BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
106/1999/QĐ-BTC
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 9 năm 1999
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 106/1999/QĐ-BTC NGÀY 11 THÁNG 9
NĂM 1999 VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỤC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRỰC
THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 15/CP
ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà
nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 84 /1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 của Chính phủ về tổ chức lại
Tổng cục Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp trực thuộc Bộ Tài
chính;
Sau khi có sự thoả thuận của Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính
phủ tại công văn số 235/BTCCBCP-TCBC ngày 11 /9/1999;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Cục Tài chính doanh nghiệp là đơn vị trực thuộc Bộ Tài
chính có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý nhà nước về
tài chính doanh nghiệp trong cả nước; quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà
nước tại các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập hoặc góp vốn.
Điều 2:
Cục Tài chính doanh nghiệp giúp Bộ trưởng Bộ Tài
chính thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Thống nhất quản lý nhà nước về
tài chính doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong cả nước:
1.1- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng
các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp; chế độ quản lý, bảo toàn
và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp; chế độ hỗ trợ tài chính cho các
doanh nghiệp và các chế độ khác liên quan đến quản lý tài chính doanh nghiệp,
theo qui định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1.2- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện chính sách, chế độ quản lý tài chính; chế độ quản lý vốn nhà nước; chế độ
kế toán, kiểm toán doanh nghiệp thống nhất trong cả nước.
1.3- Tổ chức nghiên cứu chiến lược
và đề xuất các vấn đề có liên quan đến tài chính doanh nghiệp; dự báo khả năng
động viên tài chính từ doanh nghiệp.
1.4- Tổng hợp, phân tích, đánh
giá tình hình tài chính doanh nghiệp trong cả nước.
1.5- Tổ chức thông tin tài chính
doanh nghiệp; hướng dẫn, bồi dưỡng dưỡng nghiệp vụ quản lý tài chính doanh nghiệp.
2. Quản lý vốn và tài sản
nhà nước tại doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập hoặc góp vốn:
2.1- Hướng dẫn doanh nghiệp kiểm
kê, đánh giá tài sản, xác định số vốn nhà nước; tổ chức giao vốn cho các doanh
nghiệp theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2.2- Tổ chức đánh giá, xác định
giá trị doanh nghiệp, giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước trong
các trường hợp giải thể, phá sản hoặc chuyển đổi quyền sở hữu.
Giám sát việc xử lý vốn, tài sản
nhà nước trong các trường hợp chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản
và chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước; giám sát việc phân phối lợi nhuận
sau thuế, việc sử dụng các quỹ tại doanh nghiệp.
2.3- Thẩm định nhu cầu hỗ trợ
tài chính hàng năm và cấp phát các khoản chi hỗ trợ cho doanh nghiệp. Kiến nghị
các biện pháp xử lý vốn và tài sản vượt quá thẩm quyền của doanh nghiệp.
2.4 Tham gia ý kiến về chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp trọng điểm, các
Tổng công ty nhà nước; Tham gia xây dựng và thông báo chỉ tiêu nộp ngân sách
nhà nước hàng năm của các doanh nghiệp theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tài
chính.
Tham gia phương án giá các sản
phẩm và dịch vụ do Nhà nước quy định giá; tham gia việc xây dựng đơn giá, quỹ
tiền lương và xếp hạng doanh nghiệp theo qui định của Nhà nước.
2.5- Kiểm tra việc thực hiện
chính sách, chế độ quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán của doanh nghiệp
Kiểm tra báo cáo tài chính, xác
định khả năng hoàn trả nợ, mức độ bảo toàn và phát triển vốn nhà nước hàng năm
của doanh nghiệp.
2.6- Tổng hợp, phân tích tình
hình quản lý, sử dụng vốn, việc bảo toàn và phát triển vốn thuộc sở hữu nhà nước
tại các loại hình doanh nghiệp trong cả nước và theo ngành kinh tế.
3- Quản lý các quỹ tài chính hỗ
trợ doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính uỷ quyền.
4- Hướng dẫn các Sở Tài chính -
Vật giá thống nhất quản lý nhà nước về tài chính đối với các doanh nghiệp trên
địa bàn; quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do tỉnh, thành phố thành lập
hoặc góp vốn, tổng hợp, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp trên địa
bàn.
5- Thực hiện các nhiệm vụ khác
do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
Điều 3:
Cục Tài chính doanh nghiệp có các quyền hạn sau:
1- Trực tiếp quan hệ với các tổ
chức và cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
2- Yêu cầu các doanh nghiệp nhà
nước trung ương và các doanh nghiệp khác có vốn góp của nhà nước gửi báo cáo
tài chính và các tài liệu khác theo qui định của pháp luật.
3- Yêu cầu các Sở Tài chính - Vật
giá gửi báo cáo tổng hợp đánh giá tình hình quản lý tài chính doanh nghiệp trên
địa bàn và tình hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp địa phương theo quy
định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4- Được quyết định kiểm tra định
kỳ hoặc đột xuất tình hình tài chính doanh nghiệp theo qui định của Bộ trưởng Bộ
Tài chính và xử lý các vấn đề tài chính doanh nghiệp theo chính sách chế độ Nhà
nước đã qui định; yêu cầu doanh nghiệp cung cấp và giải trình các tài liệu cần
thiết liên quan đến việc kiểm tra, giám sát tình hình tài chính, tình hình quản
lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
5- Ký các văn bản hướng dẫn, giải
thích các chế độ về quản lý tài chính, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
theo phân cấp hoặc uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 4:
Cục Tài chính doanh nghiệp có Cục trưởng phụ trách và
một số Phó cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Bộ máy của Cục Tài chính doanh
nghiệp gồm có:
1. Ban Tài chính doanh nghiệp:
Xây dựng, quốc phòng, an ninh, hải quan, dự trữ quốc gia, các tổ chức chính trị,
chính trị - xã hội gọi tắt là Ban Tài chính doanh nghiệp xây dựng.
2. Ban Tài chính doanh nghiệp
giao thông bưu điện
3. Ban Tài chính doanh nghiệp
công nghiệp
4. Ban Tài chính doanh nghiệp
Thương mại - Văn hoá - Giáo dục
5. Ban Tài chính doanh nghiệp
nông nghiệp - Thuỷ sản
6. Ban Tài chính doanh nghiệp
ngoài quốc doanh
7. Ban Cổ phần hoá
8. Ban Chính sách - Tổng hợp
9. Văn phòng Cục
Nhiệm vụ cụ thể và biên chế của
các đơn vị nói trên do Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp quy định.
Điều 5:
Cục Tài chính doanh nghiệp là đơn vị có tư cách pháp
nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Biên chế của Cục Tài chính doanh
nghiệp thuộc biên chế quản lý nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định
trong tổng số biên chế của Bộ Tài chính.
Kinh phí hoạt động của Cục Tài
chính doanh nghiệp do ngân sách nhà nước cấp và được tổng hợp trong dự toán
chung của Bộ Tài chính.
Điều 6:
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1999. Cục
trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo, Vụ
trưởng Vụ Tài vụ quản trị, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.