Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 06/QĐ-TWPCTT 2018 Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai

Số hiệu: 06/QĐ-TWPCTT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Người ký: Nguyễn Xuân Cường
Ngày ban hành: 24/05/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG
VỀ PHÒNG CHỐNG
THIÊN TAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/QĐ-TWPCTT

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG TẠM THỜI CỦA BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG V PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13;

Căn cứ Nghị định 66/2014/NĐ-CP ngày 4/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai; Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành.

Căn cứ Quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 17/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động tạm thời của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hoặc cơ quan được giao tham mưu về công tác phòng chống thiên tai thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng (để b/c);
- Văn phòng chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Bộ NN&PTNT (TCPCTT, các Vụ: TC, KH)
- Lưu: VP,
ƯPKP_3b.

TRƯỞNG BAN




Nguyễn Xuân Cường

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG TẠM THỜI CỦA BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/QĐ-TWPCTT ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về các nguyên tắc, chế độ làm việc, trách nhiệm, cơ chế chỉ đạo, điều hành, chế độ thông tin, báo cáo, mối quan hệ phối hợp công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai (sau đây gọi tắt là Ban Ch đạo) và một số hoạt động khác của Ban Chỉ đạo.

2. Quy chế này áp dụng đối với Trưởng ban, các Phó trưởng ban, thành viên Ban Chỉ đạo (sau đây gọi tắt là Thành viên), Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo; Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ huy) và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 2. Nguyên tắc làm việc của Ban Chỉ đạo

1. Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên phạm vi cả nước.

2. Ban Chỉ đạo hoạt động thường xuyên thông qua hoạt động của các thành viên và của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (sau đây gọi tắt là Văn phòng thường trực). Trên cơ sở phân công nhiệm vụ cụ thể và đề cao trách nhiệm cá nhân của các Thành viên.

3. Ban Chỉ đạo họp, thảo luận dưới sự chủ trì của Trưởng Ban đ kết luận các giải pháp, kế hoạch và phân công các nhiệm vụ cho các thành viên thực hiện. Trên cơ sở phối hợp liên ngành, mọi công việc của Ban Chỉ đạo được thảo luận dân chủ, công khai và do Trưởng Ban quyết định.

4. Các Thành viên do Bộ trưởng các Bộ cử bằng văn bản và làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, có trách nhiệm tổ chức, thực hiện đầy đủ các hoạt động của Ban Chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về công tác phòng, chống thiên tai thuộc lĩnh vực của Bộ, ngành mình và các nhiệm vụ được Trưởng Ban phân công.

5. Phạm vi giải quyết phải theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác và quy định của Quy chế này.

6. y viên thường trực và các Thành viên là đại diện của Ban Chỉ đạo, thừa lệnh của Trưởng Ban thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo trong phạm vi công việc được phân công.

7. Các thành viên cn duy trì kết nối thông tin liên lạc thường xuyên, liên tục, đặc biệt là khi có các tình huống thiên tai để đáp ứng tính chất khn trương, cấp bách trong công tác điều hành, ứng phó thiên tai.

8. Báo cáo Trưởng Ban về nội dung công việc được phân công theo định kỳ hoặc khi có tình huống đột xuất.

9. Thành viên Ban Chỉ đạo do Trưởng Ban Chỉ đạo kiện toàn hàng năm trên sở văn bản đề nghị của các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan.

Điều 3. Cơ quan thường trực, Văn phòng thường trực, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo

1. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai; có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo và Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo.

2. Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo.

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sử dụng bộ máy, biên chế của Tổng cục Phòng, chống thiên tai làm nhiệm vụ Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo (sau đây gọi tắt là Văn phòng thường trực).

b) Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng thường trực do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định để tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT- Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai thực hiện các nhiệm vụ về phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật.

3. T giúp việc Ban Chỉ đạo (sau đây gọi tắt là T giúp việc).

T giúp việc do Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định kiện toàn hàng năm trên sở văn bản cử các thành viên tham gia của các Bộ, ngành liên quan đ thực hiện nhiệm vụ là đu mối liên hệ giữa Văn phòng thường trực với các thành viên Ban Chỉ đạo; chuẩn bị các điều kiện để thực thi nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo.

Chương II

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO

Điều 4. Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo.

- Một năm, Ban Chỉ đạo tổ chức họp trực tiếp 2 lần (họp sơ kết 6 tháng và họp tổng kết năm) do Trưởng Ban chủ trì với thành phần gồm toàn bộ các Thành viên và đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Hàng quý, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo tham mưu cho Ban Chỉ đạo có báo cáo kết quả thực hiện gửi các Thành viên Ban Chỉ đạo và đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Họp đột xuất: căn cứ cấp độ rủi ro thiên tai và tình hình thực tế diễn biến thiên tai phức tạp, Ban Chỉ đạo tổ chức họp đột xuất đchỉ đạo điều hành ứng phó và khắc phục thiên tai theo yêu cầu của Trưởng Ban và Thủ tướng Chính phủ.

Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban, y viên thường trực được Trưởng Ban giao chủ trì Hội nghị, cuộc họp sẽ quyết định nội dung, thành phần tham gia, thời gian và hình thức họp (trực tiếp, trực tuyến).

Thành viên Ban chỉ đạo, Thành viên t giúp việc, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo được cấp thẻ để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ.

Điều 5. Hoạt động trong các kỳ họp

1. Kỳ họp cuối năm: họp tng kết, đánh giá kết quả công tác đã thực hiện và xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác năm tiếp theo của Ban Chỉ đạo.

2. Kỳ họp giữa năm: sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và kế hoạch thực hiện công tác 6 tháng cuối năm.

3. Họp đột xuất: phục vụ công tác chỉ đạo điều hành ứng phó với thiên tai có cấp độ rủi ro từ cấp 3 trở lên hoặc cấp 2 nhưng có diễn biến phức tạp.

4. Họp thường trực Ban Chỉ đạo: Căn cứ vào tình hình thiên tai, Ban Chỉ đạo tổ chức họp thường trực Ban Chỉ đạo (Chi tiết về thành phần họp cho một số tình huống thiên tai lớn thường xuyên xảy ra có phụ lục kèm theo).

5. Triển khai kết luận cuộc họp:

Văn phòng Thường trực có trách nhiệm tổng hợp các vấn đề được thảo luận, ra thông báo kết luận của chủ trì phiên họp; dự thảo trình Trưởng Ban ban hành các công điện chỉ đạo điều hành ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và gửi tới các cơ quan liên quan để thực hiện.

Điều 6. Trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo.

Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Ban Chỉ đạo trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn được giao:

1. Chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên phạm vi cả nước;

2. Lãnh đạo, điều hành chung hoạt động của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cho các Phó Trưởng Ban, y viên thường trực và các thành viên Ban Chỉ đạo.

3. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp tng kết năm, đột xuất của Ban Chỉ đạo hoặc đề xuất Thủ tướng Chính phủ chủ trì các phiên họp đặc biệt quan trọng.

4. Chỉ đạo thành lập hoặc đề xuất Chính phủ thành lập các đoàn công tác liên ngành hoặc một số tiu ban (hậu cần, tiền phương, kỹ thuật, cứu hộ, cứu nạn,...) đ chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ng phó, khắc phục hậu quả thiên tai nghiêm trọng; kiểm tra tình hình phòng, chống thiên tai tại một số địa bàn trọng điểm.

5. Quyết định huy động theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định huy động nguồn lực và các biện pháp ứng phó và khắc phục hậu quả, phục hồi tái thiết sau thiên tai trên phạm vi cả nước trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương, Bộ, cơ quan ngang Bộ; chỉ đạo công tác kiểm tra, hướng dẫn và tổng hợp báo cáo kết quả triển khai, thực hiện.

6. Chỉ đạo triển khai các Nghị quyết của Chính phủ; chỉ thị, kết luận của Lãnh đạo Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.

7. Chỉ đạo tổng hợp báo cáo đánh giá thiệt hại và nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ khn cấp từ các địa phương; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.

8. Quyết định vật tư d trữ chuyên dùng phục vụ công tác phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật; hướng dẫn chủ động chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng, chống thiên tai cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân...

9. Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về kêu gọi hỗ trợ của quốc tế về phòng, chống thiên tai.

10. Kiện toàn Ban Chỉ đạo trên cơ sở văn bản cử thành viên tham gia của các Bộ, ngành và cơ quan liên quan;

11. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc các báo cáo bất thường, đột xuất khi xảy ra thiên tai;

12. Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước phương án, kịch bản ứng phó với tình huống thiên tai có cấp độ rủi ro trên cấp 3.

13. Chỉ đạo, tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động, tài chính, tổng kết công tác phòng chống thiên tai hàng năm;

14. Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ phân công.

Điều 7. Trách nhiệm của Phó Trưởng ban Thường trực

1. Phó Trưởng ban Thường trực giúp Trưởng Ban xử lý và báo cáo Trưởng Ban các công việc có tính chất thường xuyên của Ban, những công việc được Trưởng Ban giao nhiệm vụ hoặc ủy quyn.

2. Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban chỉ đạo và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công.

3. Thay mặt Trưởng Ban giải quyết công việc khi được ủy quyền, chủ động chỉ đạo và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xử lý kịp thời các tình huống thiên tai khẩn cấp, bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ.

4. Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động:

a) Chỉ đạo, điều phối công tác phòng chống thiên tai cấp độ 3, 4; thuộc nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trừ lĩnh vực thủy sản, trồng trọt.

b) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp sơ kết hoạt động 6 tháng, các cuộc họp trong quý của Ban Chỉ đạo.

c) Chỉ đạo, đôn đốc xây dựng chiến lược, kế hoạch phòng chống thiên tai quốc gia, kế hoạch hoạt động hàng năm của Ban Chỉ đạo; đề xuất kiện toàn Ban Chỉ đạo, thành lập các đoàn liên ngành để chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

d) Thực hiện nhiệm vụ điều hành hồ chứa, liên hồ chứa thuộc trách nhiệm của Trưởng ban được Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định;

đ) Chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc phương án đảm bảo an toàn công trình phòng chống thiên tai trước mùa mưa lũ; chỉ đạo xử lý các sự cố công trình về đê điều, h đập,...

e) Kiểm tra, đôn đốc, tng hp kết quả thực hiện Quỹ phòng chống thiên tai; xây dựng phương án xử lý số tồn dư Quỹ phòng chống thiên của địa phương, đảm bảo duy trì số tồn dư của Quỹ tại địa phương và báo cáo Trưởng Ban điều chuyn hỗ trợ địa phương khác gặp khó khăn do thiên tai nghiêm trọng.

f) Chỉ đạo bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai; điều kiện làm việc của thành viên Ban Chỉ đạo.

g) Chỉ đạo tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai; công tác thông tin, truyền thông và giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai đối với cộng đồng;

h) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn một số tỉnh, thành phố theo phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.

i) Trưởng tiu ban tiền phương;

k) Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do Trưởng Ban phân công.

Điều 8. Trách nhiệm của Phó Trưởng Ban - Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

1. Chỉ đạo, điều phối hoạt động ứng phó thiên tai cấp độ 3, 4; chỉ đạo công tác phòng chống thiên thiên tai thuộc trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ;

2. Chỉ đạo, đôn đốc các Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các Bộ, ngành;

3. Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do Trưởng Ban phân công.

4. Tham mưu ban hành kết luận, chỉ thị, quyết định, nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến công tác chỉ đạo điều hành các hoạt động phòng chống thiên tai.

5. Giúp Trưởng Ban chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch tài chính, huy động các nguồn lực đối với các hoạt động phòng chống thiên tai;

6. Thực hiện nhiệm vụ đu mối đ kết nối các hoạt động, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Ban Chỉ đạo và các Bộ, ngành, địa phương liên quan.

Điều 9. Trách nhiệm của Phó Trưởng Ban - Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn

1. Trưởng tiu ban về cứu hộ, cứu nạn;

2. Chỉ đạo b trí vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhân lực sẵn sàng đ thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống thiên tai.

3. Trực tiếp chỉ đạo, điều phi công tác phòng chống thiên tai cấp độ 3, 4; chỉ đạo, điều phối ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai và các lĩnh vực khác liên quan đến thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng;

4. Điều phối và hỗ tr các địa phương ứng phó thiên tai cấp độ 1, 2;

5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn một số tỉnh, thành phố theo phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.

6. Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do Trưởng Ban phân công.

Điều 10. Trách nhiệm của Ủy viên Thường trực - Chánh Văn phòng

y viên thường trực giúp Trưởng Ban trực tiếp quản lý, chỉ đạo điều hành Văn phòng thường trực; chỉ đạo xử lý các công việc thường xuyên, hàng ngày của Ban Chỉ đạo và thực hiện một số nhiệm vụ của Ban chỉ đạo sau đây:

1. Chỉ đạo công tác thường trực phòng, chống thiên tai; điều hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông thuộc nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo trong trường hợp cấp bách.

2. Chỉ đạo công tác điều hành ứng phó thiên tai cấp độ 3 và dưới cấp độ 3 thuộc trách nhiệm Ban chỉ đạo. Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của thường trực Ban chỉ đạo triển khai công tác điều hành, ứng phó thiên tai.

3. Ban hành văn bản hướng dẫn việc xây dựng, đôn đốc thực hiện chiến lược, kế hoạch quốc gia, chính sách pháp luật về phòng chống thiên tai.

4. Triển khai các biện pháp cấp bách huy động, tiếp nhận nguồn lực đứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai thuộc thẩm quyền của Ban chỉ đạo.

5. Chỉ đạo công tác tập huấn, hun luyện, đào tạo, diễn tập phương án phòng chống thiên tai.

6. Các giải pháp đ nâng cao năng lực Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo, Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ở địa phương.

7. Phê duyệt kế hoạch và phân bố kinh phí cho các hoạt động hàng năm của Văn phòng thường trực.

8. Thực hiện nhiệm vụ Người phát ngôn chính thức và cung cấp thông tin cho báo chí, thông tin và truyền thông của Ban Chỉ đạo.

9. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các hoạt động phòng, chống thiên tai.

10. Quyết định các chủ trương, phê duyệt kế hoạch mua sắm tài sản, thiết bị, phương tiện, sửa chữa cơ sở hạ tầng cho Văn phòng thường trực từ nguồn kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo.

11. Chỉ đạo thống kê số liệu thiệt hại, tổng hợp báo cáo đánh giá thiệt hại và nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ từ các địa phương và các bộ, ngành, phối hợp với các cơ quan của Bộ, ngành liên quan dự thảo văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.

12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban phân công hoặc ủy quyền.

y viên thường trực được sử dụng con dấu của Ban chỉ đạo để triển khai và thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.

Điều 11. Trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo

1. Tổ chức thực hiện, trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ công tác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Trưởng Ban.

2. Trực tiếp chỉ đạo, điều phối công tác phòng chống thiên tai cấp độ 3, 4; điều phối và hỗ trợ các địa phương ứng phó thiên tai cấp độ 1, 2 thuộc nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành, đơn vị.

3. Đề xuất giải pháp đ thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban và thủ trưởng cơ quan về công tác phòng, chng thiên tai thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực tổ chức mình quản lý.

4. Tham gia xây dựng kế hoạch công tác, kế hoạch tài chính, các báo cáo, góp ý kiến, đề xuất giải quyết các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; chủ trì hoặc tham gia các đoàn công tác của Ban Chỉ đạo, đôn đốc công tác đảm bảo phòng, chống thiên tai.

5. Tham gia đầy đủ các cuộc họp và chương trình công tác của Ban Chỉ đạo; trường hợp vắng mặt phải báo cáo với Trưởng Ban và cử người có trách nhiệm họp thay.

6. Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, các đơn vị thuộc trách nhiệm mình quản lý, triển khai thực hiện các giải pháp về phòng, chống thiên tai được quy định trong Luật, Nghị định, Nghị quyết chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các nhiệm vụ khác được Trưởng Ban Chỉ đạo phân công; tham mưu xây dựng, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai.

7. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn một số tỉnh, thành phố theo phân công của Trưởng Ban.

8. Điều phối, chỉ đạo điều hành hoạt động một số lĩnh vực liên quan của Bộ, ngành các Thành viên:

8.1. Thành viên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều phi, chỉ đạo điều hành các hoạt động:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch quốc gia, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai;

b) Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chun kỹ thuật quốc gia bảo đảm an toàn trước thiên tai đối với công trình phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý;

c) Tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sản xuất nông nghiệp để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra và bảo đảm phát triển bền vững;

d) Quản lý việc đầu tư xây dựng, tu b, bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai theo sự phân công của Chính phủ, bao gồm công trình đê điều, hồ đập, chống úng, chống hạn, chống sạt lở; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền và công trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai;

đ) Tổ chức thống kê, xử lý thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai;

e) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong phòng, chng thiên tai, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống thiên tai;

f) Tổ chức thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai;

g) Đầu mối hợp tác quốc tế về phòng, chống thiên tai, đxuất việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về phòng, chống thiên tai;

h) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai theo thm quyn.

8.2. Thành viên Bộ Tài nguyên và Môi trường điều phối, chỉ đạo điều hành các hoạt động:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về công tác dự báo, cảnh báo thiên tai;

b) Lập quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo thực hiện việc dự báo khí tượng, thủy văn, hải văn;

c) Tổ chức quan trắc, thu thập và xử lý thông tin, xác định, đánh giá rủi ro thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai, theo dõi, giám sát thiên tai; thực hiện dự báo, cảnh báo, cung cấp kịp thời chính xác thông tin về thiên tai liên quan đến khí tượng, thủy văn, hải văn cho Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chng thiên tai và bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương liên quan, phương tiện thông tin đại chúng theo quy định;

d) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; hợp tác quốc tế trong việc dự báo, cảnh báo thiên tai; bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác dự báo, cảnh báo; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và pháp luật về dự báo, cảnh báo thiên tai;

đ) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền.

8.3. Thành viên Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam điều phối, chỉ đạo điều hành các hoạt động:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về công tác dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;

b) Lập quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo thực hiện việc ban hành các bản tin động đất và cảnh báo sóng thần;

c) Tổ chức quan trắc, thu thập, phân tích và xử lý thông tin về thiên tai động đất và sóng thần; cung cấp các bản tin động đất và cảnh báo sóng thần cho Ban ch đạo Trung ương về phòng, chng thiên tai và các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương, tổ chức truyền tin về thiên tai theo quy định;

d) Tổ chức nghiên cứu, đánh giá độ nguy him và phân vùng động đất, đánh giá độ rủi ro động đất; xây dựng các kịch bản sóng thần, đánh giá độ nguy him và rủi ro sóng thần; hợp tác quốc tế trong việc dự báo, cảnh báo thiên tai động đất và sóng thần; bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho người làm công tác dự báo, cảnh báo; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và pháp luật về d báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;

8.4. Thành viên Bộ Quốc phòng và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự c, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn điều phối, chỉ đạo điều hành các hoạt động:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng với các cơ quan, tổ chức khác trong phòng, chống thiên tai;

b) Lập quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai;

c) Lập phương án bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia hộ đê, hộ đập, phân lũ, làm chậm lũ, tìm kiếm cứu nạn;

d) Tổ chức thu thập thông tin có liên quan đến thiên tai, chỉ đạo thực hiện ứng cứu, xử lý các tình huống khn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai;

đ) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền.

8.5. Thành viên Bộ Nội vụ điều phối, chỉ đạo điều hành các hoạt động:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành, địa phương rà soát, điều chỉnh để thống nhất hướng dẫn việc kiện toàn tổ chức cơ quan chuyên trách phòng, chống thiên tai các cấp đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu quả có hệ thống, đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống thiên tai; xây dựng chính sách đặc thù cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai.

8.6. Thành viên Bộ Công an điều phối, chỉ đạo điều hành các hoạt động:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trong phòng, chống thiên tai;

b) Lập kế hoạch và phương án bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội khi có thiên tai xảy ra, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương tham gia cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra;

c) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền.

8.7. Thành viên Bộ Thông tin và Truyền thông điều phối, chỉ đạo điều hành các hoạt động:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm thông tin trong phòng, chống thiên tai;

b) Lập quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo thực hiện việc bảo đảm an toàn, thông suốt cho mạng thông tin chung;

c) Chuẩn bị dự phòng trang thiết bị thông tin chuyên dùng phục vụ phòng, chống thiên tai trong mọi tình huống thiên tai xảy ra;

d) Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện việc thông tin, truyền thông về phòng, chống thiên tai;

e) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền.

8.8. Thành viên Bộ Giao thông vận tải điều phi, ch đạo điều hành các hoạt động:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm giao thông trong phòng, chống thiên tai;

b) Lập quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo thực hiện về phát triển giao thông vận tải phù hợp với chiến lược và kế hoạch phòng, chống thiên tai;

c) Chuẩn bị lực lượng, phương tin, vật tư cứu hộ giao thông, bảo đảm an toàn giao thông vận tải khi thiên tai xảy ra;

d) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai theo thm quyền.

8.9. Thành viên Bộ Công Thương điều phối, chỉ đạo điều hành các hoạt động:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm an toàn cho công trình hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi quản lý trong phòng, chống thiên tai;

b) Lập kế hoạch về phòng, chống thiên tai; chỉ đạo thực hiện việc bo đảm an toàn các khu vực khai thác khoáng sản, an toàn về nguồn điện và đường dây tải điện và các cơ sở công nghiệp do Bộ quản lý;

c) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có kế hoạch chuẩn bị các mặt hàng thiết yếu cung ứng cho nhân dân, chú trọng các vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên bị thiên tai; phối hợp với chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt việc dự phòng tại chỗ;

d) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền.

8.10. Thành viên Bộ Xây dựng điều phối, chỉ đạo điều hành các hoạt động:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng phù hợp với pháp luật về phòng, chống thiên tai; chủ trì, phối hợp và hướng dẫn địa phương thực hiện quy hoạch xây dựng, bảo đảm an toàn công trình trước thiên tai;

b) Xây dựng, ban hành quy chun kỹ thuật quốc gia về an toàn của công trình phù hợp với thiên tai;

c) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền.

8.11. Thành viên Bộ Tài chính điều phối, chỉ đạo điều hành các hoạt động:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài chính cho phòng, chng thiên tai, chính sách bảo hiểm rủi ro thiên tai;

b) Tổng hợp và bố trí dự toán ngân sách nhà nước đ chi cho nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và Luật này;

c) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền.

8.12. Thành viên Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều phối, chỉ đạo điều hành các hoạt động:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong kế hoạch phát trin kinh tế - xã hội của cả nước, các bộ và địa phương;

b) Bố trí vốn đầu tư các công trình phòng, chống thiên tai theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật đầu tư công;

c) Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;

d) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền.

8.13. Thành viên Bộ Giáo dục và Đào tạo điều phối, chỉ đạo điều hành các hoạt động:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lồng ghép kiến thức phòng, chng thiên tai vào chương trình các cấp học;

b) Chỉ đạo lập quy hoạch xây dựng các trường học, cơ sở giáo dục, đào tạo kết hợp phòng, chống thiên tai phù hợp với đặc điểm thiên tai của từng vùng, địa phương đ bảo đảm an toàn cho người và công trình;

c) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền.

8.14. Thành viên Bộ Y tế điều phi, chỉ đạo điều hành các hoạt động:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về y tế trong phòng, chống thiên tai;

b) D trữ thuốc, phương tiện y tế, hướng dẫn cho cán bộ y tế và cộng đồng về kỹ thuật cấp cứu thông thường, biện pháp vệ sinh môi trường;

c) Chỉ đạo việc cấp cứu nạn nhân, phòng, chống bệnh dịch trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra;

d) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền.

8.15. Thành viên Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội điều phối, chỉ đạo điều hành các hoạt động:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về cứu trợ xã hội trong việc khắc phục hậu quả thiên tai;

b) Căn cứ vào tình hình thiệt hại, nhu cầu cứu trợ, đề xuất chính sách hỗ trợ cho các địa phương đ sớm ổn định đời sống nhân dân vùng bị thiên tai, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

c) Hướng dẫn việc lồng ghép giới trong các hoạt động phòng, chống thiên tai;

d) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền.

8.16. Thành viên các Bộ, cơ quan ngang bộ khác: theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm điều phối, chỉ đạo điều hành các hoạt động xây dựng kế hoạch hằng năm và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi, đối tượng quản lý.

8.17. Xây dựng kế hoạch năm của các Thành viên: Các thành viên xây dựng chương trình, kế hoạch làm việc hàng năm gửi Trưởng Ban Chỉ đạo thông qua Văn phòng thường trực đ tng hp, theo dõi, điều phối, kiểm tra.

9. Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do Trưởng Ban phân công.

Điều 12. Kinh phí hoạt động

1. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà nước đảm bảo, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.

2. Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ nhiệm vụ, kế hoạch công tác và nhu cầu hoạt động của Ban Chỉ đạo tng hợp, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ bố trí dòng kinh phí riêng cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Chương III.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC CỦA BAN CHỈ ĐẠO

Điều 13. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo

1. Các chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo bao gồm:

a) Chương trình, Kế hoạch của Ban Chỉ đạo đ triển khai thực hiện các Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống thiên tai.

b) Kế hoạch về công tác phòng chống thiên tai hàng năm.

c) Kế hoạch trung hạn, hàng năm đtổ chức thực hiện các chiến lược, đề án quốc gia, nhiệm vụ, giải pháp phối hợp liên ngành về phòng, chống thiên tai.

d) Kế hoạch phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống thiên tai.

2. Trình tự xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo:

a) Căn cứ nhiệm vụ công tác, Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành, đơn vị thành viên của Ban Chỉ đạo, thành viên Ban Chỉ đạo chỉ đạo các cơ quan trực thuộc dự thảo các chương trình, kế hoạch thuộc lĩnh vực phụ trách.

b) Trên cơ sở dự thảo chương trình, kế hoạch công tác của các cơ quan thành viên, Văn phòng thường trực tng hp dự thảo chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo dưới sự chỉ đạo của Trưởng Ban.

c) D thảo chương trình, kế hoạch của Ban Chỉ đạo được các thành viên thảo luận, góp ý, thống nhất, Văn phòng thường trực tiếp thu, chỉnh sửa theo ý kiến kết luận của Lãnh đạo Ban Chỉ đạo.

d) Chương trình, kế hoạch công tác được Ban Ch đạo thông qua trước khi tổ chức thực hiện.

đ) Tùy theo tình hình, Trưởng ban có thể rút gọn trình tự xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo.

Điều 14. Chỉ đạo điều hành các hoạt động phối hợp trong công tác phòng, chống thiên tai

1. Phó Trưởng ban thường trực trực tiếp chỉ đạo điều hành các hoạt động phối hợp trong công tác phòng, chống thiên tai trên cơ sở các chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo đã được ban hành.

2. Khi xảy ra những vấn đề đột xuất, phức tạp về thiên tai trong phạm vi cả nước cần tập trung xử lý, sau khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo các thành viên, các cơ quan của Ban Chỉ đạo, các địa phương đưa ra các giải pháp để thực hiện.

Điều 15. Công tác kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống thiên tai

1. Căn cứ chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo, Phó trưởng Ban thường trực quyết định thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc về phòng, chống thiên tai của Ban Chỉ đạo, nội dung gồm:

a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra, nội dung kiểm tra;

b) Văn phòng thường trực đề xuất báo cáo, dự thảo quyết định, lập danh sách thành viên đoàn kiểm tra, đôn đốc các thành viên, lịch trình kiểm tra và bảo đảm các điều kiện làm việc cho đoàn kiểm tra.

2. Trường hợp cần thành lập các đoàn kiểm tra đột xuất, Phó trưởng ban thường trực chỉ đạo Văn phòng thường trực liên hệ với các thành viên lập danh sách đoàn, d thảo quyết định lịch trình kiểm tra và đảm bảo hậu cần cho đoàn kiểm tra.

3. Các đoàn kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc theo lịch trình, sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải có báo cáo kiểm tra kết quả, đôn đốc về Văn phòng thường trực tổng hợp, lập báo cáo chung để báo cáo Trưởng ban; tiếp tục theo dõi, đôn đốc và giám sát việc thực hiện kết luận, ý kiến của đoàn.

Điều 16. Tổ chức phiên họp thường kỳ, đột xuất, hội nghị tổng kết của Ban Chỉ đạo

1. Họp thường kỳ, họp hội nghị tng kết: chương trình, tài liệu của phiên họp, hội nghị của Ban Chỉ đạo phải được gửi kèm theo Giấy mời tới các lãnh đạo Ban Chỉ đạo, thành viên và các đại biểu khác ít nhất trước phiên họp, hội nghị 03 ngày làm việc.

Hội nghị tng kết phải được gửi bản thảo báo cáo tng kết đến các thành viên Ban Chỉ đạo tham gia, góp ý trước khi tổ chức hội nghị 01 tuần làm việc.

2. Khi triệu tập hội nghị đột xuất, Văn phòng thường trực có trách nhiệm thông tin sớm nhất có thể đến các Thành viên được mời họp (bằng nhiều hình thức: gọi điện, nhắn tin, giấy mời, email,..).

3. Văn phòng thường trực chịu trách nhiệm phát hành giấy mời, in tài liệu, xây dựng chương trình phiên họp, hội nghị, đề xuất thực hiện công tác khen thưởng, lễ tân và hậu cần cho các phiên họp, hội nghị của Ban Chỉ đạo; phối hợp với đơn vị đầu mối của Văn phòng Chính phủ phát hành giấy mời họp, hội nghị do Lãnh đạo Chính phủ chủ trì.

Điều 17. Chế độ thông tin, báo cáo

1. Các thành viên Ban Chỉ đạo báo cáo Trưởng ban theo các hình thức: báo cáo trực tiếp, báo cáo bằng văn bản, báo cáo tại các phiên họp thường kỳ và đột xuất của Ban Chỉ đạo.

2. Báo cáo của Ban Chỉ đạo gồm:

a) Báo cáo nhanh hàng ngày về tình hình thiên tai;

b) Báo cáo tng hp sau mỗi đợt thiên tai;

c) Báo cáo định kỳ: Báo cáo quý, 06 tháng, năm;

d) Báo cáo của các Thành viên Ban Chỉ đạo.

đ) Báo cáo của Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó trưởng Ban Chỉ đạo;

e) Báo cáo của Trưởng ban trình Thủ tướng Chính phủ;

f) Các báo cáo đột xuất theo chuyên đề.

3. Văn phòng thường trực có trách nhiệm tng hp báo cáo gửi các thành viên Ban Chỉ đạo và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.

Điều 18. Mối quan hệ công tác giữa Ban Chỉ đạo với Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành và địa phương.

1. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và TKCN các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo quy định và theo kế hoạch, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo.

2. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố có trách nhiệm triển khai đầy đủ, kịp thời sự chỉ đạo, các kế hoạch, chương trình công tác của Ban Chỉ đạo; báo cáo định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu hoặc khi có tình huống vượt quá khả năng của địa phương.

Điều 19. Phối hợp về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai:

Ban Chỉ đạo, các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện phối hợp về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai theo quy định tại Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 20. Phối hợp trong cứu trợ khẩn cấp, khôi phục và tái thiết

1. Cứu trợ khẩn cấp

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai cấp tỉnh và Bộ, ngành chỉ đạo đánh giá tng hp thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ trong phạm vi địa phương và Bộ, ngành báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chng thiên tai phối hợp với các Bộ liên quan tng hp, đề xuất biện pháp xử lý, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính đề xuất Thủ tưng Chính phủ xem xét, quyết định sử dụng hàng dự trữ quốc gia đ hỗ trợ cho các địa phương kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai.

Trường hợp đột xuất, cấp bách cần phải hỗ trợ, xử lý ngay các tình huống ứng cứu do thiên tai gây ra, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị Bộ Tài chính xuất cấp ngay hàng DTQG để ứng cứu các địa phương kịp thời, bảo đảm theo đúng thẩm quyền chi Ngân sách của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, đồng thời tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Trường hợp xảy ra thiên tai nghiêm trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, Ban Chỉ đạo phối hợp với Bộ Ngoại giao báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ.

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các địa phương tiến hành xác định, đánh giá thiệt hại và nhu cầu cứu trợ khẩn cấp trên địa bàn; huy động nguồn lực dự phòng và nguồn lực khác tại địa phương đthực hiện công tác cứu trợ kịp thời.

Trong trưng hợp nhu cầu cứu trợ vượt quá khả năng xử lý của địa phương, phải tng hp báo cáo cấp cao hơn để đề nghị hỗ trợ.

2. Khôi phục tái thiết sau thiên tai

Khi kết thúc đợt thiên tai, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra, đánh giá thiệt hại, xác định ưu tiên và xây dựng phương án khôi phục và tái thiết, huy động nguồn lực tại địa phương, Bộ, ngành bao gồm nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức và nhân dân tổ chức khôi phục và tái thiết.

Trường hợp nhu cầu vượt quá khả năng nguồn lực của địa phương và Bộ, ngành, Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ.

Trường hợp trong năm tài chính không đủ nguồn kinh phí khôi phục, tái thiết, các Bộ, ngành, địa phương bố trí vào kế hoạch tài chính năm sau đ xử lý khôi phục và tái thiết.

Đi với dự án có tính chất đầu tư lâu dài: các địa phương chủ động bố trí nguồn ngân sách hàng năm đ thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan, đồng thời rà soát điều chỉnh ưu tiên đầu tư các công trình phòng, chống thiên tai trong kế hoạch trung hạn.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Trách nhiệm thực hiện

Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban, thành viên Ban Chỉ đạo, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thực hiện đúng Quy chế này.

Điều 22. Trách nhiệm phối hợp triển khai

1. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tạo điều kiện đ Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai hướng dẫn, kiểm tra và tiến hành các hoạt động có liên quan đến việc thực hiện các nội dung, kế hoạch, nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.

Hàng năm báo cáo Ban chỉ đạo về tình hình thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai của Bộ, ngành mình, nêu khó khăn, vướng mắc và kiến nghị giải pháp tháo g.

2. Trưởng Ban Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Quy chế này và tình hình thực tiễn công tác Phòng, chống thiên tai của địa phương ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 23. Bổ sung, sửa đổi Quy chế

Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc, các đơn vị, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh, đề xuất về Văn phòng thường trực đ tng hợp báo cáo Trưởng Ban xem xét sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Quy chế trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt./.

 

PHỤ LỤC:

THÀNH PHẦN HỌP THƯỜNG TRỰC BAN CHỈ ĐẠO
(Trong một số tình huống thiên tai lớn thường xuyên xảy ra)

TT

Thành viên

Các tình hung thiên tai lớn thường xuyên xảy ra

Bão, ATNĐ

Lũ lớn

Lũ quét, sạt lở đất

Hạn hán, xâm nhập mặn

1

Lãnh đạo Ban Chỉ đạo

x

x

x

x

2

Ủy viên thường trực

x

x

x

x

3

Văn phòng thường trực

x

x

x

x

4

Văn phòng Ủy ban QG ƯPSCTT&TKCN

x

x

x

x

5

Tổng cục Khí tượng thủy văn

x

x

x

x

6

Nông nghiệp và PTNT

x

x

x

x

 

- Tng cục PCTT

x

x

x

x

- Tổng cục Thủy lợi

x

x

 

x

- Tổng cục Thủy sản

x

x

 

x

- Cục trồng trọt

 

x

 

x

7

Công thương

x

x

x

x

8

Giao thông vận tải

x

x

x

 

9

Ngoại giao

x

 

 

 

10

Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

x

x

 

 

11

Đài truyền hình Việt Nam

x

x

x

x

12

Đài Tiếng nói Việt Nam

x

x

x

x

13

Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

x

x

x

 

14

Trung ương đoàn TNCSHCM

x

x

x

 

15

Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

x

x

x

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 06/QĐ-TWPCTT ngày 24/05/2018 về Quy chế hoạt động tạm thời của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.348

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.154.251
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!