Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 656-TCVP Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trịnh Văn Bính
Ngày ban hành: 27/06/1959 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 656-TCVP

Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 1959 

 

QUY ĐỊNH

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ VỀ CÔNG TÁC ĐỊA CHÍNH

Thi hành Chỉ thị số 334-TTg ngày 03-7-1958 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiến hành công tác địa chính ở vùng đã cải cách ruộng đất, đến nay các địa phương đã xây dựng tổ chức, đào tạo cán bộ xong về căn bản; nhiều địa phương đã làm thí điểm xong một số xã, thôn và đang mở rộng công tác.

Tuy bước đầu gặp nhiều khó khăn, nhưng ở một số nơi đã làm thí điểm, do coi trọng công tác lãnh đạo, công tác tuyên truyền vận động quần chúng, kết quả nói chung là tốt. Việc tu chỉnh lại và đo đạc mới đã xác định diện tích ruộng đất đúng hơn, góp phần ổn định tư tường của nông dân đối với việc đóng thuế nông nghiệp, giải quyết thắc mắc về diện tích ruộng đất cho nông dân trước khi vào hợp tác xã; giúp cho các Ban Quản trị hợp tác xã và xã viên bình công chấm điểm dễ dàng, chia hoa lợi đúng đắn hơn; v.v…

Kết quả ấy đã làm cho nhân dân thấy rõ công tác địa chính là cần thiết, gắn liền với quyền lợi thiết thân của mình; do đó, nhân dân đã tích cực giúp đỡ ý kiến và sẵn sàng góp công, góp của, ủng hộ cán bộ để công việc sớm hoàn thành.

Tuy vậy, nhìn chung các địa phương, công tác tiến triển không đều nhau, đang chờ đợi các quy định của Bộ về tổ chức bộ máy, về thu chi, v.v… nên hạn chế phần nào tinh thần mạnh dạn xúc tiến công tác.

Vì vậy, đẩy mạnh công tác địa chính, sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ, Uỷ ban Kiện toàn tổ chức Trung ương, Ban Công tác nông thôn, Bộ quy định một số vấn đề cụ thể sau đây:

I. VẤN ĐỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ CÁN BỘ CHO NGÀNH ĐỊA CHÍNH

1. Tổ chức bộ máy địa chính từ tỉnh đến xã:

- Mỗi tỉnh thành lập một Phòng Địa chính trực thuộc Uỷ Ban Hành chính tỉnh để giúp Uỷ ban lãnh đạo công tác địa chính. Công tác địa chính không phải là một công tác tài chính; do đó, không đặt Phòng Địa chính trong Ty Tài chính. Cũng không đặt Phòng địa chính trong Văn phòng Uỷ ban Hành chính, vì vậy sẽ thêm một nấc phụ trách gây trở ngại cho việc trực tiếp lãnh đạo của Uỷ ban đối với công tác địa chính.

- Mỗi huyện hay thị xã có một bộ phận chuyên lo công tác địa chính do một uỷ viên Uỷ ban Hành chính chuyên trách, trực tiếp chỉ đạo trong thời gian công tác địa chính đang mở rộng ở nông thôn.

Ở xã, Uỷ ban Hành chính xã phụ trách công tác địa chính, phân công một uỷ viên Uỷ ban Hành chính (là chi ủy viên) chuyên trách và có từ 1 đến 2 cán bộ chuyên môn giúp việc.

2. Về biên chế và cán bộ:

Uỷ ban Hành chính tỉnh quyết định số biên chế cho phù hợp với yêu cầu công tác, tuỳ khối lượng công tác nhiều hay ít của mỗi tỉnh, mỗi huyên. Căn cứ tình hình và nhiệm vụ, mỗi tỉnh cần có đủ cán bộ theo dõi công việc của các huyện (tính theo số huyện, mỗi huyện một cán bộ, không kể các trưởng phó phòng và cán bộ thường trực), mỗi huyện cần có từ 1 đến 2 cán bộ chuyên môn, mỗi thị xã cần có từ 2 đến 4 cán bộ.

Cán bộ ngành Địa chính ở địa phương do Uỷ ban Hành chính các tỉnh tự điều chỉnh trong biên chế của tỉnh là chính; chú ý và mạnh dạn lựa chọn cán bộ lãnh đạo cần thiết và số cán bộ có chuyên môn địa chính trước kia.

Trong trường hợp các địa phương chưa hoàn thành công tác kiện toàn tổ chức, chưa thể điều chỉnh ngay cán bộ cho ngành Địa chính hoặc thiếu cán bộ thì Uỷ ban Hành chính tỉnh được tuyển dụng một số nhân viên phù động để đủ người phục vụ công tác tu chỉnh bản đồ và đo đạc.

II. VẤN ĐỀ VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN LO LIỆU MỘT PHẦN CHI TIÊU VỀ CÔNG TÁC ĐỊA CHÍNH.

1. Ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh đài thọ các kinh phí về sắm máy móc dụng cụ đo đạc, huấn luyện đào tạo cán bộ nghiệp vụ, v.v…; nhân dân lo liệu hai khoản:

- Sinh hoạt phí cho những người làm công tác tu chỉnh bản đồ cũ và đo đạc mới tại xã.

- Những vật liệu dụng cụ (ngoài phần tỉnh cung cấp) sẵn có trong nông thôn như tre cọc, giây đo và tiêu, dầu đèn, giấy bút; hội nghị phí trong thôn xóm.

2. Trên cơ sở làm cho nhân dân nhận thức đúng chủ trương tiến hành công tác địa chính là vì lợi ích trước mắt và lâu dài của nhân dân, đồng thời cũng là lợi ích của Nhà nước, mà động viên nhân dân tự nguyện đóng góp bằng nhiều hình thức (tiền, thóc, hiện vật, v.v…). Cần tiết kiệm chi tiêu, đồng thời cần quan tâm đúng mức đến sinh hoạt của những người làm công tác địa chính ở xa.

Theo tinh thần trên, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban Hành chính xã có nhiệm vụ nghiên cứu, định kế hoạch chi tiêu rồi trình Uỷ ban Hành chính tỉnh duyệt. Uỷ ban Hành chính xã có nhiệm vụ quản lý việc chi tiêu, báo cáo và thanh toán việc chỉ tiêu trước nhân dân. Uỷ ban Hành chính tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra chặt chẽ.

(Trong trường hợp đặc biệt, nhân dân chưa lo liệu kịp, Uỷ ban Hành chính tỉnh cần hết sức giúp đỡ, ngân sách tỉnh có thể tạm ứng để bảo đảm công tác hoàn thành kịp thời hạn).

Đối với Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, việc tu chỉnh, đo đạc này có thể do Hợp tác xã đảm nhiệm và cử người ra làm; việc tính thù lao cho những người làm công tác đo đạc sẽ do Hợp tác xã định (có thể bằng ghi công tính điểm, trích quỹ hoặc xã viên chia nhau chịu, v.v…)

3. Người làm công tác tu chỉnh bản đồ và đo đạc ở xã, kể cả số người chạy tiêu, kéo dây đo ở những nơi hoàn toàn đo đạc mới, sẽ phải làm liên tục trong một thời gian nhất định, trong đó có người hầu như thoát ly sản xuất; vì vậy cần nghiên cứu cho sát việc trợ cấp sinh hoạt phí, phải bảo đảm mức sinh hoạt bình thường để anh em an tâm công tác. Đồng thời cần vận động nhân dân cũng như các tổ chức quần chúng (Nông hội, Thanh niên lao động, Phụ nữ…) giải quyết những khó khăn cho gia đình anh em trong sản xuất cũng như quyền lợi của anh em trong hợp tác xã.

III. VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH ĐỊA GIỚI XÃ.

Từ sau cải cách ruộng đất, ranh giới xã (có khi cả huyện, tỉnh) đã thay đổi nhiều, lại chưa được xác định bằng những văn bản chính thức, bằng những mốc cắm ngoài đất; do đó, các cấp chính quyền không nắm được cụ thể ranh giới địa phương mình phụ trách. Điều đó có trở ngại đến việc quản lý ruộng đất, quản lý công tác kiến thiết ở nông thôn, quản lý công tác thu thuế nông nghiệp, v.v…Đối với công tác địa chính, nếu địa giới xã chưa được xác định cụ thể, rành mạch, thì sẽ không có căn cứ để đạc họa lập bản đồ mới hay tu chỉnh bản đồ cũ. Cho nên cần xác định địa giới xã trước khi tiến hành công tác địa chính căn cứ mấy nguyên tắc sau đây:

- Trên cơ sở xã đã chia trong cải cách ruộng đất tiến hành việc xác định địa giới, có văn bản, có mốc cắm ngoài đất, trình Uỷ ban Hành chính tỉnh duyệt; nếu lẻ tẻ địa giới một vài thôn, xóm nào chưa hợp lý, thì có thể điều chỉnh cá biệt để thuận tiện cho sự lãnh đạo, cho sinh hoạt của nhân dân, song, chỉ đặt ra trong trường hợp bất hợp lý rõ ràng và nhân dân yêu cầu.

- Đối với ranh giới giữa các thôn trong xã thì coi là việc sắp xếp nội bộ của xã (không đặt vấn đề phải quy định mốc ranh giới cũng như lập thành văn bản).

- Uỷ ban Hành chính các xã tiếp giáp nhau sẽ cùng nhau xác định địa giới đôi bên với sự giúp đỡ về mặt chuyên môn của cơ quan Địa chính.

Nếu có sự bất đồng ý kiến về địa giới giữa hai xã thì báo cáo lên huyện giải quyết; trường hợp những nơi tiếp giáp thuộc phạm vi hai tỉnh thì Uỷ ban Hành chính hai tỉnh có liên quan cùng cử cán bộ về nghiên cứu giải quyết.

IV. GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP VỀ QUYỀN SỞ HỮU, SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT.

Ở nông thôn, từ sau cải cách ruộng đất, quyền sở hữu, sử dụng ruộng đất của nông dân căn bản đã được ổn định; song, hiện nay vẫn còn tồn tại một số trường hợp chưa được giải quyết dứt khoát và cần kết hợp giải quyết trong dịp tiến hành công tác tu chỉnh bản đồ cũ và đo đạc mới:

1. Đối với các bãi tân bồi, cồn cát, trong cải cách ruộng đất chưa chia hoặc mới bồi sau này mà chưa giao quyền sử dụng cho một địa phương nào một cách chính thức thi:

- Tất cả những bãi tân bồi, cồn cát, nay quy định quyền sở hữu thuộc của công, do Uỷ ban Hành chính tỉnh quản lý và được quyền phần phối sử dụng;

- Tỉnh sẽ căn cứ vào từng trường hợp, xem đất đó thuận tiện cho việc làm ăn của nhân dân xã nào thì uỷ quyền cho Uỷ ban Hành chính xã đó quản lý và phân phối sử dụng (cần chú ý đến các xã ít ruộng đất, đời sống kém). Uỷ ban Hành chính xã nào được quyền quản lý có trách nhiệm phân phối quyền sử dụng, chủ yếu là cho các hợp tác xã, tổ đổi công hoặc các tập thể sản xuất.

2. Ngoài vấn đề trên, do tiến hành công tác địa chính, cũng có thể xẩy ra một số trường hợp tranh chấp ruộng đất vì ranh giới ruộng đất lúc cải cách ruộng đất quy định chưa được rõ ràng, vì điều chỉnh ruộng đất chưa dứt khoát trong sửa sai, v.v…

Trường hợp trên tuy là những vấn đề tồn tại nhưng trong hoàn cảnh nông thôn đang tiến lên hợp tác hoá, cấp uỷ, Uỷ ban và Nông hội xã có thể dựa vào sự giác ngộ của quần chúng, bàn bạc với quần chúng, làm cho quần chúng nhận rõ con đường tiến lên của nông thôn mà cùng nhau thỏa thuận ổn định quyền sở hữu trên cơ sở ruộng đất hiện nay.

Gặp trường hợp giải quyết như vậy không ổn thì:

- Xã sẽ căn cứ vào diện tích đã quyết định chia trong cải cách ruộng đất mà xác định lại diện tích từng phần cho dứt khoát.

- Nếu vì tranh giành ruộng đất, sau sửa sai vẫn chưa giải quyết mà để ruộng đất bị bỏ hoang thì giao quyền sử dụng phần ruộng đất đó cho tổ đổi công hoặc hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.

Uỷ ban Hành chính tỉnh hoặc huyện cần trực tiếp chỉ đạo giải quyết dứt khoát các trường hợp trên, nếu xã giải quyết không được hoặc chưa ổn định.

*

Trong khi thi hành những quy định trên đây, nếu gặp khó khăn, đề nghị các địa phương phản ảnh kịp thời và cụ thể cho Bộ để Bộ cùng địa phương bàn bạc cách giải quyết.

 

K.T BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG

 
 


Trịnh Văn Bính

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quy định số 656-TCVP ngày 27/06/1959 về một số vấn đề cụ thể về công tác địa chính do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.633

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.78.146
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!