Kính gửi: Uỷ
ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
Căn cứ thông tư liên tịch số 32/2001/TTLT-BTCCBCP-UBQGDS
và KHHGĐ-UBBV & CSTEVN ngày 06/6/2001 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ - Uỷ
ban Quốc gia DS-KHHGĐ - Uỷ ban BVCS trẻ em Việt Nam hướng dẫn về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em ở địa
phương.
Căn cứ công văn số 152/BTCCBCP
ngày 26/6/2001 của Ban tổ chức - cán bộ Chính phủ về biên chế của Uỷ ban Dân số,
Gia đình và Trẻ em địa phương.
Căn cứ Quyết định số 31/2001/QĐ-UB
ngày 24/10/2001 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc thành lập Uỷ ban Dân số, Gia
đình và Trẻ em tỉnh.
Để tổ chức thực hiện tốt các văn bản
trên, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh xin xây dựng Đề án Tổ chức bộ máy,
cán bộ, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và lề lối làm việc của cơ quan Uỷ ban
Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Quảng Bình theo các nội dung sau:
I. CHỨC NĂNG,
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA UỶ BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM TỈNH:
1. Về chức năng:
Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em
tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng giúp UBND tỉnh quản lý
Nhà nước về lĩnh vực Dân số, Gia đình và Trẻ em trên địa bàn tỉnh. Tổ chức sự
phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội
của tỉnh nhằm thực hiện luật công ước quốc tế, các chính sách, chương trình, dự
án, kế hoạch về dân số, gia đình và trẻ em ở tỉnh. Uỷ ban Dân số, Gia đình và
Trẻ em tỉnh chịu sự lãnh đạo toàn diện của UBND tỉnh và chịu sự chỉ đạo, hướng
dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Uỷ ban Quốc gia DS - KHHGĐ và Uỷ ban bảo vệ
chăm sóc trẻ em Việt Nam.
Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em
tỉnh có trụ sở riêng, có con dấu và tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em
tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
2.1. Trình UBND tỉnh kế hoạch 10 năm, 5 năm, hàng năm chương trình, mục
tiêu, các dự án về dân số, gia đình và trẻ em theo chương trình mục tiêu quốc
gia , tổ chức việc thực hiện kế hoạch, chương trình đó sau khi được phê duyệt;
quản lý có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho các chương trình, mục tiêu về dân
số, gia đình và trẻ em ở tỉnh.
2.2. Trình UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hoá một
số chủ trương, chính sách, chiến lược về dân số, gia đình và trẻ em, phù hợp với
tình hình, đặc điểm ở tỉnh; Ban hành các văn bản nghiệp vụ chuyên môn về công
tác dân số gia đình và trẻ em ở tỉnh và tổ chức hướng dẫn thực hiện.
2.3. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, cơ chế,
chính sách và chương trình hành động về lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em; giải
quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc phạm vi nhiệm vụ và thẩm quyền.
2.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp với các ngành, đoàn thể và tổ chức
xã hội ở tỉnh về công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động mọi tầng lớp nhân
dân, các gia đình nhằm thực hiện "Ngày dân số", "Ngày gia đình
Việt Nam" và "Tháng hành động vì trẻ em" hàng năm.
2.5. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh có nhiệm vụ giúp UBND tỉnh quản
lý Nhà nước đối với các hội hoạt động về lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em.
2.6. Thực hiện dịch vụ tư vấn về dân số, gia đình, trẻ em.
2.7. Vận động các tổ chức và cá nhân trong tỉnh, trong nước, nước ngoài để
bổ sung nguồn lực cho quỹ bảo trợ trẻ em; hướng dẫn và kiểm tra việc quản lý và
sử dụng quỹ bảo trợ trẻ em.
2.8. Tổ chức thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin về dân số, gia
đình, trẻ em của tỉnh và cả nước, tổ chức phân tích, đánh giá tình hình luật,
công ước, chương trình kế hoạch hành động về dân số gia đình và trẻ em, thực hiện
chế độ báo cáo định kỳ về UBND tỉnh, Uỷ ban Quốc gia DS - KHHGĐ và Uỷ ban BV và
CSTE Việt Nam.
2.9. Tổ chức việc nghiên cứu ứng dụng kết quả nghiên cứu tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào công tác dân số, gia đình và trẻ em ở tỉnh.
3. Tổ chức bộ máy của Uỷ ban Dân số,
Gia đình và Trẻ em tỉnh.
3.1. Lãnh đạo Uỷ ban gồm có:
- 01 Chủ nhiệm chuyên trách
- 02 Phó Chủ nhiệm chuyên trách
- 02 Phó Chủ nhiệm kiêm nhiệm gồm:
Lãnh đạo Sở Y tế và Lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo.
- Các uỷ viên kiêm nhiệm là đại diện
lãnh đạo của các cơ quan: Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá, Sở Văn hoá
- Thông tin, Cục Thống kê, Sở Thể dục - Thể thao, Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội, Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ đội biên phòng tỉnh;
mời lãnh đạo của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh,
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tỉnh, Hội nông dân tỉnh, Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh tỉnh, Hội cựu chiến binh tỉnh, Hội chữ thập đỏ tỉnh tham gia thành
viên.
- Chủ nhiệm chuyên trách, phó Chủ
nhiệm chuyên trách thực hiện theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Các phó Chủ nhiệm kiêm nhiệm,
các uỷ viên kiêm nhiệm, do Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh sẽ
làm việc với các ngành trên, thống nhất để trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của
các thành viên Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em:
a. Nhiệm vụ của chủ nhiệm:
- Lãnh đạo và điều hành hoạt động
của Uỷ ban.
- Chuẩn bị nội dung chương trình,
dự án, chính sách, các văn bản khác để uỷ ban thảo luận trước khi trình Chủ tịch
UBND tỉnh, hoặc quyết định theo thẩm quyền, tổ chức sự phối hợp giữa các cơ
quan thành viên của Uỷ ban và theo dõi đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.
- Thường trực giải quyết các công
việc thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban.
- Lãnh đạo và quản lý cơ quan thường
trực Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh, phụ trách công việc tổ chức, Kế hoạch
- Tài chính - Thi đua khen thưởng.
b. Nhiệm vụ của Phó chủ nhiệm:
- Giúp việc Chủ nhiệm, phụ trách
hai lĩnh vực dân số - gia đình - KHHGĐ và bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Giám đốc
kiêm nhiệm Trung tâm Tư vấn dịch vụ dân số, gia đình và trẻ em, Giám đốc Quỹ bảo
trợ trẻ em, thay mặt Chủ nhiệm giải quyết các công việc được Chủ nhiệm uỷ quyền.
c. Nhiệm vụ của các phó Chủ nhiệm
và uỷ viên kiêm nhiệm.
- Tham gia dự đầy đủ các hội nghị
của Uỷ ban, tham gia thảo luận và quyết định những chủ trương công tác của Uỷ
ban.
- Chịu trách nhiệm quản lý và chỉ
đạo ngành, đoàn thể, tổ chức và đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ về công
tác dân số, gia đình và trẻ em đã được phân công.
3.3. Các phòng chuyên môn
nghiệp vụ:
- Phòng Hành chính - Tổng hợp
- Phòng Kế hoạch - Chính sách -
Thanh tra
- Phòng Thông tin - Giáo dục -
Tuyên truyền
- Phòng Điều phối dịch vụ kế hoạch
hoá gia đình.
3.4. Các đơn vị sự nghiệp
bao gồm:
- Trung tâm Tư vấn, Dịch vụ dân số,
gia đình và trẻ em (đề nghị thành lập mới).
- Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh (đã có).
Biên chế bộ máy chuyên trách Uỷ
ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh từng bước nâng cao chất lượng, đào tạo và
đào tạo lại, tiếp nhận thêm Đại học để đáp ứng nhiệm vụ được giao. Trước mặt xin
giữ nguyên số biên chế hiện có gồm 53 cán bộ - công chức của UBDS - KHHGĐ tỉnh
và 15 cán bộ - công chức của Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Cụ thể:
Đơn vị
|
Dân số
|
UBCS và BVTE
|
Tổng số
|
Biên chế
|
Hợp đồng
|
Tổng số
|
Biên chế
|
Hợp đồng
|
- Cơ quan tỉnh
|
18
|
14
|
4
|
8
|
7
|
1
|
- Huyện Minh Hoá
|
6
|
2
|
4
|
1
|
1
|
|
- Huyện Tuyên Hoá
|
5
|
3
|
2
|
1
|
1
|
|
- Huyện Quảng Trạch
|
5
|
4
|
1
|
1
|
1
|
|
- Huyện Bố Trạch
|
6
|
4
|
2
|
1
|
1
|
|
- Thị xã Đồng Hới
|
4
|
4
|
0
|
1
|
1
|
|
- Huyện Quảng Ninh
|
4
|
3
|
1
|
1
|
1
|
|
- Huyện Lệ Thuỷ
|
5
|
4
|
1
|
1
|
1
|
|
II. CHỨC NĂNG,
NHIỆM VỤ, BIÊN CHẾ CỦA CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ VÀ CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP:
1. Chức năng, nhiệm vụ, biên chế của các phòng
chuyên môn nghiệp vụ .
1.1. Phòng Hành chính tổng hợp:
* Biên chế của văn phòng cần bố trí 7 người, được
bố trí theo chức danh như sau:
- Bố trí 04 biên chế, trong đó có 02 chuyên viên
trở lên, 01 thủ quỹ, 01 lái xe (tuyển dụng trước ngày 23 tháng 5 năm 1993).
- Bố trí 03 lao động hợp đồng dài hạn theo Nghị
định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ cho các chức danh sau: 01
cán bộ làm tạp vụ, vệ sinh cơ quan, 01 bảo vệ cơ quan, 01 lái xe cơ quan.
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng:
- Tham mưu giúp Chủ nhiệm Uỷ ban quản lý và điều
hành các hoạt động của Uỷ ban, quản lý và đảm bảo về hậu cần cho các hoạt động
thuộc lĩnh vực tổ chức - hành chính tổng hợp. Quy hoạch và kế hoạch đào tạo cán
bộ thuộc hệ thống làm công tác dân số, gia đình và trẻ em toàn tỉnh. Thực hiện
chế độ chính sách đối với công chức, viên chức. Giúp Chủ nhiệm thực hiện việc
thi tuyển công chức, viên chức theo quy định của Nhà nước, hướng dẫn, kiểm tra
việc thực hiện các quy định chức danh, tiêu chuẩn công chức, viên chức, quản lý
biên chế, quỹ lương.
- Xây dựng các văn bản thuộc công tác tổ chức bộ
máy, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, chọn cử, tuyển chọn, nâng lương, khen thưởng,
kỷ luật cán bộ - công chức. Quản lý và bảo vệ an toàn nội bộ, làm thủ tục nhân
sự để cán bộ trong ngành đi học, tập huấn, hội thảo...
- Theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động dân số,
gia đình và trẻ em của tỉnh, dự thảo các báo cáo tổng kết, báo cáo hàng tháng,
đột xuất theo yêu cầu, xây dựng tiêu chuẩn thi đua khen thưởng, xét duyệt thi
đua khen thưởng trong ngành và nội bộ cơ quan. Xây dựng nội quy, quy chế, mối
quan hệ công tác giữa các phòng, chế độ bảo quản hồ sơ, lưu trữ, theo dõi quá
trình giải quyết công văn, đánh máy, in ấn tài liệu, văn bản sử dụng vật tư,
tài sản và trang thiết bị của cơ quan.
- Sắp xếp lịch làm việc hàng tuần của lãnh đạo Uỷ
ban, ghi biên bản các cuộc họp do Chủ nhiệm hoặc phó Chủ nhiệm chủ trì. Đảm bảo
phương tiện và điều kiện làm việc cho cơ quan, điều hành ô tô, xe máy, đón tiếp
khách, phục vụ công tác lễ tân, khánh tiết, các hội nghị, hội thảo do Uỷ ban chủ
trì, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ - công chức. Quản lý sử
dụng, duy tu, sửa chữa hệ thống điện nước, điện thoại.
1.2. Phòng Kế hoạch - Chính sách - Thanh
tra:
* Biên chế của phòng cần bố trí 05 người được
bố trí theo các chức danh như sau:
- Bố trí 05 biên chế, trong đó có: 03 chuyên
viên trở lên, 02 kế toán Trung cấp trở lên.
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng:
- Tham mưu giúp Chủ nhiệm Uỷ ban thực hiện việc
xây dựng chương trình, mục tiêu, kế hoạch và chính sách cụ thể để thực hiện
chương trình dân số, gia đình và trẻ em. Chủ trì việc xây dựng chương trình, mục
tiêu, kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính và huy động nguồn lực tại địa
phương và Trung ương. Hướng dẫn các ngành, các huyện, thị tổ chức thực hiện
chương trình dân số, gia đình và trẻ em trên phạm vi toàn tỉnh.
- Tổ chức việc thu thập số liệu, xử lý báo cáo định
kỳ, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch dân
số, gia đình và trẻ em hàng năm. Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng ngân sách cho
công tác dân số, gia đình và trẻ em, các nguồn tài chính, vật tư, trang thiết bị
đầu tư cho chương trình dân số, gia đình và trẻ em.
- Tổ chức các hoạt động thanh tra đối với các
đơn vị, cá nhân thuộc hệ thống trong việc tổ chức thực hiện, chính sách, chế độ,
luật pháp và nhiệm vụ được giao về dân số, gia đình và trẻ em. Hàng năm tiến
hành lập kế hoạch, dự toán kinh phí, hướng dẫn, chỉ đạo công tác giám sát, đánh
giá cho cấp dưới thực hiện.
- Lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cơ sở
vật chất phục vụ sự nghiệp dân số, gia đình và trẻ em, lập kế hoạch bồi dưỡng
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em về công tác
kế hoạch, thống kê, kế toán.
1.3. Phòng Thông tin - Giáo dục - Tuyên
truyền:
* Biên chế của phòng cần bố trí 04 người được
bố trí theo các chức danh như sau:
- Bố trí 04 biên chế, trong đó có 03 chuyên viên
trở lên, 01 cán sự.
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng:
- Tham mưu giúp Chủ nhiệm ban thực hiện việc định
hướng chương trình, mục tiêu về công tác truyền thông dân số, gia đình và trẻ
em, xây dựng kế hoạch, điều phối và huy động các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức
xã hội cùng tham gia, tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng và thực hiện
chương trình dân số, gia đình và trẻ em.
- Tham mưu cho lãnh đạo Uỷ ban xây dựng, quy hoạch,
kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý công tác tuyên truyền giáo dục về dân số, gia
đình và trẻ em, tham gia theo dõi, giám sát, đánh giá các chương trình thuộc
lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em.
- Tham mưu cho lãnh đạo Uỷ ban chỉ đạo công tác
biên soạn và phát hành các tài liệu tuyên truyền, giáo dục trước khi sản xuất
và sau khi phát hành, lập kế hoạch và điều phối hoạt động của các ban ngành
đoàn thể và tổ chức xã hội, tham gia công tác tuyên truyền giáo dục dân số, gia
đình và trẻ em.
1.4. Phòng Điều phối dịch vụ - KHHGĐ:
* Biên chế của phòng cần bố trí 04 người và
được bố trí theo các chức danh như sau:
- Bố trí 04 biên chế, trong đó có 03 chuyên viên
trở lên, 01 cán sự.
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng:
- Tham mưu giúp Chủ nhiệm Uỷ ban thực hiện việc
định hướng chương trình, mục tiêu về dịch vụ - KHHGĐ, cung ứng các dịch vụ
KHHGĐ, tư vấn về sức khoẻ sinh sản / kế hoạch hoá gia đình.
- Tham mưu cho lãnh đạo Uỷ ban xây dựng quy hoạch
cán bộ và kế hoạch đào tạo cán bộ kỹ thuật làm dịch vụ KHHGĐ, quản lý nghiệp vụ
về điều phối chương trình dịch vụ KHHGĐ.
- Giám sát, đánh giá, phân tích các chỉ tiêu về
dịch vụ KHHGĐ theo quý, năm, tham mưu biên soạn các tài liệu đào tạo, hướng dẫn
liên quan đến dịch vụ KHHGĐ.
2. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp
2.1. Trung tâm tư vấn dịch vụ dân số, gia
đình và trẻ em:
* Biên chế của Trung tâm cần 05 người được bố
trí theo các chức danh như sau:
- (Giám đốc do Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia
đình và Trẻ em tỉnh phụ trách mảng dịch vụ KHHGĐ - chăm sóc SKSS - gia đình
kiêm nhiệm, lãnh đạo chung và điều hành các hoạt động của Trung tâm).
- Bố trí 02 biên chế cho các chức danh: 01 Phó
Giám đốc Trung tâm (chuyên viên), 01 kế toán.
- Bố trí 03 lao động hợp đồng dài hạn hưởng
lương từ nguồn thu dịch vụ.
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung
tâm:
Trung tâm tư vấn dịch vụ dân số, gia đình và trẻ
em tỉnh (gọi tắt là trung tâm tư vấn) là đơn vị trực thuộc Uỷ ban Dân số, Gia
đình và Trẻ em tỉnh được thành lập theo thông tư liên tịch số
31/2001/TTLT-BTCCBCP-UBQGDS và KHHGĐ - UBBV và CSTEVN ngày 06/6/2001 của Ban tổ
chức cán bộ Chính phủ, Uỷ ban Quốc gia DS - KHHGĐ, Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ
em Việt Nam hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ
ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ở địa phương.
Trung tâm tư vấn là đơn vị trực thuộc Uỷ ban Dân
số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Quảng Bình có các chức năng giúp Chủ nhiệm Uỷ ban
Dân số, Gia đình và Trẻ em triển khai các hoạt động tư vấn và thực hiện các dịch
vụ về dân số, gia đình và trẻ em.
Trung tâm tư vấn chịu sự lãnh đạo toàn diện của
UBND tỉnh và chịu sự chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Uỷ ban Dân
số, Gia đình và Trẻ em.
Trung tâm tư vấn có tư cách pháp nhân được sử dụng
con dấu riêng theo quy định và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.
Trung tâm tư vấn thực hiện nhiệm vụ sau:
1. Tư vấn:
Trung tâm tổ chức thực hiện công tác tư vấn cho
các đối tượng có nhu cầu về lĩnh vực: dân số, gia đình và trẻ em.
Cụ thể nội dung như sau
1.1. Tư vấn về lĩnh vực sân số gồm:
* Dân số và phát triển như: quy mô dân số với
sự tăng trưởng kinh tế, môi trường...
* Dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản:
- Làm mẹ an toàn
- Kế hoạch hoá gia đình
- Sức khoẻ vị thành niên.
- Nạo hút thai an toàn
- Các bệnh lây qua đường tình dục (kể cả
HIV/AIDS)
- Các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản
- Các bệnh ung thư đường sinh sản (kể cả ung thư
vú).
- Vô sinh
- Phụ nữ với thời kỳ mãn kinh.
1.2. Tư vấn về lĩnh vực gia đình:
Xây dựng gia đình hạnh phúc (bình đẳng trong
quan hệ vợ chồng, ứng xử trong quan hệ gia đình, trong cuộc sống vợ chồng, những
bất hoà khi có người thứ 3... đến những vấn đề thầm kín trong quan hệ vợ chồng).
- Phương pháp giáo dục con cái
- Giao tiếp và ứng xử.
1.3. Về tình bạn, tình yêu, tâm lý giáo dục
- Tình bạn, tình yêu, hôn nhân (cách xây dựng và
giữ gìn tình bạn, tình yêu, các vấn đề về tiền hôn nhân, các quan niệm về tình
bạn, tình yêu, các vấn đề về giới tính.
1.4. Về lĩnh vực trẻ em:
- Quyền và bổn phận chăm sóc trẻ em như các vấn
đề: chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng, giáo dục, học tập, vui chơi, giải trí, bảo vệ
trẻ em.
1.5. Tư vấn, hướng dẫn và giải đáp về pháp
luật liên quan đến các lĩnh vực sau:
- Luật hôn nhân gia đình
- Bộ luật lao động
- Phòng chống bạo hành trong gia đình
- Phòng chống HIV/AIDS
- Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em.
- Các thủ tục hành chính, đăng ký hộ khẩu, hộ tịch,
đăng ký dân số.
* Hình thức tư vấn: Tư vấn trực tiếp, tư
vấn qua điện thoại, tư vấn cộng đồng, tư vấn qua thư.
* Nguyên tắc tư vấn: Tôn trọng khách
hàng, không chủ quan, áp đặt, đánh giá và phê phán.
- Cảm thông chia sẻ, tạo niềm tin với người được
tư vấn, có phương pháp tiếp cận thích hợp với từng đối tượng
- Đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, có sức thuyết
phục
- Thiện chí, trung thực và nhiệt tình.
- Đảm bảo giữ bí mật nội dung tư vấn
2. Dịch vụ:
Trung tâm tổ chức thực hiện các dịch vụ:
2.1. Sản xuất các tài liệu truyền thông
cho tư vấn
2.2. Về dịch vụ phi lâm sàng:
- Cung cấp thuốc viên tránh thai
- Cung cấp bao cao su tránh thai
2.3. Về dịch vụ lâm sàng:
- Đặt và tháo dụng cụ tử cung
- Cung cấp thuốc tiêm tránh thai
- Triệt sản (nam) nữ
2.4. Về sức khoẻ sinh sản:
- Khám và chữa bệnh phụ khoa
- Khám và chữa các bệnh lây truyền qua đường
tình dục
- Khám và chẩn đoán thai nghén.
- Hút điều hoà kinh nguyệt
- Xét nghiệm, chẩn đoán về hêrôin
3. Đào tạo:
Tham gia đào tạo và huấn luyện cán bộ chuyên
trách và cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em cũng như các hội viên câu lạc
bộ về công tác tư vấn.
4. Trách nhiệm và quyền hạn của trung tâm:
Trung tâm tư vấn cần nâng cao trách nhiệm và quyền
hạn trong việc tiếp nhận các thông tin, kết quả nghiên cứu và sử dụng các số liệu
thống kê của chương trình dân số, gia đình và trẻ em để phục vụ cho hoạt động của
trung tâm. Tổ chức các hình thức báo cáo, nói chuyện chuyên đề, hội thảo... để
phổ biến kiến thức khoa học, nâng cao dân trí về tâm lý giáo dục, về tình yêu
hôn nhân gia đình, về đời sống, pháp luật...
2.2. Quỹ bảo trợ trẻ em:
* Biên chế của quỹ bảo trợ cần bố trí 03 người
được bố trí thành các chức danh sau:
- (Giám đốc quỹ bảo trợ do Phó Chủ nhiệm Uỷ ban
Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh phụ trách mảng trẻ em kiêm nhiệm).
- Bố trí 03 biên chế cho chức danh: 01 Phó giám
đốc quỹ (chuyên viên), 01 kế toán, 01 chuyên viên thực hiện quản lý và điều phối
chương trình hoạt động về các mặt kế hoạch, chính sách, tài chính (trong đó có
01 người kiêm thủ quỹ ).
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của quỹ bảo
trợ:
Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh (gọi tắt là quỹ bảo trợ)
là đơn vị trực thuộc Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh được thành lập theo
thông tư liên tịch số 32/2001/TTLT- BTCCBCP - UBQGDS và KHHGĐ - UBBV và CSTEVN
ngày 06/6/2001 của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ, Uỷ ban Quốc gia DS - KHHGĐ - Uỷ
ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn
và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ở địa phương.
- Quỹ bảo trợ là đơn vị trực thuộc Uỷ ban Dân số,
Gia đình và Trẻ em tỉnh có các chức năng giúp Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình
và Trẻ em tỉnh triển khai các hoạt động quỹ bảo trợ, vận động các tổ chức và cá
nhân trong nước, nước ngoài để bổ sung nguồn lực cho quỹ bảo trợ, hướng dẫn, kiểm
tra quản lý và sử dụng quỹ bảo trợ.
Quỹ bảo trợ chịu sự lãnh đạo toàn diện của Uỷ
ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh và chịu sự chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn,
nghiệp vụ Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Quý bảo trợ Trẻ em có tư cách pháp nhân được sử
dụng con dấu riêng theo quy định và được mở tài khoản riêng tại kho bạc Nhà nước
tỉnh.
* Quỹ bảo trợ trẻ em thực hiện nhiệm vụ sau:
- Giúp Chủ nhiệm Uỷ ban và Giám đốc quỹ bảo trợ
xây dựng phương hướng, kế hoạch huy động sự đóng góp của các cơ quan Nhà nước,
đoàn thể nhân dân, tổ chức kinh tế, văn hoá , tổ chức từ thiện, tổ chức nhân đạo
và các tổ chức xã hội khác, của các cá nhân trong nước, ngoài nước, viện trợ quốc
tế.
- Được Chủ nhiệm Uỷ ban uỷ quyền tiếp nhận viện
trợ của các tổ chức quốc tế và nước ngoài cho các chương trình vì trẻ em.
- Phối hợp với các phòng chức năng, nghiệp vụ
xây dựng kế hoạch ngân sách đầu tư cho các chương trình chăm sóc, bảo vệ và
giáo dục trẻ em.
- Quản lý và phân phối sử dụng ngân sách, vốn đầu
tư và trang thiết bị phục vụ chăm sóc sức khoẻ, học tập, vui chơi giải trí của
trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện việc phân bổ và hướng
dẫn, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng viện trợ về công tác bảo vệ, chăm sóc,
giáo dục trẻ em nhằm đạt hiệu quả cao, đặc biệt là trẻ em đặc biệt khó khăn.
- Không được sử dụng quỹ bảo trợ trẻ em và các
nguồn tài chính khác dành cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào mục
đích khác.
TT
|
Chức danh,
đơn vị
|
Cán bộ
|
Phân loại
công chức
|
Tổng số
|
Biên chế
QLNN
|
Biên chế SN
|
HĐ theo NĐ68
|
HĐ khác
|
1
|
Lãnh đạo Uỷ ban
|
03
|
03
|
0
|
0
|
0
|
A3
|
2
|
Phòng hành chính tổng hợp
|
07
|
04
|
0
|
03
|
0
|
2A; 2B
|
3
|
Phòng kế hoạch - chính sách - thanh tra
|
05
|
05
|
0
|
0
|
0
|
3A; 2B
|
4
|
Phòng thông tin - giáo dục - tuyên truyền
|
04
|
04
|
0
|
0
|
0
|
3A; 1B
|
5
|
Phòng điều phối dịch vụ- KHHGĐ
|
04
|
04
|
0
|
0
|
0
|
3A; 1B
|
6
|
Trung tâm tư vấn dịch vụ DS - GĐ - TE
|
05
|
0
|
02
|
0
|
03
|
1A;1B;1C
|
7
|
Quỹ bảo trợ trẻ em
|
03
|
0
|
03
|
0
|
0
|
1B; 1C
|
|
Tổng cộng
|
31
|
20
|
05
|
03
|
03
|
|
* Như vậy: Uỷ ban Dân số,
Gia đình và Trẻ em tỉnh và các đơn vị trực thuộc sau khi sắp xếp được bố trí 25
biên chế (20 QLNN, 05 SN).Ngoài ra, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh còn
được hợp đồng 03 lao động dài hạn theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày
17/11/2000 của Chính phủ và 03 lao động hợp đồng dài hạn hưởng lương từ nguồn
thu dịch vụ (tự trang trải).
III. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VÀ NHIỆM VỤ VỀ CÔNG TÁC DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM Ở HUYỆN, THỊ XÃ TRỰC THUỘC TỈNH
(sau đây gọi chung là huyện):
Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em huyện là cơ quản
chuyên môn thuộc UBND huyện, chịu trách nhiệm trước UBND huyện quản lý các hoạt
động về dân số, gia đình và trẻ em; tổ chức điều hoà, phối hợp với các cơ quan
Nhà nước, đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội của huyện thực hiện chương trình
dân số, gia đình và trẻ em trên phạm vi huyện, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em của Uỷ
ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh.
Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em huyện có con dấu
riêng và tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
1. Nhiệm vụ quyền hạn của Uỷ ban Dân số, Gia
đình và Trẻ em huyện:
1.1. Xây dựng kế hoạch 10 năm, 5
năm, hàng năm, chương trình mục tiêu, các dự án về dân số, gia đình và trẻ em
trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
1.2. Kiểm tra, thanh tra việc thực
hiện kế hoạch, chương trình, các dự án đã được phê duyệt và các quy định của
pháp luật, cơ chế, chính sách về dân số, gia đình và trẻ em; giải quyết đơn thư
khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em thuộc thẩm
quyền.
1.3. Quyết định kế hoạch phối hợp
với các ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội ở huyện thực hiện công tác tuyên
truyền, giáo dục, vận động mọi tầng lớp nhân dân, các gia đình trong việc bảo vệ,
chăm sóc trẻ em, thực hiện chính sách dân số và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng,
tiến bộ, hạnh phúc, bền vững, tổ chức thực hiện "Ngày dân số",
"Ngày gia đình Việt Nam", "Tháng hành động trẻ em" hàng
năm.
1.4. Thực hiện một số chương
trình, dự án về dân số, gia đình và trẻ em ở huyện theo sự hướng dẫn của Uỷ ban
Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh, tổ chức vận động, xây dựng, quản lý, sử dụng
quỹ bảo trợ trẻ em huyện, thực hiện lồng ghép và quản lý các nguồn lực theo
chương trình, mục tiêu, thực hiện dịch vụ tư vấn về dân số, gia đình và trẻ em,
hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng quỹ bảo trợ trẻ em.
1.5. Tổ chức thu thập, lưu trữ và
phổ biến thông tin về dân số, gia đình và trẻ em phục vụ cho quản lý điều phối
chương trình dân số, gia đình và trẻ em ở huyện, thực hiện chế độ báo cáo định
kỳ về Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh.
1.6. Tổ chức việc ứng dụng kết quả
nghiên cứu và tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào công tác dân số, gia đình và trẻ
em ở huyện.
1.7. Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ
làm công tác dân số, gia đình và trẻ em ở huyện.
2. Tổ chức bộ máy làm công tác dân số, gia đình
và trẻ em ở huyện:
2.1. Thành phần Uỷ ban Dân số, Gia đình và
Trẻ em huyện gồm có:
- 01 Chủ nhiệm chuyên trách
- 01 Phó chủ nhiệm chuyên trách
- 01 Phó chủ nhiệm kiêm nhiệm là đồng chí Giám đốc
Trung tâm Y tế huyện phụ trách về khâu kỹ thuật để sử dụng bộ máy của Ngành y
thực hiện dịch vụ kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn huyện.
- Các uỷ viên kiêm nhiệm của Uỷ ban Dân số, Gia
đình và Trẻ em huyện tương tự như thành phần của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ
em tỉnh và có thể thêm hoặc bớt tuỳ đặc điểm, tình hình cụ thể của địa phương.
- Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em
huyện do Chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi thoả thuận với Chủ
nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh.
- Phó chủ nhiệm chuyên trách và Phó chủ nhiệm
kiêm nhiệm do Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em huyện đề nghị và Chủ
tịch UBND huyện quyết định.
2.2. Giúp việc Chủ nhiệm Uỷ ban
Dân số, Gia đình và Trẻ em huyện có các bộ phận thường trực chuyên trách về kế
hoạch tài chính, tuyên truyền, giáo dục... về lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ
em.
- Biên chế của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em
huyện là số biên chế do UBND huyện giao cho UBDS - KHHGĐ và Uỷ ban bảo vệ chăm
sóc trẻ em huyện trước đây (bao gồm số người vào làm hợp đồng dài hạn một năm
trở lên đã ký trước khi hợp nhất hai Uỷ ban) thuộc quỹ lương do ngân sách Nhà
nước cấp.
IV. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC DÂN SỐ,
GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (sau
đây gọi chung là xã)
Ban dân số, gia đình và trẻ em xã là cơ quan
giúp Chủ tịch UBND xã tổ chức thực hiện các hoạt động dân số, gia đình và trẻ
em, điều hoà phối hợp các tổ chức trong xã thực hiện chương trình dân số, gia
đình và trẻ em trên phạm vi xã, chịu sự chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra của Uỷ ban
Dân số, Gia đình và Trẻ em huyện về chuyên môn, nghiệp vụ dân số, gia đình và
trẻ em.
Ban dân số, gia đình và trẻ em xã có chỗ làm việc
và khoản mục tài chính riêng, sử dụng con dấu của UBND xã.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban dân số, gia đình
và trẻ em xã:
1.1. Thực hiện kế hoạch hàng năm về
công tác dân số, gia đình và trẻ em theo kế hoạch, chương trình công tác do
UBND huyện giao.
1.2. Tổ chức việc hướng dẫn, tuyên
truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chủ trương, cơ chế, chính sách,
chương trình, kế hoạch về dân số, gia đình và trẻ em, tổ chức thực hiện
"Ngày dân số "; "Ngày gia đình" và "Tháng hành động vì
trẻ em".
1.3. Kiểm tra việc thực hiện các
quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách về dân số, gia đình và trẻ em ở xã.
1.4. Thực hiện chương trình, dự án
từ các nguồn tài trợ trong và ngoài nước do UBND huyện giao, xây dựng và quản
lý việc sử dụng có hiệu quả quỹ bảo trợ trẻ em xã và các nguồn vốn dành cho
công tác dân số, gia đình và trẻ em.
1.5. Quản lý hoạt động của mạng lưới
cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em đến tận thôn, xóm, bản làng, tổ nhân
dân để cung cấp dịch vụ, tư vấn và thu thập thông tin làm báo cáo định kỳ liên
quan đến hoạt động dân số, gia đình và trẻ em.
2. Tổ chức bộ máy làm công tác dân số, gia đình
và trẻ em xã:
Thành phần Ban dân số, gia đình và trẻ em xã gồm
có:
- Trưởng ban: Do Chủ tịch UBND xã, phường kiêm.
- Giúp việc cho trưởng ban có 01 phó ban chuyên
trách là cán bộ chuyên trách dân số, gia đình và trẻ em được tính như một định
suất của xã, được hưởng phụ cấp từ kinh phí của Uỷ ban Quốc gia DS - KHHGĐ và Uỷ
ban bảo vệ - chăm sóc trẻ em Việt Nam và 01 phó ban kiêm nhiệm là trưởng trạm y
tế xã.
- Ở những xã mà Trưởng trạm y tế xã có thể đảm
nhiệm luôn công việc của phó ban chuyên trách thì chỉ cần 01 phó ban kiêm nhiệm
là trưởng trạm y tế xã và không bố trí phó ban chuyên trách.
- Uỷ viên kiêm nhiệm là đại diện của một số tổ
chức có vai trò quyết định đến chương trình dân số, gia đình và trẻ em ở xã do
Chủ tịch UBND xã quyết định.
- Ở các cụm dân cư có các cộng tác viên thực hiện
việc tuyên truyền, vận động về lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em, phân phối
các phương tiện tránh thai và quản lý các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ trên
phạm vi mình phụ trách. Lực lượng cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em trước
hết sử dụng toàn bộ 1.710 cộng tác viên hiện có và thay thế lực lượng y tế hiện
có ở Trạm y tế xã, y tế thôn, bản, ấp, những người có uy tín trong cộng đồng. Một
cộng tác viên phụ trách ở địa bàn miền núi từ 50 đến 70 hộ, vùng trung du từ 71
hộ đến 120 hộ, vùng đồng bằng từ 121 hộ trở lên.
- Kinh phí hoạt động của Ban dân số, gia đình và
trẻ em chi trả theo các chương trình, mục tiêu đã dược cơ quan có thẩm quyền
xét duyệt.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức
bộ máy và lề lối làm việc của cơ quan dân số, gia đình và trẻ em tỉnh Quảng
Bình có hiệu lực thi hành kể từ ngày Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Những văn bản
trước đây trái với văn bản này đều bải bỏ.
2. Đề nghị UBND các cấp cần có kế hoạch
kiện toàn tổ chức cơ quan dân số, gia đình và trẻ em ở địa phương.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng
mắc, cần báo cáo về Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh để tổng hợp báo cáo
UBND tỉnh xem xét giải quyết.