ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
100/QĐ-UBND
|
Tuyên
Quang, ngày 08 tháng 4 năm 2019
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN
HÀNH ĐỀ ÁN SÁP NHẬP, ĐỔI TÊN THÔN, TỔ DÂN PHỐ VÀ HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG
KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ DÔI DƯ SAU SÁP NHẬP THÔN, TỔ DÂN PHỐ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN
QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách
Nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số
18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ
thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”;
Căn cứ Kết luận số 64-KL/TW
ngày 28/5/2013 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) một số
vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ
sở;
Căn cứ Kế hoạch số
07-KH/TW ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày
25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số
vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh
gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”;
Căn cứ Nghị quyết số
56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ
máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
Căn cứ Nghị quyết số
10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ
máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”;
Căn cứ Thông tư số
04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn tổ chức và hoạt động của
thôn, tổ dân phố; Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ Nội vụ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ
Nội vụ hướng dẫn tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Nghị quyết số
02/NQ-HĐND ngày 19/3/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc sáp
nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố và hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên
trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư sau sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang;
Xét đề nghị của Giám
đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 85/TTr-SNV ngày 03/4/2019 về việc ban hành Đề án
sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố và hỗ trợ đối với người hoạt động không
chuyên trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư sau sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành Đề án sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố và hỗ trợ đối với người hoạt động
không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư sau sáp nhập thôn, tổ dân phố trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc sở: Nội vụ,
Tài chính; Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ban VHXH, Ban KTNS, Ban Pháp chế-HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành của tỉnh;
- Báo Tuyên Quang;
- Như Điều 2;
- Thường trực Huyện ủy, Thành ủy;
- HĐND, UBND huyện, thành phố;
- Công báo Tuyên Quang;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- TP NC; CV TH (Huy);
- Lưu: VT, NC (Thg).
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn
Thế Giang
|
ĐỀ ÁN
SÁP
NHẬP, ĐỔI TÊN THÔN, TỔ DÂN PHỐ VÀ HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN
TRÁCH Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ DÔI DƯ SAU SÁP NHẬP THÔN, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
TUYÊN QUANG
(Kèm theo Quyết định số: 100/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban
nhân dân tỉnh)
Phần thứ nhất
CĂN CỨ
XÂY DỰNG VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ
ÁN
1. Nghị quyết
số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII
“Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống
chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
2. Kết luận
số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa XI) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ
Trung ương đến cơ sở.
3. Kế hoạch số
07-KH/TW ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày
25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một
số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
4. Luật Tổ
chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015.
5. Nghị quyết
số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức
bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
6. Nghị
quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về
tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả”.
7. Thông tư
số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn tổ chức và hoạt động
của thôn, tổ dân phố; Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ Nội vụ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của
Bộ Nội vụ hướng dẫn tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.
8. Kế hoạch số
168-KH/TU ngày 18/02/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về thực hiện
Nghị quyết số
18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII.
9. Nghị
quyết số 02/NQ-HĐND ngày 19/3/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sáp nhập,
đổi tên thôn, tổ dân phố và hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở
thôn, tổ dân phố dôi dư sau sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang.
10. Kế hoạch
số 68/KH-UBND ngày 02/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang thực hiện
Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII, Kế hoạch của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị
quyết của Chính phủ, Kế hoạch của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về tiếp
tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả.
11. Tờ trình
số 24/TTr-UBND ngày 23/01/2019 của Ủy ban nhân dân huyện Lâm Bình; Báo cáo số
518/BC-UBND ngày 20/12/2018, Văn bản số 109/UBND-NV ngày 01/3/2019 của Ủy ban
nhân dân huyện Na Hang; Tờ trình số 10/TTr-UBND ngày 23/01/2019, Văn bản số
175/UBND-NV ngày 28/02/2019 của Ủy ban nhân dân huyện Chiêm Hóa; Tờ trình số
14/TTr-UBND ngày 31/01/2019 của Ủy ban nhân dân huyện Hàm Yên; Tờ trình số
27/TTr-UBND ngày 25/01/2019 của Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn; Văn bản số
215/UBND-NV ngày 13/02/2019 của Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương; Tờ trình số
20/TTr-UBND ngày 25/01/2019, Văn bản số 348/UBND-NV ngày 01/3/2019 của Ủy ban
nhân dân thành phố Tuyên Quang về việc sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố.
II. SỰ CẦN
THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Ngày
25/10/2017, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số
18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ
thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, trong đó yêu cầu chính
quyền địa phương: “...Khẩn trương, cương quyết sắp xếp, sáp nhập các thôn,
tổ dân phố không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước”; Nghị quyết số
56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội yêu cầu: “... Rà soát tiêu chí và
sắp xếp lại thôn, tổ dân phố nhằm giảm đầu mối, giảm số lượng người hoạt động
không chuyên trách, tăng cường hiệu quả hoạt động”; Nghị quyết
số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ chỉ đạo các địa phương có trách
nhiệm: “... Xây dựng đề án, trình cấp có thẩm quyền và triển khai sắp xếp,
tổ chức lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và sáp nhập thôn, tổ dân phố
theo quy định (thực hiện từ năm 2018)”; Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày
03/12/2018 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn tổ chức và hoạt động của
thôn, tổ dân phố; Kế hoạch số 168-KH/TU ngày 18/02/2018 của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh khóa XVI; Kế hoạch 68/KH-UBND ngày 02/7/2018 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Tuyên Quang yêu cầu thực hiện rà soát tiêu chí và xây dựng đề án
sáp nhập các thôn, tổ dân phố từ năm 2018 để đảm bảo thực hiện thống nhất trên
địa bàn toàn tỉnh.
2. Tính đến
thời điểm 31/12/2018, toàn tỉnh có 2.096 thôn, xóm, bản, tổ dân phố (gọi
chung là thôn, tổ dân phố), trong đó có 228/2.096 thôn, tổ dân phố đảm bảo
quy mô số hộ gia đình theo quy định, chiếm 10,88%; 1.868/2.096 thôn, tổ dân phố
chưa đảm bảo quy mô số hộ gia đình theo quy định, chiếm 89,12%. Việc huy động
tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, hạ tầng kinh tế - xã
hội, hệ thống phúc lợi công cộng còn dàn trải. Ngân sách nhà nước bố trí chi
trả chế độ, chính sách cho người hoạt động không chuyên trách và cấp trưởng các
tổ chức ở thôn, tổ dân phố còn lớn. Một số thôn, tổ dân phố chưa phát huy tốt
vai trò tự quản; chất lượng hoạt động của một số chi bộ, các tổ chức đoàn thể chưa
đạt yêu cầu.
3. Sắp xếp,
sáp nhập thôn, tổ dân phố nhằm thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của
Trung ương, của Tỉnh ủy để tinh gọn bộ máy, giảm số người hoạt động không
chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, giảm chi phí hành chính, tiết kiệm ngân sách,
phát huy hoạt động tự quản tại cộng đồng dân cư, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý của chính quyền cấp xã và nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng kinh
tế - xã hội của thôn, tổ dân phố.
4. Ủy ban
nhân dân các xã, phường, thị trấn đã tiến hành rà soát kỹ các điều kiện của
từng thôn, tổ dân phố; xây dựng đề án; tổ chức họp xin ý kiến của nhân dân;
thực hiện sáp nhập, đổi tên đối với những thôn, tổ dân phố có trên 50% cử tri
hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành; đối với các khu dân cư biệt lập, địa
bàn rộng, địa hình chia cắt phức tạp, cử tri chưa đồng tình thì không thực hiện
sáp nhập.
Phần thứ
hai
THỰC
TRẠNG THÔN, TỔ DÂN PHỐ
I. VIỆC SẮP
XẾP THÔN, TỔ DÂN PHỐ TỪ NĂM 2000 ĐẾN THÁNG 12/2018
Thời điểm tháng 12/2000, toàn tỉnh có
2.252 thôn, tổ dân phố. Thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 22/4/2003 Hội
nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 13 (khóa XIII) nhằm chấm dứt tình trạng
các hộ rải rác, lẻ tẻ, thôn, bản dưới 50 hộ; Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo
sắp xếp, sáp nhập để giảm số lượng thôn, tổ dân phố. Tính đến thời điểm tháng
12/2006, toàn tỉnh có 2.043 thôn, tổ dân phố; giảm 209 thôn, tổ dân phố so với
năm 2000 (trong đó:
Thành phố Tuyên Quang giảm 3; Na Hang giảm 130[1]; Hàm Yên giảm 31; Chiêm Hóa giảm 16; Yên Sơn
giảm 29).
Thực hiện Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV
ngày 06/12/2002 của Bộ Nội vụ, Quyết định số 81/2006/QĐ-UBND ngày 20/12/2006
của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của
thôn, tổ dân phố, tính đến thời điểm tháng 12/2012, toàn tỉnh có 2.095 thôn, tổ
dân phố, tăng 52 thôn, tổ dân phố[2] so với năm 2006 (trong đó: Thành phố Tuyên
Quang tăng 91, Lâm Bình tăng 75, Hàm Yên tăng 5, Na Hang giảm 41; Chiêm Hóa
giảm 18; Yên Sơn giảm 60).
Đến thời điểm tháng 12/2015 toàn tỉnh
có 2.096 thôn, tổ dân phố, tăng 01 thôn so với năm 2012 (tách thôn Nà Xé, xã
Bình An, huyện Lâm Bình thành 02 thôn: Nà Xé và Tiên Tốc). Từ năm 2016 đến
tháng 31/12/2018,
số
lượng thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh giữ ổn định với 2.096 thôn, tổ dân phố[3].
II. SỐ LƯỢNG
VÀ QUY MÔ SỐ HỘ GIA ĐÌNH THÔN, TỔ DÂN PHỐ
1. Số lượng
Tính đến thời điểm 31/12/2018, toàn
tỉnh có 2.096 thôn, tổ dân phố (1.806 thôn, 290 tổ dân phố), trong đó:
- Thành phố Tuyên Quang: 297 thôn, tổ
dân phố (104 thôn, 193 tổ dân phố).
- Huyện Yên Sơn: 473 thôn, tổ dân phố
(462 thôn, 11 tổ dân phố).
- Huyện Sơn Dương: 424 thôn, tổ dân
phố (399 thôn, 25 tổ dân phố).
- Huyện Chiêm Hóa: 378 thôn, tổ dân
phố (355 thôn, 23 tổ dân phố).
- Huyện Hàm Yên: 321 thôn, tổ dân phố
(303 thôn, 18 tổ dân phố).
- Huyện Na Hang: 127 thôn, tổ dân phố
(107 thôn, 20 tổ dân phố).
- Huyện Lâm Bình: 76 thôn.
2. Quy mô số hộ gia
đình thôn, tổ dân phố
- Toàn tỉnh có 228/2.096 thôn, tổ dân
phố (204 thôn, 24 tổ dân phố) đảm bảo quy mô số hộ gia đình, chiếm 10,88%; có
1.868/2.096 thôn, tổ dân phố (1.602 thôn, 266 tổ dân phố) chưa đảm bảo quy mô
số hộ gia đình, chiếm 89,12%[4]. Trong đó:
+ 1.193/2.096 thôn, tổ dân phố (1.095
thôn, 98 tổ dân phố) đạt từ 50% quy
mô số hộ gia đình trở lên[5], chiếm 56,92%.
+ 675/2.096 thôn, tổ dân phố[6] (507 thôn, 168
tổ dân phố) đạt dưới 50% quy
mô số hộ gia đình, chiếm 32,20%.
Tổng hợp quy mô số hộ
gia đình (thời
điểm 31/12/2018)
TT
|
Huyện, thành phố
|
Tổng số thôn, tổ
dân phố
|
Thôn
|
Tổ dân phố
|
Tổng số
|
Trong đó:
|
Tổng số
|
Trong đó:
|
Dưới 75 hộ
|
Từ 75 hộ dến dưới
150 hộ
|
Từ 150 hộ trở lên
|
Dưới 100 hộ
|
Từ 100 hộ dến dưới
200 hộ
|
Từ 200 hộ trở lên
|
1
|
Thành phố Tuyên Quang
|
297
|
104
|
20
|
63
|
21
|
193
|
141
|
52
|
0
|
2
|
Huyện Yên Sơn
|
473
|
462
|
144
|
275
|
43
|
11
|
2
|
0
|
9
|
3
|
Huyện Sơn Dương
|
424
|
399
|
62
|
257
|
80
|
25
|
0
|
17
|
8
|
4
|
Huyện Chiêm Hóa
|
378
|
355
|
129
|
210
|
16
|
23
|
14
|
9
|
0
|
5
|
Huyện Hàm Yên
|
321
|
303
|
79
|
210
|
14
|
18
|
0
|
14
|
4
|
6
|
Huyện Na Hang
|
127
|
107
|
56
|
29
|
22
|
20
|
11
|
6
|
3
|
7
|
Huyện Lâm Bình
|
76
|
76
|
17
|
51
|
8
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Toàn tỉnh
|
2.096
|
1.806
|
507
|
1.095
|
204
|
290
|
168
|
98
|
24
|
(Có phụ lục số 01 kèm
theo)
III. TÌNH
HÌNH THÔN, TỔ DÂN PHỐ
1. Tình hình hoạt
động của thôn, tổ dân phố
Trong những năm qua,
thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh hoạt động theo đúng quy định của pháp luật;
đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch; chấp hành nghiêm sự quản lý trực tiếp
của chính quyền cấp xã; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Chi bộ
thôn, tổ dân phố; tích cực tham gia hưởng ứng các cuộc vận động xây dựng nông
thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, nếp sống văn hóa, giảm nghèo; thực hiện hương
ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố.
Cộng đồng dân cư ở
thôn, tổ dân phố thực hiện tốt các nội dung thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị
trấn; tham gia bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định những nội dung
theo quy định của pháp luật; bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức
đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng do nhân dân
đóng góp một phần hoặc toàn bộ kinh phí; tham gia tự quản trong việc giữ gìn an
ninh, trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường, giữ gìn và phát huy truyền
thống văn hóa tốt đẹp ở địa phương, phòng chống tệ nạn xã hội.
Duy trì hội nghị
thôn, tổ dân phố theo đúng quy định, định kỳ mỗi năm 2 lần (thời gian vào
giữa năm và cuối năm). Căn cứ tình hình thực tế, thôn, tổ dân phố tổ chức
họp bất thường để kịp thời triển khai các văn bản của nhà nước đến nhân dân;
bàn bạc, xin ý kiến giải quyết các vấn đề phát sinh. Qua đó, đã góp phần quan
trọng phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội ở địa phương; củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng,
nhà nước, các cấp chính quyền địa phương.
2. Tình hình
bố trí, thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh ở thôn, tổ dân phố
và mức kinh phí chi trả cho thôn, tổ dân phố
2.1. Về số lượng
a) Người hoạt động
không chuyên trách
Nghị quyết số 11/2014/NQ-HĐND ngày
22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mỗi thôn, tổ dân phố được bố trí
tối đa không quá 05 người hoạt động không chuyên trách để đảm nhận từ 6-7 chức
danh/thôn, tổ dân phố: Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố, Phó Trưởng
thôn, Tổ
phó Tổ dân phố,
Công an viên, Bảo vệ dân phố, Thôn đội trưởng và Nhân viên y tế. Theo đó:
- Tổng số được bố trí theo quy định:
10.480 người.
- Tổng số đã bố trí: 10.167 người,
trong đó:
+ Bí thư Chi bộ: 2.096 người, trong đó
có 617 người kiêm nhiệm[7].
+ Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố:
1.557 người, trong đó có 64 người kiêm nhiệm[8].
+ Phó Trưởng thôn, Tổ phó Tổ dân phố: 2.092
người, trong đó có 1.751 người kiêm nhiệm[9].
+ Công an viên: 291 người, trong đó có
02 người kiêm Thôn đội trưởng.
+ Thôn Đội trưởng có 2.077 người,
trong đó có 16 người kiêm Nhân viên y tế.
+ Bảo vệ dân phố: 74 người.
+ Nhân viên y tế: 1.980 người.
b) Trưởng các tổ chức
Trưởng ban Công tác Mặt trận và cấp
trưởng các tổ chức ở thôn, tổ dân phố có mặt là: 12.576 người. Trong đó:
- Trưởng ban công tác
Mặt trận: 2.096 người.
- Chi hội trưởng chi hội Hội Phụ nữ:
2.096 người.
- Chi hội trưởng chi
hội Hội Nông dân: 2.096 người.
- Chi hội trưởng chi
hội Hội Cựu chiến binh: 2.096 người.
- Bí thư Chi đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh: 2.096 người.
- Chi hội trưởng Hội người cao tuổi:
2.096 người.
2.2. Chế độ, chính
sách
a) Đối với người hoạt
động không chuyên trách: Hưởng chế độ, chính sách theo phân loại
thôn và theo từng chức danh quy định tại Nghị quyết số 11/2014/NQ-HĐND ngày
22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh[10].
b) Đối với trưởng các
tổ chức: Hưởng mức hỗ trợ theo Nghị quyết số
06/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Văn bản số
1546/UBND-TC ngày 25/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh[11].
3. Kinh phí chi trả ở
thôn, tổ dân phố
Tổng kinh phí chi trả một năm là
171,24 tỷ đồng, một tháng là 14,27 tỷ đồng; trung bình 01 thôn, tổ dân phố chi
6.808.000 đồng/tháng[12] (tính theo
mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng).
IV. ĐÁNH GIÁ
CHUNG
1. Ưu điểm
Hoạt động của thôn, tổ dân phố được
thực hiện theo đúng quy định, cơ bản phát huy vai trò là tổ chức tự quản của
cộng đồng dân cư, tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao. Cộng đồng
dân cư ở thôn, tổ dân phố thực hiện tốt các nội dung thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn; tham gia bàn và biểu quyết, quyết định những các nội dung
theo quy định; tích cực tham gia hưởng ứng các cuộc vận động xây dựng nông thôn
mới, xây dựng đô thị văn minh, nếp sống văn hóa, giảm nghèo; thực hiện hương
ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố; triển khai các văn bản của nhà nước đến nhân
dân; bàn bạc, xin ý kiến giải quyết các vấn đề phát sinh tại hội nghị thôn, tổ
dân phố. Góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở; củng cố niềm tin của nhân dân vào sự
lãnh đạo của Đảng, nhà nước, các cấp chính quyền địa phương.
Người hoạt động không chuyên trách,
cấp trưởng các tổ chức ở thôn, tổ dân phố được bố trí, kiện toàn kịp thời, chất
lượng từng bước được nâng lên, cơ bản phát huy tốt vai trò là cầu nối tuyên
truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền cấp xã và hướng dẫn, triển khai công tác
của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đến với nhân dân.
2. Tồn tại, hạn chế
Số thôn, tổ dân phố có quy mô số hộ
gia đình chưa đảm bảo quy định chiếm tỷ lệ cao (89,12%), một số thôn, tổ dân
phố có quy mô rất nhỏ có từ 12-38 hộ[13]. Một số thôn,
tổ dân phố hoạt động chưa hiệu quả, chưa phát huy được vai trò tự quản ở cộng
đồng dân cư; việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước có nơi, có việc, có lúc chưa đầy đủ, chưa kịp thời; giải
quyết những vấn đề phát sinh trên địa bàn còn lúng túng hoặc chưa đúng quy
định.
Người hoạt động không chuyên trách và cấp trưởng
các tổ chức ở thôn, tổ dân phố đông, ngân sách nhà nước chi trả lớn; khả năng
vận động tuyên truyền của một bộ phận người hoạt động không chuyên trách
và cấp trưởng các tổ chức ở thôn, tổ dân phố còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm
không cao; tỷ
lệ người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố không có trình độ
chuyên môn còn cao, chiếm 85,31%, số người từ 50 tuổi trở lên tham gia
công tác chiếm 37%; kinh phí chi trả cao: Một năm là 171,24 tỷ
đồng, trung bình 6.808.000 đồng/thôn, tổ dân phố/tháng.
Phần thứ ba
MỤC
TIÊU, NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG ÁN SÁP NHẬP, ĐỔI TÊN THÔN, TỔ DÂN PHỐ
I. MỤC TIÊU
Sáp nhập thôn, tổ dân phố chưa đảm bảo
quy mô hộ gia đình theo quy định, nhằm tinh gọn bộ máy, giảm số
người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, giảm chi phí hành chính,
tiết kiệm ngân sách, tăng cường hiệu quả hoạt động, nâng cao hiệu lực
quản lý, điều hành của chính quyền địa phương, phát huy hoạt động tự
quản tại cộng đồng dân cư, nâng tỷ lệ số thôn, tổ dân phố đảm bảo quy
mô số hộ gia đình theo quy định; đổi tên một số thôn, tổ dân phố cho phù hợp
với yêu cầu quản lý và nguyện vọng của nhân dân; đảm bảo hoạt động của thôn, tổ
dân phố ổn định, lâu dài và phù hợp tình hình phát triển, đô thị hóa.
II. NGUYÊN
TẮC, ĐIỀU KIỆN SÁP NHẬP
1. Thực hiện
sáp nhập các thôn, tổ dân phố có quy mô nhỏ, có vị trí liền kề nhau trong cùng
một đơn vị hành chính cấp xã, địa hình không bị chia cắt phức tạp, thuận tiện
cho việc phát triển, sản xuất, kinh doanh và ổn định đời sống của nhân dân để
tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã và
nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của thôn, tổ dân phố;
được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của từng thôn, tổ dân
phố sáp nhập tán thành.
2. Tập trung
thực hiện sắp xếp, sáp nhập các thôn, tổ dân phố dưới 50% quy mô số hộ gia đình
theo quy định (thôn dưới 75 hộ, tổ dân phố dưới 100 hộ). Thực hiện sáp
nhập các thôn, tổ dân phố đạt từ 50% quy mô số hộ gia đình trở lên ở những nơi
có đủ điều kiện.
III. SẮP
XẾP, SÁP NHẬP THÔN, TỔ DÂN PHỐ
1. Sáp nhập thôn, tổ
dân phố
a) Sáp nhập 689 thôn,
tổ dân phố chưa đảm bảo quy mô hộ gia đình theo quy định để thành lập 332 thôn,
tổ dân phố mới (giảm
357 thôn, tổ dân phố so với hiện nay). Trong đó:
- Sáp nhập 439 thôn,
tổ dân phố (273 thôn, 166 tổ dân phố) đạt dưới 50% quy mô số hộ gia đình.
- Sáp nhập 250 thôn,
tổ dân phố (209 thôn, 41 tổ dân phố) đạt từ 50% quy mô số hộ gia đình trở lên.
Tổng hợp
số thôn, tổ dân phố thực hiện sáp nhập
TT
|
Đơn vị
hành chính cấp huyện
|
Tổng số
thôn, tổ dân phố
|
Số
thôn, tổ dân phố thực hiện sáp nhập, thành lập mới
|
Thực
hiện sáp nhập
|
Thành
lập mới
|
Số
thôn, tổ dân phố giảm
|
Số
thôn, tổ dân phố còn lại
|
Trong
đó:
|
Sáp
nhập hai thôn, TDP thành một thôn, TDP
|
Sáp
nhập ba thôn, TDP thành một thôn, TDP
|
1
|
Thành phố Tuyên
Quang
|
297
|
242
|
113
|
129
|
168
|
97
|
16
|
2
|
Huyện Yên Sơn
|
473
|
167
|
81
|
86
|
387
|
76
|
5
|
3
|
Huyện Chiêm Hóa
|
378
|
120
|
59
|
61
|
317
|
57
|
2
|
4
|
Huyện Hàm Yên
|
321
|
75
|
37
|
38
|
283
|
36
|
1
|
5
|
Huyện Sơn Dương
|
424
|
47
|
23
|
24
|
400
|
22
|
1
|
6
|
Huyện Na Hang
|
127
|
26
|
13
|
13
|
114
|
13
|
0
|
7
|
Huyện Lâm Bình
|
76
|
12
|
6
|
6
|
70
|
6
|
0
|
Toàn tỉnh
|
2.096
|
689
|
332
|
357
|
1.739
|
307
|
25
|
(Có phụ lục số 02 kèm
theo)
b) Sau sáp nhập thôn, tổ
dân phố
Toàn tỉnh có 1.739
thôn, tổ dân phố (1.560 thôn, 179 tổ dân phố); giảm 357 thôn, tổ dân phố; giảm
1.785 người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; tăng tỷ lệ
thôn, tổ dân phố đảm bảo quy mô số hộ gia đình theo quy định từ 10,88% lên
20,41%; tăng tỷ lệ thôn, tổ dân phố đạt 50% quy mô số hộ gia đình trở lên từ
56,92% lên 66,02%; giảm tỷ lệ thôn, tổ dân phố đạt dưới 50% quy mô số hộ gia
đình từ 32,20% xuống còn 13,57%. Trong đó:
- Có 355/1.739 thôn,
tổ dân phố (307 thôn, 48 tổ dân phố) đảm bảo quy mô số hộ gia đình theo quy
định, chiếm 20,41%;
- Có 1.384/1.739
thôn, tổ dân phố[14] (1.253 thôn,
131 tổ dân phố) chưa đảm bảo quy mô số hộ gia đình theo quy định, chiếm 79,59%,
trong đó: Có 1.148 thôn, tổ dân phố đạt từ 50% quy mô số hộ gia đình trở lên,
chiếm 66,02%; 236 thôn, tổ dân phố[15] đạt dưới 50%
quy mô số hộ gia đình chiếm 13,57% (số thôn, tổ dân phố này không thực
hiện sáp nhập do
có vị trí địa lý cách xa trung tâm xã, cách xa thôn liền kề, địa hình đi lại
khó khăn và có phong tục tập quán không tương đồng; trong đó có 10 thôn[16] có quy mô số hộ
gia đình nhỏ từ 20-28 hộ).
(Có phụ lục số 03 kèm
theo)
2. Đổi tên thôn
Đổi tên 54 thôn, tổ
dân phố (32 thôn, 22 tổ dân phố), trong đó: Thành phố Tuyên Quang: 48 thôn, tổ
dân phố[17] (27 thôn, 21 tổ
dân phố); huyện Na Hang: 04 thôn[18]; huyện Chiêm
Hóa: 02 thôn, tổ dân phố[19] (01 thôn, 01 tổ
dân phố) để đảm bảo thuận lợi trong việc quản lý và phù hợp với đặc điểm lịch
sử, tập quán, tên gọi và nguyện vọng của nhân dân địa phương.
IV. BỐ TRÍ
NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ SAU KHI THỰC HIỆN SẮP
XẾP, SÁP NHẬP
Thực hiện bố trí người hoạt động không
chuyên trách ở thôn, tổ dân phố theo quy định tại Nghị quyết số 11/2014/NQ-HĐND
ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị
định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP
thì thực hiện theo quy định mới.
V. HỖ TRỢ ĐỐI
VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ DÔI DƯ SAU SÁP NHẬP
THÔN, TỔ DÂN PHỐ
Thực hiện theo Nghị quyết số
02/NQ-HĐND ngày 19/3/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc sáp
nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố và hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên
trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư sau sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang.
VI. THỜI GIAN
THỰC HIỆN
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ
chức, triển khai thực hiện và hoàn thành việc sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân
phố; kiện toàn, bố trí các chức danh người hoạt động không chuyên trách theo
quy định của cấp có thẩm quyền trong Quý II/2019.
Phần thứ tư
ĐÁNH
GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. ĐÁNH
GIÁ TÁC ĐỘNG
1. Tác động tích cực
- Việc sáp nhập thôn, tổ dân phố có
quy mô nhỏ để thành lập thôn, tổ dân phố có quy mô lớn hơn sẽ làm giảm đầu mối
(giảm 357 thôn, tổ dân phố; giảm 1.785 người hoạt động không chuyên trách;
giảm 2.142 tổ chức và 2.142 trưởng các tổ chức ở thôn, tổ dân phố), nâng
cao hiệu quả hoạt động của thôn, tổ dân phố và hiệu lực, hiệu quả quản lý của
chính quyền cấp xã; giảm chi phí ngân sách và nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ
tầng, tạo điều kiện tập trung các nguồn lực, không gian quy hoạch để phát huy
có hiệu quả các tiềm năng, mở rộng sản xuất, đầu tư xây dựng nông thôn mới, xây
dựng cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa, công trình phúc lợi theo hướng hiện
đại.
- Giảm số lượng người
hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; tiết kiệm cho ngân sách nhà
nước; đồng thời, làm cơ sở để xem xét nâng mức phụ cấp cho người hoạt động
không chuyên trách và kinh phí hỗ trợ cho các tổ chức chính trị - xã hội ở
thôn, tổ dân phố.
- Giúp nâng cao chất
lượng hoạt động của đội ngũ người hoạt động không chuyên trách và cấp trưởng
các tổ chức ở thôn, tổ dân phố.
2. Khó khăn, vướng
mắc
- Việc sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân
phố làm thay đổi thông tin thôn, tổ dân phố về tên, phạm vi, quy mô số hộ gia
đình,... so với trước khi sáp nhập, đổi tên; nếu cả hệ thống chính trị không
vào cuộc, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền không thực hiện quyết
liệt; công tác tuyên truyền, vận động thực hiện không hiệu quả sẽ tạo dư luận
không tốt, ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước, tình hình an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội.
- Sau khi sáp nhập, đổi tên thôn, tổ
dân phố người dân phải tiến hành chuyển đổi giấy tờ có liên quan từ thôn, tổ
dân phố cũ sang thôn, tổ dân phố mới.
- Việc bố trí, quản lý, sử dụng hiệu
quả và giải quyết các vướng mắc, tồn tại về cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội công
cộng, các thiết chế văn hoá để phù hợp với quy mô dân số tăng lên sau khi sáp
nhập thôn, tổ dân phố gặp khó khăn.
- Việc sắp xếp, kiện toàn lại đội ngũ
người hoạt động không chuyên trách và cấp trưởng các tổ chức ở thôn, tổ dân phố
ảnh hưởng đến tâm tư, nhất là đối với những trường hợp dôi dư, không bố trí để
tiếp tục tham gia công tác.
II. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Công tác lãnh
đạo, chỉ đạo, tuyên truyền
- Tăng cường công tác
lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, công tác tư tưởng, vận động
và giám sát tổ chức thực hiện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị - xã hội; đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức triển
khai thực hiện sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố với quyết tâm chính trị cao,
toàn diện, sự lãnh đạo, chỉ đạo khoa học, phù hợp với tình hình thực tiễn. Xử lý nghiêm
minh, kịp thời những tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng quy định việc sáp nhập thôn, tổ dân phố.
- Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, vận động tạo sự thống nhất, đồng thuận cao về nhận thức và hành
động trong đội ngũ cán bộ, công chức các cấp và nhân dân ở địa phương về mục
đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ trương sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố
theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ, Kế
hoạch số 168-KH/TU ngày 18/02/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI;
Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 19/3/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sáp
nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố và hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên
trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư sau sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang và Kế
hoạch số 68/KH-UBND ngày 02/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang thực hiện
Nghị quyết số 18-NQ/TW.
2. Nhiệm vụ cụ thể
của các cơ quan, đơn vị
2.1. Sở Nội vụ
- Theo dõi, kiểm tra,
đôn đốc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai, tổ chức thực hiện; tổng
hợp báo cáo kết quả với Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
- Căn cứ các quy định
của Trung ương, chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu với
Ủy ban nhân dân tỉnh: Văn bản chỉ đạo việc triển khai thực hiện Nghị quyết số
02/NQ-HĐND ngày 19/3/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh; hướng dẫn thực hiện việc
bố trí số lượng, chế độ chính sách đối với người đang là người hoạt động không
chuyên trách ở thôn, tổ dân phố theo quy định; ban hành Quyết định thay thế
Quyết định số 17/2013/QĐ-UBND ngày 20/8/2013 về ban hành Quy chế tổ chức và
hoạt động của thôn, xóm, bản, tổ dân phố và Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND ngày
20/11/2013 về ban hành Quy định tiêu chí phân loại thôn, xóm, bản, tổ dân phố
trên địa bàn tỉnh.
2.2. Sở Tài chính
Tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh việc bố trí kinh phí triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 19/3/2019 của
Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố và hỗ trợ đối
với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư sau sáp nhập
thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo quy định.
2.3. Sở Thông tin và
Truyền thông, Báo Tuyên Quang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
Tuyên truyền rộng rãi về chủ trương,
kết quả sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố trên các phương tiện truyền thông,
cổng thông tin điện tử của tỉnh.
2.4. Các sở, ban,
ngành liên quan
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn theo quy định, có trách nhiệm tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh việc thực hiện
quản lý và giải quyết các tồn tại liên quan đến cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội,
thiết chế văn hoá thể thao, hộ khẩu, đất đai, các nguồn vốn vay, các dự án đang
đầu tư, xây dựng,... ở thôn, tổ dân phố; hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho
tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ do thực hiện
sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố.
- Chỉ đạo, hướng dẫn đảm bảo an ninh
trật tự an toàn xã hội trên địa bàn trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết
số 02/NQ-HĐND ngày 19/3/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh; kiện toàn các tổ
chức liên quan ở thôn, tổ dân phố theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
giao.
2.5. Ủy ban nhân dân
huyện, thành phố
- Triển khai, tổ chức
thực hiện việc sáp nhập, đổi tên các thôn, tổ dân phố của địa phương quản lý
đảm bảo đúng quy định, giữ ổn định về an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã
hội và công tác quản lý địa bàn; bố trí, sắp xếp người hoạt động không chuyên
trách và cấp trưởng các tổ chức ở thôn, tổ dân phố theo quy định.
- Chỉ đạo thực hiện
việc miễn, giảm lệ phí cho tổ chức, cá nhân khi chuyển đổi giấy tờ do sáp nhập,
đổi tên thôn, tổ dân phố theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Chỉ đạo việc chi trả kinh phí hỗ trợ
đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư sau sáp
nhập thôn, tổ dân phố; thực hiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt
động không chuyên trách, kinh phí hoạt động của các tổ chức ở thôn, tổ dân phố
theo quy định.
- Kịp thời báo cáo
kết quả thực hiện và những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền trong quá trình
triển khai thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh (gửi Sở Nội vụ tổng hợp).
2.6. Đề nghị Ban Tổ
chức Tỉnh ủy
Hướng dẫn kiện toàn
tổ chức chi bộ ở thôn, tổ dân phố sau khi thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố.
2.7. Đề nghị Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
- Tuyên truyền, phổ biến, vận động
đoàn viên, hội viên và nhân dân để tạo sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức
và hành động khi thực hiện chủ trương sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố.
- Hướng dẫn kiện toàn các tổ chức thuộc
hệ thống ở thôn, tổ dân phố sau khi sáp nhập theo quy định.
- Tham gia giám sát và phản biện xã
hội trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số
02/NQ-HĐND ngày 19/3/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
2.8. Đề nghị Ban
Thường vụ Huyện ủy, Thành ủy
Lãnh đạo, chỉ đạo Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội, các cấp ủy Đảng thuộc
thẩm quyền quản lý tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Nghị quyết
số 02/NQ-HĐND ngày 19/3/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh; chỉ đạo kiện toàn
tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội và các chức danh ở thôn, tổ dân phố
sau khi sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố; kiểm tra, đôn đốc và đảm bảo an
ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết
số 02/NQ-HĐND ngày 19/3/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu có vấn đề vướng mắc vượt quá thẩm quyền giải quyết, các cơ quan, đơn vị có
liên quan có trách nhiệm kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bằng văn bản
(gửi Sở Nội vụ tổng hợp) để xem xét, giải quyết theo quy định./.
[1] Giai
đoạn 2003-2006 huyện Na Hang giảm nhiều do giải thể 5 xã thuộc thủy điện lòng
hồ Na Hang: Trùng Khánh, Vĩnh Yên, Thúy Loa, Xuân Tân, Xuân Tiến.
- Các huyện còn lại giảm do sáp nhập.
[2] Giai
đoạn 2007-2012:
+ Huyện Yên Sơn giảm do sáp nhập 84 thôn
thuộc 05 xã: An Tường, An Khang, Thái Long, Lưỡng Vượng, Đội Cấn, Yên Sơn để mở
rộng thị xã Tuyên Quang năm 2008; tăng 24 thôn do chia tách.
+ Huyện Na Hang, huyện Chiêm Hóa giảm 74 thôn
do sáp nhập nguyên trạng 08 xã để thành lập huyện Lâm Bình (Na Hang 5 xã, Chiêm
3 xã) năm 2011; tăng 25 thôn do chia tách.
+ Thành phố Tuyên Quang tăng do sáp nhập 84
thôn thuộc 5 xã của huyện Yên Sơn và 7 thôn do chia tách.
+ Huyện Lâm Bình do sáp nhập 74 thôn xã thuộc
huyện Na Hang, Chiêm Hóa để thành lập huyện Lâm Bình và chia tách 1 thôn.
+ Huyện Hàm Yên do chia tách.
[3] Tính
đến 31/12/2018 số lượng thôn, tổ dân phố giảm 156 thôn, tổ dân phố so với năm
2012.
[4] Quy mô quy định tại Thông tư số 14/2018/TT-BNV là: 150 hộ trở lên đối với
thôn; 200
hộ trở lên đối với tổ dân phố.
[5] Quy mô từ 50% đến dưới 100% quy mô số hộ gia
đình:
- Đối với thôn là từ 75 hộ đến dưới 150 hộ;
- Đối với tổ dân phố từ 100 hộ đến dưới 200 hộ.
[6] 675
thôn, tổ dân phố có quy mô số hộ gia đình dưới 50% theo từng huyện, thành phố:
- Thành phố Tuyên Quang: 161 thôn, tổ
dân phố (20 thôn, 141 tổ dân phố);
- Huyện Yên Sơn: 146 thôn, tổ dân phố
(141 thôn, 02 tổ dân phố);
- Huyện Chiêm Hóa: 143 thôn, tổ dân
phố (129 thôn, 14 tổ dân phố);
- Huyện Hàm Yên: 79 thôn.
- Huyện Na Hang: 67 thôn, tổ dân phố
(56 thôn, 11 tổ dân phố);
- Huyện Sơn Dương: 62 thôn;
- Huyện Lâm Bình: 17 thôn.
[7] Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ
dân phố: 529 người; Bí thư Chi bộ kiêm Nhân viên y tế: 56 người; Bí thư Chi bộ
kiêm Thôn đội trưởng: 15 người; Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn kiêm Nhân viên y
tế: 10 người; Bí thư Chi bộ kiêm Phó Trưởng thôn kiêm Công an viên: 03 người; Bí
thư Chi bộ kiêm Công an viên: 02 người; Bí thư chi bộ kiêm Phó Trưởng thôn: 01
người; Bí thư Chi bộ kiêm Công an viên kiêm Nhân viên Y tế: 01 người; Bí thư
Chi bộ kiêm Công an viên: 02 người.
[8] Trưởng thôn kiêm Nhân viên y tế: 49 người;
Trưởng thôn kiêm Thôn đội trưởng: 14 người; Trưởng thôn kiêm Công an viên kiêm Thôn đội
trưởng: 01 người.
[9] Phó trưởng thôn kiêm Công an viên: 1.667
người; Tổ phó tổ dân phố kiêm Bảo vệ dân phố: 81 người; Phó trưởng
thôn kiêm Công an viên kiêm Thôn đội trưởng: 03 người;
[10] -
Bí thư Chi bộ thôn, tổ dân phố; Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân: loại 1: 1,05;
loại 2: 1,02; loại 3: 1,0.
- Phó trưởng thôn; Tổ phó tổ dân phố: loại 1:
0,65; loại 2: 0,62; loại 3: 0,6.
- Công an viên (ở thôn thuộc xã, tổ dân phố
thuộc thị trấn), Bảo vệ dân phố, Thôn đội trưởng, Nhân viên y tế thôn (thôn
thuộc các xã vùng khó khăn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ): 0,5.
- Nhân viên y tế thôn (thôn thuộc các xã còn
lại) là 0,3; ở tổ dân phố là 0,2.
[11] Theo đó,
Trưởng Ban công tác Mặt trận hưởng mức hỗ trợ 200.000 đồng/người/tháng. Chi hội
Trưởng các chi hội: Hội Nông dân; Hội Phụ nữ; Cựu chiến binh; Hội người cao
tuổi và Chi đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hưởng mức hỗ trợ 150.000
đồng/người/tháng.
[12] Kinh phí chi trả bao gồm mức chi
phụ cấp, chi hỗ trợ hằng tháng cho các chức danh ở thôn, tổ dân phố; chi
hỗ trợ hoạt động của thôn, tổ dân phố, các chi hội; Quỹ thi đua khen thưởng;
chi hỗ trợ Ban công tác mặt trận ở khu dân cư thực hiện Cuộc vận động “Toàn
dân doàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
[13] Huyện Yên Sơn có 11 thôn có từ 12-30 hộ gia
đình; Huyện Na Hang có 6 thôn từ 21-30 hộ gia đình; Huyện Chiêm Hóa có
03 thôn từ 19-30 hộ gia đình; Huyện Sơn Dương có 03 thôn từ 20-30 hộ gia đình;
Thành phố Tuyên Quang có 04 thôn, tổ dân phố có từ 31-38 hộ gia đình.
[14] 1. Đối với thôn:
- Có 307/1.560 thôn đảm bảo quy mô số
hộ gia đình theo quy định;
- Có 1.253/1560 thôn chưa đảm bảo quy
mô số hộ gia đình theo quy định, trong đó:
+ Có 1.086/1.560 thôn có quy mô từ 50%
quy mô số hộ gia đình trở lên;
+ Có 167/1.560 thôn có quy mô dưới 50%
quy mô số hộ gia đình.
2. Đối với tổ dân
phố:
- Có 48/179 tổ dân phố đảm bảo quy mô
số hộ gia đình theo quy định;
- Có 131/179 tổ dân phố chưa đảm bảo
quy mô số hộ gia đình theo quy định, trong đó:
+ Có 129/179 tổ dân phố có quy mô từ
50% quy mô số hộ gia đình trở lên.
+ Có 2/179 tổ dân phố có quy mô dưới
50% quy mô số hộ gia đình.
[15] Số lượng thôn, tổ dân phố có quy mô
dưới 50% quy mô số hộ gia đình:
- Huyện Lâm Bình: 10 (Thượng Lâm 3;
Phúc Yên 2; Bình An 2; Khuôn Hà 1; Lăng Can 1; Hồng Quang 1).
- Huyện Na Hang: 45 (Thanh Tương 8;
Yên Hoa 7; Hồng Thái 6; Năng Khả 5; Sinh Long 3; Côn Lôn 3; Sơn Phú 3; Thượng
Giáp 3; Thị trấn Na
Hang 2; Khâu Tinh 2; Thượng Nông 2; Đà Vị 1).
- Huyện Chiêm Hóa: 65 (Tri Phú 8, Kiên Đài 7,
Nhân Lý 7, Yên Lập 6, Trung Hà 5, Ngọc Hội 4, Trung Hòa 4, Hòa Phú 4, Minh
Quang 3, Tân Thịnh 3, Hà Lang 2, Hùng Mỹ 2, Bình Phú 2, Phúc Thịnh 2, Phúc Sơn 1,
Linh Phú 1, Yên Nguyên 1, Tân Mỹ 1, Xuân Quang 1, Vinh Quang 1).
- Huyện Hàm Yên: 32 (Yên Phú 8; Hùng
Đức 4; Thái Hòa 3; Phù Lưu 3; Yên Thuận 3; Minh Dân 3; Tân Thành 2; Bạch Xa 1; Bình Xa
1; Minh Hương 1; Minh Khương 1; Nhân Mục 1; Yên Lâm 1).
- Huyện Yên Sơn: 57 (Nhữ Khê 8, Kiến
Thiết 7, Chiêu Yên 5, Trung Minh 5, Phúc Ninh 4, Hùng Lợi 4, Lang Quán 3, Chân
Sơn 2, Công Đa 2, Đạo Viện 2, Mỹ Bằng 2, Phú Lâm 2, Quý Quân 2, Tân Long 2,
Xuân Vân 2,
Kim
Quan 1, Lực Hành 1, Phú Thịnh 1, Tiến Bộ 1, Trung Sơn 1).
- Huyện Sơn Dương: 27 (Đại Phú 5,
Lương Thiện 3, Hợp Thành 3, Đông Lợi 2, Thanh Phát 2, Tuân Lộ 2, Đông Thọ 1,
Kháng Nhật 1, Lâm Xuyên 1, Minh Thanh 1, Phúc Ứng 1, Tân Trào 1, Thiện Kế 1, Tú
Thịnh 1, Thượng Ấm 1, Vĩnh Lợi 1).
[16] Na Hang: 04; Chiêm Hóa: 02; Yên Sơn: 02; Lâm
Bình: 01; Sơn Dương: 01.
[17] Có 21 tổ dân phố thuộc 06 phường, 27 thôn
thuộc 04 xã đổi tên:
- Tân Hà 06; Ỷ La 05; Nông Tiến 04;
Minh Xuân 02; Phan Thiết 02; Hưng Thành 02.
- Đội Cấn 10; An Tường 08; Lưỡng Vượng
06; Tràng Đà 03.
[18] Xã Côn Lôn 04.
[19] Thị
trấn Vĩnh Lộc 01, Xã Bình Nhân 01.