Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 178-QĐ/TW Loại văn bản: Quy định
Nơi ban hành: Ban Chấp hành Trung ương Người ký: Lương Cường
Ngày ban hành: 27/06/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 178-QĐ/TW

Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2024

QUY ĐỊNH

VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC, PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT

Căn cứ Điều lệ Đảng;

Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII,

Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền, lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

2. Quy định này áp dụng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong văn bản này, các từ ngữ được hiểu như sau:

1. Công tác xây dựng pháp luật là hoạt động của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong việc đề nghị, kiến nghị xây dựng pháp luật, lập, thông qua, điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật, soạn thảo, lấy ý kiến, trình, tham gia góp ý, phản biện xã hội, thẩm định, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

2. Quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật là thẩm quyền của cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên và cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật.

3. Kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật là việc sử dụng cơ chế, biện pháp nhằm bảo đảm cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên và cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật thực hiện nghiêm nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật; phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

4. Tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật là hành vi của người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật vì vụ lợi.

5. Lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật là hành vi tham nhũng của người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật cố ý lồng ghép, đưa vào hoặc không đưa vào trong văn bản quy phạm pháp luật các quy định với mục đích phục vụ, đáp ứng hoặc bảo vệ lợi ích riêng của một nhóm người hoặc lợi ích cục bộ của cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp mà lợi ích đó có tính chất không chính đáng, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích của Nhân dân.

6. Tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật là hành vi của người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thực hiện không đúng chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế của cơ quan, điều lệ của tổ chức trong công tác xây dựng pháp luật.

7. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật bao gồm:

a) Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc được giao trách nhiệm trong việc đề nghị xây dựng pháp luật, lập, thông qua, điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật, soạn thảo, lấy ý kiến, trình, tham gia góp ý, phản biện xã hội, thẩm định, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

b) Đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền hoặc được giao trách nhiệm trong việc đề nghị, kiến nghị xây dựng pháp luật, lập, thông qua, điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật, soạn thảo, lấy ý kiến, trình, tham gia góp ý, phản biện xã hội, thẩm định, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 3. Nguyên tắc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật

1. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, chặt chẽ, toàn diện của Đảng trong kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

2. Kết hợp đồng bộ, chặt chẽ các cơ chế, biện pháp kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật; chủ động phòng ngừa là chính; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; bảo vệ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

3. Đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

4. Bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật; không làm cản trở sự chủ động, sáng tạo, công khai, minh bạch, dân chủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi trong công tác xây dựng pháp luật.

5. Bảo đảm sự giám sát, phản biện, tham gia xây dựng pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí, tổ chức xã hội khác và Nhân dân theo quy định.

Điều 4. Phương thức kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật

1. Kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật được thực hiện thông qua các hoạt động sau đây:

a) Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật.

b) Hoạt động kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua việc thực hiện các quy trình, thủ tục trong công tác xây dựng pháp luật.

c) Hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp; hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân.

d) Hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật.

đ) Hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức xã hội khác, cơ quan báo chí và Nhân dân.

e) Hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong công tác xây dựng pháp luật.

2. Các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật bao gồm:

a) Thực hiện các hoạt động kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật quy định tại Khoản 1, Điều này.

b) Hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ, bảo đảm đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, khả thi. Thường xuyên giám sát, kiểm tra công tác xây dựng pháp luật, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật để phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật và kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật; tiếp tục hoàn thiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định có liên quan; cụ thể hoá về đối tượng, phương thức tham gia phản biện, góp ý kiến xây dựng pháp luật.

c) Thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

d) Thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức; trách nhiệm giải trình; kiểm soát xung đột lợi ích; thực hiện quy tắc ứng xử; ứng dụng khoa học - công nghệ và các biện pháp phòng ngừa tham nhũng khác trong cơ quan, tổ chức theo quy định của Đảng và quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

đ) Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật bằng các biện pháp kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính, xử lý vi phạm hành chính, xử lý hình sự theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

e) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác xây dựng pháp luật; xây dựng tổ chức bộ máy, bố trí kinh phí phù hợp cho công tác xây dựng pháp luật.

3. Cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các hoạt động kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật theo Quy định này, quy định khác có liên quan của Đảng và Nhà nước để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ.

Chương II

KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC, PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT

Điều 5. Các hành vi tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật

1. Cố ý chủ trì ban hành hoặc tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thể hiện lợi ích nhóm, cục bộ; cố ý trì hoãn việc đình chỉ, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật vì mục đích lợi ích nhóm, cục bộ.

2. Nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc các lợi ích khác dưới mọi hình thức để ban hành hoặc tác động đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật nhằm ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thể hiện lợi ích nhóm, cục bộ.

3. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ cho người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật nhằm ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thể hiện lợi ích nhóm, cục bộ.

4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật để định hướng truyền thông không bảo đảm khách quan và không đúng sự thật về nội dung chính sách trong công tác xây dựng pháp luật vì vụ lợi.

5. Lạm quyền, câu kết với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác để trục lợi trong công tác xây dựng pháp luật.

6. Các hành vi tham nhũng, lợi ích nhóm, cục bộ khác trong công tác xây dựng pháp luật theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Điều 6. Các hành vi tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật

1. Cố ý không chấp hành nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục trong công tác xây dựng pháp luật hoặc cố ý che giấu, báo cáo không trung thực với cơ quan có thẩm quyền về tình hình thực tiễn, về nội dung ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc cố ý đưa những nội dung mới vào dự thảo văn bản khác với những chính sách hoặc nội dung đã được cấp có thẩm quyền thông qua mà không báo cáo cấp lãnh đạo có thẩm quyền dẫn đến văn bản quy phạm pháp luật không bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp hoặc tính thống nhất với hệ thống pháp luật hoặc có nhiều sơ hở và bị lợi dụng gây ra thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

2. Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý trong công tác xây dựng pháp luật; bao che, cố ý không báo cáo, không xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong cơ quan, tổ chức, địa phương do mình trực tiếp quản lý trong công tác xây dựng pháp luật.

3. Sử dụng trái quy định tài chính, tài sản công, tài sản của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp, tài trợ, viện trợ trong công tác xây dựng pháp luật.

4. Móc nối, câu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị nhằm tuyên truyền tư tưởng, quan điểm trái với chủ trương, quy định của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật; thu thập, chuyển giao cho nước ngoài hoặc tổ chức, cá nhân khác trái quy định của pháp luật các thông tin, tài liệu liên quan đến công tác xây dựng pháp luật; lợi dụng việc phản ánh, góp ý kiến, phản biện xã hội trong công tác xây dựng pháp luật để chống phá Đảng và Nhà nước.

5. Các hành vi tiêu cực khác trong công tác xây dựng pháp luật theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Điều 7. Trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật

1. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc, quy định về công tác xây dựng pháp luật; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp ủy, tổ chức đảng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật; lãnh đạo, chỉ đạo thể chế hoá kịp thời, chính xác, đầy đủ chủ trương, quy định của Đảng thành pháp luật của Nhà nước.

2. Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định của Đảng về công tác xây dựng pháp luật nhằm bảo đảm trình tự, thủ tục chặt chẽ, khoa học, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch.

3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình:

a) Báo cáo xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền của Đảng theo quy định tại Điều 14 của Quy định này và chỉ đạo thực hiện theo ý kiến của cơ quan có thẩm quyền của Đảng. Đối với cơ quan dân cử, đảng đoàn, tổ chức đảng các cơ quan hữu quan thuộc cơ quan dân cử có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo các đại biểu dân cử chấp hành nghiêm ý kiến chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền của Đảng trong quá trình thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý và xem xét thông qua các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

b) Cho ý kiến đối với vấn đề mà cấp ủy, tổ chức đảng cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan có trách nhiệm xin ý kiến theo quy định tại Điều 14 của Quy định này.

4. Lãnh đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật. Thường xuyên tự kiểm tra và chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật thuộc phạm vi lãnh đạo, chỉ đạo của mình, cơ quan tham mưu, giúp việc, cơ quan cấp dưới và đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trong công tác xây dựng pháp luật. Tổ chức kiểm điểm, đánh giá đảng viên, cấp ủy định kỳ, hằng năm hoặc đột xuất việc thực hiện quy định về kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật. Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

5. Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà cấp ủy, tổ chức đảng trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo có chứa nội dung trái pháp luật hoặc có lợi ích nhóm, cục bộ thì phải kịp thời chỉ đạo xem xét, làm rõ, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản; đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ban hành văn bản.

6. Tổ chức tiếp nhận, xử lý kịp thời các phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật. Bảo vệ và khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân phát hiện, phản ánh, tố cáo trung thực hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ và hành vi vi phạm khác trong công tác xây dựng pháp luật.

7. Lãnh đạo, chỉ đạo việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức làm công tác xây dựng pháp luật; miễn nhiệm, điều động hoặc chuyển đổi vị trí công tác đối với những người có năng lực chuyên môn không đáp ứng yêu cầu trong công tác xây dựng pháp luật.

8. Cung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, giám sát, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

9. Chịu trách nhiệm trước cấp ủy cấp trên về việc lãnh đạo cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo đảm tiến độ, chất lượng, tuân thủ trình tự, thủ tục trong công tác xây dựng pháp luật; chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật, trừ trường hợp được quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 16 của Quy định này.

Điều 8. Trách nhiệm của thành viên cấp ủy, tổ chức đảng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật

1. Thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước cấp ủy, tổ chức đảng đối với việc thực hiện nhiệm vụ trong công tác xây dựng pháp luật.

2. Kiên quyết đấu tranh với những hành vi trái với các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác xây dựng pháp luật.

3. Thể hiện rõ chính kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình, được bảo lưu ý kiến trong công tác xây dựng pháp luật. Chịu trách nhiệm cá nhân và chịu trách nhiệm liên đới cùng với cấp ủy, tổ chức đảng khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật, trừ trường hợp không được lấy ý kiến hoặc đã có ý kiến không đồng ý.

Điều 9. Trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật

Ngoài việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 8 của Quy định này, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật còn phải thực hiện:

1. Lãnh đạo cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện quy định tại Điều 7 của Quy định này.

2. Thực hiện trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật theo quy định của Đảng, chịu trách nhiệm trước cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác xây dựng pháp luật.

Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật

1. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật

a) Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền hình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về tiến độ trình và chất lượng dự án, dự thảo văn bản.

b) Ban soạn thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo về tiến độ, chất lượng dự án, dự thảo văn bản.

c) Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về tiến độ soạn thảo; việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia trong quá trình chỉnh lý văn bản; chất lượng dự án, dự thảo văn bản được phân công soạn thảo.

d) Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đề nghị, kiến nghị xây dựng pháp luật chịu trách nhiệm về nội dung đề nghị, kiến nghị của mình. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền được đề nghị tham gia góp ý kiến, phản biện xã hội về đề nghị xây dựng pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về nội dung và thời hạn tham gia góp ý kiến, phản biện xã hội.

đ) Cơ quan thẩm định chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thời hạn, kết quả thẩm định đề nghị, kiến nghị xây dựng pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

e) Cơ quan chủ trì thẩm tra chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về thời hạn, kết quả thẩm tra đề nghị, kiến nghị xây dựng pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; cơ quan tham gia thẩm tra chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về thời hạn, kết quả tham gia thẩm tra đề nghị, kiến nghị xây dựng pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực mà cơ quan mình phụ trách.

g) Cơ quan, tổ chức chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia tiếp thu, chỉnh lý văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

h) Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thông qua, điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật, ban hành văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng văn bản do mình ban hành.

2. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác xây dựng pháp luật:

a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác xây dựng pháp luật.

b) Chỉ đạo báo cáo kịp thời, đầy đủ, trung thực cho cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo và cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những nội dung quan trọng, những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và phương án, quan điểm xử lý.

c) Chỉ đạo tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác xây dựng pháp luật.

d) Chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật. Xử lý các trường hợp xung đột lợi ích trong công tác xây dựng pháp luật theo quy định. Kịp thời phát hiện, nhắc nhở, chấn chỉnh, báo cáo và xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

đ) Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật hoặc có lợi ích nhóm, cục bộ, tham nhũng, tiêu cực thì phải kịp thời chỉ đạo, xem xét, làm rõ, đình chỉ hoặc đề nghị đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản; đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ban hành văn bản.

e) Chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ; chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp đã giao cấp phó của mình chịu trách nhiệm trực tiếp phụ trách công tác xây dựng pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 16 của Quy định này.

g) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm về việc không hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Khoản 1, Điều này.

Điều 11. Trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức

1. Trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức tham mưu, đề xuất trong công tác xây dựng pháp luật:

a) Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật.

b) Nắm vững chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tình hình thực tiễn về các vấn đề có liên quan đến chính sách mà mình tham mưu, đề xuất. Bảo đảm khách quan, minh bạch, công tâm, kịp thời, chính xác, thận trọng, chặt chẽ trong tham mưu, đề xuất về công tác xây dựng pháp luật.

c) Chịu trách nhiệm về nội dung tham mưu, đề xuất và được bảo lưu ý kiến trong công tác xây dựng pháp luật

d) Kịp thời báo cáo lãnh đạo xử lý trong trường hợp còn ý kiến khác nhau và biết có xung đột lợi ích khi thực hiện nhiệm vụ trong công tác xây dựng pháp luật.

đ) Kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

2. Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm phát hiện, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, phản ánh, kiến nghị, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền về hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật, hành vi bao che, tiếp tay cho hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật. Nghiêm cấm đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức xuyên tạc, vu khống, bịa đặt, cố ý phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khác

1. Tổ chức, cá nhân có quyền, trách nhiệm phát hiện, phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, bịa đặt, cố ý phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin không đúng sự thật cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

2. Nghiêm cấm đối tượng chịu sự tác động của văn bản quy phạm pháp luật và các tổ chức, cá nhân khác hối lộ, mua chuộc, lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân để tác động, can thiệp, gây áp lực đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật nhằm có được lợi ích nhóm, cục bộ trong văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 13. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí, tổ chức xã hội khác

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí, tổ chức xã hội khác và Nhân dân thực hiện việc giám sát, góp ý, phản biện xã hội, tham gia xây dựng pháp luật theo quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật, hành vi bao che, tiếp tay cho hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật thì kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý và giám sát việc thực hiện kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Trách nhiệm xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền của Đảng về nội dung văn bản quy phạm pháp luật

1. Cấp ủy, tổ chức đảng, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền của Đảng theo phân cấp quản lý đối với các vấn đề lớn sau đây của dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật:

a) Dự kiến những định hướng nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội, dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm.

b) Quan điểm và nội dung về những vấn đề quan trọng liên quan đến thể chế chính trị, thể chế kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tổ chức bộ máy nhà nước, quyền con người, quyền công dân trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

c) Quan điểm và nội dung về những vấn đề cơ bản còn có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách mới, quan trọng hoặc cơ chế, chính sách đặc thù theo nghị quyết của Đảng trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

2. Việc xin ý kiến đối với các vấn đề lớn của dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

a) Đối với dự án, dự thảo Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội, dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm, Đảng đoàn Quốc hội có trách nhiệm báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc trình Bộ Chính trị báo cáo xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đối với dự án, dự thảo Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nếu xét thấy cần thiết, các Ban cán sự đảng; Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước; Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đảng đoàn hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của cơ quan Trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc trình Bộ Chính trị báo cáo xin ý kiến Ban Chấp hành Trung trong Đảng.

b) Ban cán sự đảng Chính phủ có trách nhiệm báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư đối với dự thảo nghị định quy định về các vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh. Đối với các dự thảo nghị định khác, nếu xét thấy cần thiết, Ban cán sự đảng Chính phủ có trách nhiệm xin ý kiến Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư.

c) Đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này, tổ chức đảng hoặc lãnh đạo của cơ quan xây dựng, ban hành văn bản có trách nhiệm báo cáo xin ý kiến cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền theo phân cấp quản lý.

3. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng có trách nhiệm cho ý kiến kịp thời về những nội dung được xin ý kiến.

Chương III

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 15. Xử lý các hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Những hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật chưa có quy định xử lý thì căn cứ vào Điều lệ và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ và quy định của các tổ chức đoàn thể để xử lý cho phù hợp.

Trường hợp đã xử lý kỷ luật, nhưng xét thấy cần thiết thì cấp có thẩm quyền phải kiên quyết điều chuyển người vi phạm khỏi vị trí công tác đang đảm nhiệm, thay thế, cho thôi giữ chức, miễn nhiệm, từ chức, không bố trí công tác liên quan đến hoạt động xây dựng pháp luật.

2. Trường hợp vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật, không được giữ lại để xử lý nội bộ.

Điều 16. Xử lý trách nhiệm khi để xảy ra hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật

1. Đối với tổ chức:

Cấp ủy, tổ chức đảng để xảy ra hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ thuộc phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo thì xử lý theo quy định của Đảng.

2. Đối với lãnh đạo cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị:

a) Người đứng đầu, thành viên cấp ủy, tổ chức đảng, thành viên tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, phạm vi công việc mình được phân công trực tiếp quản lý, phụ trách thì xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

b) Lãnh đạo cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị được xem xét loại trừ trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

- Không được xin ý kiến hoặc đã có ý kiến không đồng ý với nội dung có tính chất tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

- Đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo áp dụng biện pháp quy định tại Khoản 5, Điều 7 và Điểm đ, Khoản 2, Điều 10 để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật và không để xảy ra hậu quả của hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ.

- Thuộc trường hợp được loại trừ trách nhiệm theo quy định của pháp luật về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

c) Lãnh đạo cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị được xem xét miễn, giảm trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

- Đã lãnh đạo, chỉ đạo áp dụng biện pháp quy định tại Khoản 5, Điều 7 và Điểm đ, Khoản 2, Điều 10 để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ.

- Thuộc trường hợp được xem xét miễn hoặc giảm trách nhiệm theo quy định của pháp luật về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

- Được xem xét miễn hoặc giảm hình thức kỷ luật nếu chủ động khai báo vi phạm và xin từ chức trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý, trừ trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

d) Lãnh đạo cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị bị xem xét tăng trách nhiệm trong trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật mà không lãnh đạo, chỉ đạo áp dụng biện pháp quy định tại Khoản 5, Điều 7 và Điểm đ, Khoản 2, Điều 10 hoặc các biện pháp cần thiết khác để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Tổ chức thực hiện

1. Cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy định này.

2. Đảng đoàn Quốc hội, các Ban cán sự đảng: Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình chỉ đạo rà soát, ban hành, sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản pháp luật có liên quan, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Quy định này; thường xuyên chỉ đạo rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra công tác xây dựng pháp luật nhằm phát hiện sơ hở, bất cập có nguy cơ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.

3. Ủy ban kiểm tra các cấp thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định này; xử lý kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật tập thể, cá nhân vi phạm.

4. Ban cán sự đảng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương chỉ đạo các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện cơ chế về tổ chức bộ máy, cán bộ, chế độ, chính sách, kinh phí trong công tác xây dựng pháp luật bảo đảm đúng, đầy đủ, kịp thời và đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế theo đúng chủ trương, quy định của Đảng.

5. Đảng ủy Công an Trung ương, Quân ủy Trung ương có trách nhiệm nắm, trao đổi tình hình về âm mưu, phương thức, thủ đoạn tác động chuyển hoá nội bộ thông qua hoạt động xây dựng pháp luật của các thế lực thù địch, phản động; phương thức, thủ đoạn tội phạm tham nhũng, hành vi tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong xây dựng pháp luật.

6. Ban Dân vận Trung ương, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện cơ chế tham gia ý kiến, phản biện xã hội trong công tác xây dựng pháp luật; đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý các trường hợp vi phạm được phát hiện qua giám sát và phản ánh của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan truyền thông, báo chí và Nhân dân.

7. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, phổ biến, quán triệt và tuyên truyền việc thực hiện Quy định này.

8. Ban Nội chính Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định này; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Điều 18. Hiệu lực thi hành

1. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Đối với các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Quy định này có hiệu lực thì xem xét xử lý theo Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 06/7/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm và các văn bản khác có liên quan.

Trong quá trình thực hiện Quy định, nếu phát hiện có vướng mắc và cần bổ sung, sửa đổi thì Ban Nội chính Trung ương báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.

T/M BỘ CHÍNH TRỊ




Lương Cường

CENTRAL COMMITTEE
--------

THE COMMUNIST PARTY OF VIETNAM
---------------

No. 178-QD/TW

Hanoi, June 27, 2024

REGULATIONS

On control of power, anti-corruption and anti-misconduct in the legislative process

Pursuant to the Charter of the Communist Party of Vietnam;

Pursuant to the Working Regulations of the Central Committee, the Politburo, and the Secretariat of the 13th term,

The Politburo hereby promulgates regulations on control of power, anti-corruption and anti-misconduct in the legislative process:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and subjects of application

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. These Regulations are applicable to CPV committees, CPV organizations, CPV members, agencies, organizations, individuals having legislative power (hereinafter referred to as “legislative entities”), and other related entities.

Article 2. Interpretation of terms

For the purposes of this document, the terms below shall be construed as follows:

1. “legislative process” refers to the activity of agencies, organizations, and individuals competent to propose and petition new laws, develop, approve, adjust the legislative programme, draft documents, solicit opinions, submit drafts, participate in feedback, social criticism, appraise, verify, absorb, revise, and promulgate legislative documents.

2. “legislative power” means the authority of the CPV committee, CPV organizations, CPV members, and agencies, organizations, and individuals having power in the performance of assigned tasks and powers in legislative process.

3. “control of legislative power” involves the use of mechanisms and measures to ensure that CPV committees, CPV organizations, CPV members, and legislative entities strictly fulfil their assigned tasks and powers in legislative process; to prevent, detect, and address violations of the CPV's regulations and the State's laws, especially acts of corruption and misconduct, special interest groups and regulatory capture in legislative process.

4. “corruption in legislative process” means acts of individuals having legislative power (hereinafter referred to as “legislators”) who have exploit and abuse their assigned positions and powers in legislative process for personal gain.

5. “special interest groups and regulatory capture in legislative process” refer to acts of corruption by legislators who intentionally incorporate, include, or exclude provisions in legislative documents with the aim of serving, meeting, or protecting the private interests of a group of people or the local interests of agencies, organizations, localities, or enterprises, which are unjust and detrimental to the interests of the State and the interests of the People.

6. “misconduct in legislative process” refers to acts of legislators who exhibit a decline in political ideology, ethics, and lifestyle, fail to adhere to the CPV’s guidelines and regulations, the State’s laws of the State, agencies’ rules, and organizations’ charters in legislative process.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) Agencies and organizations competent to or assigned to propose new laws, develop, approve, adjust the legislative programme, draft documents, solicit opinions, submit drafts, participate in feedback, social criticism, appraise, verify, absorb, revise, and promulgate legislative documents.

b) Elected delegates, officials, civil servants, and employees having power in or assigned responsibility in proposing or petitioning new laws, developing, passing, adjusting the legislative programme, drafting documents, soliciting opinions, submitting drafts, participating in feedback, social criticism, appraising, verifying, absorbing, revising, and promulgating legislative documents.

Article 3. Principles of control of power, anti-corruption and anti-misconduct in legislative process

1. Ensure the centralized, unified, strict, and comprehensive leadership and direction of the CPV in controlling power, fighting corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture in the legislative process.

2. Synchronously and closely combine mechanisms and measures to control power, fight against corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture in the legislative process; proactively prioritize prevention; promptly detect, prevent, and strictly handle acts of exploitation or abuse of position or authority, corruption, and misconduct in the legislative process; protect CPV members, officials, and public employees who are dynamic, creative, dare to think, dare to act, and dare to take responsibility for the common good.

3. Emphasize the exemplary responsibility of leaders of CPV committees, CPV organizations, agencies and organizations, and the responsibility of CPV members, officials, and public employees in the fight against corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture in the legislative process.

4. Ensure the proper implementation of the functions, tasks, and powers of legislative entities; do not hinder the initiative, creativity, transparency, democracy, timeliness, consistency, unity, and feasibility in legislative process.

5. Ensure the supervision, critique, and participation in the legislative process of the Vietnam Fatherland Front and its member organizations, press agencies, other social organizations, and the People in accordance with regulations.

Article 4. Methods of control of power, anti-corruption and anti-misconduct in the legislative process

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) The leadership, direction, inspection, supervision, and discipline by the CPV in legislative process.

b) The control of power among legislative entities through the implementation of processes and procedures in legislative process.

c) The monitoring of legislative documents by the National Assembly and the People's Councils at all levels; inspection of legislative documents by the Government, ministries, ministerial-level agencies, People's Councils, and People's Committees.

d) The internal inspection and examination by legislative bodies.

dd) The supervision, social criticism, and participation in the development of laws of the Vietnam Fatherland Front and its member organizations, other social organizations, press agencies and the People.

e) Actions taken by competent state agencies against regulations of law committed during legislative process.

2. Measures to fight against corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture in the legislative process include:

a) Exercise the control of legislative power specified in clause 1 of this Article.

b) Complete the system of laws on the fight against corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture, ensuring it is comprehensive, unified, and feasible. Regularly monitor and inspect the legislative process, review and systematize legislative documents to prevent, detect, and address acts of corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture in the legislative process, and promptly issue, amend, supplement, or recommend the issuance, amendment, or supplementation of legislative documents; continue to improve the Law on Promulgation of Legislative Documents and related regulations; specify the subjects and methods of participation in criticism and feedback in the legislative process.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



d) Ensure transparency and openness in the organization and operations of agencies and organizations; accountability; control of conflicts of interest; adherence to codes of conduct; application of science and technology and other measures to prevent corruption within agencies and organizations in accordance with the CPV’s regulations and the legal provisions on the anti-corruption and anti-misconduct.

dd) On the basis of the nature and severity of violations, handle acts of corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture in the legislative process using measures of party discipline, administrative discipline, handling of administrative violations, and criminal handling according to the CPV’s regulations of the State’s laws.

e) Provide training and re-training for officials and public employees engaged in legislative process; establish organizational structures and allocate appropriate funding for the legislative process.

3. The CPV Committees, CPV organizations, CPV members, legislative entities within their duties and powers are responsible for exercising the control of legislative power according to these Regulations and other relevant regulations of the CPV and the State to fight against corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture.

Chapter II

CONTROL OF POWER, ANTI-CORRUPTION AND ANTI-MISCONDUCT IN LEGISLATIVE PROCESS

Article 5. Acts of corruption in legislative process

1. Intentionally take charge in the promulgation and advise about the promulgation of legislative documents containing contents regarding special interest groups and regulatory capture; intentionally delay the suspension, annulment, replacement, amendment, supplementation or new promulgation of legislative documents for the purposes of special interest groups and regulatory capture.

2. Receive money, assets, interests in terms of materials or other advantages in any form to promulgate or influence legislative entities to promulgate legislative documents containing contents regarding special interest groups and regulatory capture.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



4. Exploit the position and authority granted in the legislative process to direct communication in a manner that does not ensure objectivity and is not truthful regarding the policy content in legislative process for personal gain.

5. Abuse power, enter into collusion with other enterprises, organizations, or individuals for personal gain in the legislative process.

6. Commit other acts of corruption, special interest groups and regulatory capture in the legislative process according to the CPV’s regulations and the State’s laws.

Article 6. Acts of misconduct in the legislative process

1. Deliberate violation of principles, authority, procedures, and processes in the legislative process, or intentional concealment of or dishonest reporting of the actual situation or the content of feedback of agencies, organizations and individuals to competent authorities, or intentional inclusion of new contents into draft documents that differ from the policies or contents already approved by competent authorities without reporting to the competent leadership, resulting in legislative documents that do not ensure constitutionality, legality, or consistency with the legal system, or contain many loopholes that are exploited, causing damage to the State, organizations, and individuals.

2. Irresponsibility, negligence and lack of oversight in legislative process; shielding, intentionally not reporting or addressing acts of corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture within the agencies, organizations or localities under direct management in the legislative process.

3. Illegal use of finance, public property, assets contributed, sponsored or aided by organizations, enterprises, or individuals in the legislative process.

4. Connecting and colluding with hostile, reactionary forces and opportunistic, politically discontented elements to propagate ideas and viewpoints contrary to the guidelines and regulations of the CPV in the legislative process; collecting and transferring information and documents related to the legislative process in violation of legal regulations to foreign entities or other organizations and individuals; exploit the process of public consultation and social criticism in the legislative process to undermine the CPV and the State.

5. Committing other negative acts in the legislative process in accordance with the CPV's regulations and the State's laws.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. Lead and direct the strict implementation of principles and regulations on legislative process; ensure close coordination between CPV committees and CPV organizations of agencies and organizations having legislative power; lead and direct the institutionalization of the CPV's guidelines and regulations into the State’s laws in a timely, accurate, and comprehensive manner.

2. Review, amend, supplement, or promulgate within their authority the CPV’s regulations on the legislative process to ensure strict, scientific, democratic, objective, public, and transparent procedures.

3. Within their duties and powers:

a) Solicit opinions and consult with competent authorities of the CPV as stipulated in Article 14 of these Regulations and demand compliance with opinions of competent authorities of the CPV. Elected bodies, CPV designated representatives, CPV organizations of concerned organizations under elected bodies shall take responsibility for leading and directing elected delegates to strictly comply with the directives of the CPV’s competent authorities during the process of verification, reception, revision, and consideration of approval of law projects and draft legislative documents.

b) Give feedback on issues that raised by the CPV committees and CPV organizations, drafting agencies, and the agencies responsible for holding consultation according to the provisions of Article 14 of these Regulations.

4. Lead the implementation of measures to fight against corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture in the legislative process. Regularly self-inspect and direct, organize inspections and supervise the performance of tasks by agencies and organizations having legislative power under their leadership and direction, advisory agencies, assisting agencies, subordinate agencies, and CPV members, officials, and public employees under their management in the legislative process. Organize periodic and annual evaluations, or conduct extraordinary assessments of CPV members and CPV committees in terms of the implementation of regulations on power control to fight against corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture in the legislative process. Timely detect, correct, and strict handle acts of corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture in the legislative process.

5. Upon discovering that legislative documents of agencies, organizations, or individuals that are directly led or directed by CPV committees or CPV organizations contain the content that is in violation of the law or the content of special interest groups and regulatory capture, it is necessary to promptly direct the review and clarification, request such agencies, organizations, or individuals to suspend the implementation, amend, supplement, or annul part or all of the documents; simultaneously, handle according to authority or petition competent authorities to handle the agencies, organizations, or individuals that have issued the documents.

6. Organize the receipt and timely handling of feedback and denunciations on acts of corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture in the legislative process. Timely protect and reward organizations and individuals who detect, report, and truthfully denounce acts of corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture, and other violations in the legislative process.

7. Lead and direct the planning, training, re-training, employment and evaluation of officials and public employees engaged in legislative process; relieve from duty, transfer or change working positions of those whose professional competencies do not meet the requirements in the legislative process.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



9. Take responsibility before the superior CPV committees for leading competent agencies, organizations and individuals to ensure the progress, quality and compliance with procedures in the legislative process; take responsibility for corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture that occur during the legislative process, except in cases specified at Point b, Clause 2, Article 16 of these Regulations.

Article 8. Responsibilities of members of the CPV Committees and CPV organizations of agencies and organizations having legislative power

1. Fully and correctly exercise the power and responsibilities, and take responsibility before the CPV Committees and the CPV organizations for the performance of tasks in the legislative process.

2. Resolutely fight against acts contrary to the CPV's regulations and the State's laws in the legislative process.

3. Clearly express their political opinions and take responsibility for their feedback, and be allowed to reserve their feedback in the legislative process. Take personal responsibility and joint responsibility with the CPV committees and the CPV organizations when corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture occur during the legislative process, except in cases where feedback is not approved or the dissent is expressed.

Article 9. Responsibilities of the heads of CPV Committees, CPV organizations of agencies and organizations having legislative power

In addition to fulfilling the responsibilities stipulated in Article 8 of these Regulations, heads of the CPV Committees and the CPV organizations of agencies and organizations having legislative power must also:

1. Lead the CPV Committees and the CPV organizations to comply with the provisions of Article 7 hereof.

2. Fulfil responsibilities of the heads in the legislative process according to the CPV's regulations, bear responsibilities before the superior CPV Committees and the CPV organizations for the leadership and direction in the legislative process.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. Responsibilities of legislative entities

a) Agencies, organizations and individuals having power to draft law projects and draft legislative documents shall take responsibility to the agencies, organizations and individuals having power to promulgate such documents for the progress and quality of the project and draft documents.

b) Law project and legislative document drafting boards (hereinafter referred to as “drafting boards”) shall take responsibility before drafting agencies and organizations for the progress and quality of the projects and draft documents.

c) Legislative document drafting agencies and organizations shall take responsibility to the proposing agencies, organizations and individuals or promulgating agencies, organizations and individuals having power to promulgate for the drafting progress; the research, explanation, and reception of opinions during the process of revising the documents; the quality of the projects and draft documents assigned for drafting.

d) Agencies, organizations and individuals having power to request and petition development of laws shall take responsibility for their requests and petitions. Agencies, organizations and individuals having power that are invited to participate in providing feedback and social criticism regarding requests for the development of laws, law projects and draft legislative documents shall take responsibility for the content and the time limit of their participation in providing feedback and social criticism.

dd) Appraisal agencies shall take responsibility to proposing agencies, organizations and individuals or promulgating agencies and individuals for the time limit and results of the appraisal of requests and petitions for development of laws, law projects and draft legislative documents.

e) Verification agencies shall take responsibility to promulgating agencies, organizations and individuals for the deadlines and results of the verification of requests and petitions for the development of laws, project and draft legislative documents; agencies participating in the verification shall take responsibility to promulgating agencies, organizations, and individuals for the deadlines and results of their participation in the verification of requests and petitions for the development of laws, law projects and draft legislative documents in the fields for which they are responsible.

g) Agencies and organizations in charge of, agencies, organizations and individuals participating in reception and revision of legislative documents shall take responsibility to promulgating agencies, organizations and individuals for the content of reception and revision of the law projects and draft legislative documents.

h) Agencies, organizations and individuals having power to approve and adjust legislative programmes and promulgate legislative documents shall take responsibility for the progress and quality of the documents promulgated by themselves.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) Direct and organize the strict implementation of the CPV’s regulations and the State's laws in the legislative process.

b) Direct submission of reports in a prompt, adequate and truthful manner to CPV Committees, CPV organizations, leaders and state agencies in authority on important contents and debatable major issues of law projects and draft legislative documents, and handling plans and viewpoints.

c) Direct the organization of training and re-training for officials and public employees doing legislative works.

d) Direct the organization of implementation of measures to fight against corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture in the legislative process. Handle conflicts of interests in the legislative process as per regulations. Timely detect, remind, correct, report and strict handle acts of corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture in the legislative process.

dd) Direct, organize inspections, supervise legislative documents under their authority; upon detecting that legislative documents contain the content that is in violation of laws or expresses special interest groups and regulatory capture, corruption and misconduct, timely direct, consider, clarify, suspend or request suspension from implementation, amend, supplement, or annul part or all of the documents; simultaneously, handle according to authority or petition competent authorities to handle the agencies, organizations and individuals that have promulgated the documents.

e) Take direct responsibility for occurrence of corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture performed by individuals directly managed or tasked by themselves in the legislative process; take joint responsibility in cases where they have assigned their deputies to take direct responsibility for the legislative process, except in the cases specified in point b clause 2 Article 16 hereof.

g) Within their duties and powers, take responsibility for the failure to fulfil duties of agencies and organizations according to the provisions of clause 1 of this Article.

Article 11. Responsibilities of CPV members, officials and public employees

1. Responsibilities of CPV members, officials and public employees providing advice and proposals in the legislative process:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Thoroughly understand the guidelines and regulations of the CPV, the laws of the State, the international treaties to which Vietnam is a signatory, and the practical situation regarding issues related to the policies for which they provides advice and proposals. Ensure objectivity, transparency, impartiality, timeliness, accuracy, caution, and rigor in the advice and proposal provision in the legislative process.

c) Take responsibility for the content of advice and proposals and be allowed to preserve feedback in the legislative process.

d) Promptly report to leaders for handling in cases where there are conflicting opinions and they are aware of conflicts of interest when performing their duties in the legislative process.

dd) Promptly report to agencies having power to take actions when detecting signs of corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture in the legislative process.

2. CPV members, officials and public employees shall take responsibility for detecting and hearing feedback from the People, reporting, petitioning, denouncing and providing information and documents to competent agencies, organizations and individuals for acts of corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture in the legislative process, as well as acts of shielding and aiding in corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture in the legislative process. Strictly prohibit the CPV members, officials and public employees from distorting, slandering, fabricating, intentionally misrepresenting, accusing, or providing false information to competent agencies, organizations, and individuals.

Article 12. Responsibilities of other organizations and individuals

1. Organizations and individuals shall have rights and responsibilities for detecting, reporting, denouncing and informing acts of corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture in the legislative process and be protected and awarded as per regulations. Strictly prohibit organizations and individuals from exploiting rights to lodge complaints and denunciations to slander, fabricate, intentionally misrepresent, accuse, or provide false information to agencies, organizations, and individuals in authority.

2. Strictly prohibit individuals subject to the influence of legislative documents and other organizations and individuals from bribing, corrupting and exploiting their positions and powers or using their reputation and influence to affect, intervene and exert pressure on legislative entities in order to obtain special interest groups and regulatory capture in the legislative process.

Article 13. Responsibilities of the Vietnam Fatherland Front and its member organizations, press agencies, and other social organizations

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 14. Responsibilities for consulting competent authorities of the CPV about the content of legislative documents

1. The CPV committees, CPV organizations and legislators shall take responsibility for reporting to and soliciting opinions of competent authorities of the CPV according to hierarchy of management about the following major issues of law projects and draft legislative documents:

a) The expected directions for the content of amendments and supplements to the Constitution, the orientation of the legislative programme for the National Assembly term, and the anticipated annual program for the development of laws and ordinances.

b) The viewpoints and contents regarding important issues related to political institutions, economic institutions, national defense, security, foreign affairs, the organization of the state apparatus, human rights, and citizens' rights in law projects and draft legal normative documents.

c) The viewpoints and contents regarding fundamental issues with conflicting opinions from competent agencies, organizations and individuals related to new and important policies and guidelines, or specific mechanisms and policies in accordance with the CPV's resolutions in project and draft legislative documents.

2. The consultation regarding major issues of the law projects and draft legislative documents specified in Clause 1 of this Article shall be conducted as follows:

a) Regarding the project and draft Constitution, laws, ordinances and resolutions containing legal provisions of the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly that have been submitted to the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly, the orientation of the legislative programme for the National Assembly term, and the anticipated annual program for the development of laws and ordinances, the CPV designated representatives of the National Assembly shall take responsibility for reporting to and consulting with the Politburo, the Secretariat, or proposing to the Politburo to report to and consult with the Central Committee of the CPV.

Regarding the project and draft Constitution, laws, ordinances and resolutions containing legal provisions of the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly that have not yet been submitted to the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly, if deemed necessary, the CPV designated representatives; the Government, the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, the State Audit Office; the CPV designated representatives of the Vietnam Fatherland Front, the CPV designated representatives or competent agencies and organizations of the Central agencies of member organizations of the Vietnam Fatherland Front shall take responsibility for reporting to and consulting with the Politburo, the Secretariat, or proposing to the Politburo to report to and consult with the Central Committee of the CPV.

b) The CPV designated representatives of the Government shall take responsibility for reporting to and consulting with the Politburo or the Secretariat about draft decrees stipulating necessary issues under the jurisdiction of the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly but which do not yet meet the conditions to be developed into laws or ordinances. For other draft decrees, if deemed necessary, the CPV designated representatives of the Government shall take responsibility for consulting with the Politburo or the Secretariat.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



3. Competent authorities of the CPV shall take responsibility for timely providing feedback on the matters being consulted.

Chapter III

ACTIONS AGAINST VIOLATIONS

Article 15. Actions against violations, corruption, and misconduct in legislative process

1. Organizations and individuals engaging in violations, corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture in the legislative process must be strictly dealt with in accordance with the CPV’s regulations, the State’s laws, and regulations of agencies, organizations, and units.

For violations, corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture in the legislative process of which regulations on handling have not been promulgated, the actions against such violations shall be taken appropriately on the basis of the CPV’s Charter and regulations, the State's laws, charters and regulations of organizations and associations.

In cases where discipline has been imposed, if deemed necessary, competent authorities must resolutely transfer the violators from their current working positions, replace, relieve from duty, resign, or refrain from arranging work related to the legislative process.

2. In cases of violations that warrant criminal prosecution, case files must be transferred to relevant authorities for investigation in accordance with laws and must not be dealt with internally.

Article 16. Handling responsibilities for occurrence of violations, corruption, and misconduct in legislative process

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



The CPV Committees and CPV organizations that allow violations, corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture to occur within their responsibilities and leadership authority shall be dealt with in accordance with the CPV's regulations.

2. Regarding leaders of the CPV Committees, CPV organizations, agencies, organizations and units:

a) Heads and members of the CPV committees and CPV organizations, members of the leadership of agencies, organizations and units that allowing violations, corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture to occur in the legislative process at their agencies, organizations, units and within the scope of work they are directly assigned to manage and oversee shall be dealt with in accordance with the CPV’s regulations, the State’s laws and regulations of their agencies, organizations and units.

b) Leaders of the CPV committees, CPV organizations, agencies, organizations and units shall be considered to be exempt from responsibility in the following cases:

- It is not permissible to have consultation or to have dissenting feedback on the content reflecting the corruption, misconduct, serving special interest groups and regulatory capture in draft legislative documents.

- They have promptly led and directed the application of the measures specified in clause 5 of Article 7 and point dd, clause 2 of Article 10 to prevent acts of corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture in the legislative process and not to cause consequences of corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture.

- They are entitled to exemption from responsibility according to the provisions of law on encouraging and protecting officials who are dynamic and creative, dare to think, dare to act, and dare to take responsibility for the common good.

c) Leaders of the CPV committees, CPV organizations, agencies, organizations and units shall be considered for exemption or reduction from responsibility in the following cases:

- They have promptly led and directed the application of the measures specified in clause 5 of Article 7 and point dd, clause 2 of Article 10 to prevent and remedy consequences of corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- They are considered for exemption or reduction from disciplinary action if they voluntarily report violations and request resignation before competent authorities discover and handle such violations, except in cases of criminal prosecution.

d) The leaders of the CPV committees, CPV organizations, agencies, organizations and units shall be considered to bear increased responsibility in cases where acts of corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture are detected in the legislative process but they fail to lead or direct the application of the measures specified in Clause 5, Article 7 and Point d, Clause 2, Article 10, or other necessary measures to prevent and remedy the consequences of corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture..

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 17. Organization of implementation

1. The CPV committees, CPV organizations, legislative entities shall lead and direct the grasp and development of programs and plans for organizing the implementation of these Regulations in a strict and effective manner.

2. The CPV designated representatives of the National Assembly, and other CPV designated representatives: The Government, the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, and the State Audit Office, within their functions and powers, shall direct the review, promulgation, amendment, and supplementation of the Law on Promulgation of Legislative Documents and related legal documents, ensuring consistency and uniformity with these Regulations; regularly direct the review and systematization of legislative documents, enhance the supervision and inspection in the legislative process to detect loopholes and weaknesses that may lead to corruption, misconduct, special interest groups and regulatory capture in legislative documents for timely amendments and supplements, or petitions for amendments and supplements by competent authorities.

3. Inspection Commissions at all levels shall regularly check and supervise the implementation of these Regulations; take disciplinary actions within their authority or request competent authorities to impose disciplinary actions on collective or individual violators.

4. The CPV designated representatives of the Government shall take charge and cooperate with the CPV Central Committee’s Organization Commission in directing relevant agencies to research and advise on the improvement of mechanisms in terms of organizational structure, personnel, regimes, policies, and funding in legislative process in a manner that is proper, adequate, prompt and meets the requirements for improvement of institutions in accordance with the CPV’s guidelines and regulations.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



6. The CPV Central Committee’s Commission for Mass Mobilization, the CPV designated representatives of the Vietnam Fatherland Front, and political-social organizations within their duties and powers shall study and advise on the improvement of mechanisms for feedback and social criticism provision in the legislative process; propose to competent authorities to consider and handle violations detected through the supervision and report of the Vietnam Fatherland Front, political-social organizations, media agencies, press agencies and the People.

7. The CPV Central Committee’s Publicity and Education Commission shall take charge and cooperate with relevant agencies in directing the research, dissemination, thorough understanding and propagation of the implementation of these Regulations.

8. The CPV Central Committee’s Internal Political Commission shall take charge and cooperate with the CPV Central Committee’s Inspection Commission and relevant agencies in monitoring, urging, inspecting and supervising the implementation of these Regulations; periodically submitting preliminary and final reports to the Politburo and the Secretariat.

Article 18. Entry into force

1. These Regulations come into force from the day on which they are signed.

2. For violations that occur before the effective date of these Regulations, they shall be considered and handled according to Regulation No. 69-QD/TW dated July 6, 2022 of the Central Committee of the CPV on disciplinary actions against violating CPV organizations and CPV members and other relevant documents.

During the implementation of these Regulations, if any difficulties are detected and there is a need for supplementation or amendment, the CPV Central Committee’s Internal Political Commission shall report to the Politburo for consideration and decision.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quy định 178-QĐ/TW ngày 27/06/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật do Ban Chấp hành Trung ương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.532

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.69.47
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!