cây xanh, hồ nước
1.
Thành phố quản lý:
a) Vườn hoa, cây
xanh trên các trục đường chính đô thị, đại lộ, trục đường liên huyện, trên các
đường phố thuộc các quận nội thành;
b) Công viên lớn
và hồ nước lớn trong công viên (Thủ Lệ, Thống nhất, Bách Thảo, Yên Sở, Hòa
Bình) và một số công viên xây dựng mới cấp Thành phố theo quy hoạch.
2. Quận, huyện,
thị xã quản lý, duy trì tuyến cây xanh dọc theo các tuyến đường, các hồ, công
viên còn lại theo địa giới hành chính.
Điều
11. Quản lý chiếu sáng công cộng
1.
Thành phố quản lý, đầu tư và duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng dọc các tuyến
đường, trong các vườn hoa, công viên do Thành phố quản lý; quản lý việc cấp điện
cho hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn các quận nội thành.
2. Quận quản lý, đầu tư và duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng
dọc các tuyến đường, trong các vườn hoa, công viên do quận quản lý, chiếu sáng
công cộng tại các ngõ xóm trong khu dân cư trên địa bàn quận.
3. Quận Hà Đông,
thị xã Sơn Tây: quản lý, đầu tư và duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa
bàn.
4. Huyện quản
lý, đầu tư và duy trì toàn bộ hệ thống chiếu sáng công cộng trên hệ thống đường
huyện.
5. Xã, thị trấn
quản lý, đầu tư và duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng trên hệ thống đường
xã, thị trấn.
Điều
12. Quản lý vệ sinh môi trường
1. Thành phố quản
lý công tác vệ sinh môi trường:
a) Duy trì vệ
sinh môi trường trên 4 quận nội thành: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống
Đa.
b) Duy trì phun rửa, quét hút, thu gom rác trên các trục đường
chính, trục đường liên huyện.
c) Quản lý các
khu xử lý rác thải, bãi chôn lấp rác thải, đất thải tập trung phục vụ việc xử
lý chất thải cho địa bàn 2 quận/huyện trở lên.
2. Quận, huyện,
thị xã (trừ 4 quận: Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng) quản lý:
a) Quản lý thu gom, vận chuyển rác thải, duy trì vệ sinh môi
trường trên địa bàn.
b) Chịu trách
nhiệm đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác, đất thải cấp huyện và khu tập kết rác tại
các xã trên địa bàn; quản lý bãi chôn lấp rác thải trên địa bàn phục vụ việc xử
lý chất thải trong địa bàn 1 quận/huyện…
Điều
13. Quản lý cấp nước sạch
1. Thành phố quản
lý cấp nước sạch tại các quận và tại các khu vực có sử dụng nguồn nước tập
trung của Thành phố.
2. Huyện quản lý
nước sạch nông thôn, nước sạch thị trấn đối với các mạng cấp nước độc lập.
3. Thị xã Sơn
Tây quản lý hệ thống cấp nước trên địa bàn Thị xã.
Điều
14. Quản lý thoát nước
1. Thành phố quản lý thoát nước đô thị trên địa bàn các quận
(trừ hệ thống thoát nước trong các ngõ, xóm, khu vực dân cư không tiếp giáp đường
do Thành phố quản lý), các công trình thoát nước của Thành phố qua các huyện và
các công trình tiêu thoát nước do Thành phố quản lý nằm trên địa bàn các huyện.
2. Quận quản lý thoát nước ngõ, xóm và trong khu vực dân cư
không tiếp giáp đường do Thành phố quản lý.
3. Huyện quản lý
các công trình thoát nước còn lại trên địa bàn ngoài các công trình Thành phố
quản lý.
4. Thị xã Sơn
Tây quản lý hệ thống thoát nước trên địa bàn Thị xã (trừ các công trình thoát
nước do Thành phố quản lý trên địa bàn).
5. Xã trực tiếp
quản lý thoát nước trong khu dân cư nông thôn (trừ các công trình thoát nước của
Thành phố và của huyện đi qua xã).
MỤC
3. PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC MỘT SỐ LĨNH VỰC VĂN HÓA – XÃ HỘI
Điều
15. Quản lý văn hóa – thể thao
1. Thành phố quản lý:
a) 12 di tích tiêu biểu gồm: Thành cổ Hà Nội, Khu di tích Cổ
Loa, khu tưởng niệm Bác Hồ ở Vạn Phúc – Hà Đông, Nhà lưu niệm Nhà tù Hỏa Lò,
Nhà lưu niệm 48 Hàng Ngang, Nhà lưu niệm 5D Hàm Long, Đền Bà Kiệu, Nhà lưu niệm
90 Thợ Nhuộm, Di tích đền Ngọc Sơn và Khu tượng đài Vua Lê, Văn Miếu – Quốc Tử
Giám, Chùa Làng, Bích Câu đạo quán.
b) Các Trung tâm
văn hóa, Nhà văn hóa và Nhà thi đấu thể thao cấp Thành phố. Cung Văn hóa thể
thao thanh niên Thành phố; Nhà văn hóa học sinh, sinh viên; Cung thiếu nhi Hà Nội.
c) Cấp phép tổ
chức biểu diễn nghệ thuật, quảng cáo, triển lãm, vũ trường; tổ chức lễ hội cấp
Thành phố.
2. Quận, huyện, thị xã quản lý:
a) Các di tích còn lại ngoài các di tích trọng điểm Thành phố
quản lý.
b) Các Nhà văn
hóa, các Trung tâm văn hóa thể thao, Nhà thi đấu thể thao, Nhà văn hóa Thanh,
thiếu nhi cấp quận, huyện.
c) Tổ chức lễ hội
quy mô quận, huyện.
3. Xã, phường,
thị trấn quản lý:
a) Các di tích do quận, huyện ủy quyền (trừ các di tích đã được
xếp hạng).
b) Nhà văn hóa,
Trung tâm văn hóa thể thao xã, phường, thị trấn; Nhà văn hóa thôn, xóm, khu dân
cư; Khu vui chơi cộng đồng, các sân đá bóng của thôn, làng.
Điều
16. Quản lý giáo dục – đào tạo
1. Thành phố quản
lý khối trường phổ thông trung học; 2 trường trung học cơ sở và 01 trường tiểu
học đặc biệt (THCS Nguyễn Đình Chiểu, Trường câm điếc Xã Đàn, Trường tiểu học
Bình Minh); 02 trường Mầm non là cơ sở thực hành sư phạm (Bán công Mầm non B,
bán công Việt Triều); các Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục
hướng nghiệp tổng hợp; các trường trung học chuyên nghiệp; trường dạy nghề; các
trường cao đẳng; Trường dân tộc nội trú.
2. Quận, huyện,
thị xã quản lý khối trường mầm non (trừ 02 trường thuộc Thành phố quản lý);
Nhóm trẻ; Lớp mẫu giáo độc lập; khối trường phổ thông: tiểu học, trung học cơ sở
(trừ 3 trường đặc biệt thuộc Thành phố quản lý); Trung tâm bồi dưỡng chính trị
quận/huyện; các Trung tâm dạy nghề trên địa bàn; Trung tâm Tin học, Trung tâm
Ngoại ngữ, Trung tâm giáo dục cộng đồng của Phường.
Điều
17. Quản lý y tế
1. Thành phố quản
lý y tế dự phòng; an toàn vệ sinh thực phẩm; các bệnh viện (bao gồm cả bệnh viện
quận, huyện, thị xã); cấp phép hoạt động cho các cơ sở y tế tư nhân, dược tư
nhân.
2. Quận, huyện,
thị xã quản lý; các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã (bao gồm cả phòng khám
đa khoa, nhà hộ sinh, trạm y tế phường, xã, thị trấn); Trung tâm dân số kế hoạch
hóa gia đình cấp quận, huyện, thị xã; cấp giấy chứng nhận cơ sở vệ sinh an toàn
thực phẩm theo phân cấp của Bộ Y tế; phối hợp quản lý y tế, dược tư nhân trên địa
bàn; quản lý Ban dân quân y.
Điều
18. Quản lý lao động – chính sách xã hội
1. Thành phố:
Xác nhận thang, bảng lương của các doanh nghiệp sử dụng từ 50 lao động trở lên.
2. Quận, huyện,
thị xã:
a) Xác nhận
thang, bảng lương của các doanh nghiệp sử dụng từ 50 lao động trở xuống. Xác nhận
đăng ký thỏa ước lao động tập thể của các doanh nghiệp trên địa bàn quận, huyện.
b) Xét duyệt trợ
cấp một lần mua sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh thuộc đối tượng trợ cấp
trên địa bàn.
c) Xác nhận danh
sách cựu chiến binh được thực hiện mua, cấp thẻ BHYT; xác nhận đối tượng là người
có công hoặc thân nhân người có công được miễn giảm khi đi cai nghiện tại các
Trung tâm giáo dục LĐXH thuộc Thành phố quản lý.
Điều
19. Quản lý công tác phục vụ tang lễ
1. Thành phố quản
lý:
a) Các nghĩa
trang nhân dân, nghĩa trang liệt sỹ cấp Thành phố (Văn Điển, Yên Kỳ, Mai Dịch,
Thanh Tước, Sài Đồng, Nhổn, Ngọc Hồi, Minh Phú, Vĩnh Hằng – phần ngân sách
Thành phố đầu tư, các nghĩa trang Thành phố xây dựng mới theo quy hoạch), nghĩa
trang cho người nước ngoài.
b) Cơ sở hỏa
táng, các nhà tang lễ cấp Thành phố.
c) Tiếp nhận an táng hài cốt liệt sỹ được di chuyển về nghĩa
trang Thành phố và thanh toán kinh phí theo quy định đối với thân nhân liệt sỹ.
2. Quận, huyện,
thị xã quản lý các nghĩa trang nhân dân, nghĩa trang liệt sỹ cấp quận, huyện,
thị xã (bao gồm nhà tang lễ trong khuôn viên nghĩa trang quận, huyện, thị xã quản
lý).
3. Xã, phường,
thị trấn quản lý: nghĩa trang nhân dân, nghĩa trang liệt sỹ cấp xã; nghĩa trang
dòng họ (bao gồm nhà tang lễ trong khuôn viên nghĩa trang xã, phường quản lý);
nhà bia tưởng niệm các Liệt sỹ trên địa bàn phường, xã.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
20. Phân công trách nhiệm
1. Thủ trưởng
các sở, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận (huyện, thị xã), Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các xã (phường, thị trấn) có trách nhiệm củng cố tổ chức,
phân công trách nhiệm cho các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng chức năng, nhiệm
vụ quy định và nội dung cụ thể về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội tại quy định
này.
2. Ngoài trách
nhiệm đã giao tại Khoản 1 của điều này, các sở: Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Giao thông Vận tải, Xây dựng thực hiện thêm nhiệm vụ sau:
a. Sở Nội vụ
nghiên cứu, hướng dẫn quận, huyện hoàn chỉnh bộ máy tổ chức cán bộ đảm bảo đủ
năng lực thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp; hướng dẫn và bổ sung biên chế
cho quận, huyện để tương xứng với nhiệm vụ phân cấp.
b. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn lập danh mục các tuyến đê cấp 4 trở xuống, các tuyến đê
bao, đê bối giao cấp huyện quản lý; lập danh mục các công trình thủy lợi giao cấp
huyện quản lý, trình UBND Thành phố phê duyệt.
c. Sở Giao thông
vận tải lập danh mục các tuyến đường giao thông quan trọng, các tuyến vành đai,
các trục hướng tâm mà Thành phố thống nhất quản lý cả đường và hè để phục vụ
công tác tổ chức giao thông và chống ùn tắc giao thông trình UBND Thành phố phê
duyệt; lập và phê duyệt danh sách các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe giao cấp huyện quản
lý.
d. Sở Xây dựng lập
danh mục các vườn hoa, cây xanh trên các trục đường chính đô thị, đại lộ… do
Thành phố quản lý trình UBND Thành phố phê duyệt.
3. Các nhiệm vụ
giao ở Khoản 1 và Khoản 2 của điều này phải hoàn thành trong quý I năm 2011.
4. Các sở, ngành
Thành phố hướng dẫn, tổ chức tập huấn thường xuyên, tạo điều kiện để quận, huyện
thực hiện nhiệm vụ phân cấp tốt hơn. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm sát, giám sát sau
phân cấp theo chức năng, nhiệm vụ.
Điều
21. Chế độ báo cáo
Định kỳ vào ngày
10/11 hàng năm, các sở, ngành, UBND các quận, huyện có trách nhiệm báo cáo với
UBND Thành phố về kết quả thực hiện phân cấp quản lý kinh tế - xã hội trong
lĩnh vực và địa bàn được giao quản lý. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tổng
hợp, báo cáo UBND Thành phố.
Trong quá trình
triển khai thực hiện Quyết định này, nếu cơ quan nhà nước cấp trên ban hành văn
bản có quy định khác nội dung quy định tại quyết định này thì thực hiện theo
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên ban hành. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc,
các đơn vị cần phản ánh kịp thời về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy
ban nhân dân Thành phố xem xét, giải quyết./.