ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
06/2010/QĐ-UBND
|
Cần
Thơ, ngày 12 tháng 01 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ, TỔ CHỨC, THỰC HIỆN CÁC
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 28/2005/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại của
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Quyết định số 45/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc Ban hành Quy chế cấp và quản lý Thẻ đi lại của Doanh nhân
APEC;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT-BNG-BNV ngày 27 tháng 5 năm 2009 của
Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Sở Ngoại vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định việc quản lý, tổ chức, thực hiện các
hoạt động đối ngoại”
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày và đăng Báo Cần Thơ chậm nhất
là 05 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan Ban
ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, các tổ chức và cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (HN-TPHCM);
- Các Bộ: Ngoại giao, Nội vụ, Công an;
- Bộ Tư pháp (Cục KTVB);
- TT.TU, TT.HĐND và TV.UBND TP;
- UBMTTQ thành phố và các đoàn thể;
- VP Thành ủy và các Ban Đảng;
- VP Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố;
- VP UBND thành phố (3C);
- Sở, ban, ngành thành phố;
- TT.HĐND và UBND quận, huyện;
- Website Chính phủ;
- Báo Cần Thơ;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu VT.NĐ110.
|
TM.ỦY
BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Tuấn Anh
|
QUY ĐỊNH
VIỆC QUẢN LÝ, TỔ CHỨC, THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2010/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm
2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Quy định này quy định việc quản lý,
tổ chức, thực hiện các hoạt động đối ngoại trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các
cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức
xã hội - nghề nghiệp, tổ chức, công dân trên địa bàn thành phố; tổ chức quốc tế,
tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có liên quan đến
hoạt động đối ngoại trên địa bàn thành phố.
Điều 3. Nội
dung của hoạt động đối ngoại
Hoạt động đối ngoại quy định
trong Quy định này bao gồm các nội dung sau:
1. Các hoạt động giao lưu với nước
ngoài về chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục, y
tế, thể dục thể thao, hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị.
2. Quản lý các đoàn đi công tác
nước ngoài (đoàn ra) và đón tiếp các đoàn nước ngoài, đoàn các tổ chức quốc tế
vào thành phố Cần Thơ (đoàn vào).
3. Ký kết và thực hiện các thỏa
thuận quốc tế.
4. Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc
tế.
5. Xét, cho phép sử dụng thẻ đi
lại của doanh nhân APEC.
6. Tiếp nhận huân chương, huy
chương hoặc danh hiệu khác của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc các tổ chức quốc
tế tặng.
7. Quan hệ kinh tế đối ngoại,
trong đó có việc tiếp nhận các dự án nước ngoài.
8. Tổng hợp tình hình và thông
tin tuyên truyền đối ngoại.
9. Quản lý các tổ chức, cá nhân
người nước ngoài trên địa bàn thành phố.
10. Bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại.
11. Công tác về người Việt Nam ở
nước ngoài.
12. Các hoạt động đối ngoại nhân
dân.
Điều 4.
Nguyên tắc hoạt động đối ngoại
1. Bảo đảm sự lãnh đạo chặt chẽ
của Thành ủy, sự quản lý và điều hành thống nhất của Ủy ban nhân dân thành phố
về công tác đối ngoại của địa phương, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan
nhà nước tại địa phương nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả đường lối, chính
sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
2. Kết hợp chặt chẽ giữa chính
trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và thông tin liên quan đến đối ngoại ở các cơ
quan, ban, ngành, đoàn thể và các quận, huyện trong thành phố.
3. Phân công, phân nhiệm rõ
ràng, đề cao trách nhiệm và vai trò chủ động của các ngành, các cấp ở địa
phương trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến
công tác đối ngoại, bảo đảm sự đồng bộ, kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
4. Hoạt động đối ngoại được thực
hiện theo chương trình hàng năm đã được duyệt, bảo đảm nghiêm túc chế độ báo
cáo, xin ý kiến theo quy định của pháp luật và Quy chế hoạt động của Ủy ban
nhân dân thành phố.
Chương II
THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC
QUYẾT ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
Điều 5. Thẩm
quyền quyết định về hoạt động đối ngoại
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố quyết định và chịu trách nhiệm về các hoạt động đối ngoại:
a) Việc đi nước ngoài của Giám đốc,
Phó Giám đốc sở; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan Ban ngành thành phố; Chủ tịch,
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện;
b) Việc mời các đoàn nước ngoài
vào thăm, làm việc với thành phố từ cấp Thứ trưởng, Phó Tỉnh trưởng nước ngoài
trở xuống;
c) Việc ký kết và thực hiện thỏa
thuận quốc tế theo quy định tại Điều 15 Mục 4 Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa
thuận quốc tế ngày 20 tháng 4 năm 2007;
d) Việc tiếp nhận, ký kết và thực
hiện các dự án của tổ chức phi chính phủ và cá nhân nước ngoài theo quy định của
Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài ban hành kèm theo
Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ và các quy định
pháp luật khác có liên quan;
đ) Việc tiếp nhận huy chương và
các danh hiệu khác của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tặng
cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố ủy quyền Giám đốc Sở Ngoại vụ quyết định và chịu trách nhiệm về các
hoạt động:
a) Việc tổ chức hội nghị, hội thảo
quốc tế trên địa bàn thành phố theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định số
122/2001/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và
quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam;
b) Việc đi nước ngoài của cán bộ,
công chức, viên chức theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số
136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của
công dân Việt Nam, trừ các chức danh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Quy
định này.
c) Việc đón tiếp các đoàn khách
nước ngoài đến thăm và làm việc trực tiếp với Sở, Ban ngành thành phố, Ủy ban
nhân dân quận, huyện thực hiện tại điểm a khoản 2 Điều 9 của Quy định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố chủ động quyết định các hoạt động đối ngoại phát sinh thuộc thẩm quyền
và xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành có liên
quan trong các hoạt động đối ngoại liên quan đến các vấn đề nhạy cảm, phức tạp
như: tôn giáo, dân tộc, quan hệ đối ngoại với một số đối tác nước ngoài đặc biệt.
Điều 6. Xây
dựng và phê duyệt Chương trình hoạt động đối ngoại
1. Quý IV hàng năm, Sở Ngoại vụ
chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan xây dựng Chương trình
hoạt động đối ngoại cho năm sau của thành phố, trình Ủy ban nhân dân thành phố
phê duyệt trước ngày 31 tháng 10 hàng năm. Đối với các vấn đề đối ngoại nhạy cảm,
phức tạp, Sở Ngoại vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố có văn bản tham khảo
ý kiến của Bộ ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan.
2. Ủy ban nhân dân thành phố có
trách nhiệm gửi dự thảo Chương trình hoạt động đối ngoại của thành phố cho Bộ
Ngoại giao trước ngày 05 tháng 11 hàng năm.
3. Đối với việc sửa đổi, bổ sung
Chương trình hoạt động đối ngoại đã được duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phố:
a) Trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đối với những hoạt động đối ngoại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của
Quy chế thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại của các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 28/2005/QĐ-TTg ngày 01 tháng
02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ;
b) Chủ động quyết định thực hiện
các hoạt động đối ngoại thuộc thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của
Quy định này.
Chương III
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 7. Các
hoạt động giao lưu với nước ngoài
Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền
Sở Ngoại vụ chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp
các tổ chức hữu nghị thành phố và các sở, ngành có liên quan tổ chức các hoạt động
giao lưu với nước ngoài về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế,
khoa học công nghệ, thể dục thể thao v.v.
Điều 8. Tổ
chức và quản lý đoàn đi công tác nước ngoài
1. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đi nước
ngoài của cán bộ, công chức, viên chức và tham mưu, trình Ủy ban nhân dân thành
phố quyết định việc cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài theo quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 5 của Quy định này;
b) Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đi nước
ngoài của cán bộ, công chức, viên chức và quyết định việc cán bộ, công chức,
viên chức đi nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Quy định
này;
c) Tham gia đoàn đi công tác nước
ngoài của lãnh đạo thành phố khi có yêu cầu; hướng dẫn các đoàn của các đơn vị
đi công tác nước ngoài liên hệ, tham khảo ý kiến các cơ quan trong nước có liên
quan và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trước và trong thời gian hoạt động
ở nước ngoài; tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố phối hợp với Bộ Ngoại giao
và các cơ quan liên quan xử lý những vấn đề nhạy cảm, phức tạp nảy sinh trong
quá trình đoàn đi công tác nước ngoài.
2. Báo cáo kết quả chuyến đi:
a) Cơ quan chủ trì tổ chức đoàn
đi công tác nước ngoài hoặc có cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý
đi nước ngoài có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả chuyến đi về Ủy ban nhân dân
thành phố và Sở Ngoại vụ chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày đoàn hoặc cá nhân đó
về nước;
b) Cán bộ, công chức, viên chức
đi công tác nước ngoài có trách nhiệm báo cáo kết quả chuyến đi cho cơ quan quản
lý của mình chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày về nước.
Điều 9. Tổ
chức và quản lý các đoàn khách quốc tế đến thăm thành phố
1. Việc tiếp khách nước ngoài của
lãnh đạo thành phố:
a) Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp
với Sở, Ban ngành có liên quan có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội
dung, chương trình làm việc cụ thể để đón tiếp các đoàn khách quốc tế đến thăm
và làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố;
b) Trường hợp khách nước ngoài
yêu cầu đột xuất gặp lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Ngoại vụ hoặc cơ
quan đón khách có trách nhiệm ghi nhận, kịp thời báo cáo xin ý kiến và trả lời
khách;
c) Các cơ quan, tổ chức trong
thành phố khi có yêu cầu đề nghị Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phố tiếp các đối tác nước ngoài của cơ quan, tổ chức mình, phải có văn bản đề
nghị nêu rõ nội dung và hình thức cuộc tiếp, thành phần, chương trình hoạt động
của khách tại địa phương và các vấn đề có liên quan; đồng thời, phối hợp với Sở
Ngoại vụ chuẩn bị nội dung, chương trình, phiên dịch cho buổi tiếp. Văn bản đề
nghị trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ít nhất 05 ngày
làm việc, trước ngày dự kiến tiếp.
d) Sở, Ban ngành thành phố, Ủy
ban nhân dân quận, huyện phải cử cán bộ có thẩm quyền và chuyên môn tham gia buổi
tiếp khách khi có sự yêu cầu của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Việc tiếp khách nước ngoài của
các cơ quan, tổ chức địa phương trong thành phố:
a) Các cơ quan, tổ chức, địa
phương trong thành phố có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về thời gian, địa
điểm, nội dung, chương trình làm việc, danh sách đoàn nước ngoài và thành phần
tiếp đoàn đến Sở Ngoại vụ chậm nhất 05 ngày trước khi tiếp khách nước ngoài đến
thăm và làm việc tại đơn vị. Trong trường hợp đột xuất có thể tiếp và làm việc
ngay, nhưng phải thông báo về Sở Ngoại vụ bằng văn bản chậm nhất 05 ngày sau
khi tiếp đoàn.
b) Đối với các đoàn là đại diện
các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, Sở Ngoại vụ là đầu mối duy
nhất tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố về chương trình, nội dung tiếp và
làm việc với đoàn. Các cơ quan, tổ chức và địa phương chỉ được tiếp và làm việc
với các đoàn là đại diện các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài khi
có ý kiến cho phép của Ủy ban nhân dân thành phố.
c) Đối với các tổ chức quốc tế
có nội dung hoạt động tôn giáo, dân tộc, các cơ quan, tổ chức, địa phương phải
báo cáo xin ý kiến của Ủy ban nhân dân thành phố trước khi tiếp xúc, trao đổi.
Điều 10. Hoạt
động đối ngoại liên quan đến công tác về người Việt Nam ở nước ngoài
Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền
Sở Ngoại vụ phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố nghiên cứu,
đánh giá công tác về người Việt Nam ở nước ngoài trên địa bàn thành phố; phối hợp
với Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) đề xuất và xây dựng
các chính sách về công tác này; trực tiếp tham gia việc hỗ trợ, hướng dẫn thông
tin, tuyên truyền, vận động và thực hiện chính sách đối với người Việt Nam ở nước
ngoài và thân nhân của họ có quan hệ với địa phương.
Điều 11. Quản
lý hoạt động của các cá nhân, tổ chức nước ngoài
1. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, quản lý hoạt động
của các cá nhân, tổ chức nước ngoài trên địa bàn thành phố Cần Thơ; phối hợp với
các đơn vị chức năng bảo vệ, hỗ trợ và hướng dẫn họ tuân thủ pháp luật Việt Nam
và các quy định của thành phố liên quan đến các việc làm ăn, sinh sống, học tập,
công tác, du lịch, kinh doanh, đầu tư… tại thành phố Cần Thơ; phối hợp với Công
an thành phố và các đơn vị có liên quan xử lý các tình huống nảy sinh liên quan
đến cá nhân, tổ chức nước ngoài;.
b) Làm đầu mối trực tiếp làm việc
với các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế trong việc bàn giao người nước
ngoài bị tai nạn, gây tai nạn, trộm cắp, ốm đau, tử nạn v.v. trên địa bàn thành
phố sau khi đã phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn tất các thủ tục;
c) Phối hợp với Ủy ban Mặt trận
tổ quốc Việt Nam thành phố và các Sở, Ban ngành có liên quan tổng hợp tình hình
di trú của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài tạm trú dài hạn
làm ăn, sinh sống, công tác, học tập, kinh doanh, đầu tư tại thành phố báo cáo
về Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Ngoại giao.
2. Công an thành phố có trách
nhiệm:
Chủ trì giúp Ủy ban nhân dân
thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực nhập cảnh và cư
trú của người nước ngoài tại thành phố theo Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư
trú của người nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản pháp luật khác; giúp Ủy
ban nhân dân thành phố nắm thông tin, tình hình có liên quan đến các hoạt động
đối ngoại của thành phố.
3. Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp với Ban Quản
lý các khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công
Thương tổng hợp, báo cáo hàng 6 tháng, năm về Ủy ban nhân dân thành phố danh
sách, số lượng, tình hình sử dụng lao động nước ngoài của các tổ chức, doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố.
Điều 12. Tổng
hợp tình hình và thông tin tuyên truyền đối ngoại
1. Sở Ngoại vụ:
a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Công an thành phố, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố và các cơ quan
đơn vị có liên quan trực tiếp hoặc hợp tác với các cơ quan Trung ương thực hiện
việc thu thập, phân tích, tổng hợp các thông tin về tình hình chính trị - an
ninh, kinh tế quốc tế và khu vực tác động đến địa phương và về các hoạt động đối
ngoại của thành phố, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo phương
hướng và giải pháp thực hiện;
b) Trao đổi, phối hợp với Bộ Ngoại
giao và các cơ quan liên quan tổng hợp việc đón tiếp các hãng thông tấn và
phóng viên nước ngoài thăm, phỏng vấn các đồng chí lãnh đạo Đảng và chính quyền
thành phố. Thống nhất quản lý phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí trên địa
bàn thành phố; xây dựng chương trình hoạt động, tổ chức việc tiếp và trả lời phỏng
vấn của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố; cung cấp thông tin có định hướng;
theo dõi và quản lý hoạt động của phóng viên nước ngoài theo quy định của pháp
luật;
c) Phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông và các sở, ngành có liên quan thực hiện công tác thông tin tuyên
truyền đối ngoại theo Chỉ thị số 10/2000/CT-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2000 của Thủ
tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại
và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Sở, Ban ngành thành phố và Ủy
ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm cung cấp thông tin của ngành, đơn vị phục
vụ công tác tuyên truyền đối ngoại về Sở Ngoại vụ khi có yêu cầu.
Điều 13. Hoạt
động kinh tế đối ngoại
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ
quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và viện trợ phi
chính phủ nước ngoài (NGO).
2. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Công Thương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư
- Thương mại - Du lịch, Viện Kinh tế - Xã hội và các cơ quan đơn vị chức năng
có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng chương trình hoạt
động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế của thành phố;
b) Có trách nhiệm phối hợp với
các cơ quan có liên quan, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài thu thập,
lựa chọn và thẩm tra các đối tác nước ngoài vào làm ăn và đầu tư tại thành phố
theo sự phân công của Ủy ban nhân dân thành phố, trong trường hợp cần thiết có
thể đề nghị Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan giúp thẩm tra các đối tác
này;
c) Tham gia công tác xúc tiến đầu
tư, thương mại và du lịch; chủ động tham gia công tác xây dựng môi trường đầu
tư phù hợp với đặc điểm của địa phương.
Điều 14. Tổ
chức hội nghị, hội thảo, ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, tiếp nhận các
dự án nước ngoài
1. Sở Ngoại vụ tiếp nhận, phối hợp
với các cơ quan chức năng có liên quan thẩm định và ra quyết định đối với hồ sơ
đề nghị tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế diễn ra trên địa bàn thành phố theo
quy định tại Quyết định số 122/2001/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
2. Sở Ngoại vụ chủ trì tham mưu
cho Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện trình tự và thủ tục tiến hành ký kết thỏa
thuận quốc tế quy định tại Điều 16 Mục 4 Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận
quốc tế ngày 20 tháng 4 năm 2007.
3. Việc ký kết, tiếp nhận và thực
hiện các dự án phi chính phủ, cá nhân nước ngoài: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì, phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị và các cơ quan liên quan giúp Ủy
ban nhân dân thành phố quản lý việc ký kết, tiếp nhận, thực hiện các dự án và
hoạt động của các tổ chức phi chính phủ và cá nhân nước ngoài tại địa phương
theo Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài ban hành kèm
theo Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ và các
quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 15. Thẩm
quyền xét, cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân APEC
Sở Ngoại vụ là cơ quan tiếp nhận
hồ sơ đối với những trường hợp theo quy định tại Điều 6 Quy chế về việc cấp và
quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC ban hành kèm theo Quyết định số
45/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ (trừ những trường
hợp thuộc điểm a khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 6 của Quy chế về việc cấp và quản
lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC ban hành kèm theo Quyết định số
45/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ); thẩm định và
trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định việc cho phép sử dụng thẻ đi lại của
doanh nhân APEC.
Điều 16. Bồi
dưỡng nghiệp vụ đối ngoại
Sở Ngoại vụ có trách nhiệm phối
hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp
vụ, kiến thức đối ngoại tại địa phương trình Ủy ban nhân dân thành phố; phối hợp
với Bộ Ngoại giao đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại của địa phưong.
Điều 17.
Báo cáo tình hình thực hiện các hoạt động đối ngoại
Định kỳ 6 tháng, hàng năm và
trong trường hợp đột xuất các sở, ban ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận,
huyện gửi báo cáo hoạt động đối ngoại của đơn vị mình về Sở Ngoại vụ; Sở Ngoại
vụ có trách nhiệm tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố. Báo cáo định kỳ gửi
về Sở Ngoại vụ trước ngày 20 tháng 5 (đối với báo cáo 6 tháng) và trước ngày 20
tháng 11 (đối với báo cáo hàng năm).
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18.
Trách nhiệm của các sở, ban ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện
Các sở, ban ngành thành phố, Ủy
ban nhân dân quận, huyện căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm
thực hiện Quy định quản lý hoạt động đối ngoại này.
Các sở, ban ngành thành phố và Ủy
ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo các phòng ban chuyên
môn xây dựng và thực hiện có hiệu quả chương trình đối ngoại của đơn vị mình.
Chương trình đối ngoại hàng năm của đơn vị gửi về Sở Ngoại vụ trước ngày 20
tháng 10 hàng năm. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm tổng hợp và tham mưu trình Ủy ban
nhân dân thành phố chương trình đối ngoại của thành phố trước ngày 31 tháng 10
hàng năm. Riêng báo cáo quản lý, thực hiện các khoản viện trợ phi Chính phủ nước
ngoài thực hiện theo Điều 27 Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm
2009 của Chính phủ Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ
nước ngoài.
Điều 19. Điều
khoản thi hành
Trong quá trình thực hiện, nếu
có khó khăn vướng mắc, các cơ quan đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Ngoại vụ để tổng
hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
Các quy định trước đây trái với
Quy định này đều bãi bỏ./.