QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH BỘ MÁY LÀM VIỆC CỦA VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ
TRUNG ƯƠNG VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
- Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
- Căn cứ vào Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm sát
quân sự;
- Căn cứ Nghị quyết của Uỷ ban kiểm sát Viện
kiểm sát nhân dân tối cao tại phiên họp ngày 28/2/2003 về việc thảo luận và quyết
định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự Trung ương;
Sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng tại văn bản số 716/BQP ngày 6 tháng 3 năm 2003,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Quy định bộ máy làm việc
Viện kiểm sát quân sự Trung ương, gồm các đơn vị sau đây:
1. Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều
tra án hình sự.
Nhiệm vụ, chức trách của đơn vị như sau:
a- Giúp Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương
tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong việc điều tra những vụ án hình sự do các Cơ quan điều tra Bộ Quốc
phòng trực tiếp điều tra;
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều
tra những vụ án về một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội
là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp trong quân đội do Cơ quan điều tra của Viện
kiểm sát điều tra;
b- Tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát quân
sự Trung ương theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra đối với Viện kiểm
sát quân sự cấp dưới về nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra,
kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự;
c- Phát hiện, tổng hợp vi phạm pháp luật của Cơ
quan điều tra, cơ quan xét xử và các cơ quan, tổ chức khác để tham mưu với Viện
trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương ban hành các kiến nghị đối với các cơ
quan, đơn vị hữu quan về các biện pháp khắc phục và phòng ngừa vi phạm.
2. Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét
xử phúc thẩm:
Nhiệm vụ, chức trách của đơn vị như sau:
a- Giúp Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung
ương tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự tại các phiên toà phúc thẩm
của Toà án quân sự trung ương;
b- Giúp Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung
ương tổ chức thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án, quyết
định của Toà án quân sự theo quy định của pháp luật;
c- Phát hiện, tổng hợp vi phạm trong việc xét xử
các vụ án hình sự ở hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm để tham mưu với Viện trưởng Viện
kiểm sát quân sự Trung ương kiến nghị với Chánh án Toà án quân sự trung ương về
các biện pháp khắc phục vi phạm pháp luật.
3. Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét
xử hình sự
Nhiệm vụ, chức trách của đơn vị như sau:
a- Giúp Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung
ương tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án hình sự tại
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của Toà án quân sự trung ương và kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Toà án
quân sự theo quy định của pháp luật; giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án hình sự tại Hội đồng
thẩm phán Toà án nhân dân tối cao khi được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao uỷ quyền, xem xét, kiểm tra, trình Chủ tịch Nước về các trường hợp án tử
hình thuộc phạm vi của Toà án quân sự;
b- Tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát quân
sự Trung ương theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về nghiệp vụ thực
hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự; sơ kết, tống kết công
tác kiểm sát xét xử hình sự của Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c- Phát hiện, tổng hợp vi phạm trong việc xét xử
các vụ án hình sự của Toà án quân sự các cấp để tham mưu với Viện trưởng Viện
kiểm sát quân sự Trung ương và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến
nghị với Chánh án Toà án quân sự trung ương, Chánh án Toà án nhân dân tối cao về
các biện pháp khắc phục và phòng ngừa vi phạm pháp luật.
4. Phòng điều tra
Nhiệm vụ, chức trách của Phòng như sau:
a- Tổ chức thực hiện điều tra một số loại tội
xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư
pháp trong quân đội;
b- Tiếp nhận, thu thập và xác minh các tin báo tố
giác về một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp, dự báo tội phạm xâm phạm hoạt
động tư pháp trong quân đội để tham mưu với Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự
Trung ương về các biện pháp tăng cường công tác thực hành quyền công tố, đấu
tranh phòng chống tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong quân đội.
5. Phòng kiểm sát thi hành án, kiểm sát việc tạm
giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù
Nhiệm vụ, chức trách của Phòng như sau:
a- Giúp Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung
ương tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc
thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự, kiểm
sát việc tuân theo pháp luật việc thi hành án của cơ quan thi hành án cùng cấp
và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên
quan và việc giải quyết kháng cáo, khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án
trong quân đội; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam,
quản lý và giáo dục người chấp hành án phạm tù tại các trại tạm giam, trại giam
thuộc Bộ Quốc phòng quản lý;
b- Tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát quân
sự Trung ương theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra đối với Viện kiểm
sát quân sự cấp dưới về nghiệp vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc
thi hành án, tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù;
sơ kết, tổng kết công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành
án, tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù;
c- Phát hiện, tổng hợp vi phạm pháp luật của các
cơ quan thi hành án cơ quan tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp
hành án phạt tù để tham mưu với Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương kiến
nghị với các Cơ quan điều tra, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra trong quân đội và cơ quan thi hành án trong quân đội về
các biện pháp khắc phục vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, tạm giữ, tạm
giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù tại các trại tạm giam, trại
giam thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.
6. Phòng khiếu tố, thống kê tội phạm
Nhiệm vụ, chức trách của đơn vị như sau:
a- Tổ chức tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư khiếu
nại, tố cáo thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát quân sự và các tin báo, tố giác
về tội phạm để chuyển đến các đơn vị trong ngành giải quyết theo thẩm quyền;
giúp Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương về quản lý và kiểm tra các
đơn vị trong ngành về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm của
Viện kiểm sát quân sự, tham mưu, giúp Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung
ương về công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo của các cơ quan tư pháp trong quân đội;
- Phát hiện, tổng hợp vi phạm của các cơ quan tư
pháp trong quân đội trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư
pháp để tham mưu với Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương ban hành các
kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan về các biện pháp khắc phục;
b- Giúp Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung
ương:
- Phối hợp với các cơ quan tư pháp trong quân đội
thực hiện việc thống kê tội phạm;
- Thực hiện việc thống kê số liệu kết quả hoạt động
của Viện kiểm sát quân sự;
- Theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm
tra về nghiệp vụ thống kê tội phạm và thống kê kết quả hoạt động của Viện kiểm
sát quân sự các cấp; sơ kết, tổng kết công tác thống kê tội phạm;
- Xây dựng kế hoạch, thực hiện việc đầu tư phát
triển công nghệ thông tin của Viện kiểm sát quân sự các cấp.
7. Phòng tổ chức, cán bộ
Nhiệm vụ, chức trách của Phòng như sau:
a- Tham mưu với Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự
Trung ương giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất với Bộ Quốc
phòng quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự Trung ương để trình Uỷ
ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn và đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định
biên chế của Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự cấp quân
khu, khu vực;
b- Giúp Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung
ương tham mưu với Tổng Cục chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định những
việc về tuyển chọn cán bộ vào Viện kiểm sát quân sự các cấp, đào tạo, bồi dưỡng,
quản lý, quy hoạch, sắp xếp, điều động, đề bạt quân hàm, khen thưởng, kỷ luật,
thực hiện các chế độ chính sách đối với Viện kiểm sát quân sự các cấp; giúp Viện
trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương tham mưu với Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao quyết định việc quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát
quân sự cấp quân khu, khu vực, những việc về công tác bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật cán bộ Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự các cấp, cử thành viên Uỷ ban
kiểm sát Viện kiểm sát quân sự Trung ương để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao phê chuẩn; giúp việc Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát
quân sự cấp Quân khu và khu vực.
c- Tham mưu với Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự
Trung ương quản lý, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết công tác tổ
chức cán bộ đối với Viện kiểm sát quân sự các cấp và xây dựng kế hoạch triển
khai hoạt động đối ngoại của Viện kiểm sát quân sự, thực hiện công tác bảo vệ
chính trị nội bộ trong Viện kiểm sát quân sự các cấp.
8. Văn phòng
Nhiệm vụ, chức trách của đơn vị như sau:
a- Giúp Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung
ương thực hiện công tác quản lý, tổng hợp tình hình hoạt động của Viện kiểm sát
quân sự các cấp; giúp Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương làm báo cáo
về các mặt công tác của Viện kiểm sát quân sự Trung ương và của Viện kiểm sát
quân sự các cấp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng; tham mưu với Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương về phương
hướng nhiệm vụ công tác, về công tác quản lý chỉ đạo điều hành, theo dõi, hướng
dẫn, thẩm định công tác thi đua, khen thưởng, nghiên cứu những vấn đề về thực
hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, những nội dung liên quan
đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát quân sự các
cấp, xây dựng và tham gia ý kiến vào các dự án luật, Pháp lệnh do các cơ quan
đơn vị xin ý kiến Viện kiểm sát quân sự Trung ương;
b- Thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, lưu trữ
các văn thư, thực hiện công tác về hành chính, quản trị; xây dựng dự toán kinh
phí, cơ sở vật chất trang bị bảo đảm cho hoạt động của Viện kiểm sát quân sự
các cấp, quản lý, kiểm tra và triển khai thực hiện công tác đảm bảo về sử dụng
kinh phí, trang bị phương tiện, tài sản của cơ quan Viện kiểm sát quân sự Trung
ương và các Viện kiểm sát cấp dưới;
c- Giúp Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung
ương xây dựng kế hoạch và phối hợp với các phòng thuộc Viện kiểm sát quân sự
Trung ương, các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội để Viện trưởng Viện kiểm
sát quân sự Trung ương chỉ đạo, điều hành thực hiện chương trình công tác của
Viện kiểm sát quân sự Trung ương.
Điều 2.
Trong trường hợp cần thiết
theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc bộ
máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự Trung ương.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực
thi hành từ ngày được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Những quy định trước
đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ;
Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương,
Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.