BỘ
CHÍNH TRỊ
-------
|
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------
|
Số:
15-QĐ/TW
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 11 năm 1996
|
QUY ĐỊNH
VỀ CHỨC NĂNG,
NHIỆM VỤ CỦA ĐẢNG BỘ, CHI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
- Căn cứ Điều lệ Đảng, Nghị quyết Hội nghị
lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII),
- Căn cứ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
- Căn cứ đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
Bộ Chính trị quy định chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ trong các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài như sau :
I- Chức năng
Điều 1.
Đảng bộ, chi bộ trong các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài là hạt nhân chính trị lãnh đạo thực hiện chính sách, pháp
luật của Nhà nước ở doanh nghiệp, bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên trong
doanh nghiệp.
II- Nhiệm vụ
Điều 2. Nhiệm vụ chính trị.
- Lãnh đạo cán bộ, nhân viên, người lao động
Việt Nam thực hiện và tuyên truyền, vận động, giám sát phía nước ngoài thực
hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam, các quy định trong giấy phép
đầu tư, hợp đồng liên doanh, điều lệ doanh nghiệp, hợp đồng và thoả ước lao
động. Đoàn kết các thành viên trong doanh nghiệp vì mục tiêu chung là bảo đảm
doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, hoạt động có hiệu quả,
bảo đảm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, của các bên có vốn đầu tư, lợi ích và
nhân phẩm của người lao động.
- Lãnh đạo cán bộ, nhân viên, người lao động
Việt Nam học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề, nắm vững kiến thức khoa
học, công nghệ, nghiệp vụ quản lý kinh doanh, rèn luyện tinh thần lao động và ý
thức kỷ luật lao động.
- Lãnh đạo cán bộ, nhân viên và người lao động
Việt Nam trong doanh nghiệp cùng với hội đồng quản trị, giám đốc doanh nghiệp
giữ gìn bí mật và chủ quyền quốc gia, thực hiện tốt nhiệm vụ và bảo đảm quốc
phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tham gia các công tác xã
hội ở địa phương.
Điều 3. Công tác tư tưởng.
- Giáo dục cán bộ, đảng viên, người lao động
Việt Nam hiểu và tự giác chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, các chủ trương, nhiệm vụ của doanh nghiệp; nâng cao lòng yêu
nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức giai cấp và lý tưởng xã hội chủ nghĩa,
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái giữa
những người lao động; tinh thần hợp tác giữa người Việt Nam với người nước
ngoài; đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục những việc làm trái với pháp luật.
- Tuyên truyền, vận động và bằng hoạt động có
hiệu quả của các tổ chức đảng, các đoàn thể làm cho người nước ngoài hiểu đúng
và tôn trọng các hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp.
Điều 4. Lãnh đạo các đoàn thể.
Lãnh đạo xây dựng và củng cố tổ chức công đoàn,
các đoàn thể nhân dân khác theo đúng pháp luật của Nhà nước và điều lệ của mỗi
đoàn thể. Lãnh đạo các đoàn thể xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình
hành động trong từng thời gian nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, cùng với các
chủ doanh nghiệp chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động,
thực hiện thoả ước lao động tập thể, tổ chức cho người lao động học tập nâng
cao trình độ, tham gia công tác xã hội ở địa phương. Lãnh đạo ban chấp hành
công đoàn thay mặt đoàn viên và quần chúng lao động bàn bạc với chủ doanh
nghiệp giải quyết các mâu thuẫn giữa công nhân và chủ doanh nghiệp theo pháp
luật.
Điều 5. Công tác tổ chức và cán bộ.
Ở những doanh nghiệp hợp tác, liên doanh.
Cấp uỷ chủ động đề xuất hoặc tham gia ý kiến với
cấp uỷ cấp trên xem xét, quyết định các vấn đề về tổ chức, cán bộ ở doanh
nghiệp thuộc thẩm quyền của cấp trên quyết định.
Cấp uỷ lãnh đạo cán bộ chủ chốt của phía Việt
Nam trong hội đồng quản trị, giám đốc và phó giám đốc doanh nghiệp về những vấn
đề tổ chức, cán bộ thuộc thẩm quyền của doanh nghiệp trước khi đưa ra hội đồng
quản trị hoặc giám đốc doanh nghiệp xem xét, quyết định.
Ở những doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài.
Cấp uỷ lựa chọn, bồi dưỡng, giới thiệu những
đảng viên và người ngoài đảng có phẩm chất và năng lực, được quần chúng tín
nhiệm, ứng cử vào ban chấp hành công đoàn và các đoàn thể khác ở doanh nghiệp
và giáo dục, quản lý những cán bộ đó.
Cấp uỷ trực tiếp xây dựng quy hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng và quản lý cán bộ đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp thuộc thẩm quyền
của cấp uỷ.
Điều 6. Xây dựng tổ chức đảng.
Xây dựng đảng bộ, chi bộ và đội ngũ đảng viên
trong sạch, vững mạnh; quản lý, phân công và kiểm tra đảng viên thực hiện nhiệm
vụ được giao, chấp hành Điều lệ và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật
của Nhà nước.
Bảo đảm nền nếp và chất lượng sinh hoạt chi bộ,
cấp uỷ; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê
bình, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất nội bộ, thực hiện đúng các quy định về bảo
vệ đảng, bảo vệ bí mật quốc gia, chống các hành động mua chuộc, chia rẽ, bè
phái và các biểu hiện tiêu cực khác làm hại đến thanh danh của Đảng và đạo đức,
tư cách của đảng viên.
Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền phát
triển đảng viên mới, bảo đảm các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng.
III- quan hệ giữa tổ chức đảng với hội đồng
quản trị, giám đốc doanh nghiệp và các tổ chức liên quan
Điều 7.
Ở những doanh nghiệp hợp tác, liên doanh.
Đảng viên là cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp và
của ban chấp hành đoàn thể quần chúng, định kỳ báo cáo với cấp uỷ về hoạt động
của mình trong doanh nghiệp.
Từng thời gian hoặc khi có tình hình đột xuất,
tổ chức đảng mời giám đốc doanh nghiệp hoặc thành viên chủ chốt trong hội đồng
quản trị là người ngoài đảng trao đổi về hoạt động của doanh nghiệp và thông
báo cho họ biết ý kiến của tổ chức đảng và quần chúng về việc thực hiện nhiệm
vụ và các chính sách, chế độ trong doanh nghiệp.
Ở những doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài.
Tổ chức đảng trực tiếp quan hệ với chủ doanh
nghiệp và những người nước ngoài hoặc thông qua cán bộ, đảng viên trong ban
chấp hành công đoàn, các đoàn thể và các cơ quan quản lý của doanh nghiệp để
nắm tình hình và phương hướng hoạt động của doanh nghiệp, có chủ trương lãnh
đạo phù hợp.
Điều 8.
Đảng bộ, chi bộ trong doanh nghiệp chịu sự lãnh
đạo, hướng dẫn, kiểm tra của cấp uỷ cấp trên trực tiếp ( hoặc tổ chức đảng được
cấp uỷ đó uỷ quyền) về mọi mặt; xây dựng mối quan hệ với cơ quan quản lý cấp
trên, với cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp đóng và nơi có
đảng viên cư trú, để phối hợp công tác.
Điều 9.
Ở những doanh nghiệp hợp tác, liên doanh với
nước ngoài, các đảng viên được các đơn vị Việt Nam tham gia liên doanh cử đến
làm việc dài hạn tại liên doanh lập thành tổ chức đảng trong liên doanh, việc
thành lập tổ chức đảng trong liên doanh do cấp uỷ cấp trên có thẩm quyền ra
quyết định.
VI- Điều khoản thi hành
Điều 10.
Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các cấp uỷ cấp trên trực
tiếp của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trách
nhiệm lãnh đạo, cụ thể hoá và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định này.
Cấp uỷ, chi bộ trong các doanh nghiệp căn cứ vào
quy định này xây dựng quy chế hoạt động cụ thể, sát hợp với đặc điểm của doanh
nghiệp để thực hiện.
Qua thực tế hoạt động, các tỉnh uỷ, thành ủy và
tổ chức đảng có liên quan kịp thời rút kinh nghiệm và báo cáo về Bộ Chính trị
(qua Ban Tổ chức Trung ương).
|
T/M
BỘ CHÍNH TRỊ
Lê Khả Phiêu
|