VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
04/QĐ-VKSTC-V15
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ VÀ CHỨC
DANH TƯ PHÁP TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân năm 2014;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm
2008 và Luật Viên chức năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP
ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản
lý công chức;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức
cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tiêu
chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và chức danh tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân
dân.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2016.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ
trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; thành phố trực thuộc
trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Lãnh đạo VKSNDTC,
- Đảng ủy VKSNDTC;
- Website VKSNDTC;
- Lưu: VT, V15.
|
VIỆN
TRƯỞNG
Nguyễn Hòa Bình
|
QUY ĐỊNH
VỀ TIÊU CHUẨN CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ VÀ CHỨC DANH TƯ PHÁP TRONG
NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/QĐ-VKSTC-V15 ngày 22 tháng 12 năm 2015 của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với công chức,
viên chức được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý và chức danh tư
pháp của Viện kiểm sát nhân dân, không áp dụng đối với Viện kiểm sát quân sự
các cấp.
Điều 2. Tiêu
chuẩn chung
1. Là công dân Việt Nam trung thành với
Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo
đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần
kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách
nhiệm trong công tác, có tinh thần kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về công chức, viên
chức, quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị và quy tắc ứng xử của công chức, viên
chức ngành Kiểm sát nhân dân.
3. Có trình độ về chuyên môn, nghiệp
vụ, ngoại ngữ, tin học; đủ sức khỏe để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
4. Trong diện quy hoạch chức vụ lãnh
đạo, quản lý được đề nghị bổ nhiệm.
Chương II
TIÊU CHUẨN CỤ THỂ
Mục 1. CHỨC VỤ
LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
Điều 3. Phó Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Vị trí, chức trách
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao là chức vụ lãnh đạo, quản lý, đồng thời là chức danh tư pháp, có
trách nhiệm phụ trách, chỉ đạo một số đơn vị, lĩnh vực công tác theo sự phân
công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, chịu trách
nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trước pháp luật về
nhiệm vụ được phân công.
2. Năng lực và kinh nghiệm công tác
a) Có khả năng lãnh đạo, quản lý, chỉ
đạo, điều hành và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước trong ngành Kiểm sát nhân dân;
b) Có khả năng hoạch định chủ trương,
chính sách, cơ chế, xây dựng chiến lược phát triển Ngành; có khả năng tổ chức
nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, xây dựng, hướng dẫn pháp luật;
c) Có uy tín, khả năng quy tụ, đoàn kết
công chức, viên chức, người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân và phối hợp
với các bộ, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Hiểu biết
a) Về tình hình chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại của đất nước, các nước trong khu
vực và trên thế giới;
b) Nắm vững chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, xây dựng
nhà nước pháp quyền và chiến lược cải cách tư pháp;
c) Hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực
quản lý, chuyên môn, chuyên ngành kiểm sát và lĩnh vực khác có liên quan.
4. Trình độ và điều kiện khác
a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật
trở lên;
b) Có trình độ cử nhân hoặc cao cấp
lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp, kiến
thức an ninh quốc phòng theo quy định;
c) Có trình độ ngoại ngữ, tin học
theo quy định.
Điều 4. Vụ trưởng,
Phó Vụ trưởng và tương đương, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân cấp cao
1. Vị trí, chức trách
a) Vụ trưởng là chức vụ lãnh đạo, quản
lý, thực hiện chức năng tham mưu, quản lý chuyên ngành; chịu trách nhiệm trước
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trước pháp luật về chức trách,
nhiệm vụ được giao;
b) Phó Vụ trưởng là chức vụ lãnh đạo,
quản lý, có trách nhiệm giúp Vụ trưởng phụ trách, chỉ đạo một số lĩnh vực công
tác theo phân công hoặc ủy quyền của Vụ trưởng; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng
và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công;
c) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
cấp cao là chức danh tư pháp, đồng thời là chức vụ lãnh đạo, quản lý; có trách
nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và tiến hành tố
tụng theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao;
d) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân cấp cao là chức danh tư pháp, đồng thời là chức vụ lãnh đạo, quản lý; có
trách nhiệm giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phụ trách, chỉ đạo
một số đơn vị, lĩnh vực công tác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật;
chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và trước pháp
luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Năng lực và kinh nghiệm công tác
a) Vụ trưởng và tương đương, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao:
- Có khả năng tham mưu, lãnh đạo, quản
lý và triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước trong ngành Kiểm sát nhân dân;
- Có khả năng tổ chức nghiên cứu, tổng
kết thực tiễn, hướng dẫn nghiệp vụ, xây dựng đề án, văn bản quy phạm pháp luật,
đề xuất các giải pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo lĩnh vực chuyên môn,
chuyên ngành;
- Có khả năng tổ chức, điều hành, quy
tụ, đoàn kết công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị và phối hợp với
các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Phó Vụ trưởng và tương đương, Phó
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao:
- Có khả năng tham mưu, quản lý, triển
khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
và quy định của ngành Kiểm sát nhân dân thuộc lĩnh vực được phân công;
- Có khả năng nghiên cứu, xây dựng đề
án, văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất các giải pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn thuộc lĩnh vực được phân công;
- Có khả năng điều hành, đoàn kết
công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị và phối hợp với các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Hiểu biết
a) Về tình hình chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại của đất nước;
b) Có khả năng tham gia xây dựng chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực
chuyên môn, chuyên ngành kiểm sát;
c) Hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực
quản lý, chuyên môn, chuyên ngành kiểm sát.
4. Trình độ và điều kiện khác
a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật
trở lên hoặc đại học chuyên ngành khác trở lên phù hợp với vị trí bổ nhiệm;
b) Có trình độ cử nhân hoặc cao cấp
lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp, kiến
thức an ninh quốc phòng theo quy định;
c) Có trình độ ngoại ngữ, tin học
theo quy định.
Điều 5. Viện trưởng,
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
1. Vị trí, chức trách
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
cấp tỉnh là chức danh tư pháp, đồng thời là chức vụ lãnh đạo, quản lý; có trách
nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới
trực thuộc, tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trước pháp luật về nhiệm vụ được
giao;
b) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân cấp tỉnh là chức danh tư pháp, đồng thời là chức vụ lãnh đạo, quản lý; có
trách nhiệm giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phụ trách, chỉ đạo
một số đơn vị, lĩnh vực công tác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật;
chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và trước
pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Năng lực và kinh nghiệm công tác
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
cấp tỉnh:
- Có khả năng tham mưu, lãnh đạo, quản
lý và triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, của ngành Kiểm sát nhân dân và nhiệm vụ chính trị địa phương;
- Có khả năng tổ chức nghiên cứu, tổng
kết thực tiễn, tham gia xây dựng đề án, văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất các
giải pháp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành ở địa phương;
- Có khả năng tổ chức, quản lý, chỉ đạo,
điều hành; quy tụ, đoàn kết công chức, người lao động thuộc quyền quản lý; phối
hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân cấp tỉnh:
- Có khả năng tham mưu, quản lý và
triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, của ngành Kiểm sát nhân dân và nhiệm vụ được phân công;
- Có khả năng nghiên cứu, tổng kết thực
tiễn, tham gia xây dựng đề án, văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất các giải
pháp thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công;
- Có khả năng điều hành, đoàn kết
công chức, người lao động thuộc quyền quản lý và phối hợp với cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan.
3. Hiểu biết
a) Về tình hình chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại của đất nước và địa phương;
b) Có khả năng tham gia xây dựng chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực
chuyên môn, chuyên ngành kiểm sát;
c) Nắm vững công tác chuyên môn và quản
lý, chỉ đạo, điều hành.
4. Trình độ và điều kiện khác
a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật
trở lên;
b) Có trình độ cử nhân hoặc cao cấp
lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên chính trở lên,
kiến thức an ninh quốc phòng theo quy định;
c) Có trình độ ngoại ngữ, tin học
theo quy định.
Điều 6. Viện trưởng,
Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp
cao
1. Vị trí, chức trách
a) Viện trưởng Viện nghiệp vụ và
tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là chức vụ lãnh đạo, quản lý;
có trách nhiệm quản lý, điều hành Viện nghiệp vụ và các phòng trực thuộc; chịu
trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và trước pháp luật
về nhiệm vụ được giao;
b) Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ và
tương đương là chức vụ lãnh đạo, quản lý; có trách nhiệm giúp Viện trưởng Viện
nghiệp vụ và tương đương phụ trách một số phòng, thực hiện nhiệm vụ theo sự
phân công hoặc ủy quyền, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Viện trưởng Viện
nghiệp vụ và tương đương, trước lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
2. Năng lực và kinh nghiệm công tác
a) Viện trưởng Viện nghiệp vụ và
tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao:
- Có khả năng tham mưu trong công tác
quản lý và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
- Có khả năng nghiên cứu, tổng kết thực
tiễn, hướng dẫn nghiệp vụ, tham gia xây dựng đề án, văn bản quy phạm pháp luật,
xây dựng chương trình công tác của Viện nghiệp vụ, đề xuất các giải pháp thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
- Có khả năng quản lý, điều hành;
đoàn kết công chức, người lao động thuộc quyền quản lý; phối hợp với cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan.
b) Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ và
tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao:
- Có khả năng tham mưu trong công tác
quản lý và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện nghiệp vụ và tương đương thuộc
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
- Có khả năng nghiên cứu, tổng kết thực
tiễn, tham gia xây dựng đề án, văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất các giải
pháp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện nghiệp vụ theo sự phân công;
- Có khả năng quản lý, đoàn kết công
chức, người lao động trong đơn vị; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan.
3. Hiểu biết
a) Về tình hình chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành kiểm sát;
b) Nắm vững công tác chuyên môn và kiến
thức quản lý.
4. Trình độ và điều kiện khác
a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật
trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ, tin học
theo quy định.
Điều 7. Trưởng
phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương
1. Vị trí, chức trách
a) Trưởng phòng: là chức vụ lãnh đạo,
quản lý, có trách nhiệm tham mưu, giúp lãnh đạo đơn vị thực hiện các nhiệm vụ
được giao, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị và trước pháp luật về nhiệm vụ
được giao;
b) Phó Trưởng phòng: là chức vụ lãnh
đạo, quản lý, có trách nhiệm giúp Trưởng phòng quản lý, theo dõi một số nhiệm vụ
theo sự phân công hoặc ủy quyền của Trưởng phòng và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và pháp luật về nhiệm vụ được
giao.
2. Năng lực và kinh nghiệm công tác
a) Trưởng phòng
- Có khả năng tham mưu, đề xuất việc
thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của phòng;
- Có khả năng nghiên cứu, tham gia
xây dựng đề án, văn bản quy phạm pháp luật, đê xuất xây dựng chương trình, kế
hoạch công tác của đơn vị;
- Có khả năng quản lý, đoàn kết công
chức, viên chức, người lao động trong phòng và phối hợp với các đơn vị, cá nhân
có liên quan.
b) Phó Trưởng phòng
- Có khả năng tham mưu, đề xuất, trực
tiếp thực hiện nhiệm vụ của phòng;
- Có khả năng nghiên cứu, tham gia
xây dựng đề án, văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất xây dựng chương trình, kế
hoạch công tác của phòng;
- Có khả năng quản lý, đoàn kết công
chức, viên chức, người lao động trong phòng và phối hợp với các đơn vị, cá nhân
có liên quan.
3. Hiểu biết
a) Về tình hình chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành kiểm sát;
b) Nắm vững công tác chuyên môn và có
kiến thức quản lý.
4. Trình độ và điều kiện khác
a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật
trở lên hoặc đại học chuyên ngành khác trở lên phù hợp với vị trí bổ nhiệm;
b) Có trình độ ngoại ngữ, tin học
theo quy định.
Điều 8. Viện trưởng,
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
1. Vị trí, chức trách
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
cấp huyện là chức danh tư pháp, đồng thời là chức vụ lãnh đạo, quản lý; có
trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và tiến
hành tố tụng theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao;
b) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân cấp huyện là chức danh tư pháp, đồng thời là chức vụ lãnh đạo, quản lý, có
trách nhiệm giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện quản lý phòng hoặc
bộ phận công tác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân cấp huyện và tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật; chịu trách
nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về
nhiệm vụ được giao.
2. Năng lực và kinh nghiệm công tác
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
cấp huyện:
- Có khả năng triển khai thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân và nhiệm vụ chính trị địa phương;
- Có khả năng tổ chức nghiên cứu, tổng
kết thực tiễn, đề xuất các giải pháp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành ở
địa phương;
- Có khả năng quản lý, chỉ đạo, điều
hành và trực tiếp thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; quy tụ,
đoàn kết công chức, người lao động thuộc quyền quản lý; phối hợp với cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan.
b) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân cấp huyện:
- Có khả năng thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân và nhiệm vụ chính trị địa phương;
- Có khả năng nghiên cứu, đề xuất các
giải pháp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành ở địa phương;
- Có khả năng quản lý và trực tiếp thực
hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; đoàn kết công chức, người lao động
trong đơn vị; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Hiểu biết
a) Về tình hình chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành kiểm sát;
b) Nắm vững công tác chuyên môn và có
kiến thức quản lý.
4. Trình độ và điều kiện khác
a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật
trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ, tin học
theo quy định.
Mục 2. CHỨC DANH
TƯ PHÁP
Điều 9. Kiểm sát
viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo
quy định tại các điều 75, 80 hoặc Điều 81 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 2014.
2. Có trình độ cử nhân hoặc cao cấp
lý luận chính trị, chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên
cao cấp.
3. Có trình độ ngoại ngữ, tin học
theo quy định.
Điều 10. Kiểm
sát viên cao cấp
1. Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo
quy định tại các điều 75, 79 hoặc Điều 81 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 2014.
2. Có trình độ cử nhân hoặc cao cấp
lý luận chính trị, chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên
cao cấp.
3. Có trình độ ngoại ngữ, tin học
theo quy định.
Điều 11. Điều
tra viên cao cấp
1. Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo
quy định tại Điều 92 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và quy định của
pháp luật về cơ quan điều tra hình sự.
2. Có trình độ cử nhân hoặc cao cấp
lý luận chính trị, chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên
cao cấp.
3. Có trình độ ngoại ngữ, tin học
theo quy định.
Điều 12. Kiểm
tra viên cao cấp
1. Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo
quy định tại Điều 90 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và quy định của
pháp luật về Kiểm tra viên.
2. Có trình độ cử nhân hoặc cao cấp
lý luận chính trị, chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên
cao cấp.
3. Có trình độ ngoại ngữ, tin học
theo quy định.
Điều 13. Kiểm
sát viên trung cấp
1. Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo
quy định tại các điều 75, 78 hoặc Điều 81 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 2014.
2. Có trình độ ngoại ngữ, tin học
theo quy định.
Điều 14. Điều
tra viên trung cấp
1. Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo
quy định tại Điều 92 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và quy định của
pháp luật về cơ quan điều tra hình sự.
2. Có trình độ ngoại ngữ, tin học
theo quy định.
Điều 15. Kiểm
tra viên chính
1. Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo
quy định tại Điều 90 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và quy định của
pháp luật về Kiểm tra viên.
2. Có trình độ quản lý hành chính nhà
nước ngạch chuyên viên chính.
3. Có trình độ ngoại ngữ, tin học
theo quy định.
Điều 16. Kiểm
sát viên sơ cấp
1. Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo
quy định tại các điều 75, 77 hoặc Điều 81 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 2014.
2. Có trình độ ngoại ngữ, tin học
theo quy định.
Điều 17. Điều
tra viên sơ cấp
1. Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo
quy định tại Điều 92 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và quy định của
pháp luật về cơ quan điều tra hình sự.
2. Có trình độ ngoại ngữ, tin học
theo quy định.
Điều 18. Kiểm
tra viên
1. Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo
quy định tại Điều 90 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và quy định của
pháp luật về Kiểm tra viên.
2. Có trình độ ngoại ngữ, tin học
theo quy định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 19. Trách
nhiệm
1. Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ
chức quán triệt và thực hiện Quy định này; trên cơ sở quy hoạch, thực hiện việc
đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển công chức, viên chức và người lao động.
2. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm
phối hợp với các đơn vị thuộc Viên kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, thực hiện quy hoạch
và bổ nhiệm công chức, viên chức, người lao động theo Quy định này.
Điều 20. Hiệu lực
thi hành
1. Quy định này có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Các quy định trước đây trái với
Quy định này đều bị bãi bỏ.