BỘ XÂY DỰNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1007/QĐ-BXD
|
Hà Nội, ngày 09
tháng 10 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
VIỆN KINH TẾ XÂY DỰNG
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP
ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP
ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Theo đề nghị của Viện trưởng Viện
Kinh tế xây dựng và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí, chức năng
Viện Kinh tế xây dựng là đơn vị sự
nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng, thực hiện các chức năng: nghiên cứu chiến
lược và cơ chế, chính sách Vụ kinh tế và thị trường phục vụ công tác quản lý
nhà nước ngành Xây dựng nghiên cứu khoa học, thông tin, đào tạo, hợp tác quốc tế
và thực hiện các hoạt động tư vấn về kinh tế và thị trường trong các lĩnh vực
quản lý nhà nước của Bộ, bao gồm: quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu
tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu
kinh tế, khu công nghệ cao; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu
xây dựng và các dịch vụ công.
Viện Kinh tế xây dựng có tư cách pháp
nhân, có con dấu để giao dịch, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân
hàng theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Nghiên cứu chiến lược, các cơ chế,
chính sách về kinh tế và thị trường để thực hiện mục tiêu phát triển; trực tiếp
hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý
nhà nước ngành Xây dựng trên các lĩnh vực: quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt
động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công
nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản;
vật liệu xây dựng và các dịch vụ công.
2. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và
chuyển giao công nghệ quản lý về kinh tế và thị trường thuộc chức năng, nhiệm vụ
của Viện theo các chương trình, kế hoạch, dự án được Nhà nước hoặc Bộ Xây dựng
giao, hoặc theo đặt hàng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
3. Nghiên cứu, đề xuất các mô hình tổ
chức và hoạt động, mô hình quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hoạt động sự
nghiệp, dịch vụ của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, dịch vụ hoạt động trong
các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; nghiên cứu, đề xuất các chế độ, chính
sách áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành
Xây dựng.
4. Nghiên cứu tính chất, đặc điểm các
loại hình công trình, các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật trong hoạt động đầu tư xây
dựng, phát triển đô thị làm cơ sở đề xuất các cơ chế, chính sách hướng dẫn lập
và quản lý chi phí trong các lĩnh vực: quy hoạch xây dựng (bao gồm: quy hoạch
xây dựng vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch các khu công
nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật chuyên
ngành); thi tuyển và tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng; đầu tư
xây dựng (bao gồm: tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, định mức kinh
tế - kỹ thuật, giá xây dựng công trình, độ dài thời gian xây dựng công trình,
kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng, quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng,
phương pháp đo bóc khối lượng công trình, phương pháp xác định giá ca máy và thiết
bị thi công, chỉ số giá xây dựng, bảo trì công trình xây dựng); các dịch vụ tiện
ích trong khu đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế,
khu công nghệ cao (bao gồm: cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn thông thường;
chiếu sáng đô thị, duy trì cây xanh đô thị; dịch vụ nghĩa trang, xây dựng công
trình ngầm đô thị).
5. Nghiên cứu phương pháp và xây dựng
hệ thống công cụ, chỉ tiêu, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ cho việc lập và
quản lý chi phí về: quy hoạch xây dựng; đầu tư xây dựng; dịch vụ đô thị; hạ tầng
kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; dịch vụ nhà
ở và công sở để trình Bộ Xây dựng công bố hoặc Viện công bố theo quy định của
pháp luật.
6. Điều tra, đánh giá tình hình đầu
tư và hiệu quả đầu tư các dự án đầu tư, kinh doanh nhà ở và bất động sản; đề xuất
các cơ chế, chính sách về kinh tế - tài chính trong đầu tư phát triển, quản lý
khai thác nhà ở, công sở và kinh doanh bất động sản; các giải pháp nâng cao hiệu
quả đầu tư, kinh doanh bất động sản, khuyến khích phát triển các dịch vụ công
trong lĩnh vực nhà ở và công sở; xây dựng các tiêu chí làm cơ sở cho việc đánh
giá tình hình phát triển thị trường nhà ở và thị trường bất động sản; biên soạn
phương pháp và xây dựng hệ thống công cụ, chỉ tiêu, định mức kinh tế - kỹ thuật
trong đầu tư phát triển nhà ở, công sở và thị trường bất động sản; phương pháp
xác định giá cho thuê nhà ở công vụ, giá bán, giá cho thuê, giá thuê mua nhà ở
xã hội; phương pháp định giá bất động sản; xây dựng và công bố các chỉ số đánh
giá thị trường bất động sản.
7. Nghiên cứu, đề xuất các quy định về
điều kiện năng lực của các chủ thể có liên quan đến lập và quản lý chi phí đầu
tư xây dựng; cấp và quản lý chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng và các quy định của
pháp luật về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và hợp đồng trong hoạt động đầu tư
xây dựng.
8. Nghiên cứu, đánh giá về tình hình
phát triển các loại thị trường (thị trường xây dựng, thị trường lao động, thị
trường khảo sát xây dựng, thị trường máy và thiết bị thi công xây dựng, thị trường
dịch vụ kỹ thuật, thị trường vốn, thị trường vật liệu xây dựng và thị trường bất
động sản); phân tích, dự báo các yếu tố cơ bản tạo ra sự biến động và xu hướng
phát triển của thị trường; đề xuất các giải pháp nhằm bình ổn, điều tiết và
thúc đẩy sự phát triển bền vững các loại thị trường.
9. Nghiên cứu, tổng kết, đánh giá
tình hình phát triển của các doanh nghiệp ngành Xây dựng; đề xuất các mô hình,
tiêu chí đánh giá, giải pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng.
10. Điều tra, khảo sát, thu thập, tổng
hợp, quản lý lưu trữ, công bố và cung cấp thông tin, tư liệu về kinh tế và thị
trường; tổ chức quản lý, xuất bản Tạp chí Kinh tế xây dựng phục vụ công tác quản
lý nhà nước của Bộ Xây dựng và đáp ứng yêu cầu của thị trường.
11. Tổ chức tập huấn, phổ biến, hướng
dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế và các văn bản
quy phạm pháp luật khác thuộc ngành Xây dựng.
12. Nghiên cứu, biên soạn chương
trình khung và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về kinh tế và thị trường để
nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc ngành Xây dựng và phục
vụ cho việc cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề trong hoạt động đầu tư xây
dựng, hoạt động kinh doanh bất động sản; đào tạo Tiến sĩ, Thạc sĩ thuộc các
lĩnh vực nghiên cứu của Viện theo quy định của pháp luật.
13. Thực hiện hợp tác, liên doanh,
liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế về các lĩnh vực hoạt động
của Viện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
14. Thực hiện các hoạt động tư vấn về
kinh tế và thị trường trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, bao gồm:
14.1. Tư vấn lập, thẩm tra dự án đầu
tư xây dựng, thẩm tra thiết kế, giám sát thi công xây dựng và quản lý dự án đầu
tư xây dựng;
14.2. Tư vấn quản lý chi phí đầu tư
xây dựng, gồm: lập, thẩm tra tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng; đánh
giá hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng; xác định suất vốn đầu tư xây dựng công
hình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình; xác định định mức,
đơn giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng; đo bóc khối lượng công hình;
lập, thẩm tra dự toán công trình; lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
xác định giá gói thầu, giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng; kiểm soát chi phí
xây dựng công trình; lập hồ sơ thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết
toán vốn đầu tư của dự án đầu tư xây dựng; định giá và kiểm toán đầu tư xây dựng
và các công việc khác về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
14.3. Tư vấn đề xuất nguồn tài chính
phát triển đô thị; tư vấn lập và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng, dịch vụ hạ
tầng kỹ thuật, dịch vụ đô thị, dịch vụ nhà ở và công sở; dịch vụ bất động sản;
tư vấn đầu tư, môi giới, đấu giá bất động sản; tư vấn lập và thẩm tra dự án đầu
tư bất động sản, định giá tài sản doanh nghiệp, định giá bất động sản, chỉ số
giá bất động sản; các công việc tư vấn khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của
Viện theo quy định của pháp luật.
15. Báo cáo định kỳ hàng tháng, 06
tháng, 01 năm và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Bộ trưởng
Bộ Xây dựng và các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
16. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên
chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách khác, công tác thi
đua, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản
lý của Viện theo quy định của pháp luật và của Bộ Xây dựng.
17. Quản lý tài chính, tài sản được
giao, quản lý các hoạt động có thu của Viện theo quy định cùa pháp luật và của
Bộ Xây dựng.
18. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn
khác do Bộ trưởng Bộ Xây dựng giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Viện Kinh tế xây dựng
1. Các đơn vị trực thuộc:
1.1. Văn phòng;
1.2. Phòng Nghiên cứu Chiến lược và
cơ chế quản lý kinh tế ngành (gọi tắt là Phòng Cơ chế);
1.3. Phòng Nghiên cứu Giá và thị trường
xây dựng (gọi tắt là Phòng Giá xây dựng);
1.4. Phòng Nghiên cứu Chỉ tiêu, định
mức kinh tế - kỹ thuật (gọi tắt là Phòng Định mức);
1.5. Phòng Nghiên cứu Kinh tế đầu tư
xây dựng (gọi tắt là Phòng Đầu tư);
1.6. Phòng Nghiên cứu Kinh tế phát
triển đô thị (gọi tắt là Phòng Đô thị);
1.7. Phòng Nghiên cứu Kinh tế hạ tầng
kỹ thuật (gọi tắt là Phòng Hạ tầng);
1.8. Phòng Nghiên cứu Kinh tế xây dựng
nước ngoài (gọi tắt là Phòng Nước ngoài);
1.9. Phòng Kế hoạch và quản lý khoa học;
1.10. Phòng Tài chính - Kế toán;
1.11. Trung tâm Thông tin;
1.12. Trung tâm Đào tạo và hợp tác quốc
tế;
1.13. Trung tâm Tư vấn kinh tế đầu tư
xây dựng;
1.14. Trung tâm Tư vấn định giá và kiểm
toán đầu tư xây dựng;
1.15. Trung tâm Kinh tế xây dựng miền
Trung;
1.16. Phân viện Kinh tế xây dựng miền
Nam;
1.17. Viện Kinh tế nhà ở và thị trường
bất động sản;
1.18. Tạp chí Kinh tế xây dựng.
Các Viện, Phân viện và Trung tâm trực
thuộc Viện Kinh tế xây dựng là các đơn vị sự nghiệp có thu, hạch toán phụ thuộc.
Tuỳ theo năng lực hoạt động và yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ, các Viện,
Phân viện, Trung tâm trực thuộc Viện được khắc con dấu theo mẫu quy định để
giao dịch, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo sự ủy quyền,
phân cấp quản lý tài chính kế toán của Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng và các
quy định của pháp luật.
Các đơn vị trực thuộc Viện Kinh tế
xây dựng có cấp trưởng, một số cấp phó và các viên chức chuyên môn nghiệp vụ.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể
các đơn vị trực thuộc Viện Kinh tế xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định.
2. Lãnh đạo Viện Kinh tế xây dựng:
2.1. Viện Kinh tế xây dựng có Viện
trưởng và các Phó viện trưởng;
2.2. Viện trưởng và Phó viện trưởng
do Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của Đảng
và pháp luật;
2.3. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Viện Kinh tế xây dựng, Viện trưởng có trách nhiệm
lập kế hoạch công tác, xác định nhu cầu biên chế của Viện cho từng giai đoạn;
xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Viện trình Bộ trưởng phê duyệt; quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc; xác định
rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi đơn vị, cá nhân trong Viện Kinh tế xây dựng
và báo cáo Bộ trưởng;
2.4. Viện trưởng quyết định bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức các chức danh cấp trưởng, cấp phó các đơn vị trực thuộc
Viện Kinh tế xây dựng theo quy định của Đảng, pháp luật và phân cấp của Bộ;
2.5. Viện trưởng chịu trách nhiệm trước
Bộ trưởng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Viện; Phó viện trưởng chịu
trách nhiệm trước Viện trưởng và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký; các quy định trước đây trái với Quyết định này không còn hiệu lực thi hành.
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh
Văn phòng Bộ, Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng và thủ trưởng các cơ quan, đơn
vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
- Các Thứ trưởng Bộ Xây dựng;
- Đảng ủy Bộ Xây dựng;
- Công đoàn Xây dựng Việt Nam;
- Công đoàn Cơ quan Bộ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương;
- Lưu: VT, TCCB (3b).
|
BỘ TRƯỞNG
Trịnh Đình Dũng
|