Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quy định 04-QĐi/TW 2018 nhiệm vụ quyền hạn tổ chức cơ quan chuyên trách tham mưu tỉnh ủy

Số hiệu: 04-QĐi/TW Loại văn bản: Quy định
Nơi ban hành: Ban Chấp hành Trung ương Người ký: Trần Quốc Vượng
Ngày ban hành: 25/07/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

06 nguyên tắc tổ chức cơ quan tham mưu, giúp việc cho tỉnh ủy

Đây là nội dung quan trọng được nêu tại Quy định 04-QĐi/TW về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy.

Theo đó, bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy được tổ chức theo nguyên tắc sau:

- Bảo đảm tham mưu, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của tỉnh ủy; không chồng chéo, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan;

- Bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; không nhất thiết tổ chức bộ máy ở các địa phương phải giống nhau;

- Thực hiện thống nhất văn phòng cấp ủy phục vụ chung các cơ quan;

- Đầu mối bên trong các cơ quan do ban thường vụ tỉnh ủy quyết định;

- Tổng số cấp phó các cơ quan không quá 15 người; Thành ủy Hà Nội và TP. HCM không quá 18 người;

- Biên chế của các cơ quan do ban thường vụ tỉnh ủy xem xét, quyết định trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ, cơ cấu phù hợp với tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm đã được phê duyệt.

Quy định 04-QĐi/TW có hiệu lực kể từ ngày 25/7/2018 và thay thế Quy định 219-QĐ/TW ngày 27/12/2013; Quy định 183-QĐ/TW ngày 08/4/2013.

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 04-QĐi/TW

Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2018

QUY ĐỊNH

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH THAM MƯU, GIÚP VIỆC TỈNH ỦY, THÀNH ỦY

- Căn cứ Điều lệ Đảng;

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII;

- Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII,

Ban Bí thư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy) như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy.

2. cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy trong Quy định này, gồm: Văn phòng, ban tổ chức, cơ quan Ủy ban kiểm tra, ban tuyên giáo, ban dân vận, ban nội chính.

Ngoài các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy nêu trên, khi Bộ Chính trị quyết định thành lập thêm cơ quan khác, Ban Bí thư sẽ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cho cơ quan đó.

Điều 2. Nguyên tắc tổ chức

1. Bảo đảm tham mưu, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của tỉnh ủy; không chồng chéo, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan tham mưu, giúp việc.

2. Bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; không nhất thiết cơ quan tham mưu, giúp việc ở Trung ương có vụ, cục... nào thì ở cấp tỉnh cũng có tổ chức tương ứng; mô hình và quy mô tổ chức bộ máy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; không nhất thiết tổ chức bộ máy các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy ở các địa phương phải giống nhau.

3. Thực hiện thống nhất văn phòng cấp ủy phục vụ chung các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy. Các công việc về hành chính nội bộ (nếu cần) của các cơ quan tham mưu, giúp việc do lãnh đạo cơ quan phân công kiêm nhiệm phù hợp với tình hình cụ thể.

4. Đầu mối bên trong của các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy do ban thường vụ tỉnh ủy quyết định trên cơ sở:

- Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và định hướng khung của Quy định này.

- Tổng số biên chế được các cấp có thẩm quyền giao.

- Tối thiểu có 5 người mới lập một đầu mối (phòng và tương đương). Phòng có dưới 10 người được bố trí trưởng phòng và 1 phó trưởng phòng; có từ 10 người trlên được bố trí không quá 2 phó trưởng phòng.

5. Tổng số cấp phó của các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy không quá 15 người; Thành ủy Hà Nội và Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh không quá 18 người. Số lượng cụ thể cấp phó của mỗi cơ quan do ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định.

6. Biên chế của các cơ quan tham mưu, giúp việc do ban thường vụ tỉnh ủy xem xét, quyết định trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm đã được phê duyệt; bảo đảm tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động theo nghị quyết, quy định, kết luận của Trung ương và Bộ Chính trị.

Điều 3. Trách nhiệm, quyền hạn chung của cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy

1. Chịu trách nhiệm trước tỉnh ủy, ban thưng vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy trong tham mưu, đề xuất cho cấp ủy và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

2. Được yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy báo cáo, cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình.

3. Được cử cán bộ dự các cuộc họp, hội nghị của cấp ủy trực thuộc, các sở, ban, ngành, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các cơ quan liên quan bàn về nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn do cơ quan mình phụ trách.

4. Thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền của chủ thể kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điểm 1.2.1, Khoản 1.2, Mục 1, Phần I Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.

Điều 4. Về tiêu chuẩn chức danh và cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức

1. Về tiêu chun chức danh

Việc xác định tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức trong mỗi cơ quan, đơn vị do các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy xây dựng, ban thường vụ tỉnh ủy quyết định phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của địa phương.

2. Về cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức

2.1. Đối với văn phòng tỉnh ủy: Bố trí cán bộ, công chức, viên chức hợp lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm của văn phòng.

2.2. Đối với cơ quan Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy: Bảo đảm cơ cấu cán bộ, công chức hợp lý để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của cơ quan trên cơ sở vị trí việc làm của từng cơ quan.

Chương II

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ

Điều 5. Văn phòng tỉnh ủy

1. Chức năng

1.1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ và thường trực tỉnh ủy trong tổ chức, điều hành công việc, lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc; phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, thẩm định đề xuất chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, tài sản của đảng bộ; là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy; là đầu mối giúp thường trực tỉnh ủy xử lý công việc hằng ngày.

1.2. Là đại diện chủ sở hữu tài sản của tỉnh ủy; trực tiếp quản lý tài chính, tài sản của tỉnh ủy và các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy; bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện và tổ chức phục vụ cho hoạt động của tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy.

2. Nhiệm vụ

2.1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện

a) Nghiên cứu, đề xuất và giúp ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy tổ chức thực hiện chương trình công tác; xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế làm việc; sắp xếp chương trình công tác của đồng chí bí thư, các phó bí thư và một số hoạt động của các đồng chí ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy theo quy chế làm việc và chương trình công tác; thực hiện công tác đối ngoại của tỉnh ủy; phối hợp và điều hòa hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy. Chủ trì, phối hợp tham mưu và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính trong Đảng.

b) Tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Trung ương, của tỉnh ủy và hoạt động của các cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các cơ quan thuộc tỉnh ủy. Thông báo ý kiến kết luận, chỉ đạo của ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy, bí thư, phó bí thư và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện. Theo dõi, đôn đốc các tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy, các cơ quan liên quan thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định. Thực hiện công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo của tỉnh ủy; chế độ cung cấp thông tin cho cấp ủy viên và các tổ chức. Giúp tỉnh ủy thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất.

c) Tiếp nhận, phát hành và quản lý các tài liệu, văn bản đến và đi của tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy; quản lý, khai thác mạng cơ yếu của tỉnh ủy. Tổ chức quản lý, khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin, bảo vệ mạng thông tin diện rộng của đảng bộ.

d) Quản lý, tổ chức khai thác tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam thuộc thẩm quyền thu thập của lưu trữ lịch sử đảng bộ tỉnh, bao gồm tài liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội.

đ) Trực tiếp quản lý tài chính, tài sản, chi tiêu ngân sách đảng; hành chính, quản trị, tài vụ phục vụ hoạt động của cấp ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy. Thực hiện thm tra quyết toán tài chính ngân sách đảng của các tổ chức đảng và đảng bộ trực thuộc. Bảo đảm điều kiện vật chất, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động của tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy; đồng thời, bảo đảm tài chính và cơ sở vật chất khác cho các cơ quan trực thuộc tỉnh ủy theo phân công, phân cấp.

e) Tham gia tổ chức, phục vụ đại hội đảng bộ tỉnh; chủ trì phục vụ hội nghị tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy và các hội nghị do thường trực tỉnh ủy triệu tập, các cuộc làm việc của bí thư, phó bí thư tỉnh ủy.

g) Sơ kết, tổng kết công tác văn phòng cấp ủy.

2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

a) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng, công tác tài chính, quản lý tài sản của Đảng cho các tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy và văn phòng cấp ủy cấp dưới; nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương theo quy định của pháp luật về lưu trữ, các quy định của Ban Bí thư và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng; công nghệ thông tin, nghiệp vụ công tác cơ yếu cho văn phòng cấp ủy cấp dưới và các cơ quan đảng thuộc tỉnh ủy.

b) Thực hiện kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ văn phòng và công tác tài chính - kế toán ở các đảng bộ và tổ chức trực thuộc tỉnh ủy.

c) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, ban tổ chức tỉnh ủy và các cơ quan liên quan giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy.

2.3. Thẩm định, thẩm tra

a) Đề án, văn bản của các cơ quan, tổ chức trước khi trình tỉnh ủy, ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy về: Yêu cầu, phạm vi, quy trình, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản.

b) Nội dung đề án, văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại và các lĩnh vực khác theo sự phân công của thường trực tỉnh ủy trước khi trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy.

2.4. Phối hợp

a) Với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy về cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; tham gia ý kiến với cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

b) Với các cơ quan liên quan xây dựng một số đề án, văn bản, chương trình hành động do ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy giao; biên tập hoặc thẩm định văn bản trước khi ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy ban hành.

c) Với ban tổ chức tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của ban thường vụ tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng xử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của văn phòng tỉnh ủy theo phân cấp.

d) Với các cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy để tham mưu giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định, kết luận của Trung ương và của tỉnh ủy về công tác xây dựng đảng; về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; việc thực hiện chủ trương, chế độ, nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản của tỉnh ủy.

đ) Với cơ quan chức năng nhà nước trong việc quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện dự án cho các cơ quan đảng theo quy định của pháp luật.

e) Với ban nội chính tỉnh ủy giúp thường trực tỉnh ủy tổ chức tiếp công dân.

2.5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy giao.

3. Tổ chức, bộ máy

3.1. Lãnh đạo văn phòng tỉnh ủy

Gồm chánh văn phòng và các phó chánh văn phòng, số lượng phó chánh văn phòng do ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định.

3.2. Các đơn vị trực thuộc

Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định có thể thành lập một số phòng chuyên môn của văn phòng tỉnh ủy, như: Phòng tổng hợp; phòng quản trị; phòng tài chính đảng; phòng cơ yếu - công nghệ thông tin; phòng hành chính - lưu trữ. Ngoài ra, theo tình hình thực tế của địa phương có thể lập thêm phòng khác, nhưng tối đa không quá 6 phòng.

Các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Đảng (nếu có) thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

4. Biên chế

Biên chế của văn phòng tỉnh ủy do ban thường vụ tỉnh ủy quyết định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với tổng số biên chế được giao và cân đối với các cơ quan tham mưu, giúp việc khác của tỉnh ủy. Đồng thời, thực hiện nghiêm tinh giản biên chế theo nghị quyết, quy định, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị.

Điều 6. Ban tổ chức

1. Chức năng

1.1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy và thường trực tỉnh ủy về công tác tổ chức xây dựng đảng.

1.2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ, tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị trong tỉnh.

1.3. Là cơ quan thường trực về công tác thi đua, khen thưởng, tuyển dụng, nâng ngạch, xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh ủy theo phân cấp.

2. Nhiệm vụ

2.1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện

a) Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất xây dựng nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy về công tác tổ chức xây dựng đảng; về công tác cán bộ thuộc diện tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy quản lý; giải quyết các vấn đề về đảng tịch; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vấn đề về chính trị của cán bộ thuộc diện tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy quản lý; chế độ, chính sách, khen thưởng và kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; về chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh, thành phố theo phân cấp.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng đề án về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ đảng trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy.

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu ban thường vụ tỉnh ủy quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị ở địa phương. Thực hiện quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương theo phân cấp, ủy quyền.

d) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ thuộc diện tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy quản lý; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở khối đảng, đoàn thể ở địa phương. Phối hợp với các cơ quan chức năng, các cơ sở y tế thực hiện việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe đối với cán bộ diện tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy quản lý.

đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thi nâng ngạch chuyên viên lên chuyên viên chính và tương đương đối với công chức và xét thăng hạng nghề nghiệp viên chức trong các cơ quan đảng, mặt trận tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội theo ủy quyền.

e) Quản lý hồ sơ cán bộ diện tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy quản lý và cán bộ, đảng viên có vấn đề về chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.

g) Thực hiện thống kê về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên ở địa phương.

h) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tổ chức xây dựng đảng.

i) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với ban thường vụ tỉnh ủy, Ban Tổ chức Trung ương theo quy định.

k) Sơ kết, tổng kết về công tác tổ chức xây dựng Đảng.

2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

a) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ, thi hành Điều lệ Đảng; việc thực hiện phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức và biên chế của hệ thống chính trị tại địa phương theo phân cấp và theo quy định của ban thường vụ tỉnh ủy.

b) Hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác xây dựng, phát triển tổ chức đảng, đảng viên, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, hồ sơ đảng viên, cơ sở dữ liệu đảng viên, giới thiệu sinh hoạt đảng, xét tặng huy hiệu Đảng, cấp phát thẻ đảng viên, xóa tên đảng viên, giải quyết khiếu nại và vấn đề đảng tịch cho đảng viên trong đảng bộ; công tác bảo vệ chính trị nội bộ; quản lý biên chế của các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy.

c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách và công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các sở, ban, ngành của tỉnh theo phân cấp quản lý.

2.3. Thẩm định, thẩm tra

a) Thẩm định các đề án, văn bản về tổ chức xây dựng đảng, về cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ và về tổ chức bộ máy, biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị trước khi trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy.

b) Tham gia ý kiến đối với đề án, văn bản về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các sở, ban, ngành và các cơ quan trong tỉnh quyết định theo phân cấp.

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nhân sự quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách cán bộ trước khi trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy.

d) Chủ trì thẩm tra, xác minh đối với cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên có vấn đề về chính trị theo quy định.

2.4. Phối hợp

a) Với ủy ban kiểm tra tỉnh ủy tham mưu, giúp tỉnh ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm thuộc lĩnh vực tổ chức xây dựng đảng.

b) Với các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy trong công tác xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ.

c) Với sở nội vụ và các sở, ban, ngành liên quan trong việc thchế hóa các nghị quyết, quyết định của Đảng về lĩnh vực tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, bảo vệ chính trị nội bộ.

d) Với các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh hướng dẫn xây dựng và kiểm tra thực hiện quy chế làm việc, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện và các đảng ủy trực thuộc.

đ) Với văn phòng tỉnh ủy giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy.

2.5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy giao.

3. Tổ chức bộ máy

3.1. Lãnh đạo ban

Gồm trưởng ban và các phó trưởng ban. Số lượng phó trưởng ban (không bao gồm phó trưởng ban kiêm nhiệm) do ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định.

3.2. Các đơn vị trực thuộc

Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định có thể thành lập một số phòng chuyên môn của ban tổ chức tỉnh ủy, như: Phòng tổ chức - cán bộ; phòng tổ chức đảng - đảng viên; phòng bảo vệ chính trị nội bộ. Ngoài ra, theo tình hình thực tế của địa phương có thể lập thêm phòng khác, nhưng không vượt quá 4 phòng; Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh không quá 5 phòng.

4. Biên chế

Biên chế của ban tổ chức tỉnh ủy do ban thường vụ tỉnh ủy quyết định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, cơ cấu cán bộ, công chức phù hợp với tng số biên chế được giao và cân đối với các cơ quan tham mưu, giúp việc khác của tỉnh ủy. Đồng thời, thực hiện nghiêm tinh giản biên chế theo nghị quyết, quy định, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị.

Điều 7. Cơ quan ủy ban kiểm tra

1. Chức năng

1.1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc ủy ban kiểm tra tỉnh ủy thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của đảng trong đảng bộ tỉnh theo quy định của Điều lệ Đảng; thực hiện các nhiệm vụ do tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy giao.

1.2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong đảng của tỉnh ủy, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy.

2. Nhiệm vụ

2.1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện

a) Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy được quy định trong Điều lệ Đảng, quy chế làm việc của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hằng năm do ủy ban kiểm tra tỉnh ủy quyết định.

b) Chủ trì, phối hợp tham mưu xây dựng và triển khai tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy trong nhiệm kỳ và hằng năm theo quy định của Điều lệ Đảng; chuẩn bị các vụ việc kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, các đề án về công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy xem xét, quyết định theo thẩm quyền; các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy về công tác kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy.

c) Nghiên cứu, đề xuất ủy ban kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên theo quy định tại Điều 30 và Điều 32, Điều lệ Đảng; thực hiện trách nhiệm, thẩm quyền trong công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định của Bộ Chính trị.

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy đề xuất tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy thành lập đoàn kiểm tra giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng; xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy.

đ) Đề xuất ý kiến đóng góp vào sự lãnh đạo, chỉ đạo chung của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng trong đảng bộ.

e) Thực hiện thông tin tuyên truyền về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng; giúp ban thường vụ tỉnh ủy và Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng.

g) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của Ủy ban kiểm tra và cơ quan Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy. Thực hiện việc thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất với ban thường vụ tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Trung ương theo quy định.

2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

a) Giúp ủy ban kiểm tra tỉnh ủy hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và đảng viên trong đảng bộ tỉnh thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; giúp ủy ban kiểm tra tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng cho tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp ủy trực thuộc và các cơ quan tham mưu, giúp việc cùng cấp; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra đảng.

b) Kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp dưới. Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban kiểm tra theo Điều lệ Đảng quy định; quy chế làm việc, chương trình công tác kiểm tra, giám sát hằng năm.

2.3. Thẩm định, thẩm tra

Thẩm định đề án, văn bản của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh về những nội dung liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng khi có yêu cầu.

2.4. Phối hợp

a) Với các cơ quan liên quan trong xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng.

b) Với văn phòng tỉnh ủy giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy.

c) Với ban tổ chức tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của ban thường vụ tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy; tham gia ý kiến về các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức do cơ quan chức năng đề nghị khen thưởng theo phân cấp.

2.5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy và Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy giao.

3. Tổ chức bộ máy

3.1. Lãnh đạo cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy

Chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy thực hiện theo Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.

Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy là thủ trưởng cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy; các phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy là phó thủ trưởng cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy.

3.2. Các đơn vị trực thuộc

Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định có thể thành lập một số phòng chuyên môn của cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tế của địa phương nhưng tối đa không quá 4 phòng; Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh không quá 5 phòng.

4. Biên chế

Biên chế của cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy do ban thường vụ tỉnh ủy quyết định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, cơ cấu cán bộ, công chức phù hợp với tổng số biên chế được giao và cân đối với các cơ quan tham mưu, giúp việc khác của tỉnh ủy. Đồng thời, thực hiện nghiêm tinh giản biên chế theo nghị quyết, quy định, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị.

Điều 8. Ban tuyên giáo

1. Chức năng

1.1. Là cơ quan tham mưu của tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy và thường trực tỉnh ủy về công tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị tư tưởng, tuyên truyền, lý luận chính trị, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, khoa giáo, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương.

1.2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên giáo của tỉnh ủy.

2. Nhiệm vụ

2.1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện

a) Nghiên cứu, theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, dư luận xã hội, những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực chính trị tư tưởng trên địa bàn tỉnh. Dự báo những diễn biến, xu hướng chính trị tư tưởng có thể xảy ra, kịp thời báo cáo, kiến nghị với tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy về phương hướng, nhiệm vụ, nội dung, biện pháp giải quyết.

b) Đánh giá hoạt động, nghiên cứu, đề xuất các đề án, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, cơ chế, chính sách, giải pháp trong lĩnh vực tuyên giáo trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy ban hành và tổ chức thực hiện; sưu tầm, biên soạn lịch sử đảng bộ tỉnh.

c) Chỉ đạo nội dung giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục, đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phát huy truyền thống cách mạng của địa phương, đất nước. Tổ chức nghiên cứu, tuyên truyền, quán triệt nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng.

d) Nghiên cứu, tham mưu tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chính trị, tư tưởng trong hoạt động của các cơ quan báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, cơ quan thông tin, tuyên truyền, các hội văn học - nghệ thuật, hội nhà báo địa phương đảm bảo hoạt động đúng đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Khi cần thiết, chủ trì hoặc phối hợp kiểm tra về mặt quan điểm chính trị, tư tưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản... thuộc phạm vi phụ trách.

đ) Giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy chỉ đạo công tác chính trị, tư tưởng trong đội ngũ trí thức, nhà khoa học và trong sinh viên, học sinh ở địa phương. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên theo phân cấp.

e) Tham gia với chính quyền địa phương trong việc vận dụng, thể chế các quy định của cấp trên về các lĩnh vực có liên quan đến công tác tuyên giáo.

g) Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất với ban thường vụ tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Trung ương theo quy định.

h) Sơ kết, tổng kết về công tác tuyên giáo.

2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

a) Hướng dẫn tổ chức nghiên cứu, tuyên truyền, quán triệt và kiểm tra, giám sát việc học tập, quán triệt nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng. Kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, các ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh về thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Trung ương, của tỉnh ủy trong lĩnh vực tuyên giáo.

b) Hướng dẫn tổ chức bồi dưỡng lý luận chính trị, thông tin thời sự, tuyên truyền chính sách theo các chương trình, kế hoạch triển khai của Trung ương và tỉnh ủy; bồi dưỡng và hướng dẫn nghiệp vụ công tác tuyên giáo cho ban tuyên giáo cấp ủy cấp dưới, các đảng bộ cơ sở, trường chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện.

c) Hướng dẫn sưu tầm biên soạn lịch sử đảng bộ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đảng bộ xã, phường, thị trấn.

2.3. Thẩm định, thẩm tra

Đề án, văn bản của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thchính trị - xã hội có liên quan đến lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, khoa giáo, lịch sử đảng bộ địa phương trước khi trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy.

2.4. Phối hợp

a) Với các cơ quan liên quan đề xuất về cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, quản lý và đãi ngộ đối với đội ngũ trí thức, nhà khoa học và văn nghệ sĩ ở địa phương; quản lý báo chí, xuất bản và xử lý những sai phạm trong hoạt động báo chí, xuất bản.

b) Với các cơ quan chức năng tham mưu ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan trong khối tuyên giáo trực thuộc tỉnh ủy.

c) Với ban tổ chức tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của ban thường vụ tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ban tuyên giáo tỉnh ủy; đề xuất chủ trương đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý, đãi ngộ nhân tài.

d) Với ủy ban kiểm tra tỉnh ủy tham mưu, giúp tỉnh ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm thuộc lĩnh vực tuyên giáo.

đ) Với văn phòng tỉnh ủy giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy.

2.5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy giao.

3. Tổ chức bộ máy

3.1. Lãnh đạo ban

Gồm trưởng ban và các phó trưởng ban. Số lượng phó trưởng ban (không bao gồm phó trưởng ban kiêm nhiệm) do ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định.

3.2. Các đơn vị trực thuộc

Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định có thể thành lập một số phòng chuyên môn của ban tuyên giáo tỉnh ủy, như: Phòng lý luận chính trị và lịch sử Đảng; phòng tuyên truyền - báo chí - xuất bản; phòng khoa giáo. Ngoài ra, theo tình hình thực tế địa phương, có thể lập thêm các phòng khác nhưng không quá 5 phòng; Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh được lập không quá 6 phòng.

4. Biên chế

Biên chế của ban tuyên giáo tỉnh ủy do ban thường vụ tỉnh ủy quyết định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, cơ cấu cán bộ, công chức phù hợp với tổng số biên chế được giao và cân đối với các cơ quan tham mưu, giúp việc khác của tỉnh ủy. Đồng thời, thực hiện nghiêm tinh giản biên chế theo nghị quyết, quy định, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị.

Điều 9. Ban dân vận

1. Chức năng

1.1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy và thường trực tỉnh ủy về công tác dân vận.

1.2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác dân vận của tỉnh ủy (bao gồm cả công tác dân tộc, tôn giáo); là cơ quan thường trực của ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của tỉnh, thành phố.

2. Nhiệm vụ

2.1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện

a) Chủ trì, phối hợp tham mưu, đề xuất xây dựng các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, chương trình công tác dân vận và chủ trương, giải pháp về công tác dân vận của tỉnh ủy và ban thường vụ tỉnh ủy.

b) Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, đề xuất tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và triển khai tổ chức thực hiện.

c) Tham mưu giúp cấp ủy nắm tình hình và chỉ đạo hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, hội quần chúng ở địa phương; hoạt động công tác dân vận của các cơ quan nhà nước ở địa phương.

d) Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể theo dõi, tổng hợp tình hình nhân dân (bao gồm cả tình hình dân tộc, tôn giáo, các giai tầng xã hội, các vấn đề bức xúc trong nhân dân), báo cáo và tham mưu kịp thời với tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy để lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận và xử lý những vấn đề phát sinh.

đ) Tham gia ý kiến với các cơ quan chính quyền trong việc thchế hóa nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng về công tác dân vận, tôn giáo, dân tộc và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

e) Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất với ban thường vụ tỉnh ủy, Ban Dân vận Trung ương theo quy định.

g) Sơ kết, tổng kết về công tác dân vận.

2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

a) Việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng về công tác dân vận.

b) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác dân vận cho cấp ủy và cán bộ làm công tác dân vận của đảng trong tỉnh.

2.3. Thẩm định, thẩm tra

a) Các đề án, văn bản về công tác dân vận trước khi trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy.

b) Tham gia ý kiến đối với các đề án, dự án thuộc lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng - an ninh... có liên quan đến công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo; các đề án, dự án có liên quan đến quyền làm chủ của nhân dân và công tác dân vận của các cơ quan nhà nước.

2.4. Phối hợp

a) Với ủy ban kiểm tra tỉnh ủy tham mưu, giúp tỉnh ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm về công tác dân vận.

b) Với các ban, ngành liên quan trong các hoạt động chung về công tác dân vận; công tác nghiên cứu, kiểm tra, đào tạo, bồi dưỡng, thông tin... Về công tác dân vận ở địa phương.

c) Với Mặt trận Tquốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan liên quan và các hội quần chúng trong công tác vận động nhân sĩ, trí thức, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số và chức sắc trong tôn giáo; trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

d) Với ban tổ chức tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của ban thường vụ tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động của ban dân vận tỉnh ủy.

đ) Với văn phòng tỉnh ủy giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy.

2.5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy giao.

3. Tổ chức bộ máy

3.1. Lãnh đạo ban

Gồm trưởng ban và các phó trưởng ban. Số lượng phó trưởng ban do ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định.

3.2. Các đơn vị trực thuộc

Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định có thể thành lập một số phòng chuyên môn của ban dân vận tỉnh ủy, như: Phòng đoàn thể và các hội; phòng dân vận các cơ quan nhà nước, dân tộc và tôn giáo. Ngoài ra, theo tình hình thực tế của địa phương, có thể lập thêm phòng khác nhưng không quá 3 phòng; Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội, Thành ủy Thành phố H Chí Minh không quá 4 phòng.

4. Biên chế

Biên chế của ban dân vận tỉnh ủy do ban thường vụ tỉnh ủy quyết định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, cơ cấu cán bộ, công chức phù hợp với tổng số biên chế được giao và cân đối với các cơ quan tham mưu, giúp việc khác của tỉnh ủy. Đồng thời, thực hiện nghiêm tinh giản biên chế theo nghị quyết, quy định, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị.

Điều 10. Ban nội chính

1. Chức năng

1.1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng.

1.2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính đảng; cơ quan thường trực ban chỉ đạo cải cách tư pháp và ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của tỉnh ủy.

2. Nhiệm vụ

2.1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện

a) Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng. Cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng phù hợp với địa phương.

b) Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng, báo cáo tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy xem xét, quyết định.

c) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất với ban thường vụ tỉnh ủy cho chủ trương về hoạt động và đánh giá công tác năm của các cơ quan nội chính ở địa phương, hội luật gia, đoàn luật sư... và một số cơ quan có liên quan trong lĩnh vực nội chính, tư pháp ở tỉnh.

d) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất với ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước và các vấn đề đột xuất, nổi cộm, phức tạp liên quan đến an ninh, trật ttrên địa bàn.

đ) Tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo gửi đến tỉnh ủy; kiến nghị với thường trực tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy xử lý những đơn, thư có nội dung quan trọng; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết một số đơn, thư được thường trực tỉnh ủy giao. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tiếp công dân theo quy định. Chủ trì, phối hợp với văn phòng tỉnh ủy giúp thường trực tỉnh ủy tổ chức tiếp công dân.

e) Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất với ban thường vụ tỉnh ủy, Ban Nội chính Trung ương theo quy định.

g) Sơ kết, tổng kết về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng của tỉnh ủy.

2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

a) Phối hợp với ủy ban kiểm tra tỉnh ủy tham mưu, giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm về lĩnh vực công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng.

b) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy kiểm tra, giám sát các cơ quan nội chính địa phương thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng.

c) Chủ trì hoặc phối hợp hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng ở địa phương.

d) Chủ trì hoặc phối hợp các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát việc xử lý một số vụ việc, vụ án có sự chỉ đạo xử lý của ban thường vụ tỉnh ủy và của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy.

đ) Hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính đảng cho cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ làm công tác nội chính đảng của các cấp trong đảng bộ tỉnh.

2.3. Thẩm định, thẩm tra

a) Các đề án, văn bản về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng trước khi trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy.

b) Tham gia ý kiến đối với các đề án, văn bản của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh về những nội dung liên quan đến lĩnh vực nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng trước khi trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy.

2.4. Phối hợp

a) Với ủy ban kiểm tra tỉnh ủy tham mưu, giúp tỉnh ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm thuộc lĩnh vực nội chính.

b) Với ban tổ chức tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của ban thường vụ tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và việc thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động của ban nội chính tỉnh ủy.

c) Tham gia ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với một số chức danh tư pháp theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ.

d) Với các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, các cấp ủy, cơ quan liên quan xây dựng quy chế phối hợp thực hiện công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng trình ban thường vụ tỉnh ủy ban hành.

đ) Với văn phòng tỉnh ủy giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy.

2.5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy giao.

3. Tổ chức bộ máy, biên chế

3.1. Số lượng lãnh đạo ban

Gồm trưởng ban và các phó trưởng ban. Số lượng phó trưởng ban do ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định.

3.2. Các đơn vị trực thuộc

Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định có thể thành lập một số phòng chuyên môn của ban nội chính tỉnh ủy, như: Phòng theo dõi công tác các cơ quan nội chính và cải cách tư pháp, tiếp nhận và xử lý đơn, thư; phòng theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng. Ngoài ra, theo tình hình thực tế của địa phương, có thể lập thêm phòng khác nhưng không quá 3 phòng; Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 4 phòng.

3.3. Biên chế

Biên chế của ban nội chính tỉnh ủy do ban thường vụ tỉnh ủy quyết định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, cơ cấu cán bộ, công chức phù hợp với tổng số biên chế được giao và cân đối với các cơ quan tham mưu, giúp việc khác của tỉnh ủy. Đồng thời, thực hiện nghiêm tinh giản biên chế theo nghị quyết, quy định, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị.

Chương III

MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 11. Đối với tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc ở Trung ương

1. Các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo về mọi mặt của tỉnh ủy, trực tiếp và thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy và thường trực tỉnh ủy; thực hiện chế độ báo cáo, tham mưu đề xuất với ban thường vụ tỉnh ủy và thường trực tỉnh ủy các vấn đề thuộc trách nhiệm, lĩnh vực được phân công.

2. Các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo đối với cơ quan tham mưu giúp việc tương ứng của Ban Chấp hành Trung ương theo quy định.

Điều 12. Đối với các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh

Quan hệ giữa các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy và giữa cơ quan tham mưu giúp việc tỉnh ủy với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh là quan hệ phối hợp.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội nghiên cứu, triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Trung ương, của tỉnh ủy; hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 13. Đối với thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh

Quan hệ giữa các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy với thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh là quan hệ phối hợp.

1. Các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy phối hợp với thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân để triển khai thực hiện nhiệm vụ tham mưu thuộc lĩnh vực của mình có liên quan đến công tác quản lý nhà nước; thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh tạo điều kiện, hỗ trợ để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh bàn về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thì đại diện lãnh đạo cơ quan đó được mi dự, tham gia ý kiến. Những nội dung cần thiết, lãnh đạo cơ quan làm việc trực tiếp với thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đphối hợp thực hiện nhiệm vụ của mỗi bên.

Điều 14. Đối với cấp ủy và các ban tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp dưới

1. Quan hệ giữa các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy với cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy là quan hệ phối hợp, trao đổi, hướng dẫn trong việc thực hiện công tác chuyên môn, tổ chức và cán bộ theo phân cấp.

2. Quan hệ giữa các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy với các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy trực thuộc tỉnh ủy là quan hệ hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Điều khoản thi hành

1. Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quy định số 219-QĐ/TW, ngày 27/12/2013 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy; Quy định số 183-QĐ/TW, ngày 08/4/2013 của Ban Bí thư khóa XI về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy của ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.

2. Giao Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc báo cáo Ban Bí thư xem xét.


Nơi nhận:
- Các tỉnh ủy, thành ủy,
- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương,
- Các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương,
- Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương,
- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.

T/M BAN BÍ THƯ




Trần Quốc Vượng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quy định 04-QĐi/TW ngày 25/07/2018 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy do Ban Chấp hành Trung ương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


64.766

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.126.44
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!