BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
100/2001/QĐ-BNN
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC, TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI CỦA BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh của uỷ ban
Thường vụ Quốc hội về cư trú của người nước ngoài tại Việt nam (số
24/2000/PL-UBTVQH10 ngày 24/8/2000);
Căn cứ Nghị định 73/CP ngày 1/11/1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Căn cứ quyết định số 211/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 1998 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương
trình, dự án ODA ở Việt nam; Quyết định số 122/2001/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm
2001 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế;
Theo đề nghị của các ông Vụ trưởng vụ hợp tác Quốc tế, Vụ Tổ chức Cán bộ
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành
“Quy chế làm việc, tiếp khách nước” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
kèm theo Quyết định này
Điều 2. Quyết định này
có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông Chánh
văn phòng Bộ, Vụ trưởng vụ hợp tác Quốc tế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ
trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và những người có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành quyết định này.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Lê Huy Ngọ
|
QUY CHẾ
LÀM VIỆC VỚI KHÁCH NƯỚC NGOÀI CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban
hành theo Quyết định số 103/2001/QĐ/BNN-HTQT ngày 11/10/2001 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Chương 1:
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy chế này được
áp dụng trong khối cơ quan Bộ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khi
thực hiện các hoạt động đón tiếp và làm việc với khách nước ngoài.
Điều 2. Khách nước
ngoài nói trong Quy chế này là đại diện của các nước, các tổ chức quốc tế, các
Công ty và cá nhân người nước ngoài đủ tư cách pháp nhân (sau đây gọi là đối
tác nước ngoài) vào làm việc với cơ quan, cán bộ, công chức thuộc khối cơ quan
Bộ.
Điều 3. Tiếp khách nước
ngoài là các hoạt động hợp tác quốc tế của Bộ nhằm hợp tác phát triển, mở rộng
các mối quan hệ, giao lưu với đối tác nước ngoài, nhanh chóng hội nhập vào khu
vực và thế giới theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
Điều 4. Người tiếp khách
nước ngoài là những cán bộ, công chức được Bộ trưởng hoặc cấp có thẩm quyền uỷ
nhiệm. Những cán bộ, công chức khi tiếp khách phải thực hiện đúng mục tiêu, kế
hoạch và sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tuân
thủ các quy định của pháp luật, bảo đảm chủ quyền quốc gia, độc lập tự chủ và
bí mật Nhà nước.
Điều 5. “Đoàn vào” nói
trong Quy chế này là các đối tác nước ngoài quy định ở Điều 1 vào làm việc với
đại diện các tổ chức, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
nhằm mục đích tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể sau:
1. Trao đổi các chương trình dự án mà hai bên
cùng quan tâm.
2. Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự
án.
3. Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tìm hiểu ngành,trao đổi về hợp tác thương mại,
nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và khoa học - kỹ thuật, thông tin.
5. Tổ chức, tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo,
triển lãm, tiếp xúc và các hoạt động khác liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và
phát triển nông thôn.
Điều 6. Đối tác nước
ngoài đến làm việc, gặp gỡ trao đổi phải là người đại diện có đủ tư cách pháp
nhân, theo đúng chương trình và kế hoạch đã thoả thuận.
Tổ chức và đơn vị có đối tác nước ngoài đến làm
việc, gặp gỡ, trao đổi phải hiểu rõ về mục đích, nội dung, thời gian mà đối tác
cần gặp.
Điều 7. Văn bản, điện
tín do Lãnh đạo Bộ chính thức gửi đến các đối tác nước ngoài thuộc lĩnh vực của
đơn vị nào thì đơn vị đó chịu trách nhiệm về nội dung văn bản tiếng Việt và chất
lượng bản dịch.
Vụ Hợp tác Quốc tế chịu trách nhiệm dịch và
trình Lãnh đạo Bộ những văn bản, điện tín bằng tiếng nước ngoài do phía nước
ngoài gửi Lãnh đạo Bộ. Các văn bản, điện tín liên quan đến việc quản lý và thực
hiện các dự án của các đơn vị trực thuộc Bộ gửi cho các đối tác nước ngoài thì
Thủ trưởng các đơn vị đó chịu trách nhiệm.
Điều 8. Việc cung cấp
các mẫu vật, tài liệu kỹ thuật cho đối tác nước ngoài được thực hiện theo Điều 12 của Quy chế 132/QĐ/BNN-HTQT ngày 22/9/1999 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Các cuộc làm việc với đối tác nước ngoài của
Lãnh đạo Bộ, nếu cần mời đại diện báo chí tham dự, thì Văn phòng Bộ và Vụ Hợp
tác Quốc tế lập danh sách tên báo và nhà báo, trình Lãnh đạo Bộ quyết định từng
trường hợp cụ thể.
Điều 9. Việc đón tiếp và
làm việc với đoàn vào liên quan đến đơn vị nào thì do thủ trưởng đơn vị đó thực
hiện. Đơn vị đón tiếp chịu trách nhiệm quản lý khách trong suốt thời gian khách
lưu lại tại Việt Nam, đồng thời có trách nhiệm thực hiện những yêu cầu của các
cơ quan hữu quan thuộc Bộ Công An để bảo đảm công tác an ninh, tạo thuận lợi
trong việc thực hiện đầy đủ các thoả thuận và an toàn cho khách.
Chương 2:
ĐÓN
TIỄN KHÁCH NƯỚC NGOÀI
Điều 10. Bộ trưởng và cấp
tương đương được đón, tiễn tại chân cầu thang máy bay qua phòng VIP (theo qui định
của Chính phủ).
Điều 11. Vụ Hợp tác Quốc
tế liên hệ với An ninh, Công an, Hải quan cửa khẩu để làm các thủ tục xuất nhập
cảnh; Thuê phòng VIP và ôtô ra chân cầu thang máy bay.
Điều 12. Vụ Hợp tác Quốc
tế bố trí, sắp xếp ôtô của đoàn đi đón-tiễn vào khu VIP.
Điều 13. Thành phần
đón, tiễn tại sân bay:
- Tuỳ theo cấp bậc và chức vụ của trưởng đoàn
khách, Lãnh đạo Bộ phân công đại diện đón, tiễn đoàn.
- Vụ Hợp tác Quốc tế: Lãnh đạo, chuyên viên, lễ
tân.
Điều 14. Đón tiễn tại
khách sạn:
- Lãnh đạo Bộ chào xã giao (nếu cần thiết).
- Vụ Hợp tác Quốc tế bố trí ăn, ở, đi lại theo
quy định.
Điều 15. Đón tiễn tại Bộ:
Chuyên viên Vụ Hợp tác Quốc tế kiểm tra phòng,
đón và dẫn khách vào phòng họp.
Chương 3:
TIẾP
KHÁCH NƯỚC NGOÀI
Điều 16. Để làm việc với
đối tác nước ngoài Vụ Hợp tác Quốc tế là đầu mối liên hệ chuẩn bị đầy đủ nội
dung và thành phần tham gia theo đúng quy định của Nhà nước về thủ tục đối ngoại
và quy định của Bộ về lĩnh vực hợp tác với nước ngoài; phối hợp với Văn phòng để
bố trí chương trình làm việc (bao gồm nội dung, thời gian và nơi tiếp) của Lãnh
đạo Bộ cho phù hợp.
Điều 17. Các cuộc hội
đàm và làm việc với đối tác nước ngoài của Lãnh đạo Bộ phải tuân thủ những quy
định sau:
1. Về nội dung và thành phần cùng dự:
a) Phải có nội dung chương trình đã được Bộ trưởng
hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt trước, thông qua Vụ Hợp tác Quốc tế để đăng ký
với Văn phòng Bộ tối thiểu trước 2 ngày để xếp lịch.
b) Trong trường hợp đối tác nước ngoài liên hệ
trực tiếp với Lãnh đạo Bộ thì Văn phòng Bộ thông báo cho Vụ Hợp tác Quốc tế phối
hợp thực hiện.
c) Vụ Hợp tác Quốc tế cần trao đổi trước với
khách để tìm hiểu về những nội dung sẽ làm việc, đồng thời đề xuất các phương
án xử lý và thành phần tham dự để trình Lãnh đạo Bộ duyệt.
d) Khi Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng làm việc với đối
tác nước ngoài Vụ Hợp tác Quốc tế cử Lãnh đạo và chuyên viên cùng dự. Chuyên
viên Vụ Hợp tác Quốc tế được phân công cùng tiếp khách phải đến trước 10 phút để
kiểm tra phòng tiếp, đón và dẫn khách vào phòng tiếp khách, ghi biên bản nội
dung của buổi tiếp.
2. Đối tượng tiếp:
a) Bộ trưởng tiếp các đối tác nước ngoài ở cấp Đại
sứ, Bộ hoặc Thứ trưởng và cấp tương đương.
b) Thứ trưởng tiếp các đối tác nước ngoài do Bộ
trưởng phân công.
c) Các quan chức cao cấp từ các Bộ, Ngành hoặc
các Tổ chức Quốc tế tuỳ theo tính chất công việc, Vụ Hợp tác Quốc tế cùng Văn
phòng xem xét tham mưu cho Lãnh đạo Bộ.
Điều 18. Lãnh đạo Bộ tiếp
xã giao:
1. Văn phòng bố trí phòng làm việc và phục vụ.
2. Vụ Hợp tác Quốc tế có trách nhiệm:
a. Làm tờ trình để báo cáo Lãnh đạo Bộ.
b. Chuẩn bị nội dung.
c. Dự kiến thành phần tiếp khách cùng Lãnh đạo Bộ.
Điều 19. Lãnh đạo Bộ tiếp
và làm việc với các đoàn ngoại giao (Bộ, Thứ trưởng hoặc cấp tương đương) các
đơn vị được phân công chịu trách nhiệm như sau:
1. Văn phòng Bộ:
b. a. Bố trí phòng họp, gửi giấy mời hợp.
Treo cờ Việt Nam và cờ của nước hoặc Tổ chức quốc
tế đến làm việc tại trụ sở Bộ.
2. Vụ Hợp tác Quốc tế:
a. Lập kế hoạch và phối hợp với các Vụ, Cục và
đơn vị liên quan để
chuẩn bị nội dung và tổ chức đón đoàn trình Lãnh
đạo Bộ duyệt.
b. Lập dự toán kinh phí đón đoàn.
c. Bố trí khách sạn và phương tiện đi lại cho
khách.
d. Bố trí đón tiễn tại sân bay theo quy định của
Chính phủ.
đ. Đón khách đến làm việc tại Bộ.
e. Bố trí lễ tân, chuẩn bị bộ đồ ký, cờ...
g. Bố trí phiên dịch (nếu cần).
Điều 20. Đối với cấp Vụ,
Cục hoặc đơn vị tiếp các đoàn trong phạm vi dự án và chương trình đã được Lãnh
đạo Bộ phân công thì Lãnh đạo đơn vị đó tổ chức tiếp và chịu trách nhiệm về nội
dung, thành phần tham dự. Nội dung làm việc cần được thông báo cho Vụ Hợp tác
Quốc tế để theo dõi phối hợp thực hiện nếu thấy cần thiết.
Điều 21. Đối với cấp
chuyên viên do Lãnh đạo Vụ, Cục và đơn vị phân công tiếp trong phạm vi chương
trình, Dự án được Bộ duyệt.
Chuyên viên không tiếp các đối tác khi không được
phân công. Trường hợp phát sinh mới thì chuyên viên phải báo cáo cho Lãnh đạo Vụ,
Cục, đơn vị của mình và thông báo cho Vụ Hợp tác Quốc tế để xử lý giải quyết kịp
thời.
Chương 4:
ĐÀM
PHÁN, KÝ KẾT VĂN KIỆN
Điều 22. Thủ tục đàm
phán ký kết thực hiện theo Pháp lệnh về ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế
(do Chủ tịch nước ban hành ngày 20/8/1998) và phải đặc biệt chú ý đến các quy định
về:
1. Hoàn tất thủ tục phê duyệt trước khi ký kết.
2. Hoàn tất thủ tục bảo đảm tư cách pháp nhân của
người được ký vào
văn kiện.
3. Thủ tục lễ tân khi ký kết.
4. Kinh phí và nghi lễ ký kết văn kiện.
Điều 23. Vụ Hợp tác Quốc
tế phối hợp với các Vụ, Cục chức năng, các đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ để
chuẩn bị nội dung văn kiện của dự án hoặc chương trình và các thủ tục phê duyệt
theo quy định trước khi ký kết.
Đơn vị chủ dự án và chương trình chịu trách nhiệm
về kinh phí cho việc ký kết đó.
Điều 24. Việc ký kết
Văn kiện giữa Bộ với đối tác nước ngoài do Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế chủ trì
phối hợp với Chánh Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan tổ chức lễ ký theo quy
định của Chính phủ.
Riêng các đơn vị, thì do Thủ trưởng các đơn vị
chịu trách nhiệm tổ chức lễ ký các Văn kiện hợp tác có nội dung chuyên môn được
phân công quản lý và thông báo kết quả về Vụ Hợp tác Quốc tế.
Điều 25. Văn kiện ký kết với đối
tác nước ngoài, bản chính được lưu trữ tại Ban quản lý dự án, chương trình hoặc
đơn vị thực hiện.
Sau 10 ngày ký kết Văn kiện, Ban quản lý dự án,
chương trình hoặc đơn vị thực hiện phải sao gửi các Văn kiện trên cho Văn phòng
Bộ, Vụ Hợp tác Quốc tế và các đơn vị có liên quan.
Khi dự án, chương trình kết thúc, Ban quản lý dự
án, chương trình phải chỉnh lý hồ sơ gốc của dự án đưa về lưu trữ tại Bộ.
Chương 5:
HỘI
NGHỊ, HỘI THẢO QUỐC TẾ:
Điều 26. Hội nghị, Hội
thảo phải xin phép Chính phủ:
1. Hội nghị , hội thảo quốc tế cấp cao, thành
viên tham dự là người đứng đầu hoặc quan chức đại diện Chính phủ các nước, các
tổ chức Quốc tế.
2. Hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung liên
quan đến đường lối chính sách chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước.
3. Hội nghị, hội thảo quốc tế về các vấn đề dân
tộc, tôn giáo, xã hội phức tạp.
4. Hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung liên quan
đến phạm vi bí mật Nhà nước.
5. Hội nghị, hội thảo quốc tế mang tính chất
liên ngành, gồm nhiều lĩnh vực.
6. Hội nghị, hội thảo quốc tế về các vấn đề tổ
chức, cải cách hành chính.
Điều 27. Lãnh đạo Bộ
quyết định việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc Bộ và cho phép các đơn
vị trực thuộc tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung về chuyên môn,
nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật, công nghệ thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ.
1. Đơn vị tổ chức hội nghị, hội thảo có khách nước
ngoài tham dự cần chuẩn bị báo cáo với Bộ các nội dung như sau:
a. Mục đích và nội dung.
b. Thành phần tham dự.
c. Địa điểm và thời gian tổ chức.
d. Người tổ chức và kinh phí.
đ. Các tài liệu cần cung cấp cho đại biểu.
2. Thủ trưởng đơn vị được phân công tổ chức hội
nghị, hội thảo chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng để bảo đảm hội thảo đạt kết quả
tốt. Sau hội nghị, hội thảo thủ trưởng các đơn vị phải viết báo cáo kết quả và
đề xuất nội dung về hợp tác với đối tác nước ngoài trình Bộ trưởng. (Theo mẫu số
2 kèm theo).
Điều 28. Đối với các hội
nghị, hội thảo ngoài phạm vi chương trình, dự án thủ trưởng đơn vị tổ chức cần
trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt (qua Vụ Hợp tác Quốc tế) trước 30 ngày.
Điều 29. Đối với các hội
nghị, hội thảo thuộc phạm vi chương trình và dự án đã được duyệt, Giám đốc
chương trình hoặc dự án chịu trách nhiệm trình Lãnh đạo Bộ duyệt và tổ chức thực
hiện.
Đối với các chương trình, dự án do Bộ uỷ quyền
cho các đơn vị quản lý, thủ trưởng đơn vị đó chịu trách nhiệm trình Lãnh đạo Bộ
duyệt và tổ chức thực hiện.
Chương 6:
KHẢO
SÁT, THAM QUAN HIỆN TRƯỜNG:
Điều 30. Việc tổ chức
tham quan hiện trường trên lãnh thổ Việt Nam cho đối tác nước ngoài phải được Bộ
duyệt các nội dung sau:
1. Mục đích, nội dung và địa điểm khảo sát, tham
quan.
2. Lịch trình khảo sát, tham quan, thành phần
đoàn, kinh phí thực
hiện. (Thực hành tiết kiệm).
3. Các thủ tục liên quan đến việc tổ chức khảo
sát, tham quan nhằm
bảo đảm an toàn cho khách và an ninh của Việt
Nam.
Những nội dung trên phải được thông báo trước
cho đơn vị đón khách và địa phương nơi đoàn đến.
Điều 31. Đối với các cuộc
khảo sát, tham quan ngoài phạm vi dự án và chương trình đã được cấp có thẩm quyền
duyệt thì Thủ trưởng đơn vị phải báo cáo Bộ (thông qua Vụ Hợp tác Quốc tế và Vụ
Tổ chức Cán bộ) tối thiểu trước 5 ngày.
Điều 32. Các cuộc khảo
sát, tham quan trong phạm vi các dự án và chương trình đang thực hiện thuộc
trách nhiệm của Giám đốc dự án.
Chương 7:
NHỮNG
QUY ĐỊNH KHÁC
Điều 33. Hàng năm các
đơn vị trực thuộc Bộ phải làm kế hoạch các đoàn vào theo mẫu thống nhất (phụ lục
1), gửi về Vụ Hợp tác Quốc tế và Vụ Tài chính Kế toán trước ngày 20/9.
Điều 34. Vụ Hợp tác Quốc
tế là cơ quan được Bộ giao hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch đoàn vào và phối hợp
với Vụ Tài chính Kế toán tổng hợp kế hoạch trình Bộ duyệt. Các đoàn vào làm việc
với Lãnh đạo Bộ do Vụ Hợp tác Quốc tế chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan
lập kế hoạch để báo cáo Bộ.
Điều 35. Sau khi khách
rời Việt Nam, đơn vị đón đoàn phải kịp thời báo cáo kết quả làm việc cho Bộ (gửi
Vụ Hợp tác Quốc tế và Vụ Tổ chức Cán bộ) và trong thời hạn 30 ngày phải quyết
toán tài chính với Vụ Tài chính Kế toán (phần do ngân sách cấp).
Tuần cuối cùng hàng tháng, Vụ Hợp tác Quốc tế tổng
hợp nội dung các buổi tiếp khách báo cáo Lãnh đạo Bộ và thông báo cho các cơ
quan liên quan để thực hiện.
Điều 36. Tặng phẩm theo
quy định của Chính phủ tặng Trưởng đoàn, Phu nhân hoặc Phu quân. Trong trường hợp
đặc biệt có thể tặng đoàn viên chính thức và tuỳ tùng là quan chức. Tặng phẩm
là sản phẩm do ta sản xuất và có nội dung biểu hiện bản xắc văn hoá dân tộc. Về
giá trị của tặng phẩm theo quy định của Bộ Tài chính. Tặng phẩm do Lãnh đạo Bộ
quyết định.
Điều 37. Trang phục:
Nam: Mùa Đông: (từ ngày 15/10 đến ngày 14/4)
Comple, cra -vat.
Mùa Hè: (từ ngày 15/4 đến ngày 14/10).
áo sơ mi màu sáng, cra - vat.
Nữ: - Trang phục dân tộc (áo dài).
- Trang phục công sở.
Chương 8:
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 38. Thủ trưởng các
đơn vị có trách nhiệm phổ biến cho cán bộ, công chức của đơn vị mình thực hiện
đúng quy định của Quy chế này.
Điều 39. Trong quá
trình thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc các đơn vị cần kịp thời phản ánh về
Bộ (Qua Vụ Hợp tác Quốc tế) để sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh kịp thời cho phù
hợp với tình hình thực tế./.
Phụ lục 1:
MẪU LẬP KẾ HOẠCH ĐOÀN VÀO NĂM
Đơn vị:
T.T
|
Tên đoàn
vào
|
Mục đích
đoàn đến
|
Từ nước
|
Số người
|
Cấp trưởng
đoàn
|
Số ngày
|
Ngân
sách Nhà
nước
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày tháng năm
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Ký tên, đóng dấu
|