ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
09/2015/QĐ-UBND
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 06 tháng 02 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ MỨC CHI CỤ THỂ CHO HOẠT
ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật
Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Phổ
biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định
số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định
số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp bảo đảm thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật;
Căn cứ Quyết định
số 27/2013/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về
thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp
luật;
Căn cứ Quyết định
số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;
Căn cứ Thông
tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài
chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán
kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà
nước;
Căn cứ Thông
tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định nội
dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo
trình các môn học đối với các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp;
Căn cứ Thông
tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập
dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Căn cứ Thông
tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ
công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước
và đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông
tư liên tịch số 66/2012/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài chính
và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về nội dung, mức chi, công tác quản lý tài
chính thực hiện xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm, tổ chức các kỳ thi phổ
thông, chuẩn bị tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực;
Căn cứ Thông
tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính
và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh
phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn
tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;
Căn cứ vào Nghị
quyết số 20/2014/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh về quy định một số mức chi cho hoạt động phổ biến, giáo dục
pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố;
Theo Tờ trình
số 5765/TTr-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố, Công
văn số 284/STP -PBGDPL ngày 20 tháng 01 năm 2015;
Theo đề nghị của
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số mức chi cụ thể cho hoạt
động phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký, thay thế Quyết định
số 46/2012/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban
hành Quy định một số mức chi cụ thể cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Tài chính, Giám
đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Nội vụ, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp
luật Thành phố, quận - huyện, Ban Chỉ đạo các Chương trình, Đề án về phổ biến,
giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật; Thủ trưởng các Sở - ban - ngành
Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, xã - phường - thị trấn, các
cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tư pháp;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- TTUB: CT, các PCT;
- Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố;
- Các Đoàn thể Thành phố;
- VPUB: các PVP;
- Các Phòng CV, PCNC, TTCB;
- Lưu:VT, (PCNC/TNh) D.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tất Thành Cang
|
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ MỨC CHI CỤ THỂ CHO HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT VÀ CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối
tượng áp dụng
Quy định này được áp dụng đối với
các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật và chuẩn tiếp cận pháp luật.
Điều 2.
Phạm vi điều chỉnh
Quy định này hướng dẫn một số mức
chi cụ thể cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 3.
Nguyên tắc sử dụng
Nguồn kinh phí bảo đảm cho công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, kinh phí hoạt động
của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng đánh giá
tiếp cận pháp luật thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm và được tổng hợp
vào dự toán ngân sách hàng năm ngoài kinh phí khoán của các cơ quan, đơn vị
theo quy định hiện hành.
Kinh phí bảo đảm cho công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật phải được sử dụng đúng
mục đích, đúng chế độ theo quy định tại Quy định này.
Căn cứ vào nội dung chi và mức
chi tại Quyết định này, các cơ quan, đơn vị, địa phương lập dự trù kinh phí cho
hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của cơ quan,
đơn vị, địa phương nhưng không được vượt quá mức chi tối đa được quy định tại
Quy định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu
các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Quyết định ban
hành Quy định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật
mới thì áp dụng theo các văn bản mới đó.
Chương II
CÁC NỘI DUNG CHI VÀ MỨC
CHI CỤ THỂ
Điều 4. Chi
hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp,
Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật các cấp, Ban chỉ đạo các Chương trình, Đề
án về phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật (sau
đây gọi tắt là Hội đồng) bao gồm:
1. Chi bồi dưỡng kiêm nhiệm cho
các thành viên của Ban chỉ đạo, Hội đồng (gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các thành
viên, Ban Thư ký) không quá 300.000 đồng/người/tháng.
2. Chi tổ chức các cuộc hội thảo,
tọa đàm nghiệp vụ, các phiên họp định kỳ, đột xuất, phiên họp tư vấn của Hội đồng,
Ban chỉ đạo thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ chi tiêu tổ chức các hội
thảo khoa học như sau:
a) Người chủ trì: 200.000 đồng/buổi;
b) Thư ký: 100.000 đồng/buổi;
c) Báo cáo tham luận theo đơn đặt
hàng: tùy thuộc vào nội dung báo cáo, mức chi tối đa là 500.000đ/bài;
d) Đại biểu được mời tham dự:
70.000 đồng/người/buổi.
3. Chi văn phòng phẩm phục vụ
cho hoạt động của Hội đồng: căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp,
hợp lệ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Chi các hoạt động chỉ đạo,
kiểm tra, giám sát, đánh giá theo định kỳ hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ về công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, thực hiện theo
quy định tại Thông tư số 06/2007/TT-BTC ngày 26 tháng 01 năm 2007 của Bộ Tài
chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác
kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và Thông tư
số 97/2010/TT-BTCngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công
tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và
đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Chi thi đua, khen thưởng thực
hiện theo quy định hiện hành về chế độ chi cho công tác thi đua, khen thưởng và
phụ lục Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của
Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
Điều 5. Chi
thực hiện công tác thông tin, truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn
tiếp cận pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng
1. Chi xây dựng chương trình,
chuyên mục; in ấn các ấn phẩm, tài liệu; sản xuất, phát hành các băng rôn, khẩu
hiệu, băng, đĩa để phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp
cận pháp luật; thực hiện truyền thông trên báo, tạp chí, đài truyền hình, tập
san, bản tin, thông tin lưu động, triển lãm chuyên đề, làm bảng thông tin và hộp
tin, thực hiện theo định mức, đơn giá của các ngành có công việc tương tự và
theo chứng từ chi thực tế hợp pháp được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong dự
toán ngân sách hàng năm.
2. Chi thực hiện thông cáo báo
chí, bao gồm:
a) Chi biên soạn
tài liệu
- Chi viết tài liệu:
70.000 đồng/trang chuẩn;
- Chi sửa chữa,
biên tập tổng thể: 25.000 đồng/trang chuẩn;
- Chi thẩm định
nhận xét: 35.000 đồng/trang chuẩn.
b) Chi văn phòng phẩm
phục vụ hoạt động thông cáo báo chí theo chứng từ chi thực tế hợp pháp và được
cấp có thẩm quyền phê duyệt trong dự toán ngân sách hàng năm.
c) Chi tổ chức họp
báo thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN
ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định
mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và
công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
d) Chi phát hành,
đăng tải thông cáo báo chí trên các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện
theo định mức, đơn giá của các ngành có công việc tương tự và theo chứng từ chi
thực tế hợp pháp được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong dự toán ngân sách hàng
năm.
3. Chi xây dựng
băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích và các hình thức cổ động trực quan khác thực
hiện theo định mức, đơn giá của các ngành có công việc tương tự và theo chứng từ
chi thực tế hợp pháp được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong dự toán ngân sách
hàng năm.
4. Chi phổ biến,
giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật thông qua hệ thống loa truyền
thanh cơ sở, bao gồm:
a) Chi biên soạn
tin, bài phục vụ việc phát thanh: tối đa 75.000 đồng/trang (tính theo trang chuẩn
350 từ).
b) Chi bồi dưỡng phát thanh:
- Phát thanh bằng tiếng Việt: tối
đa 15.000 đồng/lần;
- Phát thanh bằng tiếng dân tộc:
tối đa 20.000 đồng/lần.
c) Chi hỗ trợ trang thiết bị phục
vụ việc phát thanh tin, bài phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp
luật theo chứng từ chi thực tế hợp pháp và được cấp có thẩm quyền phê duyệt
trong dự toán ngân sách hàng năm.
Điều 6. Chi
biên soạn, biên dịch, in ấn tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật và chuẩn tiếp cận pháp luật
1. Chi biên soạn đề cương giới
thiệu Luật, Pháp lệnh:
a) Chi viết tài liệu: 70.000 đồng/trang
chuẩn;
b) Chi sửa chữa, biên tập tổng
thể: 25.000 đồng/trang chuẩn;
c) Chi thẩm định nhận xét:
35.000 đồng/trang chuẩn.
2. Chi biên soạn thông cáo báo
chí, sách, đặc san, tài liệu chuyên đề pháp luật, tài liệu tham khảo, hướng dẫn
nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật để phát hành
hoặc đăng tải trên website, trang thông tin điện tử và biên soạn chương trình
giáo dục pháp luật, sách, tài liệu tham khảo, hướng dẫn giáo dục pháp luật
trong nhà trường
a) Chi viết tài liệu: 70.000 đồng/trang
chuẩn;
b) Chi sửa chữa, biên tập tổng
thể: 25.000 đồng/trang chuẩn;
c) Chi thẩm định nhận xét:
35.000 đồng/trang chuẩn;
3. Chi biên soạn các sách, tài
liệu hệ thống hóa các văn bản pháp luật
a) Chi viết tài liệu: 45.000 đồng/trang
chuẩn;
b) Chi sửa chữa, biên tập tổng
thể: 25.000 đồng/trang chuẩn;
c) Chi thẩm định nhận xét:
20.000 đồng/trang chuẩn;
4. Chi xây dựng tờ gấp pháp luật
(bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định): 1.000.000 đồng/tờ gấp đã hoàn thành.
5. Chi xây dựng tình huống giải
đáp pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định): 300.000 đồng/tình huống
đã hoàn thành.
6. Chi xây dựng câu chuyện pháp
luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định): 1.500.000 đồng/câu chuyện đã
hoàn thành.
7. Chi xây dựng tiểu phẩm pháp
luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định, lấy ý kiến chuyên gia): 5.000.000
đồng/tiểu phẩm đã hoàn thành.
8. Chi biên dịch các tài liệu
phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật
a) Tiếng Anh hoặc tiếng của một
nước thuộc EU sang Tiếng Việt: tối đa không quá 120.000 đồng/trang (350 từ);
b) Tiếng Việt sang Tiếng Anh hoặc
tiếng của một nước thuộc EU: tối đa không quá 150.000 đồng/trang (350 từ).
Đối với một số ngôn ngữ không
phổ thông, tiếng dân tộc thiểu số mức chi biên dịch được phép tăng tối đa 30%
so với mức chi biên dịch nêu trên.
9. Một số nội dung chi đặc thù
khác
a) Chi in ấn các ấn phẩm, tài
liệu phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng theo chế độ, định mức, đơn giá của
các ngành có công việc tương tự.
b) Chi thuê diễn viên đóng tiểu
phẩm pháp luật: 300.000 đồng/người/ngày;
c) Chi thuê ekip quay phim: căn
cứ hợp đồng;
d) Chi in ấn, phát hành băng,
đĩa: căn cứ hợp đồng;
đ) Chi phát hành tài liệu, ấn
phẩm phổ biến, giáo dục pháp luật (tờ gấp, sách pháp luật phổ thông, sách nghiệp
vụ, băng, đĩa, tiểu phẩm pháp luật, tài liệu pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu
số và các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật khác):
- Phát hành thông qua bưu điện:
căn cứ hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ và được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
- Phát hành trực tiếp: đối với
phát hành tờ gấp, mức chi tối đa 100.000 đồng/10.000 tờ gấp/lần phát hành; đối
với phát hành sách, băng đĩa tiểu phẩm, mức chi tối đa 100.000 đồng/1.000 quyển
sách, băng, đĩa/lần phát hành.
e) Các khoản chi khác căn cứ
theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01
năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử
dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
Điều 7. Chi
thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp, lưu động, sinh hoạt
chuyên đề của Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt
Chi thực hiện việc phổ biến,
giáo dục pháp luật trực tiếp, lưu động, sinh hoạt chuyên đề của Câu lạc bộ pháp
luật, nhóm nòng cốt thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số
14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp
quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách
nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận
pháp luật của người dân tại cơ sở.
Điều 8. Chi
xây dựng, củng cố Tủ sách pháp luật
Mức chi xây dựng, quản lý Tủ
sách pháp luật thực hiện theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm
2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp
luật và mức chi tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số
14/2014/TTLT-BTC-BTP.
Điều 9. Chi
xây dựng, quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu về phổ biến, giáo dục pháp
luật và chuẩn tiếp cận pháp luật
Chi xây dựng, quản lý cơ sở dữ
liệu pháp luật quốc gia, trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật;
thu thập thông tin, tư liệu, lập hệ cơ sở dữ liệu tin học hóa phục vụ công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật; thực hiện phổ biến,
giáo dục pháp luật trên trang thông tin điện tử, website thực hiện theo quy định
tại Thông tư số 194/2012/TT-BTCngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng
dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của
cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và Thông tư liên tịch số
19/2012/TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của liên Bộ Tài
chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý
và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Điều 10.
Chi tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn
tiếp cận pháp luật (thi viết, thi sân khấu hóa, thi qua mạng internet, thi trên
sóng phát thanh, truyền hình)
1. Chi biên soạn đề thi, đáp
án, bồi dưỡng Ban giám khảo, Ban Tổ chức các Hội thi thực hiện theo quy định của
Thông tư liên tịch số 66/2012/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ
Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về nội dung, mức chi, công tác quản
lý tài chính thực hiện xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm, tổ chức các kỳ thi
phổ thông, chuẩn bị tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực. Một số mức
chi cụ thể như sau:
a) Biên soạn, thẩm định, duyệt
đề thi:
- Biên soạn đề thi: Đối với đề
thi trắc nghiệm: từ 10.000 đến 64.000 đồng/câu (tùy theo tính chất phức tạp của
câu trắc nghiệm); đối với đề thi viết, thi sân khấu hóa: tối đa 735.000 đồng/đề
thi.
- Thẩm định, duyệt đề thi trắc
nghiệm: từ 10.000 đến 56.000 đồng/câu (tùy theo tính chất phức tạp của câu trắc
nghiệm);
b) Phụ cấp trách nhiệm Hội đồng
ra đề thi
- Chủ tịch: tối đa 245.000 đồng/người/ngày;
- Phó Chủ tịch: tối đa 196.000
đồng/người/ngày;
- Thư ký, thành viên hội đồng
thi: tối đa 161.000 đồng/người/ngày.
c) Chi bồi dưỡng chấm thi:
- Chấm thi trắc nghiệm: tối đa
245.000 đồng/người/ngày;
- Chấm thi viết: tối đa 63.000
đồng/người/bài;
- Chấm thi sân khấu hóa: tối đa
2.000.000 đồng/người/ngày.
d) Chi tổ chức coi thi:
- Chủ tịch: tối đa 185.000 đồng/người/ngày;
- Phó Chủ tịch: tối đa 175.000
đồng/người/ngày;
- Thư ký, thành viên hội đồng
thi: tối đa 147.000 đồng/người/ngày.
đ) Chi hỗ trợ tiền ăn, ở cho
thành viên ban tổ chức (trưởng ban, phó ban, thư ký), thành viên hội đồng thi
(ban giám khảo, ban giám thị...) trong những ngày tổ chức cuộc thi tối đa là
40.000 đồng/người/buổi.
Thành viên ban tổ chức đã được
hưởng khoản hỗ trợ này thì không được thanh toán công tác phí ở cơ quan.
e) Chi hỗ trợ tiền ăn cho thí
sinh tham gia cuộc thi (kể cả ngày tập luyện và ngày thi, tối đa không quá 10
ngày) là 40.000 đồng/người/buổi. Thí sinh tham gia cuộc thi hưởng khoản hỗ trợ
này là người không hưởng lương từ ngân sách.
Chi hỗ trợ tiền nghỉ cho thí
sinh tham gia cuộc thi theo mức thanh toán khoán hoặc theo hóa đơn thực tế quy
định về chế độ thanh toán tiền công tác phí nêu tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư số
97/2010/TT-BTC.
g) Một số mức chi đặc thù đối với
cuộc thi sân khấu, thi trên internet:
- Thuê người dẫn chương trình:
tối đa 2.000.000 đồng/người/ngày;
- Chi thuê hội trường và thiết
bị phục vụ cuộc thi sân khấu: tối đa 10.000.000 đồng/ngày. Riêng đối với cuộc
thi sân khấu (phổ biến, giáo dục pháp luật) quy mô cấp thành phố, tùy thuộc vào
tính chất cuộc thi, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức cuộc thi quyết
định và chịu trách nhiệm về mức thuê hội trường, quyết toán theo thực tế, đúng
thủ tục quy định của cơ quan tài chính có thẩm quyền;
- Thuê văn nghệ, diễn viên: tối
đa 300.000 đồng/người/ngày;
- Thu thập thông tin, tư liệu,
lập hệ cơ sở dữ liệu tin học hóa (đối với cuộc thi qua mạng điện tử): thực hiện
theo Thông tư số 194/2012/TT-BTCngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng
dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của
cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
h) Chi giải thưởng: thực hiện
theo quy định tại phụ lục của Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP.
2. Các khoản chi khác căn cứ
theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01
năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử
dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
Điều 11.
Chi tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ
cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp
cận pháp luật, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được
mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, nhà giáo và người học
Chi tổ chức các khóa đào tạo, bồi
dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, báo cáo viên pháp
luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục
pháp luật, nhà giáo và người học thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều
5 Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ
Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
Điều 12.
Chi tổ chức các hội nghị cộng tác viên; các cuộc họp triển khai công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật và các Chương trình, đề án; các
hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm liên quan đến hoạt động phổ biến, giáo dục
pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật
1. Chi tổ chức họp báo, hội thảo,
tọa đàm trao đổi kinh nghiệm phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp
luật, giải pháp thực hiện Chương trình, Đề án, hoạt động của Hội đồng phối hợp
phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật; tổ chức hội
nghị cộng tác viên, các phiên họp tư vấn của Hội đồng và Ban chỉ đạo thực hiện
theo quy định tại Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07 tháng 5
năm 2007 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng
và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có
sử dụng ngân sách nhà nước.
a) Người chủ trì: 200.000 đồng/buổi;
b) Thư ký: 100.000 đồng/buổi;
c) Báo cáo tham luận theo đơn đặt
hàng: tùy thuộc vào nội dung báo cáo, mức chi tối đa là 500.000 đồng/bài;
d) Đại biểu được mời tham dự:
70.000 đồng/người/buổi.
2. Chi tổ chức các cuộc họp, hội
nghị chuyên đề, hội nghị sơ kết, tổng kết về triển khai công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, các Chương trình, Đề án, Kế hoạch thực
hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của
Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị
đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 13.
Chi thù lao báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia
phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề Câu lạc bộ pháp luật,
nhóm nòng cốt; thù lao cộng tác viên, chuyên gia tham gia các hoạt động đánh
giá chuẩn tiếp cận pháp luật
1. Báo cáo viên là Ủy viên
Trung ương Đảng; Bộ trưởng, Bí thư tỉnh ủy và các chức danh tương đương: Mức tối
đa không quá 1.000.000 đồng/người/buổi;
2. Báo cáo viên là Thứ trưởng,
Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Phó Bí thư tỉnh ủy và các chức danh tương đương; giáo sư; chuyên
gia cao cấp; Tiến sỹ khoa học: Mức tối đa không quá 800.000 đồng/người/buổi;
3. Báo cáo viên là Phó Chủ tịch
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng thuộc Bộ, Viện trưởng và Phó Viện trưởng thuộc Bộ, Cục
trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh tương đương; phó giáo sư; tiến sỹ; giảng
viên chính: Mức tối đa không quá 600.000 đồng/người/buổi;
4. Báo cáo viên là cán bộ, công
chức, viên chức công tác tại các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và cấp tỉnh
(ngoài 3 đối tượng nêu trên): Mức tối đa không quá 500.000 đồng/người/buổi;
5. Thù lao báo cáo viên cấp huyện,
tuyên truyền viên, cộng tác viên thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn
và tham gia các đợt phổ biến pháp luật lưu động, hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề
Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt (tùy theo trình độ của báo cáo viên, tuyên
truyền viên pháp luật, tính chất nghiệp vụ phức tạp của từng đợt, buổi tuyên
truyền, hướng dẫn): Mức tối đa không quá 300.000 đồng/người/buổi;
6. Thù lao cho người được mời
tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thù lao cộng tác viên, chuyên
gia tham gia các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật: tùy theo trình độ,
áp dụng mức chi quy định từ Khoản 1 đến Khoản 5 Điều này.
7. Thù lao báo cáo viên pháp luật,
tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật,
cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc
thù: được hưởng thêm 20% so với mức thù lao quy định từ Khoản 1 đến Khoản 5 Điều
này.
8. Ngoài khoản chi thù lao nêu
trên, tùy theo thời gian, địa điểm và mức độ phức tạp của nội dung đào tạo, bồi
dưỡng, tập huấn, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức đào tạo,
bồi dưỡng, tập huấn pháp luật cấp Thành phố trong những lĩnh vực phức tạp,
đặc thù, khó tìm báo cáo viên pháp luật quyết định chi hỗ trợ báo cáo viên, người
được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật thù lao biên soạn tài liệu, bài
giảng; trường hợp mời báo cáo viên pháp luật Trung ương, ngoài thù lao biên soạn
tài liệu, bài giảng, được hỗ trợ phụ cấp tiền ăn; thanh toán tiền phương tiện
đi lại, tiền thuê phòng nghỉ theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày
21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng
kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức và Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 07 năm 2010 của Bộ Tài
chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với
các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 14.
Chi thực hiện giáo dục pháp luật trong nhà trường
Chi thực hiện giáo dục pháp luật
trong nhà trường bao gồm: chi khảo sát, đánh giá thực trạng và nhu cầu của người
học và nhà giáo; chi biên soạn, in, phát hành tài liệu giáo dục pháp luật; chi
xây dựng, thực hiện chương trình giáo dục pháp luật; chi thực hiện chuẩn hóa đội
ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, pháp luật; chi tổ chức hoạt động giáo
dục pháp luật ngoài giờ chính khóa, trại hè và sinh hoạt hè cho người học. Các
mức chi cụ thể căn cứ vào Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27
tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản
lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở và
các văn bản có liên quan.
Điều 15.
Chi rà soát, thống kê, hệ thống hóa các văn bản, tài liệu phục vụ công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật
Chi rà soát, hệ thống hóa các
văn bản, tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận
pháp luật, triển khai các nhiệm vụ của chương trình, đề án, kiến nghị hoàn thiện
pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, cải cách
thủ tục hành chính, thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số
122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy
định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công
tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 16.
Chi điều tra, khảo sát
Chi thực hiện các cuộc điều
tra, khảo sát về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp
luật, các chương trình, đề án, kế hoạch; khảo sát đánh giá thực trạng, nhu cầu
của người học và nhà giáo, thực hiện theo quy định tại Thông tư số
58/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng
và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.
Điều 17.
Các nội dung chi khác
1. Chi mua, thuê trang thiết bị,
tài sản và một số khoản chi mua, thuê khác phục vụ công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật căn cứ vào hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp
pháp, hợp lệ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chi kiểm tra, sơ kết, tổng kết
về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật và chương trình,
đề án, kế hoạch liên quan.
3. Chi thi đua, khen thưởng cho
tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật thực hiện theo quy định hiện hành về thi
đua, khen thưởng.
4. Chi hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ
phát lại các chương trình, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp
cận pháp luật trên sóng phát thanh, truyền hình thực hiện theo quy định tại
Thông tư liên tịch số 225/2012/TTLT-BTC-BKHĐT-BTTTT ngày 26 tháng 12 năm 2012 của
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản
lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai
đoạn 2012 - 2015.
5. Chi quản lý, điều hành, giám
sát, đánh giá chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn
tiếp cận pháp luật đã được phê duyệt, ngoài việc thực hiện theo các nội dung
chi quy định từ Điều 4 đến Điều 16 Quy định này, bao gồm:
a) Chi xây dựng đề cương; xây dựng,
hoàn thiện, xét duyệt, thẩm định chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện theo
Phụ lục Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP.
b) Chi tiền lương làm việc vào
ban đêm, làm thêm giờ, thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số
08/2005/TTLT-BTC-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng
dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ,
công chức, viên chức.
c) Chi văn phòng phẩm, vật tư,
trang thiết bị và các chi phí khác phục vụ trực tiếp hoạt động của chương
trình, đề án, kế hoạch.
d) Chi xây dựng các văn bản quản
lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chương trình, đề án; chi nghiệm thu các sản phẩm
của chương trình, đề án, kế hoạch.
đ) Chi kiểm tra, giám sát, đánh
giá theo định kỳ hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ các chương trình, đề án, kế hoạch
về phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, thực hiện theo quy
định tại Thông tư số 06/2007/TT- BTC ngày 26 tháng 01 năm 2007 của Bộ Tài chính
hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm
tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, Thông tư số
97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công
tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và
đơn vị sự nghiệp công lập và Công văn số 1179/UBND-VX ngày 12 tháng 4 năm 2013
của Ủy ban nhân dân Thành phố về điều chỉnh mức chi bồi dưỡng công tác cho các
cá nhân tham gia điều tra, bắt giữ, quản lý, xử lý vi phạm hành chính. Một số nội
dung chi và mức chi cụ thể như sau:
- Chi hỗ trợ tiền ăn cho thành
viên Đoàn kiểm tra: tối đa không quá 50.000 đồng/người/buổi;
- Chi xây dựng báo cáo kết quả
kiểm tra: từ 500.000 đến 1.000.000 đồng/báo cáo.
e) Các khoản chi khác có liên
quan trực tiếp đến quản lý, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình, đề
án, kế hoạch.
6. Chi thực hiện thống kê, rà
soát, viết báo cáo đánh giá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chương
trình, đề án, kế hoạch, đánh giá thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật thực hiện
theo Phụ lục Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP.
7. Chi thuê mướn hội trường, in
sao tài liệu, thuê giữ xe, phục vụ hội nghị... phải có hợp đồng, giấy biên nhận
hoặc hóa đơn (trong trường hợp thuê dịch vụ).
8. Các khoản chi khác có liên quan
trực tiếp đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật
(nếu có)
9. Chi thực hiện các dự án từ
nguồn tài trợ của nước ngoài căn cứ vào văn bản hợp tác quốc tế do cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt; trong trường hợp các bên không có thỏa thuận cụ thể về nội
dung chi và mức chi thì có thể vận dụng các quy định tại Quyết định này.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18.
Nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp
cận pháp luật
Kinh phí bảo đảm cho công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của các cơ quan, đơn vị
thụ hưởng ngân sách nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm và huy động từ các
nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Nguồn kinh phí xây dựng, quản
lý Tủ sách pháp luật thực hiện theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng
01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ
sách pháp luật.
Điều 19. Lập
dự toán, quản lý, quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật
1. Hàng năm, căn cứ vào chương
trình, kế hoạch, đề án về triển khai nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và
chuẩn tiếp cận pháp luật do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành, các cơ quan,
đơn vị, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn lập dự toán kinh
phí bảo đảm cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật
gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm định và tổng hợp kinh phí trình Ủy ban
nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt giao dự toán ngân sách hàng năm cho cơ
quan, đơn vị có trách nhiệm thực hiện (sau khi có ý kiến của Sở Tư pháp, Phòng
Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch về nội dung, kế hoạch thực hiện).
2. Việc lập dự toán, quản lý, cấp
phát, thanh toán và quyết toán kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn
tiếp cận pháp luật thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế
toán và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Sở Tài chính và Hội đồng phối
hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố, quận, huyện hướng dẫn thực hiện Quy
định này, thường xuyên kiểm tra, bảo đảm việc sử dụng kinh phí đúng quy định,
góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật./.