BAN
BÍ THƯ
-------
|
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------
|
Số:
165-QĐ/TW
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2006
|
QUY ĐỊNH
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM
VỤ CỦA ĐẢNG BỘ, CHI BỘ CƠ SỞ TRONG CƠ QUAN BÁO CHÍ
- Căn
cứ Điều lệ Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, các nghị quyết
của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị (khoá IX);
- Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam;
- Căn cứ Luật Báo chí và Pháp lệnh cán bộ, công chức;
Ban Bí thư quy định chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ,
chi bộ cơ sở trong cơ quan báo chí như sau:
I.
CHỨC NĂNG
Điều
1. Đảng bộ, chi bộ cơ sở trong cơ quan báo
chí là hạt nhân chính trị, lãnh đạo cán bộ, đảng viên, biên tập viên, phóng
viên và những người lao động khác trong cơ quan thực hiện đúng quan điểm, đảng
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tôn chỉ, mục
đích của báo, đài, tạp chí; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của
cơ quan, xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh; xây dựng, rèn luyện đội
ngũ những người làm báo có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn
nghiệp vụ, có đạo đức trong sáng, góp phân tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
II.
NHIỆM VỤ
Điều
2. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.
1-
Lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, theo đúng Luật Báo chí và tôn chỉ, mục đích của báo,
đài, tạp chí, xứng đáng là tiếng nói của Đảng và Nhà nước, đồng thời là diễn
đàn của nhân dân; hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước.
2-
Lãnh đạo cán bộ, đảng viên, biên tập biên, phóng viên và những người lao động
khác trong cơ quan tích cực tuyên truyền, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước,
các hoạt động xã hội, gương người tốt, việc tốt và các điển hình tiên tiến; đấu
tranh chống những quan điểm, tư tưởng sai trái, tệ quan liêu, tham nhũng lãng
phí và các biểu hiện tiêu cực khác.
3-
Lãnh đạo cán bộ, đảng viên, biên tập viên, phóng viên và những người lao động
khác trong cơ quan nêu cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của người
làm báo, thường xuyên cải tiến lề lối, phong cách làm việc, nâng cao hiệu quả
công tác; xây dựng, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và các quy định khác
của cơ quan; thực hiện công khai về tài chính, phân phối và thường xuyên kiểm
tra, giám sát việc thực hiện; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người
lao động; xây dựng cơ quan vững mạnh về mọi mặt.
4-
Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội trong cơ quan; nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu
tranh chống âm mưu “diễn biến hoà bình” và các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc,
nói xấu, chống đối Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội chủ nghĩa của các thực
thù địch, giữ gìn bí mật của Đảng, Nhà nước, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ
tài sản của Nhà nước và của cơ quan.
Điều
3. Lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng.
1- Thường
xuyên bồi dưỡng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao bản lĩnh
chính trị cho cán bộ, đảng viên, biên tập viên, phóng viên và những người lao động
khác trong cơ quan; phát huy truyền thống yêu nước và tinh thần quốc tế trong
sáng, xây dựng tinh thần làm chủ, tình đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; kịp
thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, quần chúng để giải quyết
và báo cáo lên cấp trên.
2- Kịp
thời phổ biến, quán triệt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
và các chủ trương, nhiệm vụ của cơ quan; thường xuyên giáo dục, rèn luyện đạo đức
nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực công tác cho đội
ngũ cán bộ, đảng viên, biên tập viên, phóng viên và những người lao động khác
trong cơ quan.
3-
Lãnh đạo cán bộ, Đảng viên, biên tập viên phóng viên và những người lao động
khác trong cơ quan nói và làm theo nghị quyết của Đảng, đấu tranh chống các
quan điểm sai trái, những hành vi nói, viết và làm trái với quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tư tưởng cơ hội, thực dụng, sự suy
thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống.
Điều
4. Lãnh đạo công tác tổ chức, của bộ.
1- Cấp
ủy phối hợp với tổng biên tập (giám đốc) lãnh đạo xây dựng và thực hiện chủ
trương về kiện toàn tổ chức, sắp xếp bộ máy và quy chế hoạt động của cơ quan.
2- Cấp
ủy phối hợp với tổng biên tập (giám đốc) đánh giá, nhận xét cán bộ, lãnh đạo
xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong cơ quan; tổng
biên tập (giám đốc) quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển
đối với cán bộ thuộc thẩm quyền trên cơ sở thống nhất với cấp ủy đảng.
3- Cấp
ủy đề xuất để cấp trên xem xét, quyết định các vấn đề về tổ chức và cán bộ của
cơ quan thuộc thẩm quyền của cấp trên.
Điều
5. Lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội và Hội Nhà báo.
1-
Lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội và Hội nhà báo trong cơ quan tham gia
xây dựng, quán triệt và thực hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, nhiệm vụ của cơ quan.
2-
Lãnh đạo xây dựng các đoàn thể chính trị - xã hội và Hội Nhà báo trong cơ quan
vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quyết định và theo điều lệ của
mỗi tổ chức; phát huy dân chủ nội bộ, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước,
thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.
Điều
6. Xây dựng tổ chức đảng.
1-Đề
ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững
mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ đảng
viên. Thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc
tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình, thực hiện có nền nếp và nâng
cao chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, bảo đảm tính lãnh đạo,
tính giáo dục và tính chiến đấu
2-
Giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu, ý
thức và trách nhiệm công dân, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; xây đựng kế hoạch
và tạo điều kiện để đảng viên học tập, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt.
3- Cấp
ủy xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý đảng viên, phân công nhiệm vụ và tạo điều
kiện cho đảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt việc giới thiệu
đảng viên trong cơ quan thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở
nơi cư trú và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Làm tốt công
tác khen thưởng, kỷ luật đảng viên; kịp thời biểu dương, khen thưởng những đảng
viên có thành tích xuất sắc, xử lý nghiêm những đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng,
pháp luật của Nhà nước, nhất là Luật Báo chí.
4- Làm
tốt công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên; bảo đảm tiêu chuẩn và đúng
nguyên tắc, thủ tục; chú trọng đối tượng là đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh và những quần chúng ưu tú, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.
5- Xây
dựng cấp ủy, trước nhất là thường trực cấp ủy có đủ phẩm chất, năng lực, đoàn kết,
gương mẫu, tiêu biểu cho đảng bộ, chi bộ và hoạt động có hiệu quả, được đảng
viên và quần chúng tín nhiệm. Bí thư cấp ủy nên là cán bộ lãnh đạo của cơ quan.
6- Cấp
ủy thường xuyên kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ, nghị quyết,
chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Quy định của Bộ Chính
trị về những điều đảng viên không được làm.
Định kỳ
hàng năm, cấp ủy tổ chức để quần chúng tham gia góp ý về sự lãnh đạo của tổ chức
đảng và vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng viên.
III.
QUAN HỆ CỦA ĐẢNG BỘ, CHI BỘ VỚI TỔNG BIÊN TẬP (GIÁM ĐỐC) VÀ CÁC TỔ CHỨC LIÊN
QUAN
Điều
7. Đối với tổng biên tập (giám đốc).
1- Cấp
ủy tôn trọng và phát huy vai trò của tổng biên tập (giám đốc) trong việc thực
hiện trách nhiệm, quyền hạn được giao; tổng biên tập (giám đốc) có trách nhiệm
tự mình thực hiện tốt và tạo diều kiện để cấp ủy thực hiện Quy định này.
2- Định
kỳ hoặc khi có yêu cầu đột xuất, cấp ủy thông báo với tổng biên tập (giám đốc)
kiến của đảng viên, quần chúng về việc thực hiện các nhiệm vụ và chính sách, chế
độ trong cơ quan; tổng biên tập (giám đốc) có trách nhiệm báo cáo với cấp ủy về
tình hình thực hiện các mặt công tác và những chủ trương, nhiệm vụ sắp tới của
cơ quan. Cấp ủy hoặc đảng bộ, chi bộ thảo luận, ra nghị quyết về những vấn đề lớn,
quan trọng của đơn vị và lãnh đạo đảng viên, quần chúng trong cơ quan thực hiện.
3- Bí
thư chịu trách nhiệm trước tổ chức đảng, tổng biên tập (giám đốc) chịu trách
nhiệm trước pháp luật và tổ chức đảng khi để xảy ra mất đoàn kết, quan liêu,
tham nhũng lãng phí và các tiêu cực khác trong cơ quan. Khi cấp ủy và tổng biên
tập (giám đốc) có ý kiến khác nhau về những vấn đề lớn, quan trọng thì tổng
biên tập (giám đốc) quyết định theo quyền hạn và chịu trách nhiệm về quyết định
đó, đồng thời cấp ủy và tổng biên tập (giám đốc) báo cáo lên cấp ủy và cơ quan
quản lý cấp trên.
Quan hệ
của đảng bộ, chi bộ với tổng biên tập (giám đốc) cơ quan báo chí trong quân đội
thực hiện theo Điều 8 và Điều 9 Quy định số 110-QĐ/TW, ngày
20-8-2004 của Ban Bí thư; trong công an thực hiện theo Điều 7
Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 28/9/2004 của Ban Bí thư.
Điều
8. Đối với các đoàn thể chính trị - xã hội và Hội Nhà báo.
Định kỳ
hoặc khi có yêu cầu đột xuất, cấp ủy làm việc với các đoàn thể chính trị - xã hội
và Hội Nhà báo trong cơ quan nắm tình hình hoạt động của từng tổ chức để có biện
pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời.
Điều
9. Đối với các tổ chức có liên quan
1- Đảng
bộ, chi bộ cơ sở trong cơ quan báo chí chịu sự lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra của
cấp ủy cấp trên trực tiếp.
2- Cấp
ủy xây dựng mối quan hệ với cơ quan quản lý cấp trên, với cấp ủy và chính quyền
địa phương nơi có trụ sở cơ quan và nơi đảng viên cư trú để phối hợp công tác
và quản lý đảng viên.
IV.
ĐIỂU KHOẢN THI HÀNH
Điều
10. Tổ chức thực hiện
1- Các
tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cấp ủy cấp trên trực tiếp
của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong cơ quan báo chí có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn,
theo dõi và kiểm tra việc thực hiện quy định này.
2- Căn
cứ Quy định này và các văn bản hướng dẫn của cấp ủy cấp trên, đảng bộ, chi bộ
cơ sở trong các cơ quán báo chí xây dựng quy chế hoạt động cụ thể để thực hiện.
Điều
11. Hiệu lực thi hành
Quy định
này có hiệu lực từ ngày ký và phổ biến đến các chi bộ để thực hiện.