BAN
BÍ THƯ
-------
|
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------
|
Số:
96-QĐ/TW
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2004
|
QUY ĐỊNH
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA ĐẢNG BỘ, CHI BỘ CƠ SỞ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Điều lệ Đảng, Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, các nghị quyết của Ban Chấp
hành Trung ương và Bộ Chính trị (khoá IX);
- Cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước,
Ban Bí thư quy định chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các
doanh nghiệp nhà nước như sau:
I- Chức năng
Điều 1.
Đảng bộ, chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước là hạt
nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; tham gia đề ra và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm
vụ phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; không ngừng nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước;
xây dựng đảng bộ, chi bộ và doanh nghiệp vững mạnh, góp phần phát huy vai trò
chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh...
II- Nhiệm vụ
Điều 2.Lãnh
đạo nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, an ninh, quốc phòng.
1. Tham gia xây dựng và lãnh đạo
thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đúng đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm quyền lợi
hợp pháp của người lao động, hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong doanh nghiệp.
2- Lãnh đạo xây dựng và thực hiện
Quy chế dân chủ cơ sở ở doanh nghiệp, phát huy quyền làm chủ của người lao động,
thực hiện công khai về tài chính và phân phối, đấu tranh chống quan liêu, tham
nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực, nhất là trong hợp đồng liên doanh,
liên kết, xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị, vật tư...
3- Lãnh đạo đảng viên và quần
chúng giám sát mọi hoạt động của doanh nghiệp theo đúng đường lối, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước.
4- Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ
quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng tự vệ vững mạnh, giữ vững an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội, đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, bảo vệ nội bộ,
bảo vệ tài sản của Nhà nước và của doanh nghiệp.
Điều 3. Lãnh
đạo công tác tư tưởng.
1- Thường xuyên giáo dục bồi dưỡng
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng
viên và người lao động trong doanh nghiệp; phát huy truyền thống yêu nước, yêu
chủ nghĩa xã hội, xây dựng tinh thần làm chủ, ý thức cần kiệm và tinh đoàn kết,
hợp tác; giúp đỡ lẫn nhau trong công nhân, viên chức; kịp thời nắm bắt tâm tư,
nguyện vọng của người lao động để giải quyết và báo cáo lên cấp trên.
2- Tuyên truyền, vận động làm
cho cán bộ, đảng viên và người lao động hiểu và chấp hành đúng đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của doanh
nghiệp; động viên cán bộ và người lao động trong doanh nghiệp tích cực học tập
nâng cao trình độ về mọi mặt, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định
lập trường giai cấp công nhân, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp.
3- Lãnh đạo đảng viên và quần chúng
đấu tranh chống các quan điểm sai trái, tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, bản
vị, những hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, những biểu hiện mất dân chủ, gia trưởng, độc
đoán, thiếu ý thức tổ chức, kỷ luật; phòng, chống sự suy thoái về đạo đức, lối
sống của cán bộ, đảng viên.
Điều 4. Lãnh
đạo công tác tổ chức, cán bộ.
1- Đề ra chủ trương, nghị quyết
và lãnh đạo thực hiện công tác tổ chức, cán bộ bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy
trình và thẩm quyền trong việc sắp xếp bộ máy quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt,
bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.
2- Cấp uỷ xây dựng quy hoạch,
quy chế, quy định về công tác cán bộ của doanh nghiệp; thường xuyên kiểm tra việc
thực hiện các quy chế, quy định đó, bảo đảm đúng chủ trương, nghị quyết của tổ
chức đảng.
3- Cấp uỷ đề nghị cấp trên xem
xét, quyết định đối với các vấn đề về tổ chức và cán bộ của doanh nghiệp thuộc
thẩm quyền của cấp trên.
Điều 5. Lãnh
đạo các đoàn thể chính trị - xã hội.
1. Lãnh đạo các đoàn thể chính
trị - xã hội xây dựng tổ chức vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ
theo luật định và điều lệ của mỗi đoàn thể; phát huy quyền làm chủ, tạo điều kiện
cho người lao động tham gia quản lý doanh nghiệp, thi đua thực hiện có hiệu quả
nhiệm vụ được giao ...
2- Cấp uỷ lãnh đạo các đoàn thể
chính trị - xã hội trong doanh nghiệp tham gia xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, nhiệm vụ
của doanh nghiệp.
Điều 6. Xây
dựng tổ chức đảng.
1. Đề ra chủ trương, nhiệm vụ,
biện pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên, nhất là việc
phát hiện và đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện
tiêu cực khác trong doanh nghiệp và trong xã hội. Thực hiện đúng nguyên tắc tổ
chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê
bình và phê bình; thực hiện có nền nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng,
nhất là sinh hoạt chi bộ, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu.
2- Giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng
viên nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu, thực hiện tốt các nhiệm vụ được
giao; xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện để đảng viên thực hiện nhiệm vụ học tập,
không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt.
3- Cấp uỷ xây dựng kế hoạch, biện
pháp quản lý đảng viên, phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện cho đảng viên hoàn
thành nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt việc giới thiệu đảng viên đang công tác
thường xuyên giữ mối liên hệ với chi uỷ, đảng uỷ cơ sở và gương mẫu thực hiện
nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Làm tốt công tác động viên, khen thưởng, kỷ luật
đảng viên; biểu dương khen thưởng kịp thời những cán bộ, đảng viên có thành
tích xuất sắc, xử lý nghiêm, kịp thời những cán bộ, đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng,
pháp luật của Nhà nước.
4- Làm tốt công tác tạo nguồn,
phát triển đảng viên, bảo đảm về tiêu chuẩn và quy trình, chú trọng đối tượng
là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, những quần chúng ưu tú, giỏi về
chuyên môn, nghiệp vụ.
5- Xây dựng cấp uỷ có đủ phẩm chất,
năng lực, hoạt động có hiệu quả, được đảng viên và quần chúng tín nhiệm. Nói
chung, bí thư cấp uỷ phải là cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp, tiêu biểu cho đảng
bộ, chi bộ, đoàn kết, tập hợp được cán bộ, đảng viên và quần chúng.
6- Cấp uỷ thường xuyên kiểm tra
tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Chính trị về những điều đảng
viên không được làm.
Định kỳ hằng năm, cấp uỷ tổ chức
để quần chúng tham gia góp ý về sự lãnh đạo của tổ chức đảng và vai trò tiền
phong, gương mẫu của đảng viên.
III- Quan hệ
của đảng bộ, chi bộ với hội đồng quản trị, giám đốc và các tổ chức liên quan
Điều 7. Đối
với hội đồng quản trị, giám đốc.
1- Đảng bộ, chi bộ bảo đảm và tạo
điều kiện để hội đồng quản trị, giám đốc thực hiện trách nhiệm, quyền hạn được
giao. Cấp uỷ định kỳ thông báo với hội đồng quản trị, giám đốc ý kiến của cán bộ,
đảng viên, quần chúng về việc thực hiện nhiệm vụ và các chính sách, chế độ
trong doanh nghiệp. Hội đồng quản trị, giám đốc có trách nhiệm bảo đảm và tạo
điều kiện để đảng bộ, chi bộ thực hiện Quy định này.
2- Định kỳ (3 tháng,6 tháng, 1
năm, vào dịp đại hội đảng) và đột xuất khi có yêu cầu, hội đồng quản trị, giám
đốc báo cáo với cấp uỷ hoặc đại hội về tình hình thực hiện các mặt công tác và
những chủ trương, nhiệm vụ sắp tới của doanh nghiệp. Cấp uỷ hoặc đảng bộ, chi bộ
thảo luận, ra nghị quyết về những vấn đề lớn, quan trọng và lãnh đạo đảng viên,
quần chúng trong doanh nghiệp thực hiện.
3- Bí thư cấp uỷ, chủ tịch hội đồng
quản trị, giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổ chức đảng khi để xảy
ra tham nhũng, 1ãng phí và các tiêu cực khác trong doanh nghiệp. Khi cấp uỷ và
hội đồng quản trị, giám đốc có ý kiến khác nhau thì hội đồng quản trị, giám đốc
quyết định theo quyền hạn và chịu trách nhiệm về quyết định đó, đồng thời phải
báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 8. Đối
với các đoàn thể chính trị - xã hội.
Định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 1
năm) hoặc đột xuất khi có yêu cầu, cấp uỷ làm việc vời các đoàn thể, nắm tình
hình hoạt động của từng đoàn thể để có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo
kịp thời.
Điều 9. Đối
với tổ chức đảng có liên quan.
1- Cấp uỷ đảng ở doanh nghiệp trực
thuộc cấp uỷ địa phương phải giữ quan hệ chặt chẽ với tổ chức đảng ngành dọc cấp
trên trong việc lãnh đạo nhiệm vụ sản xuất, kình doanh, công tác tổ chức, cán bộ.
2- Cấp uỷ đảng ở doanh nghiệp trực
thuộc cấp uỷ ngành cấp trên phải giữ quan hệ chặt chẽ với cấp uỷ địa phương
(nơi doanh nghiệp đóng) để phối hợp thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, công tác
cán bộ, an ninh, quốc phòng và các hoạt động xã hội.
3- Cấp uỷ đảng các doanh nghiệp cần
giữ quan hệ với cấp uỷ địa phương nơi có cán bộ, đảng viên của doanh nghiệp cư
trú để phối hợp công tác và quản lý cán bộ, đảng viên.
IV- Điều khoản
thi hành
Điều 10. Tổ
chức thực hiện.
1- Các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ
trực thuộc Trung ương, các cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng có
trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
2- Căn cứ Quy định này và các
văn bản hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên, đảng bộ, chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp
nhà nước xây dựng quy chế hoạt động cụ thể để thực hiện.
Điều 11. Hiệu
lực thi hành
Qui định này thay thế Quy định số
49-QĐ/TW, ngày 19-11-1992 của Ban Bí thư (khoá VII), có hiệu lực từ ngày ký và
phổ biến đến chi bộ để thực hiện.