ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 06/2023/QĐ-UBND
|
Kon Tum, ngày 17
tháng 3 năm 2023
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH KHU VỰC BẢO VỆ VÀ VIỆC ĐẶT
BIỂN BÁO TẠI KHU VỰC BẢO VỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18
tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số
38/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định một số biện
pháp bảo đảm trật tự công cộng;
Căn cứ Nghị định số
37/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định các mục tiêu quan
trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội
do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ và trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan;
Căn cứ Nghị định số
39/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 37/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính
phủ quy định các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa
học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm
vũ trang canh gác bảo vệ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan;
Căn cứ Thông tư số 09/2005/TT-BCA
ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số điều
của Nghị định số
38/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định một số biện
pháp bảo đảm trật tự công cộng;
Căn cứ Thông tư số
20/2010/TT-BCA ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi
tiết thi hành một số điều của Nghị định số 37/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm
2009 của Chính phủ quy định các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh
tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân
dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức
có liên quan;
Căn cứ Thông tư số
28/2022/TT-BCA ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 20/2010/TT-BCA ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số
37/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định các mục tiêu quan
trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội
do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ và trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan;
Theo đề nghị của Giám
đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 818/TTr-CAT-ANCTNB ngày 16 tháng 3 năm 2023.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này là Quy định khu vực bảo vệ và việc đặt biển báo
tại khu vực bảo vệ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 3 năm 2023.
Điều 3. Giám
đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3 (t/h);
- Bộ Công an (b/c);
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Cục kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh;
- Báo Kon Tum, Đài Phát thanh và Truyền hình và Cổng Thông tin điện tử tỉnh
(đ/tin);
- Công báo tỉnh (đăng tải);
- Văn phòng UBND tỉnh: CVP, các PCVP;
- Lưu: VT, NCLTD.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê
Ngọc Tuấn
|
QUY
ĐỊNH
KHU VỰC BẢO VỆ VÀ VIỆC ĐẶT BIỂN BÁO TẠI KHU
VỰC BẢO VỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Kèm theo Quyết định số 06/2023/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2023 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
Chương
I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này quy
định khu vực bảo vệ; tổ chức thực hiện việc đặt biển báo khu vực bảo vệ; các
biện pháp bảo vệ; mẫu biển báo khu vực bảo vệ và trách nhiệm của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan đến khu vực bảo vệ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
2. Các mục tiêu, công
trình quốc phòng, khu vực quân sự do cơ quan quân sự quản lý không thuộc phạm
vi điều chỉnh của Quy định này.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Cơ quan, tổ chức, cá
nhân người Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài (trừ trường
hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, gia nhập hoặc pháp luật Việt Nam có
quy định khác) có hoạt động trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Chương
II
NHỮNG
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều
3. Khu vực bảo vệ
1. Khu vực bảo vệ là
khu vực có phạm vi nhất định, có tính chất quan trọng về chính trị, kinh tế,
ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội, nơi phát sinh vụ việc phức
tạp đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, xảy ra
thảm họa thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm; được thiết lập nhằm bảo vệ, quản lý,
kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của con người, phương tiện ra, vào góp phần
đảm bảo an ninh, trật tự; phòng, chống các hành vi xâm nhập, phá hoại, thu thập
bí mật Nhà nước hoặc phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.
2. Khu vực bảo vệ cố
định trên địa bàn tỉnh Kon Tum là trụ sở các cơ quan: Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu
Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Kho bạc Nhà nước
tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kon Tum và Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh.
3. Khu vực bảo vệ tạm
thời do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, trong các trường hợp sau:
a) Khu vực phát sinh
vụ việc phức tạp đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã
hội hoặc trong trường hợp có thảm họa do thiên nhiên, con người gây ra và dịch
bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô lớn đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của
Nhà nước và Nhân dân;
b) Khu vực đang diễn
ra các sự kiện quan trọng mà các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính
trị - xã hội của tỉnh tổ chức và có yêu cầu bảo vệ.
Điều 4. Quy trình xác
định khu vực bảo vệ và đặt biển báo
1. Văn phòng Tỉnh ủy,
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh
Kon Tum, Đài Phát thanh và Truyền hình phối hợp với Công an tỉnh xác định vị
trí, phạm vi, số lượng biển báo khu vực bảo vệ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, quyết định khu vực bảo vệ; xây dựng và niêm yết công khai nội quy bảo vệ
và đặt biển báo khu vực bảo vệ sau khi được xác định khu vực bảo vệ.
2. Khu vực bảo vệ tạm
thời được xác định và đặt biển báo theo quy trình:
a) Khi có tình huống
đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và trong
trường hợp có thảm họa do thiên nhiên, con người gây ra và có dịch bệnh nguy
hiểm lây lan trên quy mô lớn, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe, tài sản
của Nhà nước và Nhân dân mà Nhà nước chưa ban bố tình trạng khẩn cấp thì Ủy ban
nhân dân tỉnh xác định khu vực bảo vệ tạm thời. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp
với các cơ quan, tổ chức liên quan đặt biển khu vực bảo vệ, triển khai lực
lượng và phương tiện bảo vệ;
b) Khi tổ chức các sự
kiện quan trọng mà các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội
của tỉnh yêu cầu bảo vệ, thì lập hồ sơ (nêu rõ sự cần thiết, địa điểm khu
vực cần bảo vệ, phạm vi bảo vệ, thời gian bảo vệ, số biển báo cần đặt và nội
quy bảo vệ) gửi Công an tỉnh thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định. Công an tỉnh phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đặt biển khu vực
bảo vệ, triển khai lực lượng và phương tiện bảo vệ;
c) Trường hợp do yêu
cầu khẩn cấp của việc bảo đảm trật tự công cộng thì Trưởng Công an cấp huyện
báo cáo ngay với Giám đốc Công an tỉnh để kịp thời thiết lập khu vực bảo vệ tạm
thời, triển khai lực lượng và phương tiện bảo vệ khẩn cấp. Sau đó, Giám đốc
Công an tỉnh phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến Ủy ban nhân tỉnh xem xét, quyết
định.
Điều 5. Các biện pháp
đảm bảo trật tự tại khu vực bảo vệ
1. Thiết lập khu vực
bảo vệ, phân công lực lượng, bố trí phương tiện tại khu vực bảo vệ.
2. Đặt biển báo các
hành vi bị nghiêm cấm tại khu vực bảo vệ: “Khu vực bảo vệ”, “Khu vực
bảo vệ không phận sự cấm vào”, “Khu vực bảo vệ cấm tập trung đông người”
và “Khu vực bảo vệ cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh”.
3. Đặt rào cản, chốt
giữ các nút giao thông.
4. Phân luồng giao
thông, cấm hoặc hạn chế người và phương tiện giao thông ra, vào những khu vực
nhất định.
5. Tạm đình chỉ hoạt
động của các phương tiện giao thông.
6. Kiểm tra giấy tờ
tùy thân; khám người, phương tiện; tạm giữ người, phương tiện vi phạm; thu giữ
vũ khí và các vật dụng nguy hiểm theo quy định của pháp luật.
7. Cưỡng chế người có
hành vi vi phạm rời khỏi khu vực bảo vệ.
8. Các biện pháp khác
do pháp luật quy định.
Điều 6. Mẫu các loại
biển báo tại khu vực bảo vệ
1. Biển báo “KHU
VỰC BẢO VỆ”: Hình chữ nhật nằm ngang, có kích thước 80cm x 60cm, được làm
bằng vật liệu bền vững; chữ viết màu đen trên nền biển màu trắng; kiểu chữ
Tahoma; chữ đứng, đậm, in hoa; cụm từ “KHU VỰC BẢO VỆ” được viết bằng
tiếng Việt ở một dòng trên, chiều cao hàng chữ là 25cm và tiếng Anh (PROTECTED
AREA) ở một dòng dưới, chiều cao hàng chữ là 20cm.
2. Biển báo “KHU
VỰC BẢO VỆ KHÔNG PHẬN SỰ CẤM VÀO”: Hình chữ nhật nằm ngang, có kích thước
80cm x 60cm, được làm bằng vật liệu bền vững; chữ viết màu đen trên nền biển
màu trắng; kiểu chữ Tahoma; chữ đứng, đậm, in hoa; cụm từ “KHU VỰC BẢO VỆ
KHÔNG PHẬN SỰ CẤM VÀO” được viết bằng tiếng Việt ở hai dòng trên, chiều cao
hai hàng chữ là 25cm và tiếng Anh (PROTECTED AREA NO ENTRY, AUTHORISED
PERSONS ONLY) ở hai dòng dưới, chiều cao hàng chữ là 20cm.
3. Biển báo “KHU
VỰC BẢO VỆ CẤM TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI”: Hình chữ nhật nằm ngang, có kích
thước 80cm x 60cm, được làm bằng vật liệu bền vững; chữ viết màu đen trên nền
biển màu trắng; kiểu chữ Tahoma; chữ đứng, đậm, in hoa; cụm từ “KHU VỰC BẢO
VỆ CẤM TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI” được viết bằng tiếng Việt ở hai dòng trên,
chiều cao hai hàng chữ là 25cm và tiếng Anh (PROTECTED AREA NO GATHERING)
ở hai dòng dưới, chiều cao hai hàng chữ là 20cm.
4. Biển báo “KHU
VỰC BẢO VỆ CẤM GHI ÂM, GHI HÌNH, CHỤP ẢNH”: Hình chữ nhật nằm ngang, có
kích thước 80cm x 60cm, được làm bằng vật liệu bền vững; chữ viết màu đen trên
nền biển màu trắng; kiểu chữ Tahoma; chữ đứng, đậm, in hoa; cụm từ “KHU VỰC
BẢO VỆ CẤM GHI ÂM, GHI HÌNH, CHỤP ẢNH” được viết bằng tiếng Việt ở hai dòng
trên, chiều cao hai hàng chữ là 25cm và tiếng Anh (PROTECTED AREA NO
RECORDING, FILMING, PHOTO - TAKING) ở hai dòng dưới, chiều cao hai hàng chữ
là 20cm.
Chương
III
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Công an tỉnh:
a) Tham mưu, giúp Ủy
ban nhân dân tỉnh kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan
tổ chức triển khai thực hiện Quy định này và hướng dẫn việc xây dựng nội quy
khu vực bảo vệ, xác định phạm vi bảo vệ, đặt biển báo tại khu vực bảo vệ theo
đúng quy định;
b) Tổ chức triển khai
các lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và áp dụng các biện pháp
ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật xảy ra tại khu vực bảo vệ theo quy
định của pháp luật.
2. Văn phòng Tỉnh ủy,
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh
Kon Tum, Đài Phát thanh và Truyền hình phối hợp Công an tỉnh thực hiện quy định
tại khoản 1, Điều 4, Quy định này.
3. Các cơ quan tổ
chức, cá nhân khác có liên quan:
a) Tổ chức thực hiện
quy định tại Điều 4 Quy định này;
b) Căn cứ tình hình
thực tế và các quy định của pháp luật phối hợp với Công an tỉnh xây dựng nội
quy khu vực bảo vệ.
4. Trong quá trình tổ
chức thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc; các cơ quan, đơn vị, địa
phương kịp thời tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh) xem
xét, quyết định./.