ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
1009/QĐ-UBND
|
Bình
Phước, ngày 13 tháng 06 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ MỘT SỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP
TỈNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT, QUẢN LÝ CỦA SỞ TƯ PHÁP
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số
24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài;
Căn cứ Thông tư số
06/2013/TT-BTP ngày 06/02/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý, sử dụng
và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 của Bộ Tư pháp-Bộ Ngoại giao-Bộ Công
an về sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày
01/3/2010 của Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao - Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định
số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về
việc hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông
tin lý lịch tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 51/QĐ-UBND
ngày 30/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về việc ban hành Quy chế phối
hợp giữa Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân
dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã về việc công bố, cập nhật thủ tục hành
chính trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư
pháp tại Tờ trình số 83/TTr-STP ngày 28/5/2013 và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số thủ tục hành chính
cấp tỉnh, thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp được ban hành tại Quyết định
số 2067/QĐ-UBND ngày 09/10/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (phụ lục
đính kèm).
Điều 2.
Giao Giám đốc Sở Tư pháp chỉ đạo việc niêm yết công khai để phục vụ tổ chức, cá
nhân.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở,
ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Cục KSTTHC Bộ Tư pháp;
- CT, PCT;
- Như Điều 3;
- LĐVP, Phòng KSTTHC, NC-Ngv;
- Lưu: VT (Ch).
|
CHỦ
TỊCH
Nguyễn Văn Trăm
|
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN
GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1009/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2013 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước)
PHẦN I
A. DANH MỤC THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
STT
|
Tên
thủ tục hành chính
|
Nội
dung sửa đổi, bổ sung
|
Căn
cứ pháp lý sửa đổi, bổ sung
|
01
|
Đăng
ký kết hôn có yếu tố nước ngoài 227804
|
- Trình tự thực hiện sửa đổi
bước 4 thành:
Bước 4: Một trong hai bên
kết hôn nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp.
- Thành phần, số lượng hồ sơ sửa
đổi thành
* Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập
thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây của mỗi bên:
+ Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu
quy định);
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn
nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công
dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng
minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước
mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác
nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng;
Trường hợp pháp luật nước ngoài
không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy
xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù
hợp với pháp luật của nước đó;
+ Giấy xác nhận của tổ chức y tế
có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến
ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà
không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
+ Bản sao một trong các giấy tờ để
chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với
công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay
thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân
Việt Nam định cư ở nước ngoài);
+ Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm
trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ
tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm
trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).
* Ngoài giấy tờ trên, tùy từng
trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây:
+ Đối với công dân Việt Nam đang
phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp
đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý
ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người
nước ngoài không ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy
định của ngành đó;
+ Đối với công dân Việt Nam đã ly
hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc
đã ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của
pháp luật Việt Nam;
+ Đối với công dân Việt Nam đồng
thời có quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng
hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
+ Đối với người nước ngoài không
thường trú tại Việt Nam thì phải có giấy do cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước đó;
+ Đối với người nước ngoài đã ly
hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp
Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài
theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Thời hạn giải quyết sửa đổi
thành:
Việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam
không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường
hợp Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan công an xác minh theo quy định tại Khoản 2 Điều
10 của Nghị định này thì thời hạn được kéo dài không quá 10 ngày làm việc.
- Căn cứ pháp Iý của hành
chính:
Bổ sung thêm:
Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày
28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Bãi bỏ:
- Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày
10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày
21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài.
|
Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày
28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
|
02
|
Công
nhận kết hôn đã được tiến hành ở nước ngoài 227806
|
- Tên thủ tục hành chính sửa đổi
thành:
Công nhận việc kết hôn của công
dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước
ngoài
- Trình tự thực hiện sửa đổi
thành:
- Bước 1: Một trong hai bên kết hôn
làm Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn
- Bước 2: Hai bên nam nữ đến cơ
quan có thẩm quyền chứng thực Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu,
Visa.
- Bước 3: Một trong hai bên kết
hôn đến nộp toàn bộ hồ sơ tại Sở Tư pháp.
- Bước 4: Một trong hai bên ghi
chú đến Sở Tư pháp nhận Giấy xác nhận.
- Thành phần, số lượng hồ sơ sửa
đổi thành:
Hồ sơ ghi vào sổ việc kết hôn được
lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau:
+ Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn
(theo mẫu quy định);
+ Bản sao giấy tờ chứng nhận việc
kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
+ Bản sao một trong các giấy tờ để
chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ
hợp lệ thay thế;
+ Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm
trú của người có yêu cầu.
Trường hợp công nhận việc kết hôn
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mà trước đó công dân Việt Nam hoặc
người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn
đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Thời hạn giải quyết sửa đổi
thành: Thời hạn giải quyết việc ghi vào sổ việc kết hôn là 05 ngày làm việc,
kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trong trường hợp cần phải
xác minh thì thời hạn được kéo dài không quá 05 ngày làm việc.
Trường hợp từ chối ghi vào sổ việc
kết hôn, Sở Tư pháp trả lời bằng văn bản cho người có yêu cầu, trong đó nêu
rõ lý do.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
Bổ sung thêm:
Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày
28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Bãi bỏ:
- Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày
10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
- Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày
21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài.
|
Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày
28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
|
03
|
Đăng
ký việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài 227807
|
- Trình tự thực hiện sửa đổi
thành:
- Bước 1: Cá nhân đến cơ quan có
thẩm quyền làm các giấy tờ làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
- Bước 2: Cá nhân làm Tờ khai đăng
ký việc nhận cha, mẹ, con
- Bước 3: Người có yêu cầu nộp hồ
sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp
- Bước 4: Các bên đến Sở Tư pháp
nhận Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.
- Thành phần, số lượng hồ sơ sửa
đổi thành:
Hồ sơ nhận cha, mẹ, con được lập
thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau:
+ Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ,
con (theo mẫu quy định);
+ Bản sao một trong các giấy tờ để
chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với
công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay
thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân
Việt Nam định cư ở nước ngoài);
+ Bản sao Giấy khai sinh của người
được nhận là con trong trường hợp xin nhận con; của người nhận cha, mẹ trong
trường hợp xin nhận cha, mẹ;
+ Căn cứ chứng minh quan hệ cha,
con hoặc mẹ, con (nếu có);
+ Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm
trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), bản sao Thẻ thường trú (đối với
người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ,
con.
- Thời hạn giải quyết sửa đổi
thành:
Thời hạn giải quyết việc nhận
cha, mẹ, con không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và
lệ phí.
Trường hợp cần xác minh thì thời
hạn trên được kéo dài không quá 10 ngày làm việc.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định sửa đổi thành:
Sở Tư pháp
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
Bổ sung thêm:
Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày
28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Bãi bỏ:
Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày
10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
|
Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia
đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
|
04
|
Cấp
Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm hỗ trợ kết hôn. 228194
|
- Tên thủ tục hành chính sửa đổi
thành:
Đăng ký hoạt động của Trung tâm,
cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia
đình có yêu tố nước ngoài
- Trình tự thực hiện sửa đổi
thành:
- Bước 1: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
ban hành Quyết định thành lập Trung tâm
- Bước 2: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
phê duyệt quy chế hoạt động bảo đảm nguyên tắc phi lợi nhuận của Trung tâm;
có địa điểm, trang thiết bị, nhân lực cần thiết bảo đảm hoạt động của Trung
tâm và dự kiến người đứng đầu Trung tâm.
- Bước 3: Người dự kiến đứng đầu
Trung tâm khai Tờ khai đăng ký hoạt động theo mẫu quy định; làm lý lịch Tư
pháp; Giấy chứng minh về địa điểm đặt trụ sở của Trung tâm
- Bước 4: Người đứng đầu Trung
tâm đến Sở Tư pháp nộp hồ sơ và lệ phí.
- Bước 5: Người đứng đầu Trung
tâm đến Sở Tư pháp nhận Giấy đăng ký hoạt động hỗ trợ kết hôn.
- Thành phần hồ sơ, số lượng hồ
sơ sửa đổi thành:
Hồ sơ đăng ký hoạt động của Trung
tâm được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau:
+ Tờ khai đăng ký hoạt động (theo
mẫu quy định);
+ Bản sao Quyết định thành lập
Trung tâm;
+ Giấy tờ chứng minh về địa điểm
đặt trụ sở của Trung tâm;
+ Phiếu lý lịch tư pháp của người
dự kiến đứng đầu Trung tâm được cấp chưa quá 03 tháng, tính đến ngày nhận hồ
sơ;
+ Bản sao quy chế hoạt động.
- Thời hạn giải quyết sửa đổi
thành:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động (theo
mẫu quy định) cho Trung tâm. Trường hợp từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động, Sở
Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Hội Liên hiệp phụ nữ đã thành lập Trung
tâm, trong đó nêu rõ lý do từ chối. Trường hợp Giấy đăng ký hoạt động của
Trung tâm bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được thì được cấp lại Giấy đăng
ký hoạt động.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
Bổ sung thêm:
Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày
28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Bãi bỏ:
Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày
10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
|
Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày
28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
|
05
|
Thay
đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn. 228199
|
- Tên thủ tục hành chính sửa đổi
thành:
Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt
động của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Trình tự thực hiện sửa đổi
thành:
- Bước 1: Trung tâm gửi văn bản đề
nghị ghi chú thay đổi, kèm theo Giấy đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp, nơi
đăng ký hoạt động.
- Bước 2: Người đứng đầu Trung
tâm nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp.
- Bước 3: Người đứng đầu Trung
tâm đến Sở Tư pháp nhận Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm hỗ trợ kết hôn
đã ghi nội dung thay đổi.
- Thành phần hồ sơ sửa đổi
thành:
- Trung tâm muốn thay đổi về tên
gọi, địa điểm đặt trụ sở thì phải có văn bản đề nghị ghi chú thay đổi, kèm theo
Giấy đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động.
- Trường hợp muốn thay đổi người
đứng đầu Trung tâm hoặc thay đổi nội dung hoạt động của Trung tâm, Hội Liên
hiệp phụ nữ phải có văn bản gửi Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động của Trung
tâm, trong đó nêu rõ mục đích, nội dung, lý do thay đổi, kèm theo Giấy đăng
ký hoạt động của Trung tâm. Nếu thay đổi người đứng đầu Trung tâm thì còn phải
có Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến thay thế được cấp chưa quá 03
tháng tính đến ngày nhận hồ sơ.
- Thời hạn giải quyết sửa đổi
thành:
+ Đối với việc thay đổi về tên gọi,
địa điểm đặt trụ sở thì giải quyết là trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được văn bản đề nghị ghi chú thay đổi, Sở Tư pháp ghi trực tiếp nội
dung thay đổi vào Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm và đóng dấu xác nhận.
+ Đối với trường hợp muốn thay đổi
người đứng đầu Trung tâm hoặc thay đổi nội dung hoạt động của Trung tâm thì
giải quyết là trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
Sở Tư pháp ghi trực tiếp nội dung thay đổi vào Giấy đăng ký hoạt động và đóng
đấu xác nhận. Trường hợp từ chối cho thay đổi, Sở Tư pháp thông báo bằng văn
bản cho Hội Liên hiệp phụ nữ và nêu rõ lý do.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
Bổ sung thêm:
Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày
28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Bãi bỏ:
Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày
10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
|
Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày
28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
|
06
|
Chấm
dứt hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn 228201
|
- Tên thủ tục hành chính sửa đổi
thành:
Chấm dứt hoạt động của Trung tâm
tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trước ngày chấm dứt hoạt
động, Trung tâm có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ (nếu có) với tổ chức,
cá nhân có liên quan và giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc chấm dứt
hoạt động.
- Bước 2: Trung tâm báo cáo bằng
văn bản gửi Hội Liên hiệp phụ nữ và Sở Tư pháp, nơi đã đăng ký hoạt động
- Thành phần hồ sơ sửa đổi
thành:
+ Trường hợp Hội Liên hiệp phụ nữ
quyết định giải thể Trung tâm thì Hội Liên hiệp phụ nữ phải có văn bản thông
báo về việc chấm dứt hoạt động của Trung tâm gửi Sở Tư pháp, nơi Trung tâm
đăng ký hoạt động, chậm nhất 30 ngày trước ngày chấm dứt hoạt động của Trung
tâm. Trung tâm phải nộp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp, nơi đã
đăng ký hoạt động.
+ Trường hợp Trung tâm bị tước
quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thì Sở Tư pháp hoặc cơ quan có thẩm quyền khác gửi Hội Liên hiệp
phụ nữ quyết định tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động chậm nhất 30 ngày
trước ngày Trung tâm bị buộc chấm dứt hoạt động.
+ Báo cáo bằng văn bản của Trung
tâm gửi Hội Liên hiệp phụ nữ và Sở Tư pháp, nơi đã đăng ký hoạt động về việc
thanh toán các khoản nợ (nếu có) với tổ chức, cá nhân có liên quan và giải
quyết các vấn đề có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động của Trung tâm.
- Thời hạn giải quyết sửa đổi
thành: Không quy định thời hạn giải quyết.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
Bổ sung thêm:
Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày
28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Bãi bỏ:
Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày
10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
|
Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày
28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
|
07
|
Xác
nhận có quốc tịch Việt Nam 228222
|
- Tên thủ tục hành chính sửa đổi
thành:
Cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt
Nam
- Trình tự thực hiện sửa đổi
thành:
- Bước 1: Cá nhân làm Tờ khai xác
nhận có quốc tịch Việt Nam và nộp Sở Tư pháp nơi cư trú.
- Bước 2: Cá nhân đến Sở Tư pháp
nhận kết quả
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai xác nhận có quốc tịch
Việt Nam (theo mẫu TP/QT-2013-TKXNCQTVN) kèm 02 ảnh 4x6;
+ Bản sao giấy chứng minh nhân
dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
+ Bản sao kèm theo bản chính để đối
chiếu hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ: Giấy khai sinh; trường
hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy
tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ; Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu
Việt Nam; Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc
tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người
nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi
hoặc giấy tờ tương tự do chính quyền cũ trước đây cấp, kể cả giấy khai sinh
trong đó không có mục quốc tịch hoặc mục quốc tịch bỏ trống nếu trên đó ghi họ
tên Việt Nam (họ tên người yêu cầu, họ tên cha, mẹ);
- Trong trường hợp không có giấy
tờ chứng minh quốc tịch nêu trên thì nộp Tờ khai lý lịch và các giấy tờ để phục
vụ việc xác minh về quốc tịch của người đó (nếu có) gồm: Bản sao các giấy tờ
về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột,
con; Bản sao giấy tờ có nội dung liên quan đến quốc tịch của đương sự do chế
độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975; Bản sao giấy tờ trên đó có ghi quốc
tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam do các cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài cấp.
- Thời gian giải quyết sửa đổi
thành:
+ Trường hợp khẳng định người yêu
cầu có quốc tịch Việt Nam thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được hồ sơ, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Sở Tư pháp xem xét và cấp
Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu TP/QT-2013-GXNCQTVN);
+ Trường hợp Sở Tư pháp đề nghị
các cơ quan, tổ chức liên quan tra cứu, kiểm tra, xác minh thì trong thời hạn
05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, kiểm tra, xác minh Sở
Tư pháp xem xét và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu TP/QT-2013-GXNCQTVN)
nếu xác định được người yêu cầu đang có quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp sau khi tiến hành tra
cứu, kiểm tra, xác minh, vẫn không có đủ cơ sở để xác định người yêu cầu có
quốc tịch Việt Nam thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho người
đó biết.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định sửa đổi thành: Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp sửa đổi
thành:
Bộ Tư pháp, Công an tỉnh, các cơ
quan, tổ chức liên quan
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai sửa
đổi thành:
Mẫu TP/QT-2013-TKXNCQTVN
- Căn cứ pháp lý bổ sung thêm:
Thông tư liên tịch số
05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 của Bộ Tư pháp-Bộ Ngoại giao-Bộ Công
an sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA
ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp-Bộ Ngoại giao-Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị
định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
|
Thông tư liên tịch số
05/2013/TTLT/ BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 của Bộ Tư pháp-Bộ Ngoại giao-Bộ
Công an sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/
BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp-Bộ Ngoại giao-Bộ Công an hướng dẫn
thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
|
08
|
Xác
nhận là người gốc Việt Nam 228225
|
- Tên thủ tục hành chính sửa đổi
thành:
Cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt
Nam
- Trình tự thực hiện sửa đổi
thành:
- Bước 1: Cá nhân làm Tờ khai xác
nhận là người gốc Việt Nam và xuất trình giấy tờ khác có liên quan
- Bước 2: Cá nhân đến Sở Tư pháp
nhận kết quả
- Thành phần hồ sơ sửa đổi
thành:
Hồ sơ đề nghị xác nhận là người gốc
Việt Nam bao gồm:
+ Tờ khai xác nhận là người gốc
Việt Nam (theo mẫu TP/QT-2013-TKXNLNGVN; kèm 02 ảnh 4x6);
+ Bản sao giấy chứng minh nhân
dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
+ Bản sao kèm theo bản chính để đối
chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc
tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc
huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại
đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống;
+ Giấy tờ khác có liên quan làm
căn cứ để tham khảo bao gồm:
• Các giấy tờ về nhân thân, hộ tịch,
quốc tịch do các chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 (bản photocopy
kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
• Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người
Việt Nam ở nước mà người yêu cầu đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc
Việt Nam;
• Giấy bảo lãnh của người có quốc
tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người yêu cầu có gốc Việt Nam;
• Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền
của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt
Nam (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
- Thời gian giải quyết sửa đổi
thành:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam Sở
Tư pháp xem xét các giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và kiểm tra, đối chiếu
cơ sở dữ liệu, tài liệu có liên quan đến quốc tịch (nếu có), nếu xét thấy có
đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam thì cấp cho người đó Giấy
xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu TP/QT-2013-GXNLNGVN).
- Trường hợp không có đủ cơ sở để
xác định người yêu cầu là người gốc Việt Nam, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ
thông báo bằng văn bản cho người đó biết
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định sửa đổi thành: Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp sửa đổi
thành:
Bộ Tư pháp, Công an tỉnh
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai sửa
đổi thành:
TP/QT-2013-TKXNLNGVN
- Căn cứ pháp lý bổ sung thêm:
Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA
ngày 31/01/2013 của Bộ Tư pháp-Bộ Ngoại giao-Bộ Công an sửa đổi, bổ sung Điều
13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư
pháp-Bộ Ngoại giao-Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP
ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
|
Thông tư liên tịch số
05/2013/TTLT/ BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 của Bộ Tư pháp-Bộ Ngoại giao-Bộ
Công an sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/
BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp-Bộ Ngoại giao-Bộ Công an hướng dẫn
thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
|
9
|
Cấp
Phiếu lý lịch tư pháp trực tiếp cho người có yêu cầu 228229
|
- Số lượng hồ sơ sửa đổi
thành:
* Công dân Việt Nam thường trú
hoặc tạm trú tại tỉnh Bình Phước: Nộp 01 bộ hồ sơ
* Người nước ngoài đang cư trú
tại tỉnh Bình Phước; Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài đã cư trú tại
tỉnh Bình Phước trước khi xuất cảnh: nộp 01 bộ hồ sơ
- Thời hạn giải quyết sửa đổi
đoạn 2 thành:
Đối với người nước ngoài cư trú tại
tỉnh Bình Phước; Công dân Việt Nam đã cư trú nhiều nơi hoặc có thời gian cư
trú ở nước ngoài đã cư trú tại tỉnh Bình Phước trước khi xuất cảnh: Thời hạn
giải quyết là 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai sửa đổi thành: Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Mẫu 04).
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính bổ sung thêm:
+ Căn cứ Thông tư số
06/2013/TT-BTP ngày 06/02/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý, sử dụng
và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp;
+ Căn cứ Thông tư liên tịch số
04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về
việc hướng dẫn trình tự, tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch
tư pháp.
|
Thông tư số 06/2013/TT-BTP ngày
06/02/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở
dữ liệu lý lịch tư pháp;
- Thông tư liên tịch số
04/2012/TTLT- BTP-TANDT- VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa
án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc
Phòng về việc hướng dẫn trình tự, tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông
tin lý lịch tư pháp.
|
10
|
Cấp
Phiếu lý lịch tư pháp theo hình thức ủy quyền 228230
|
- Trình tự thực hiện bổ sung
thêm vào sau đoạn 2 bước 1 như sau: Trường hợp người ủy quyền là người nước
ngoài đã rời Việt Nam thì phải có văn bản ủy quyền hợp pháp theo quy định của
pháp luật nước mà người đó là công dân hoặc thường trú và phải được hợp pháp
hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt.
- Số lượng hồ sơ sửa đổi thành:
01 bộ
- Thời hạn giải quyết sửa đổi
đoạn 2 thành:
+ Đối với người nước ngoài cư trú
tại tỉnh Bình Phước; Công dân Việt Nam đã cư trú nhiều nơi hoặc có thời gian
cư trú ở nước ngoài đã cư trú tại tỉnh Bình Phước trước khi xuất cảnh: Thời hạn
giải quyết là 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính bổ sung thêm:
+ Thông tư số 06/2013/TT-BTP ngày
06/02/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở
dữ liệu lý lịch tư pháp;
+ Thông tư liên tịch số
04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về
việc hướng dẫn trình tự, tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch
tư pháp;
|
11
|
Cấp
Phiếu lý lịch tư pháp của cơ quan, tổ chức và cơ quan tiến hành tố tụng.
228231
|
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính bổ sung thêm:
+ Thông tư số 06/2013/TT-BTP ngày
06/02/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở
dữ liệu lý lịch tư pháp;
+ Thông tư liên tịch số
04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về
việc hướng dẫn trình tự, tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch
tư pháp
|
B. DANH MỤC THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ
STT
|
Tên
thủ tục hành chính
|
Nội
dung sửa đổi, bổ sung
|
Căn
cứ pháp lý để bãi bỏ
|
01
|
Gia hạn hoạt động của Trung tâm hỗ
trợ kết hôn. 228196
|
Bãi bỏ hoàn toàn thủ tục hành
chính này
|
Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày
28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
|
PHẦN II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SAU KHI SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG
1. Đăng ký kết
hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, Mã số hồ sơ: 227804
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Hai bên nam nữ đến UBND cấp
xã xác nhận Tờ khai đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân. Đối với người
nước ngoài phải có Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc xác nhận lời tuyên thệ.
- Bước 2: Hai bên nam nữ đến cơ
quan y tế có thẩm quyền khám sức khoẻ.
- Bước 3: Hai bên nam nữ đến cơ
quan có thẩm quyền chứng thực Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, Visa.
- Bước 4: Một trong hai bên kết hôn
nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp.
- Bước 5: Hai bên nam nữ đến Sở Tư
pháp để tổ chức Lễ trao Giấy chứng nhận và ký vào sổ đăng ký kết hôn (Sau khi
UBND tỉnh ký Giấy chứng nhận).
b) Cách thức thực hiện: Nộp
hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập
thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây của mỗi bên:
+ Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu
quy định);
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt
Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh
tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà
người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận
hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng;
Trường hợp pháp luật nước ngoài
không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy
xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp
với pháp luật của nước đó;
+ Giấy xác nhận của tổ chức y tế có
thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận
hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả
năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
+ Bản sao một trong các giấy tờ để
chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với
công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay
thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân
Việt Nam định cư ở nước ngoài);
+ Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm
trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm
trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại
Việt Nam kết hôn với nhau).
* Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản
1 Điều này, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau
đây:
+ Đối với công dân Việt Nam đang phục
vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến
bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp
trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài
không ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của
ngành đó;
+ Đối với công dân Việt Nam đã ly
hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc
đã ghi vào số hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của
pháp luật Việt Nam;
+ Đối với công dân Việt Nam đồng thời
có quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn
nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
+ Đối với người nước ngoài không
thường trú tại Việt Nam thì phải có giấy do cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước đó;
+ Đối với người nước ngoài đã ly
hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp
Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài
theo quy định của pháp luật Việt Nam.
d) Thời hạn giải quyết: Thời
hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam không quá 25 ngày, kể từ ngày
Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp Sở Tư pháp yêu cầu cơ
quan công an xác minh theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Nghị định này thì
thời hạn được kéo dài không quá 10 ngày làm việc.
e) Đối tượng thực hiện hành
chính: Cá nhân
f) Cơ quan thực hiện hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: VP.UBND tỉnh,
Công an tỉnh, UBND cấp xã.
g) Kết quả thực hiện hành chính:
Giấy chứng nhận
h) Lệ phí: 1.000.000đ/trường
hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai Đăng ký kết hôn (Mẫu 17).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
hành chính:
- Hai bên nam nữ phải đến phỏng vấn
trực tiếp tại Sở Tư pháp
- Trong trường hợp có lý do khách
quan mà một bên không thể có mặt được và ủy quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ.
- Công dân Việt Nam phục vụ trong
các lực lượng vũ trang hoặc trực tiếp liên quan đến bí mật Nhà nước thì phải có
Giấy xác nhận của cấp trung ương hoặc cấp tỉnh là việc kết hôn không ảnh hưởng
hoặc trái với quy định của ngành.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật Hôn nhân và gia đình ngày
09/6/2000;
- Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày
27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
- Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia
đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
- Quyết định số 15/2003/QĐ-BTP ngày
12/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành biểu mẫu, sổ hộ tịch có yếu
tố nước ngoài;
- Quyết định số 43/2004/QĐ-UBND
ngày 8/6/2004 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế phối hợp thực hiện Nghị định
số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài;
- Chỉ thị số 03/2005/CT-TTg ngày
25/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước đối với quan
hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
- Thông tư số 08a/2010/TT-BTP ngày
25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ,
sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày
16/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định
số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài;
- Quyết định số 26/2012/QĐ-UBND
ngày 14/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về việc quy định mức thu,
trích nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hộ tịch trên địa bàn tỉnh.
2. Công nhận
việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền
của nước ngoài ở nước ngoài. Mã số hồ sơ: 227806
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Một trong hai bên kết hôn
làm Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn
- Bước 2: Hai bên nam nữ đến cơ
quan có thẩm quyền chứng thực Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, Visa.
- Bước 3: Một trong hai bên kết hôn
đến nộp toàn bộ hồ sơ tại Sở Tư pháp.
- Bước 4: Một trong hai bên ghi chú
đến Sở Tư pháp nhận Giấy xác nhận.
b) Cách thức thực hiện: Nộp
hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
Hồ sơ ghi vào sổ việc kết hôn được
lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau:
+ Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn
(theo mẫu quy định);
+ Bản sao giấy tờ chứng nhận việc kết
hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
+ Bản sao một trong các giấy tờ để
chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp
lệ thay thế;
+ Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm
trú của người có yêu cầu.
Trường hợp công nhận việc kết hôn
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mà trước đó công dân Việt Nam hoặc
người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã
tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
d) Thời hạn giải quyết: Thời
hạn giải quyết việc ghi vào sổ việc kết hôn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Sở
Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trong trường hợp cần phải xác minh thì
thời hạn được kéo dài không quá 05 ngày làm việc.
Trường hợp từ chối ghi vào sổ việc
kết hôn, Sở Tư pháp trả lời bằng văn bản cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ
lý do.
e) Đối tượng thực hiện hành
chính: Cá nhân
f) Cơ quan thực hiện hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở Tư pháp.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh,
UBND cấp xã.
g) Kết quả thực hiện hành chính:
Giấy xác nhận
h) Lệ phí: 50.000đ/trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc kết hôn đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài (Mẫu 19).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
hành chính: Hai bên nam nữ phải đến phỏng vấn trực tiếp tại Sở Tư pháp.
I) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật Hôn nhân và gia đình ngày
09/6/2000;
- Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày
28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày
27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
- Quyết định số 01/2006/QĐ-BTP ngày
29/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch;
- Thông tư số 08a/2010/TT-BTP ngày
25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ,
sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;
- Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày
23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
08a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc
ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày
02/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị
định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
- Quyết định số 26/2012/QĐ-UBND
ngày 14/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về việc quy định mức thu,
trích nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hộ tịch trên địa bàn tỉnh.
3. Đăng ký việc
nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài. Mã số hồ sơ: 227807
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cá nhân đến cơ quan có thẩm
quyền làm các giấy tờ làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
- Bước 2: Cá nhân làm Tờ khai đăng
ký việc nhận cha, mẹ, con.
- Bước 3: Người có yêu cầu nộp hồ
sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp.
- Bước 4: Các bên đến Sở Tư pháp nhận
Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.
b) Cách thức thực hiện: Nộp
hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
Hồ sơ nhận cha, mẹ, con được lập
thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau:
+ Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con
(theo mẫu quy định);
+ Bản sao một trong các giấy tờ để
chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với
công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay
thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân
Việt Nam định cư ở nước ngoài);
+ Bản sao Giấy khai sinh của người
được nhận là con trong trường hợp xin nhận con; của người nhận cha, mẹ trong
trường hợp xin nhận cha, mẹ;
+ Căn cứ chứng minh quan hệ cha,
con hoặc mẹ, con (nếu có);
+ Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm
trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), bản sao Thẻ thường trú (đối với người
nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con.
d) Thời hạn giải quyết: Thời
hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, con không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp
nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn
trên được kéo dài không quá 10 ngày làm việc.
e) Đối tượng thực hiện hành
chính: Cá nhân
f) Cơ quan thực hiện hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở Tư pháp.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: VP. UBND tỉnh,
Công an tỉnh, UBND cấp xã.
g) Kết quả thực hiện hành chính:
Quyết định hành chính.
h) Lệ phí: 1.000.000đ/trường
hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai đăng ký việc nhận con (Mẫu
20);
- Tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ
(Mẫu 21);
- Tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ
(dùng cho trường hợp con đã thành niên nhận cha mẹ) Mẫu 22).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
hành chính:
- Tất cả cá nhân thuộc mối quan hệ
cha, mẹ, con phải đến phỏng vấn trực tiếp tại Sở Tư pháp.
- Giấy tờ, hình ảnh, chứng cứ chứng
minh mối quan hệ cha, mẹ, con.
- Nếu con chưa thành niên từ đủ 9
tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý bằng văn bản.
- Nếu chưa đăng ký khai sinh thì
đăng ký lồng ghép việc nhận con và đăng ký khai sinh.
I) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày
28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
- Thông tư số 08a/2010/TT-BTP ngày
25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ,
sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;
- Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày
23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
08a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc
ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;
- Quyết định số 26/2012/QĐ-UBND
ngày 14/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về việc quy định mức thu,
trích nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hộ tịch trên địa bàn tỉnh.
4. Đăng ký hoạt
động của Trung tâm, cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ
hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Mã số hồ sơ: 228194
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
ban hành Quyết định thành lập Trung tâm
- Bước 2: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
phê duyệt quy chế hoạt động bảo đảm nguyên tắc phi lợi nhuận của Trung tâm; có
địa điểm, trang thiết bị, nhân lực cần thiết bảo đảm hoạt động của Trung tâm và
dự kiến người đứng đầu Trung tâm.
- Bước 3: Người dự kiến đứng đầu Trung
tâm khai Tờ khai đăng ký hoạt động theo mẫu quy định; làm lý lịch Tư pháp; Giấy
chứng minh về địa điểm đặt trụ sở của Trung tâm
- Bước 4: Người đứng đầu Trung tâm
đến Sở Tư pháp nộp hồ sơ và lệ phí.
- Bước 5: Người đứng đầu Trung tâm
đến Sở Tư pháp nhận Giấy đăng ký hoạt động hỗ trợ kết hôn.
b) Cách thức thực hiện: Nộp
hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của Trung tâm.
c) Thành phần hồ sơ, số lượng hồ
sơ:
Hồ sơ đăng ký hoạt động của Trung
tâm được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau:
+ Tờ khai đăng ký hoạt động (theo mẫu
quy định);
+ Bản sao Quyết định thành lập
Trung tâm;
+ Giấy tờ chứng minh về địa điểm đặt
trụ sở của Trung tâm;
+ Phiếu lý lịch tư pháp của người dự
kiến đứng đầu Trung tâm được cấp chưa quá 03 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ;
+ Bản sao quy chế hoạt động.
d) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động (theo mẫu
quy định) cho Trung tâm.
Trường hợp từ chối cấp Giấy đăng ký
hoạt động, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Hội Liên hiệp phụ nữ đã thành
lập Trung tâm, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Trường hợp Giấy đăng ký hoạt động của
Trung tâm bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được thì được cấp lại Giấy đăng ký
hoạt động.
đ) Đối tượng thực hiện hành chính:
Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở Tư pháp.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Hội Liên hiệp
phụ nữ Việt Nam cấp tỉnh.
f) Kết quả thực hiện hành chính:
Giấy đăng ký.
g) Lệ phí: không
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai đăng ký hoạt động hỗ trợ
kết hôn (Mẫu 31).
- Lý lịch cá nhân của người dự kiến
đứng đầu Trung tâm hỗ trợ kết hôn (Mẫu 32).
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
hành chính.
- Có nhân lực bảo đảm cho hoạt động
của Trung tâm
- Người dự kiến đứng đầu Trung tâm
hỗ trợ kết hôn phải là người có đạo đức tốt, có tâm huyết hoạt động xã hội,
nhân đạo, từ thiện, không có tiền án
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia
đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Quyết định số 15/2003/QĐ-BTP ngày
12/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành biểu mẫu, sổ hộ tịch có yếu
tố nước ngoài;
- Thông tư số 08a/2010/TT-BTP ngày
25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ,
sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
5. Thay đổi nội
dung Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngoài. Mã số hồ sơ: 228199
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trung tâm gửi văn bản đề
nghị ghi chú thay đổi, kèm theo Giấy đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp, nơi đăng
ký hoạt động.
- Bước 2: Người đứng đầu Trung tâm
nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp.
- Bước 3: Người đứng đầu Trung tâm
đến Sở Tư pháp nhận Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm hỗ trợ kết hôn đã ghi
nội dung thay đổi.
b) Cách thức thực hiện: nộp
hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Trung tâm muốn thay đổi về tên gọi,
địa điểm đặt trụ sở thì phải có văn bản đề nghị ghi chú thay đổi, kèm theo Giấy
đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động.
- Trường hợp muốn thay đổi người đứng
đầu Trung tâm hoặc thay đổi nội dung hoạt động của Trung tâm, Hội Liên hiệp phụ
nữ phải có văn bản gửi Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động của Trung tâm, trong
đó nêu rõ mục đích, nội dung, lý do thay đổi, kèm theo Giấy đăng ký hoạt động của
Trung tâm. Nếu thay đổi người đứng đầu Trung tâm thì còn phải có Phiếu lý lịch
tư pháp của người dự kiến thay thế được cấp chưa quá 03 tháng tính đến ngày nhận
hồ sơ.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
+ Đối với việc thay đổi về tên gọi,
địa điểm đặt trụ sở thì giải quyết là trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được văn bản đề nghị ghi chú thay đổi, Sở Tư pháp ghi trực tiếp nội
dung thay đổi vào Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm và đóng dấu xác nhận.
+ Đối với trường hợp muốn thay đổi
người đứng đầu Trung tâm hoặc thay đổi nội dung hoạt động của Trung tâm thì giải
quyết là trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở
Tư pháp ghi trực tiếp nội dung thay đổi vào Giấy đăng ký hoạt động và đóng dấu
xác nhận. Trường hợp từ chối cho thay đổi, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản
cho Hội Liên hiệp phụ nữ và nêu rõ lý do.
e) Đối tượng thực hiện hành
chính: Tổ chức
f) Cơ quan thực hiện hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở Tư pháp
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Hội liên hiệp
phụ nữ Việt Nam tỉnh
g) Kết quả thực hiện hành chính:
Giấy đăng ký
h) Lệ phí (nếu có): không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Lý lịch cá nhân của người dự kiến đứng đầu Trung tâm hỗ trợ kết hôn (Mẫu 32).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
hành chính: Trường hợp có yêu cầu thay đổi người đứng đầu thì phải nêu rõ mục
đích, nội dung và lý do thay đổi.
l) Căn cứ pháp lý của hành
chính:
- Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày
28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Quyết định số 15/2003/QĐ-BTP ngày
12/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành biểu mẫu, sổ hộ tịch có yếu
tố nước ngoài;
- Thông tư số 08a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010
của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ,
biểu mẫu hộ tịch.
6. Chấm dứt hoạt
động của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Mã
số hồ sơ: 228201
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trước ngày chấm dứt hoạt
động, Trung tâm có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ (nếu có) với tổ chức, cá
nhân có liên quan và giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc chấm dứt hoạt
động.
- Bước 2: Trung tâm báo cáo bằng
văn bản gửi Hội Liên hiệp phụ nữ và Sở Tư pháp, nơi đã đăng ký hoạt động.
b) Cách thức thực hiện: Nộp
hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của Trung tâm.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Trường hợp Hội Liên hiệp phụ nữ
quyết định giải thể Trung tâm thì Hội Liên hiệp phụ nữ phải có văn bản thông
báo về việc chấm dứt hoạt động của Trung tâm gửi Sở Tư pháp, nơi Trung tâm đăng
ký hoạt động, chậm nhất 30 ngày trước ngày chấm dứt hoạt động của Trung tâm.
Trung tâm phải nộp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp, nơi đã đăng ký hoạt
động.
+ Trường hợp Trung tâm bị tước quyền
sử dụng Giấy đăng ký hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thì Sở Tư pháp hoặc cơ quan có thẩm quyền khác gửi Hội Liên hiệp phụ nữ quyết định
tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động chậm nhất 30 ngày trước ngày Trung
tâm bị buộc chấm dứt hoạt động.
+ Báo cáo bằng văn bản của Trung
tâm gửi Hội Liên hiệp phụ nữ và Sở Tư pháp, nơi đã đăng ký hoạt động về việc
thanh toán các khoản nợ (nếu có) với tổ chức, cá nhân có liên quan và giải quyết
các vấn đề có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động của Trung tâm.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
Không quy định thời hạn giải quyết.
e) Đối tượng thực hiện hành
chính: Tổ chức
f) Cơ quan thực hiện hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở Tư pháp
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam cấp tỉnh
g) Kết quả thực hiện hành chính:
Quyết định hành chính
h) Lệ phí: không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
hành chính: không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày
28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Thông tư số 08a/2010/TT-BTP ngày
25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ,
sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
7. Cấp Giấy xác
nhận có quốc tịch Việt Nam. Mã số hồ sơ: 228222.
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cá nhân làm Tờ khai xác
nhận có quốc tịch Việt Nam và nộp Sở Tư pháp nơi cư trú.
- Bước 2: Cá nhân đến Sở Tư pháp nhận
kết quả
b) Cách thức thực hiện: Nộp
hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Tờ khai xác nhận có quốc tịch Việt
Nam (theo mẫu TP/QT-2013-TKXNCQTVN) kèm 02 ảnh 4x6;
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân,
hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
+ Bản sao kèm theo bản chính để đối
chiếu hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ: Giấy khai sinh; trường
hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy
tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ; Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu
Việt Nam; Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch
Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước
ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi hoặc
giấy tờ tương tự do chính quyền cũ trước đây cấp, kể cả giấy khai sinh trong đó
không có mục quốc tịch hoặc mục quốc tịch bỏ trống nếu trên đó ghi họ tên Việt
Nam (họ tên người yêu cầu, họ tên cha, mẹ);
+ Trong trường hợp không có giấy tờ
chứng minh quốc tịch nêu trên thì nộp Tờ khai lý lịch và các giấy tờ để phục vụ
việc xác minh về quốc tịch của người đó (nếu có) gồm: Bản sao các giấy tờ về
nhân thân, hộ tịch, quốc tịch của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột, con; Bản
sao giấy tờ có nội dung liên quan đến quốc tịch của đương sự do chế độ cũ cấp
trước ngày 30 tháng 4 năm 1975; Bản sao giấy tờ trên đó có ghi quốc tịch Việt
Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
- Số lượng hồ sơ: 1 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
+ Trường hợp khẳng định người yêu cầu
có quốc tịch Việt Nam thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
hồ sơ, Sở Tư pháp xem xét và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu
TP/QT-2013-GXNCQTVN);
+ Trường hợp Sở Tư pháp đề nghị các
cơ quan, tổ chức liên quan tra cứu, kiểm tra, xác minh thì trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, kiểm tra, xác minh Sở Tư
pháp xem xét và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu
TP/QT-2013-GXNCQTVN) nếu xác định được người yêu cầu đang có quốc tịch Việt
Nam.
+ Trường hợp sau khi tiến hành tra
cứu, kiểm tra, xác minh, vẫn không có đủ cơ sở để xác định người yêu cầu có quốc
tịch Việt Nam thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho người đó
biết.
e) Đối tượng thực hiện hành
chính: Cá nhân
f) Cơ quan thực hiện hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở Tư pháp
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp,
Công an tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan
g) Kết quả thực hiện hành chính:
Văn bản xác nhận có quốc tịch Việt Nam.
h) Lệ phí: không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu TP/QT-2013-TKXNCQTVN
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
hành chính: không
I) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật Quốc tịch Việt Nam;
- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày
22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Quốc tịch Việt Nam;
- Thông tư liên tịch số
05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp-Bộ Ngoại giao-Bộ Công an
hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;
- Thông tư liên tịch số
05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 của Bộ Tư pháp-Bộ Ngoại giao-Bộ Công
an sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày
01/3/2010 của Bộ Tư pháp-Bộ Ngoại giao-Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định
số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;
- Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày
25/3/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận
các việc về quốc tịch.
Mẫu đơn, tờ khai đính kèm
Ảnh
4x6
|
Mẫu
TP-có QTVN TP/QT-2013-TKXNCQTVN
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
……..,
ngày ….. tháng …. năm ……
|
TỜ
KHAI XÁC NHẬN CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Kính
gửi: .... (tên cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ)
Họ và tên người yêu cầu:
………………………………………..Giới tính: ..............
Ngày, tháng, năm sinh:
............................................................................................
Nơi sinh: ...................................................................................................................
Địa chỉ cư trú:
...........................................................................................................
Nơi thường trú tại Việt Nam trước
khi xuất cảnh (nếu có):.......................................
..................................................................................................................................
Quốc tịch nước ngoài (nếu có):
................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Giấy
tờ có giá trị thay thế: .............................
số …………………………….., cấp ngày …..
tháng ….. năm ....................................
tại ..............................................................................................................................
Giấy tờ chứng minh hiện nay đang có
quốc tịch Việt Nam kèm theo:
1)
................................................................................................................................
2)
................................................................................................................................
3)
................................................................................................................................
4)
................................................................................................................................
5)
................................................................................................................................
Đề nghị Quý Cơ quan cấp Giấy xác nhận
có quốc tịch Việt Nam.
Tôi cam đoan những lời khai trên
đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của
mình./.
|
NGƯỜI
KHAI
(ký, ghi rõ họ, tên)
|
8. Cấp Giấy xác
nhận là người gốc Việt Nam. Mã số hồ sơ: 228225
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cá nhân làm Tờ khai xác
nhận là người gốc Việt Nam và xuất trình giấy tờ khác có liên quan
- Bước 2: Cá nhân đến Sở Tư pháp nhận
kết quả
b) Cách thức thực hiện: Nộp
hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
Hồ sơ đề nghị xác nhận là người gốc
Việt Nam bao gồm:
+ Tờ khai xác nhận là người gốc Việt
Nam (theo mẫu TP/QT-2013-TKXNLNGVN; kèm 02 ảnh 4x6);
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân,
hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
+ Bản sao kèm theo bản chính để đối
chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch
Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được
xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội,
ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống;
+ Giấy tờ khác có liên quan làm căn
cứ để tham khảo bao gồm:
• Các giấy tờ về nhân thân, hộ tịch,
quốc tịch do các chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 (bản photocopy
kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
• Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người
Việt Nam ở nước mà người yêu cầu đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc
Việt Nam;
• Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch
Việt Nam, trong đó xác nhận người yêu cầu có gốc Việt Nam;
• Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền
của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam (bản
sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
- Số lượng hồ sơ: 1 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam Sở Tư
pháp xem xét các giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và kiểm tra, đối chiếu cơ
sở dữ liệu, tài liệu có liên quan đến quốc tịch (nếu có), nếu xét thấy có đủ cơ
sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam thì cấp cho người đó Giấy xác nhận
là người gốc Việt Nam (theo mẫu TP/QT-2013-GXNLNGVN).
- Trường hợp không có đủ cơ sở để
xác định người yêu cầu là người gốc Việt Nam, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông
báo bằng văn bản cho người đó biết.
e) Đối tượng thực hiện hành
chính: Cá nhân
f) Cơ quan thực hiện hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở Tư pháp
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp,
Công an tỉnh
g) Kết quả thực hiện hành chính:
Văn bản xác nhận là người gốc Việt Nam.
h) Lệ phí: không
i) Tên Tờ khai: Mẫu
TP/QT-2013-TKXNLNGVN
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
hành chính: không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật Quốc tịch Việt Nam ngày
13/11/2008;
- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày
22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Quốc tịch Việt Nam;
- Thông tư liên tịch số
05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp-Bộ Ngoại giao-Bộ Công an
hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;
- Thông tư liên tịch số
05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 của Bộ Tư pháp-Bộ Ngoại giao-Bộ Công
an sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày
01/3/2010 của Bộ Tư pháp-Bộ Ngoại giao- Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định
số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;
- Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày
25/3/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận
các việc về quốc tịch.
Mẫu đơn, tờ khai đính kèm:
Ảnh
4x6
|
Mẫu
TP-có gốc QTVN TP/QT-2013-TKXNLNGVN
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
……..,
ngày ….. tháng …. năm ……
|
TỜ
KHAI XÁC NHẬN LÀ NGƯỜI GỐC VIỆT NAM
Kính
gửi: .... (tên cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ)
Họ và tên người yêu cầu:
………………………………………..Giới tính: ..............
Ngày, tháng, năm sinh: ............................................................................................
Nơi sinh:
...................................................................................................................
Địa chỉ cư trú: ...........................................................................................................
Nơi thường trú tại Việt Nam trước
khi xuất cảnh (nếu có):.......................................
..................................................................................................................................
Quốc tịch nước ngoài (nếu có):
...............................................................................
Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Giấy
tờ có giá trị thay thế: ............................
số …………………………….., cấp ngày …..
tháng ….. năm ..................................
tại
............................................................................................................................
Giấy tờ để chứng minh là người đã từng
có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống, giấy tờ chứng minh là con, cháu của người
mà khi sinh ra có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống:
1)
..............................................................................................................................
2)
..............................................................................................................................
3)
..............................................................................................................................
4)
..............................................................................................................................
5)
..............................................................................................................................
Đề nghị Quý Cơ quan cấp Giấy xác nhận
có quốc tịch Việt Nam.
Tôi cam đoan những lời khai trên
đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của
mình./.
|
NGƯỜI
KHAI
(ký, ghi rõ họ, tên)
|
9. Cấp Phiếu lý
lịch tư pháp trực tiếp cho người có yêu cầu. Mã số hồ sơ: 228229
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1:
+ Công dân Việt Nam thường trú hoặc
tạm trú tại tỉnh Bình Phước; Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài đã cư
trú tại tỉnh Bình Phước trước khi xuất cảnh; Người nước ngoài đang cư trú tại tỉnh
Bình Phước trực tiếp đến Sở Tư pháp nơi cư trú nộp hồ sơ và khai vào Tờ khai
yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp.
+ Người yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp
phải nộp: Bản sao Giấy CMND hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư
pháp, Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người
được cấp Phiếu lý lịch tư pháp (kèm theo bản chính để đối chiếu). Sổ tạm trú (bản
sao) hoặc giấy xác nhận tạm trú của Công an tỉnh, phường, xã, thị trấn.
- Bước 2: Người có yêu cầu đến Sở
Tư pháp nhận kết quả hoặc đến Trung tâm LLTPQG nhận kết quả nếu hồ sơ được gửi
đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
b) Cách thức thực hiện: Nộp
hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Công dân Việt Nam thường trú
hoặc tạm trú tại tỉnh Bình Phước: Nộp 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch
tư pháp;
- Sổ hộ khẩu tại tỉnh Bình Phước và
Giấy chứng minh nhân dân (bản photo kèm bản chính để đối chiếu).
- Trong trường hợp không có nơi thường
trú thì nộp sổ tạm trú (bản photo kèm bản chính để đối chiếu).
* Người nước ngoài đang cư trú tại
tỉnh Bình Phước; Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài đã cư trú tại tỉnh
Bình Phước trước khi xuất cảnh: nộp 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch
tư pháp;
- Hộ chiếu hoặc Visa có chứng thực;
sổ hộ khẩu tại tỉnh Bình Phước và Giấy chứng minh nhân dân (bản photo kèm bản
chính để đối chiếu).
- Thẻ thường trú hoặc tạm trú (bản photo
kèm bản chính để đối chiếu), sổ tạm trú (bản sao) Giấy xác nhận tạm trú của
Công an tỉnh.
d) Thời hạn giải quyết:
+ Đối với công dân đang thường trú
hoặc tạm trú tại tỉnh Bình Phước: Thời hạn giải quyết là 10 ngày làm việc kể từ
ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
+ Đối với người nước ngoài cư trú tại
tỉnh Bình Phước; Công dân Việt Nam đã cư trú nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú
ở nước ngoài đã cư trú tại tỉnh Bình Phước trước khi xuất cảnh: Thời hạn giải
quyết là 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
+ Nếu hồ sơ phải xác minh tại các
cơ quan hữu quan (do cá nhân là người Việt Nam đã có thời gian ở nhiều địa
phương khác nhau, có thời gian ở nước ngoài, hoặc đã bị khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử…; người nước ngoài tạm trú nhiều nơi tại Việt Nam), thì thời hạn trả
kết quả có thể chậm hơn so với phiếu hẹn.
+ Trường hợp khẩn cấp quy định tại
khoản 1, Điều 46 của Luật Lý lịch tư pháp thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ
thời điểm nhận được yêu cầu.
e) Đối tượng thực hiện hành
chính: Cá nhân
f) Cơ quan thực hiện hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở Tư pháp; Trung tâm LLTPQG.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Tư pháp; Trung tâm LLTPQG.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Công
an tỉnh, Tòa án, Thi hành án dân sự, Trung tâm LLTPQG
g) Kết quả thực hiện hành chính:
Phiếu Lý lịch tư pháp số 1
h) Lệ phí:
- 200.000 đ/lần/người.
- 100.000 đ/lần/người đối với học
sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Mẫu 04).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
hành chính: Để xác định người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng
là học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ để áp dụng
mức thu lệ phí 100.000 đồng/lần/người; thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật
để được miễn lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Các đối tượng này xuất trình bản
chính hoặc bản sao có chứng thực các giấy tờ đang còn giá trị sử dụng để chứng
minh người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc các đối tượng nêu trên.
I) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật Lý lịch Tư pháp;
- Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày
23/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Lý lịch tư pháp;
- Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày
27/06/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu
sổ lý lịch tư pháp;
- Thông tư số 174/2011/TT-BTC ngày
02/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ
phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Thông tư số 06/2013/TT-BTP ngày
06/02/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ
liệu lý lịch tư pháp;
- Thông tư liên tịch số
04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về
việc hướng dẫn trình tự, tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch
tư pháp;
10. Cấp Phiếu
lý lịch tư pháp theo hình thức ủy quyền. Mã số hồ sơ: 228230.
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1:
+ Người được ủy quyền trực tiếp đến
Sở Tư pháp nơi có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại tỉnh Bình Phước của người
ủy quyền nộp hồ sơ và khai vào Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp.
+ Người được ủy quyền cấp Phiếu Lý
lịch tư pháp phải nộp: Bản sao Giấy CMND hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu
lý lịch tư pháp, Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm
trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp, Bản sao Giấy CMND của người được ủy
quyền (kèm theo bản chính để đối chiếu). Văn bản ủy quyền phải có công chứng hoặc
chứng thực; Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh thẩm quyền yêu cầu của người ủy
quyền;
+ Trường hợp người ủy quyền là người
nước ngoài đã rời Việt Nam thì phải có văn bản ủy quyền hợp pháp theo quy định
của pháp luật nước mà người đó là công dân hoặc thường trú và phải được hợp
pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt.
+ Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu
lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư
pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
+ Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm cấp Phiếu
lý lịch tư pháp.
- Bước 2: Người có yêu cầu đến Sở
Tư pháp nhận kết quả.
b) Cách thức thực hiện: Nộp
hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch
tư pháp.
+ Sổ hộ khẩu tại tỉnh Bình Phước và
Giấy chứng minh nhân dân của người ủy quyền; Giấy CMND của người được ủy quyền
(bản photo kèm bản chính để đối chiếu).
+ Trong trường hợp không có nơi thường
trú thì nộp sổ tạm trú (bản photo kèm bản chính để đối chiếu).
+ Văn bản ủy quyền; Bản án /Quyết định
có liên quan (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
+ Đối với công dân đang thường trú
hoặc tạm trú tại tỉnh Bình Phước: Thời hạn giải quyết là 10 ngày làm việc kể từ
ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
+ Đối với người nước ngoài cư trú tại
tỉnh Bình Phước; Công dân Việt Nam đã cư trú nhiều nơi hoặc có thời gian đang
cư trú ở nước ngoài đã cư trú tại tỉnh Bình Phước trước khi xuất cảnh: Thời hạn
giải quyết là 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
+ Nếu hồ sơ phải xác minh tại các
cơ quan hữu quan (do cá nhân là người Việt Nam đã có thời gian ở nhiều địa
phương khác nhau, có thời gian ở nước ngoài, hoặc đã bị khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử…; người nước ngoài tạm trú nhiều nơi tại Việt Nam), thì thời hạn trả
kết quả có thể chậm hơn so với phiếu hẹn.
+ Trường hợp khẩn cấp quy định tại
khoản 1 Điều 46 của Luật lý lịch tư pháp thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ
thời điểm nhận được yêu cầu.
e) Đối tượng thực hiện hành
chính: Cá nhân
f) Cơ quan thực hiện hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở Tư pháp; Trung tâm LLTPQG.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Tư pháp; Trung tâm LLTPQG.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Công
an tỉnh, Tòa án, Thi hành án dân sự, Trung tâm LLTPQG.
g) Kết quả thực hiện hành chính:
Phiếu Lý lịch tư pháp số 1.
h) Lệ phí (nếu có):
- 200.000 đ/lần/người.
- 100.000 đ/lần/người đối với học
sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (dùng cho cá nhân trong trường hợp
ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp) (Mẫu 41).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
hành chính: Để xác định người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng
là học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ để áp dụng
mức thu lệ phí 100.000 đồng/lần/người; thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật
để được miễn lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Các đối tượng này xuất trình bản
chính hoặc bản sao có chứng thực các giấy tờ đang còn giá trị sử dụng để chứng
minh người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc các đối tượng nêu trên.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật Lý lịch Tư pháp;
- Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày
23/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật lý lịch tư pháp;
- Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày
27/06/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu
sổ lý lịch tư pháp;
- Thông tư số 174/2011/TT-BTC ngày
02/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ
phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Thông tư số 06/2013/TT-BTP ngày
06/02/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ
liệu lý lịch tư pháp;
- Thông tư liên tịch số
04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về
việc hướng dẫn trình tự, tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch
tư pháp.
11. Cấp Phiếu
lý lịch tư pháp của cơ quan, tổ chức và cơ quan tiến hành tố tụng. Mã số hồ sơ:
228231
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1:
+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để
phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản
lý doanh nghiệp, hợp tác xã trực tiếp nộp hồ sơ hoặc gửi văn bản yêu cầu đến Sở
Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường
hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu
lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
+ Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền
yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử
trực tiếp nộp hồ sơ hoặc gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp
Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được
nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc
người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam
thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
+ Trong trường hợp khẩn cấp, người
có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư
pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn
bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý
lịch tư pháp
- Bước 2: Cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, Cơ quan tiến hành tố tụng đến Sở Tư pháp
hoặc đến TTLLTPQG (trường hợp gửi hồ sơ cho TTLLTPQG) để nhận kết quả.
b) Cách thức thực hiện: Hồ
sơ nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước hoặc gửi văn bản yêu cầu đến Sở
Tư pháp.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Bản chính Văn bản yêu cầu cấp Phiếu
Lý lịch Tư pháp.
+ Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ
chức cử cán bộ đến liên hệ công tác.
+ Bản photo Chứng minh nhân dân (hoặc
hộ chiếu), hộ khẩu thường trú (hoặc tạm trú) của người được yêu cầu cấp Phiếu
Lý lịch Tư pháp (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 1 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
+ Đối với công dân đang thường trú
hoặc tạm trú tại tỉnh Bình Phước: Thời hạn giải quyết là 10 ngày làm việc kể từ
ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
+ Đối với người nước ngoài cư trú tại
tỉnh Bình Phước: Thời hạn giải quyết là 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp
lệ.
+ Nếu hồ sơ phải xác minh tại các
cơ quan hữu quan (do cá nhân là người Việt Nam đã có thời gian ở nhiều địa
phương khác nhau, có thời gian ở nước ngoài, hoặc đã bị khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử…; người nước ngoài tạm trú nhiều nơi tại Việt Nam), thì thời hạn trả
kết quả có thể chậm hơn so với phiếu hẹn.
+ Trường hợp khẩn cấp quy định tại
khoản 1, Điều 46 của Luật Lý lịch tư pháp thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ
thời điểm nhận được yêu cầu.
e) Đối tượng thực hiện hành
chính: Cơ quan, Tổ chức
f) Cơ quan thực hiện hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở Tư pháp; Trung tâm LLTPQG.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Tư pháp; Trung tâm LLTPQG.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Công
an tỉnh, Tòa án, Thi hành án dân sự, Trung tâm LLTPQG
g) Kết quả thực hiện hành chính:
Phiếu Lý lịch tư pháp số 2
h) Lệ phí:
- 200.000 đ/lần/người.
- 100.000 đ/lần/người đối với học
sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Văn bản yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch
tư pháp số 1 dành cho cơ quan, tổ chức (Mẫu 42).
- Văn bản yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch
tư pháp số 2 dành cho cơ quan tiến hành tố tụng (Mẫu 43).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
hành chính: Để xác định người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng
là học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ để áp dụng
mức thu lệ phí 100.000 đồng/lần/người; thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật
để được miễn lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Các đối tượng này xuất trình bản
chính hoặc bản sao có chứng thực các giấy tờ đang còn giá trị sử dụng để chứng
minh người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc các đối tượng nêu trên.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật Lý lịch Tư pháp;
- Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày
23/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật lý lịch tư pháp;
- Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày
27/06/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu
sổ lý lịch tư pháp;
- Thông tư số 174/2011/TT-BTC ngày
02/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ
phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Thông tư số 06/2013/TT-BTP ngày
06/02/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ
liệu lý lịch tư pháp;
- Thông tư liên tịch số
04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về
việc hướng dẫn trình tự, tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch
tư pháp.