Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 29/2006/PL-UBTVQH11 Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Văn An
Ngày ban hành: 05/04/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 29/2006/PL-UBTVQH11

Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2006

PHÁP LỆNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Pháp lệnh này sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21 tháng 5 năm 1996 đã được sửa đổi, bổ sung theo “Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 25 tháng 12 năm 1998

Điều 1

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án

1. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 2

l. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về các khiếu kiện quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 16 Điều 11 của Pháp lệnh này trong các trường hợp sau đây:

a) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng, hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết mà không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;

b) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;

c) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu trong trường hợp pháp luật quy định không được quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;

d) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 17 Điều 11 của Pháp lệnh này trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó và không tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

b) Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 18 Điều 1l của Pháp lệnh này nếu đã khiếu nại với cơ quan lập danh sách cử tri, nhưng không đồng ý về cách giải quyết của cơ quan đó.

4. Cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 19 Điều 11 của Pháp lệnh này nếu đã khiếu nại với người đã ra quyết định kỷ luật, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó và không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo.

5. Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 20 Điều 1l của Pháp lệnh này nếu đã khiếu nại với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó.

6. Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 21 Điều 11 của Pháp lệnh này nếu đã khiếu nại với Hội đồng cạnh tranh hoặc Bộ trưởng Bộ Thương mại, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó.

7. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 22 Điều 11 của Pháp lệnh này theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1à thành viên về các khiếu kiện đó.

2. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 4

Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quyết định hành chính: là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính.

2. Hành vi hành chính: là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

3. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ từ vụ trưởng và tương đương trở xuống thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

4. Đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm người khởi kiện, người bị kiện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

5. Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc cán bộ, công chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định kỷ luật buộc thôi việc, nên đã khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền.

6. Người kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị khiếu kiện.

7. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các cá nhân, cơ quan, tổ chức, do có việc khởi kiện vụ án hành chính của người khởi kiện đối với người bị kiện mà việc giải quyết vụ án hành chính đó có liên quan đến quyền lợi hoặc nghĩa vụ của họ.

8. Cơ quan, tổ chức bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.

3. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 5

l. Người khởi kiện có nghĩa vụ cung cấp bản sao quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc, bản sao quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có), cung cấp các chứng cứ khác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Người bị kiện có nghĩa vụ cung cấp cho Toà án hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản, tài liệu trong hồ sơ giải quyết việc hành chính, hồ sơ xét kỷ luật mà căn cứ vào đó để ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc có hành vi hành chính.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền tham gia tố tụng với bên người khởi kiện, bên người bị kiện hoặc tham gia tố tụng độc lập, có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

4. Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Pháp lệnh này quy định.

5. Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự. Toà án chứng cứ mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Toà án; trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Toà án biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ”.

4. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 11

Các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án:

l. Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

2. Khiếu kiện quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính;

3. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

4. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính bằng một trong các hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính;

5. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác;

6. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề hoặc khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính khác liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính của thương nhân;

7. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến thương mại hàng hoá quốc tế hoặc trong nước;

8. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến chuyển giao tài chính trong nước và quốc tế, dịch vụ và cung ứng dịch vụ;

9. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản;

10. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng thuế, thu thuế, truy thu thuế,

11. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng phí, thu phí, lệ phí; thu tiền sử dụng đất;

12. Khiếu kiến quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ;

13. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về đầu tư;

14. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hải quan, công chức hải quan;

15. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý hộ tịch;

16. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính đối với việc từ chối công chứng, chứng thực;

17. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời hạn sử dụng đất;

18. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

19. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống;

20. Khiếu kiện quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết khiếu nại đối với quyết định của Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư;

21 . Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc;

22. Các khiếu kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

5. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

''Điều 12

1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án cấp huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

a) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ với Toà án và của cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước đó;

b) Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ với Toà án đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó;

c) Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng lãnh thổ với toà án.

2. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

a) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng các cơ quan đó mà người khởi kiện là cá nhân có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc người khởi kiện là cơ quan, tổ chức có trụ sở trên cùng lãnh thổ với Toà án;

b) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan chức năng thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại điểm a khoản này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, công chức của các cơ quan chức năng đó mà người khởi kiện là cá nhân có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc người khởi kiện là cơ quan, tổ chức có trụ sở trên cùng lãnh thổ với Toà án;

c) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng lãnh thổ với Toà án và của cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước đó;

d) Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trên cùng lãnh thổ với Toà án đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó, trừ những khiếu kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

đ) Khiếu kiện quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cùng lãnh thổ với Toà án giải quyết khiếu nại đối với quyết định của Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư;

e) Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện là cá nhân có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc người khởi kiện là cơ quan, tổ chức có trụ sở trên cùng lãnh thổ vời Toà án;

g) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều này mà Toà án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết”.

6. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

''Điều 13

1. Trong trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức không được giải quyết hoặc đã được giải quyết lần đầu, nhưng người khiếu nại không đồng ý mà khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai và khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền thì phân biệt thẩm quyền như sau:

a) Trường hợp chỉ có một người vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, vừa khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của Toà án. Cơ quan đã thụ lý việc giải quyết khiếu nại phải chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Toà án có thẩm quyền;

b) Trường hợp có nhiều người mà họ vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, vừa khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai hoặc trong đó có người khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, có người khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. Toà án đã thụ lý vụ án hành chính phải chuyển hồ sơ vụ án cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai ngay sau khi phát hiện việc giải quyết vụ án không thuộc thẩm quyền của mình;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản này, nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai thì có quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính theo thủ tục chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Toà án đã thụ lý vụ án hành chính, nếu phát hiện vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền và xoá sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị quyết định này trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Toà án đã ra quyết định chuyển vụ án hành chính phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị.

3. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa các Toà án cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Toà án cấp tỉnh giải quyết.

Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa các Toà án cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau hoặc giữa các Toà án cấp tỉnh do Chánh án Toà án nhân dân tối cao giải quyết”.

7. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 14

1. Các cơ quan tiến hành tố tụng hành chính gồm có:

a) Toà án nhân dân;

b) Viện kiểm sát nhân dân.

2. Những người tiến hành tố tụng hành chính gồm có:

a) Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án;

b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên.”

8. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 15

1. Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân.

2. Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán.

3. Hội đồng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án cấp tỉnh là Uỷ ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh. Khi Uỷ ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh tiến hành giám đốc thẩm hoặc tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia.

4. Hội đồng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án hành chính Toà án nhân dân tối cao gồm có ba Thẩm phán.

5. Hội đồng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án nhân dân tối cao là Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Khi Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tiến hành giám đốc thẩm hoặc tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia.”

9. “Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 16

1. Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây.

a) Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;

b) Họ đã tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;

c) Họ đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quan đến hành vi hành chính bị khiếu kiện;

d) Họ đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính;

đ) Họ đã tham gia vào việc ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức;

e) Họ đã tham gia vào việc ra quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết khiếu nại đối với quyết định của Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư;

g) Họ đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

h) Họ đã tham gia vào việc lập danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội hoặc lập danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

i) Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

2. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;

c) Họ đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án đó, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Toà án xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;

d) Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát.

3. Kiểm sát viên, Thư ký Toà án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Họ là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, Thư ký Tòa án.

10. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 17

l. Trước khi mở phiên toà, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Chánh án Toà án thì do Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp quyết định.

Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Kiểm soát viên do Viện trưởng Viện Kiểm sát cùng cấp quyết định; nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.

2. Tại phiên toà, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định

Trong trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà. Việc cử Chánh án Toà án quyết định; nếu người bị thay đổi là Chánh án Toà án thì do Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp quyết định. Việc cử Kiểm sát viên thay thế Kiểm sát viên bị thay đổi do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định; nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.

3. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày hoãn phiên tòa, Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát phải cử người khác thay thế.

11. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 18

Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà xét xử vụ án hành chính.

Đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, nếu không có người khởi kiện thì Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án hành chính và có trách nhiệm cung cấp chứng cứ.”

12. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 19

l. Những người tham gia tố tụng hành chính gồm đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.

2. Đương sự là cá nhân thì tự mình hoặc có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình trong quá trình giải quyết vụ án hành chính

3. Đương sự là cơ quan, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng thông qua người đại diện hợp pháp”.

13. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 27

Người giám định, người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 của Pháp lệnh này. Việc thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên toà do Chánh án Toà án quyết định; tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi.”

14. Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 30

l. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Trong trường hơp pháp luật không có quy định khác thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:

a) Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh này là ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó;

b) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh này là ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó;

c) Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 của Pháp lệnh này là bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó;

d) Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh này chậm nhất là năm ngày, trước ngày bầu cử, nhưng không đồng ý về cách giải quyết của cơ quan lập danh sách cử tri;

đ) Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 2 của Pháp lệnh này là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó;

e) Đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 2 của Pháp lệnh này là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó;

g) Đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 2 của Pháp lệnh này là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng cạnh tranh hoặc của Bộ trưởng Bộ Thương mại, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó;

h) Đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 2 của Pháp lệnh này thì thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về trường hợp đó; nếu pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế không có quy định thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện là ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai hay kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai.

3. Đối với vùng, sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn khởi kiện quy định tại các điểm a, b và đ khoản 2 Điều này là bốn mươi lăm ngày.

4. Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì trở ngại khách quan khác mà người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khởi kiện.

5. Người khởi kiện phải làm đơn khởi kiện trong thời hạn quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Toà án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính;

c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện;

d) Nội dung quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức hay tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính;

đ) Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có);

e) Các yêu cầu Toà án giải quyết.

6. Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; nếu việc khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì đơn khởi kiện do cha, mẹ, người giám hộ của những người này ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp Viện kiểm sát khởi tố thì viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng được Viện trưởng uỷ nhiệm ký tên và đóng dấu. Kèm theo đơn khởi kiện, văn bản khởi tố phải có các tài liệu, chứng từ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện, việc khởi tố là có căn cứ và hợp pháp.”

15. Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 31

l. Toà án trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp sau đây:

a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện; b) Thời hiệu khởi kiện đã hết mà không có lý do chính đáng;

c) Không đủ điều kiện khởi kiện vụ án hành chính quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này;

d) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án; đ.) Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

2. Khi trả lại đơn khởi kiện, Toà án phải có văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện.

3. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo do Toà án trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án đã trả lại đơn khởi kiện.

Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Toà án phải ra một trong các quyết định sau đây:

a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;

b) Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.”

16. Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 33

1. Sau khi Toà án đã thụ lý vụ án, đương sự có quyền làm đơn yêu cầu Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ lợi ích cấp thiết của đương sự, bảo đảm việc thi hành án; đương sự phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình, nếu có lỗi trong việc gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của Việc kiểm sát có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó; nếu do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trái pháp luật mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được tiến hành ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình giải quyết vụ án.

3. Yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được Toà án xem xét trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; nếu có đủ căn cứ pháp luật và xét thấy cần thiết chấp nhận yêu cầu thì Toà án ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

4. Trong quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải ghi rõ thời hạn có hiệu lực của quyết định, nhưng không được quá thời hạn giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

5. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 34 của Pháp lệnh này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Toà án đó.

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này được thực hiện theo các quy định tương ứng của Bộ luật tố tụng dân sự.''

17. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:

''Điều 37

1. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án.

2. Văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo;

b) Tên, địa chỉ Toà án đã thụ 1ý vụ án;

c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;

d) Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết;

đ) Danh sách tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện;

e) Thời hạn người được thông báo phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Toà án đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có);

g) Hậu quả pháp lý của việc người được thông báo không nộp cho Toà án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện.

3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người được thông báo phải nộp cho Toà án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).

Trong trường hợp cần gia hạn thì người được thông báo phải có đơn xin gia hạn gửi cho Toà án nêu rõ lý do; nếu việc xin gia hạn là có căn cứ thì Toà án phải gia hạn, nhưng không quá mười ngày.

4. Người được thông báo có quyền yêu cầu Toà án cho xem, ghi chép, sao chụp đơn khởi kiện, văn bản khởi tố và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

5. Trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày thụ 1ý vụ án, Thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà phải ra một trong các quyết định sau đây:

a) Đưa vụ án ra xét xử;

b) Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án;

c) Đình chỉ việc giải quyết vụ án.

Đối với các vụ án phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì thời hạn nói trên không quá ba tháng

6. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toá án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn đó cũng không được quá ba mươi ngày.

7. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho các đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi ra quyết định.

Cùng với việc gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ vụ án cho tòa án.

18. Điều 41 được sửa đổi, bổ sung như sau:

''Điều 41

1. Toà án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính trong các trường hợp sau đây:

a) Đương sự là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.

b) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện, Viện kiểm sát rút quyết định khởi tố;

c) Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

2. Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính có thể bị kháng cáo, kháng nghị, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản l Điều này.

3. Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính, xoá tên vụ án trong sổ thụ lý và trả lại đơn cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện quy định tại Điều 31 của Pháp lệnh này.”

19. Điều 43 được sửa đổi, bổ sung như sau:

''Điều 43

1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa sơ thẩm, nếu vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa.

2. Người khởi kiện phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án, nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà.

Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì người khởi kiện có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.

3. Người bị kiện phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án, nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà.

Người bị kiện đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Tòa án, nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu người khởi kiện và người bị kiện đều đồng ý. Trong trường hợp Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu độc lập thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.

5. Toà án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:

a) Người khởi kiện, người bị kiện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên toà có đơn đề nghị Toà án xét xử vắng mặt;

b) Người khởi kiện, người bị kiện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên toà có người đại diện hợp pháp tham gia phiên toà;

c) Người khởi kiện, người bị kiện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt không có lý do chính đáng;

đ) Các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

6. Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự phải tham gia phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án, nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa.

Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án tiến hành xét xử vụ án; trong trường hợp này, đương sự tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

7. Người làm chứng có nghĩa vụ tham gia phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Trong trường hợp người làm chứng vắng mặt, nhưng trước đó đã có lời khai trực tiếp với Toà án hoặc gởi lời khai cho Toà án thì chủ toạ phiên toà công bố lời khai đó.

Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử có quyền quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử; trường hợp người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc xét xử thì có thể bị dẫn giải đến phiên tòa theo quyết định của Hội đồng xét xử.

8. Người giám định có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của tòa án để làm rõ những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định.

Trường hợp người giám định vắng mặt thì Hội đồng xét xử có quyền quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.”

9. Người phiên dịch có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệut ập của toà án.

Trường hợp người vắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa, trừ trường hợp đương sự vẫn yêu cầu tiến hành xét xử.”

20. Điều 45 được sửa đổi, bổ sung như sau:

''Điều 45

Hội đồng xét xử hoãn phiên toà trong các trường hợp sau đây:

1. Các trường hợp quy định tại Điều 43 của Pháp lệnh này;

2. Thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế ngay;

3. Cần phải xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ bổ sung.”

21. Điều 58 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 58

1. Trước khi bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết.

2. Trước khi bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.

Toà án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị.

3. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên toà phải được làm thành văn bản và gửi cho Toà án cấp phúc thẩm. Toà án cấp phúc thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát và các đương sự biết về việc thay đổi bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị.

Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên toà phải được ghi vào biên bản phiên toà.”

22. Điều 63 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 63

1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà phúc thẩm; nếu vắng mặt thì phải hoãn phiên toà.

Toà án phải gởi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ vụ án cho tòa án

2. Đương sự kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị được triệu tập tham gia phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì tòa án vẫn có thể tiến hành xét xử.

3. Toà án chỉ triệu tập người giám định, người phiên dịch, người làm chứng khi có yêu cầu của đương sự và khi xét thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị; nếu có người vắng mặt thì tuỳ từng trường hợp mà Toà án quyết định tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên toà.

4. Đối với các vụ án khi xét xử sơ thẩm không cần sự có mặt của người tham gia tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không có yêu cầu tham gia phiên toà phúc thẩm thì Toà án tiến hành phiên toà phúc thẩm không cần sự có mặt của họ.”

23. Điều 68 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 68

1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

2. Chánh án Toà án cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện.”

24. Điều 69 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 69

1. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.

2. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là một năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại khoản 2 Điều 67 của Pháp lệnh này.

3. Kháng nghị phải được gửi cho Toà án đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị, Toà án sẽ xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị. Trong trường hợp Chánh án Toà án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Toà án cấp tỉnh kháng nghị thì Toà án sẽ xét xử giám đốc thẩm phải gởi kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị và hồ sơ vụ án.

4. Người đã kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm có quyền thay đổi bổ sung quyết định kháng nghị, nếu chưa hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

5. Trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà, người kháng nghị có quyền rút kháng nghị. Việc rút kháng nghị trước khi mở phiên toà phải được làm thành văn bản và gửi theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Việc rút kháng nghị tại phiên toà phải được ghi vào biên bản phiên toà. Hội đồng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm trong trường hợp người kháng nghị rút toàn bộ kháng nghị.

6. Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án có quyền hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định không quá hai tháng để xem xét, quyết định việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

7. Người kháng nghị có quyền hoãn hoặc tạm đình chỉ việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

25. Điều 70 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 70

1. Hội đồng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm chỉ có quyền xem xét phần nội dung của vụ án liên quan đến quyết định bị kháng nghị.

2. Uỷ ban Thẩm phán Toà ấn cấp tỉnh giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án cấp huyện bị kháng nghị.

3 . Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp tỉnh bị kháng nghị.

4. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà phúc thẩm, Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị.

5. Những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của các cấp Toà án khác nhau được quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này thì Toà án có thẩm quyền cấp trên giám đốc thẩm hoặc tái thẩm toàn bộ vụ án.

6. Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Toà án phải mở phiên toà giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

26. Điều 71 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 71

1. Phiên toà giám đốc thẩm hoặc tái thẩm không phải triệu tập đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị trừ trường hợp Toà án thấy cần phải nghe ý kiến của họ trước khi quyết định.

Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

2. Tại phiên toà, một thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm trình bày nội dung vụ án, nội dung kháng nghị. Trong trường hợp Toà án có triệu tập những người tham gia tố tụng thì người được triệu tập trình bày ý kiến của mình về quyết định kháng nghị. Đại diện Viện kiểm sát trình bày ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị.

3. Các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.

4. Hội đồng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án.

Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh, của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban Thẩm phán, của Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành.

Uỷ ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao biểu quyết theo trình tự tán thành, không tán thành với kháng nghị và ý kiến khác; nếu không có trường hợp nào được quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh, của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành thì phải hoãn phiên toà. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà, Uỷ ban Thẩm phán Hội đồng Thẩm phán phải tiến hành xét xử lại với sự tham gia của toàn thể các thành viên.”

27. Điều 72 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 72

Hội đồng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm có quyền:

1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

2. Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa; 3. Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại;

4. Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải quyết vụ án khi có một trong các trường hợp quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh này.''

28. Điều 73 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 73

Các quy định của Pháp lệnh này cũng được áp dụng đối với việc giải quyết vụ án hành chính có đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”

29. Thay cụm từ ''Thư ký phiên toà'' tại các điều 39, 44, 49 và 52 của Pháp lệnh thủ tục, giải quyết các vụ án hành chính bằng cụm từ “Thư ký Toà án''.

Điều 2

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2006.

Điều 3

Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

TM. UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn An

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 29/2006/PL-UBTVQH11

Hanoi, April 05, 2006

 

ORDINANCE

AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE ORDINANCE ON PROCEDURES FOR THE SETTLEMENT OF ADMINISTRATIVE CASES

(No. 29/2006/PL-UBTVQH11)

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001, of the Xth National Assembly, the 10th session;
This Ordinance amends and supplements a number of articles of the May 21, 1996 Ordinance on Procedures for the Settlement of Administrative Cases, which was amended and supplemented under the December 25, 1998 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Procedures for the Settlement of Administrative Cases.

Article 1.- To amend and supplement a number of articles of the Ordinance on Procedures for the Settlement of Administrative Cases as follows:

1. Article 2 is amended and supplemented as follows:

"Article 2.-

1. Individuals, agencies and organizations shall have the right to initiate lawsuits before the court for the settlement of administrative cases with regard to lawsuits specified from Clause 1 to Clause 16, Article 11 of this Ordinance in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ They have lodged complaints with the persons competent to settle such complaints for the first time in accordance with the provisions of law on complaints and denunciations but they disagree with the decisions on the first-time settlement of their complaints and do not further lodge their complaints with the persons competent to settle complaints for the second time;

c/ They have lodged complaints with the persons competent to settle complaints for the first time but their complaints remain unsettled past the time limit for complaint settlement in accordance with the provisions of law on complaints and denunciations or their complaints have been settled but they disagree with the decisions on the first-time settlement of their complaints in the case it is prescribed by law that they are not entitled to lodge complaints with the persons competent to settle complaints for the second time;

d/ They have lodged complaints with the persons competent to settle complaints for the second time but their complaints remain unsettled past the time limit for complaint settlement in accordance with the provisions of law on complaints and denunciations or their complaints have been settled but they disagree with the decisions on the second-time settlement of their complaints.

2. Individuals, agencies and organizations shall have the right to initiate lawsuits before the court for the settlement of administrative cases with regard to lawsuits specified in Clause 17 Article 11 of this Ordinance in the following cases:

a/ Their complaints about administrative decisions or administrative acts related to land management have been settled for the first time by the presidents of the People's Committees of urban districts, rural districts, townships or provincial cities but they disagree with such decisions and do not further lodge complaints with the presidents of the People's Committees of provinces or centrally run cities;

b/ Their complaints about administrative decisions or administrative acts related to land management have been settled for the first time by the presidents of the People's Committees of provinces or centrally run cities but they do not agree with such decisions.

3. Individuals, agencies and organizations shall have the right to initiate lawsuits before the court for the settlement of administrative cases with regard to lawsuits specified in Clause 18, Article 11 of this Ordinance if they have lodged complaints with the voter list-making bodies but they disagree with the latter's way of settlement.

4. Cadres and public employees holding the post of department director, equivalent or lower post as stipulated by the law on cadres and public employees shall have the right to initiate lawsuits before the court for the settlement of administrative cases with regard to lawsuits specified in Clause 19, Article 11 of this Ordinance if they have lodged complaints with the persons who have issued the disciplinary decisions but they disagree with the complaint settlement decisions and do not further lodge complaints with the persons competent to further settle complaints.

5. Individuals, agencies and organizations shall have the right to initiate lawsuits before the court for the settlement of administrative cases with regard to lawsuits specified in Clause 20, Article 11 of this Ordinance if they have lodged their complaints with the presidents of the People's Committees of provinces or centrally run cities but they disagree with the latter's settlement decisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Individuals, agencies and organizations shall have the right to initiate lawsuits before the court for the settlement of administrative cases with regard to lawsuits specified in Clause 22, Article 11 of this Ordinance in accordance with the provisions of Vietnamese law or treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party concerning such lawsuits."

2. Article 4 is amended and supplemented as follows:

"Article 4.-

In this Ordinance, the terms below are construed as follows:

1. Administrative decision is a written decision issued by a state administrative agency or a competent person therein, applicable once to one or a number of specific subjects regarding a specific matter in administrative management activities.

2. Administrative act is an act taken by a state administrative agency or a competent person therein to perform or not to perform its/his/her public task or duty as prescribed by law.

3. Disciplinary decision on dismissal is a written decision of the head of an agency or organization to dismiss a cadre or public employee who holds the post of department director, equivalent or lower post under his/her management in accordance with the provisions of law on cadres and public employees.

4. Concerned parties mean individuals, agencies and organizations in the capacity as plaintiff, defendant or person(s) with related rights and obligations.

5. Plaintiff may be individual(s), agency(ies) or organization(s) that deem their legitimate rights and interests are infringed upon by an administrative decision or administrative act; or a cadre(s) or public employee(s) who deem that their legitimate rights and interests are infringed upon by a disciplinary decision on dismissal, which prompts them to initiate an administrative lawsuit before a competent court.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Person(s) with related rights and obligations may be individual(s), agency(ies) or organization(s) that has(have) their rights and obligations involved in the settlement of the administrative lawsuits initiated by the plaintiff against the defendant.

8. Agencies, organizations include state agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations or people's armed force units."

3. Article 5 is amended and supplemented as follows:

"Article 5.-

1. The plaintiff shall be obliged to provide copies of the administrative decision or disciplinary decision on dismissal and complaint settlement decision (if any), and furnish other evidences to protect his/her/its legitimate rights and interests.

2. The defendant shall be obliged to provide the court with the complaint settlement dossiers (if any) and copies of papers and documents in the dossiers on the settlement of administrative matters or discipline consideration dossiers which have served as the basis for them to issue the administrative decision or disciplinary decision on dismissal or to take the administrative act.

3. Person(s) with related rights and obligations shall have the right to participate in the proceedings either on the plaintiff's side or the defendant's side or independently and be obliged to give evidences to protect his/her/their legitimate rights and interests.

4. The court may verify and gather evidences in the cases specified in this Ordinance.

5. Individuals, agencies and organizations shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to provide concerned parties and the court with evidences which they are keeping and managing upon the latter's request; if they are unable to do so, they must reply in writing to concerned parties or the court, clearly stating the reason therefor."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



"Article 11.-

The court has jurisdiction to settle the following lawsuits:

1. Lawsuits against decisions on sanctioning administrative violations;

2. Lawsuits against decisions on applying preventive measures to secure the handling of administrative violations;

3. Lawsuits against administrative decisions on or administrative acts in applying measures to force execution of decisions on sanctioning administrative violations;

4. Lawsuits against administrative decisions on or administrative acts in applying or taking administrative measures in one of the following forms: re-education in communes, wards or townships; putting into re-education schools, reformatories or medical establishments; administrative probation;

5. Lawsuits against administrative decisions on or administrative acts in applying measures to force the dismantlement of dwelling houses, constructions or other firmly structured objects;

6. Lawsuits against administrative decisions or administrative acts concerning the grant or withdrawal of permits in the fields of capital construction, production and business; business registration certificates and certificates of practice, or lawsuits against other administrative decisions or administrative acts related to traders' business and financial operations;

7. Lawsuits against administrative decisions or administrative acts related to international or domestic trade in goods;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. Lawsuits against administrative decisions or administrative acts related to requisition, acquisition or confiscation of properties;

10. Lawsuits against administrative decisions or administrative acts related to taxation, collection of taxes and tax arrears;

11. Lawsuits against administrative decisions or administrative acts related to the application of charges, collection of charges and fees; or collection of land use levies;

12. Lawsuits against administrative decisions or administrative acts in the state management of intellectual property and technology transfer;

13. Lawsuits against administrative decisions or administrative acts in the state management of investment;

14. Lawsuits against administrative decisions made or administrative acts taken by customs offices or officers;

15. Lawsuits against administrative decisions or administrative acts related to civil status management;

16. Lawsuits against administrative decisions on or administrative acts of refusing to give notarization or authentication;

17. Lawsuits against administrative decisions or administrative acts related to land management in the cases of land assignment, land lease, land recovery, land requisition, permission for change of land use purposes; compensation, support, ground clearance, resettlement; grant or withdrawal of land use right certificates; and extension of land use duration;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



19. Lawsuits against disciplinary decisions on the dismissal of cadres or public employees who hold the post of department director, equivalent or lower post;

20. Lawsuits against decisions of presidents of People's Committees of provinces or centrally run cities on settling complaints about decisions of the directorates or commendation or disciplinary councils of lawyers' associations;

21. Lawsuits against decisions on settling complaints about decisions on handling competition cases;

22. Other lawsuits as prescribed by Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party."

5. Article 12 is amended and supplemented as follows:

"Article 12.-

1. The People's Courts of urban districts, rural districts, townships or provincial cities (hereinafter referred to collectively as district-level People's Courts) shall settle according to first-instance procedures the following lawsuits:

a/ Lawsuits against administrative decisions made or administrative acts taken by state agencies of the district or lower level on the same territory with the courts or by public employees of such state agencies;

b/ Lawsuits against disciplinary decisions on dismissal imposed by the heads of the agencies or organizations of the district or lower level on the same territory with the courts on cadres or public employees under the management of such agencies or organizations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The People's Courts of provinces or centrally run cities (hereinafter referred to collectively as provincial-level People's Courts) shall settle according to first-instance procedures the following lawsuits:

a/ Lawsuits against administrative decisions made or administrative acts taken by ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, the Office of the State President, the Office of the National Assembly, the Supreme People's Court or the Supreme People's Procuracy or by the heads of such agencies, which are initiated by individuals whose places of residence or work are located on the same territory or by agencies or organizations which are headquartered on the same territory with the courts;

b/ Lawsuits against administrative decisions made or administrative acts taken by functional bodies of one of the state agencies specified at Point a of this Clause or by cadres or public employees of such functional bodies, which are initiated by individuals whose places of residence or work are located on the same territory or by agencies or organizations which are headquartered on the same territory with the courts;

c/ Lawsuits against administrative decisions made or administrative acts taken by provincial-level state agencies located on the same territory with the courts or by cadres or public employees of such state agencies;

d/ Lawsuits against disciplinary decisions on dismissal imposed by the heads of agencies or organizations located on the same territory with the courts on cadres or public employees under the management of such agencies or organizations, except for lawsuits specified at Point b, Clause 1 of this Article;

e/ Lawsuits against decisions made by the presidents of provincial-level People's Committees on the same territory with the courts to settle complaints about decisions of the directorates, commendation or disciplinary councils of lawyers' associations;

f/ Lawsuits against decisions on settling complaints about decisions on handling competition cases, which are initiated by individuals whose places of residence or work are located on the same territory or by agencies or organizations which are headquartered on the same territory with the courts;

g/ Lawsuits against administrative decisions made or administrative acts which fall under the jurisdiction of district-level courts as stipulated in Clause 1 of this Article but are picked up by provincial-level courts for settlement."

6. Article 13 is amended and supplemented as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. In case a complaint about an administrative decision, administrative act or disciplinary decision on the dismissal of cadre or public employee is not settled or it has been settled for the first time but the complainant disagrees with the settlement decision and further lodges the complaint with a person competent to settle complaints for the second time and initiates an administrative lawsuit before a competent court, the jurisdiction for the settlement thereof shall be determined as follows:

a/ For cases involving only one individual who simultaneously initiates an administrative lawsuit before a competent court and lodges a complaint with a person competent to settle complaints for the second time, the settlement of these cases shall come under the jurisdiction of the court. The agency which has received the dossier of the case shall have to forward the whole dossier to the competent court;

b/ For cases involving many persons who simultaneously initiate an administrative lawsuit before a competent court and lodge a complaint with a person competent to settle complaints for the second time, or some of whom initiate an administrative lawsuit before a competent court, while the others lodge a complaint with a person competent to settle complaints for the second time, the settlement of these cases shall come under the competence of the person competent to settle complaints for the second time. The court which has accepted the dossier of the administrative case shall have to forward the dossier to the person competent to settle complaints for the second time right after finding that the settlement of such case is beyond its jurisdiction;

c/ For cases stated at Point b of this Clause, if past the time limit for settlement of complaints for the second time as prescribed by the law on complaints and denunciations the complaint remains unsettled, or it has been settled but the complainant disagrees with the second-time settlement decision, the complainant may initiate an administrative lawsuit according to general procedures, unless otherwise provided for by law.

2. The court which has accepted the administrative lawsuit shall issue a decision to forward the dossier of the case to the competent court and delete the name of the case from the case receipt register if finding that the case is beyond its jurisdiction. Such decision must be immediately forwarded to concerned parties and the procuracy of the same level.

Concerned parties shall have the right to lodge a complaint or the procuracy of the same level shall have the right to file a protest against such decision within three working days as from the date of receipt of thereof. Within three working days as from the date of receipt of such complaint or protest, the president of the court which has issued the decision to transfer the administrative case shall have to settle the complaint or protest.

3. Any dispute over the jurisdiction to settle administrative cases between district-level courts located in the same province or centrally run city shall be settled by the president of the provincial-level court.

Any dispute over the jurisdiction to settle administrative cases between district-level courts located in different provinces or centrally run cities or between provincial-level courts shall be settled by the president of the Supreme People's Court."

7. Article 14 is amended and supplemented as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Administrative proceeding-conducting bodies include:

a/ People's Courts;

b/ People's Procuracies.

2. Administrative proceeding-conducting persons include:

a/ Court presidents, judges, people's assessors, court clerks.

b/ Procuracy chairmen, procurators."

8. Article 15 is amended and supplemented as follows:

"Article 15.-

1. The first-instance trial panel is composed of one judge and two people's assessors. In special cases, it may be composed of two judges and three people's assessors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The supervisory trial or re-trial panel of a provincial-level court shall be the judges' committee of the provincial-level court. The supervisory trial or re-trial of a case involving a legally effective judgment or ruling conducted by the judges' committee of a provincial-level court must be participated by at least two-thirds of the total members of the committee.

4. The supervisory trial or re-trial council of the Administrative Tribunal of the Supreme People’s Court is composed of three judges.

5. The supervisory trial or re-trial council of the Supreme People's Court shall be the Judges' Council of the Supreme People's Court. The supervisory trial or re-trial of a case involving a legally effective judgment or ruling conducted by the Judges' Council of the Supreme People's Court must be participated by at least two-thirds of the total members of the Council."

9. Article 16 is amended and supplemented as follows:

"Article 16.-

1. A proceeding-conducting person shall either refuse to conduct legal proceedings or be replaced, if:

a/ He/she is concurrently a concerned party or a concerned party's representative or relative;

b/ He/she has participated in the same case in the capacity as defense counsel of the concerned party's legitimate rights and interests, as witness, expert or interpreter;

c/ He/she has participated in making the appealed administrative decision or been involved in taking the appealed administrative act;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ He/she has taken part in making the disciplinary decision on the dismissal of cadre or public employee or in making the decision on the settlement of the complaint about such disciplinary decision;

f/ He/she has taken part in making the decision of the president of the People's Committee of the province or centrally run city on settling a complaint about the decision of the directorate or commendation or disciplinary council of a lawyers' association;

g/ He/she has taken part in making the decision on the settlement of complaints about decisions on handling competition cases;

h/ He/she has taken part in making lists of voters to elect National Assembly deputies or lists of voters to elect People's Council deputies;

i/ There are obvious grounds that he/she may not be impartial while performing his/her duty.

2. A judge or people's assessor shall either refuse to conduct legal proceedings or be replaced, if:

a/ He/she falls into one of the cases specified in Clause 1 of this Article;

b/ A judge and a people's assessor in the same trial panel are relatives;

c/ He/she has taken part in the first-instance trial, appellate trial, supervisory trial or re-trial of the same case in the capacity as a judge or people's assessor, except for members of the Judges' Council of the Supreme People's Court or members of the judges' committee of a provincial-level court, who are entitled to participate in more than one trial of the same case according to supervisory trial or re-trial procedures;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The procurator and the court clerk shall either refuse to participate in the proceedings or be replaced, if:

a/ They fall into one of the cases specified in Clause 1 of this Article;

b/ He/she has participated in the proceedings of the same case in the capacity as judge, people's assessor, procurator or court clerk."

10. Article 17 is amended and supplemented as follows:

"Article 17.-

1. Before a court session, the replacement of a judge, a people's assessor or the court clerk shall be decided by the president of the court; the replacement of the judge who is the president of the court shall be decided by the president of the immediate superior court.

Before a court session, the replacement of the procurator shall be decided by the chairman of the procuracy of the same level; the replacement of the procurator who is the chairman of the procuracy shall be decided by the chairman of the immediate superior procuracy.

2. At a court session, the replacement of a judge, a people's assessor, the court clerk or the procurator shall be decided by the trial panel after hearing opinions of the person requested to be replaced. The trial panel shall discuss in the judgment deliberation room and make decision by majority vote.

In case of replacement of a judge, a people's assessor, the court clerk or the procurator, the trial panel shall make decision to postpone the court session. The president of the court shall decide to appoint a new judge, people's assessor or court clerk; if the replaced person is the president of the court, the president of the immediate superior court shall decide on the replacement. The chairman of the procuracy of the same level shall decide to appoint a new procurator; if the replaced procurator is the chairman of the procuracy, the chairman of the immediate superior procuracy shall decide on the replacement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. Article 18 is amended and supplemented as follows:

"Article 18.-

The procuracy of the same level shall have to participate in court sessions to try administrative cases.

For administrative decisions or administrative acts related to the legitimate rights and obligations of minors or persons who have lost their civil act capacity, if nobody initiates the lawsuit, the procuracy shall have the right to institute the administrative case and have the responsibility to provide evidences."

12. Article 19 is amended and supplemented as follows:

"Article 19.-

1. Participants in administrative proceedings include the concerned parties, their lawful representatives, defense counsels of the concerned parties' legitimate rights and interests, the witness, the expert and the interpreter.

2. A concerned party who is an individual may him/herself exercise or mandate in writing another person to exercise his/her proceeding rights and obligations in the process of settling the administrative case.

3. A concerned party that is an agency or organization shall exercise its proceeding rights and obligations through a lawful representative."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



"Article 27.-

The expert or the interpreter shall have to either refuse to participate in the proceedings or be replaced if he/she falls into one of the circumstances specified in Clause 1, Article 16 of this Ordinance. The replacement of the expert or the interpreter prior to a court session shall be decided by the president of the court, and, at a court session, by the trial panel, after hearing opinions of the person requested to be replaced."

14. Article 30 is amended and supplemented as follows:

"Article 30.-

1. The statute of limitations means a time limit within which an entity may initiate a lawsuit to request a court to settle the administrative case to protect the entity's legitimate rights and interests which are infringed upon; past this time limit, the entity shall lose the right to initiate a lawsuit, unless otherwise provided for by law.

2. Unless otherwise provided for by law, the statute of limitations shall be specified as follows:

a/ For cases stated at Points a, b and c, Clause 1, Article 2 of this Ordinance, it shall be thirty days from the expiration of the time limit for settlement of complaints for the first time during which the complaints are not yet settled or from the date of receipt of the decisions on the first-time settlement of complaints but the complainants disagree with such decisions;

b/ For cases stated at Point d, Clause 1, Article 2 of this Ordinance, it shall be thirty days from the expiration of the time limit for settlement of complaints for the second time during which the complaints are not yet settled or from the date of receipt of the decisions on the second-time settlement of complaints but the complainants disagree with such decisions;

c/ For cases stated in Clause 2, Article 2 of this Ordinance, it shall be forty-five days from the date of receipt of the decisions on the first-time settlement of the complaints but the complainants disagree with such decisions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ For cases stated in Clause 4, Article 2 of this Ordinance, it shall be thirty days from the date of receipt of the decisions on the first-time settlement of the complaints but the complainants disagree with such settlement decisions;

f/ For cases stated in Clause 5, Article 2 of this Ordinance, it shall be thirty days from the date of receipt of the complaint settlement decisions of the presidents of the People's Committees of provinces or centrally run cities, but the complainant disagree with such settlement decisions;

g/ For cases stated in Clause 6, Article 2 of this Ordinance, it shall be thirty days from the date of receipt of the complaint settlement decisions of the Competition Council or the Minister of Trade, but the complainant disagree with such settlement decisions;

h/ For cases stated in Clause 7, Article 2 of this Ordinance, it shall be as prescribed for these cases by the Vietnamese law or treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party; if it is not prescribed by the Vietnamese law or treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party, it shall be thirty days from the expiration of the time limit for the first-time or second-time settlement or from the date of receipt of the decisions on the first-time or second-time settlement of complaints.

3. For deep-lying, remote areas where travel is difficult, the statute of limitations for lawsuit initiation stated at Points a, b and e, Clause 2 of this Article shall be forty-five days.

4. If due to illness, natural calamity, enemy sabotage, working mission or study in a far-off place or due to other objective difficulties the plaintiff cannot initiate a lawsuit within the time limit specified in Clause 2 or Clause 3 of this Article, the duration of existence of such difficulties shall not be counted in the statute of limitations for lawsuit initiation.

5. The plaintiff shall make a lawsuit petition within the time limit specified in Clause 2, 3 or 4 of this Article. A lawsuit petition shall contain the following principal contents:

a/ The date of making;

b/ The name of the court requested to settle the administrative case;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ The contents of the administrative decision or the disciplinary decision on the dismissal of cadre or public employee or the brief description of the administrative act;

e/ The contents of the decision on the settlement of the complaint (if any);

f/ Claims requested to be settled by the court.

6. The plaintiff who is an individual must sign or press his/her finger print in the lawsuit petition; if the plaintiff is an agency or organization, its lawful representative must sign and affix a stamp at the bottom of the petition; if the lawsuit is to protect the legitimate rights and interests of a minor or a person who has lost his/her civil act capacity, the lawsuit petition must be signed by his/her parent or guardian or pressed with such person's finger print; if the case is instituted by the procuracy, the chairman of the procuracy or a vice chairman authorized by the chairman shall sign and affix a stamp in the lawsuit petition. Enclosed with the lawsuit petition shall be documents and evidences proving that the plaintiff's claim or the institution of the case is grounded and lawful."

15. Article 31 is amended and supplemented as follows:

"Article 31.-

1. The court shall return a lawsuit petition in the following cases:

a/ The plaintiff is not entitled to initiate a lawsuit;

b/ The statute of limitations for lawsuit initiation has expired but the plaintiff cannot give any plausible reasons;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ The case has been settled by means of a legally valid court judgment or ruling;

e/ The subject matter falls beyond the court's jurisdiction.

2. When returning a lawsuit petition, the court shall enclose therewith a document stating the reason for the return.

3. Within three working days from the date of receipt of the lawsuit petition and enclosed documents and evidences returned by the court, the plaintiff shall be entitled to lodge a complaint with the president of the court which has returned the lawsuit petition.

Within three working days from the date of receipt of a complaint about the return of a lawsuit petition, the president of the court shall issue one of the following decisions on:

a/ Upholding the return of the lawsuit petition;

b/ Receiving back the lawsuit petition and enclosed documents and evidences in order to accept the case for settlement."

16. Article 33 is amended and supplemented as follows:

"Article 33.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. In the course of settling the case, the court may on its own or at the written request of the procuracy issue a decision on the application of temporary urgent measures and shall take responsibility for such decision; and shall have to compensate for any damage caused by its unlawful application of temporary urgent measures.

Temporary urgent measures may be taken at any stage of the process of settling the case.

3. Any request for the application of temporary urgent measures must be considered by the court within three days from the date of receipt of the request; if there are sufficient legal grounds and it deems necessary to accept the request, the court shall immediately issue a decision on the application of temporary urgent measures.

4. The validity duration of the decision on the application of temporarily urgent measures must be stated clearly therein but shall not exceed the time limit for the settlement of the case as prescribed by law.

5. In emergency cases where it is necessary to outright protect evidences and prevent the possible occurrence of serious consequences, individuals, agencies or organizations shall be entitled to file with a competent court a written request for the application of temporary urgent measures stated in Article 34 of this Ordinance and, concurrently, submit the lawsuit petition to such court.

In this case, temporary urgent measures shall be taken in accordance with relevant provisions of the Civil Procedure Code."

17. Article 37 is amended and supplemented as follows:

"Article 37.-

1. Within five working days from the date of receipt of the case, the court shall notify its receipt of the case to the defendant, person(s) with related rights and obligations, and the procuracy of the same level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The date of making the notice;

b/ The name and address of the court receiving the case;

c/ The name and address of the plaintiff;

d/ Specific matters which the court is requested to settle;

e/ The list of documents and evidences enclosed by the plaintiff with the lawsuit petition;

f/ The time limit for the notice recipient to submit to the court written opinions on the plaintiff's claims, together with enclosed documents and evidences (if any);

g/ Legal consequences of the notice recipient's failure to submit his/her/its written opinions on the plaintiff's claims to the court.

3. Within fifteen days from the date of receipt of the notice, the notice recipients shall submit to the court their written opinions on the plaintiff's claims, together with enclosed documents and evidences (if any).

If wishing to have more time, the notice recipients send a request for extension to the court, clearly stating the reason therefor; if the requested extension is grounded, the court shall permit the extension which shall, however, not exceed ten days.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Within two months from the date of receipt of the case, the judge assigned to chair the court session shall issue one of the following decisions:

a/ To bring the case for trial;

b/ To suspend the settlement of the case;

c/ To stop the settlement of the case.

With regard to complicated cases or cases where exist objective obstructions, the above-said time limit shall not exceed three months.

6. Within twenty days from the date of issuance of the decision to bring the case for trial, the court shall open a court session; if there are plausible reason(s), this time limit shall not exceed thirty days.

7. The decision on bringing the case for trial shall be forwarded to concerned parties and the procuracy of the same level right after it is issued.

Together with the decision on bringing the case for trial, the court shall send the dossier of the case to the procuracy of the same level for consideration. Within fifteen days from the date of receipt of the dossier of the case, the procuracy shall consider and return it to the court."

18. Article 41 is amended and supplemented as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The court shall decide to stop the settlement of an administrative case in the following cases:

a/ The concerned party is an individual who has died and his/her rights and obligations are not inherited; or an agency or organization which has been dissolved or declared bankrupt without any individual, agency or organization to inherit its proceeding rights and obligations;

b/ The plaintiff withdraws his/her lawsuit petition; the procuracy withdraws its prosecution decision;

c/ The plaintiff has been lawfully summoned for the second time but still fails to show up;

2. The decision on the stoppage of the settlement of the case may be appealed or protested against, except for cases stated at Point b, Clause 1 of this Article.

3. The court shall issue a decision on the stoppage of the settlement of the case, delete the name of the case from the case receipt register and return the lawsuit petition and its enclosed documents and evidences to the plaintiff, if the case falls into the circumstances where the lawsuit petition is returned under Article 31 of this Ordinance."

19. Article 43 is amended and supplemented as follows:

"Article 43.-

1. The procurator of the procuracy of the same level must participate in the first-instance trial session; if not, the session shall be postponed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The plaintiff shall be deemed to have abandoned the lawsuit if he/she/it is still absent in spite of having been duly summoned for the second time, and the court shall issue a decision to stop the settlement of the case. In case the court has issued a decision to stop the settlement of the case, the plaintiff shall be still entitled to initiate another lawsuit, provided that the statute of limitations for lawsuit initiation does not expire yet.

3. The defendant must be present at the court session in response to the summons of the court; the court session shall be postponed if the defendant is absent for the first time for plausible reasons.

If the defendant has been duly summoned for the second time but is still absent, the court shall proceed with the trial in his/her absence.

4. Persons with related interests and obligations must be present at the court session in response to the summons of the court; the court session shall be postponed if such persons are absent for the first time for plausible reasons.

If persons with related interests and obligations are still absent in spite of having been duly summoned for the second time, the court shall proceed with the trial in their absence.

Persons with related interests and obligations that have independent claims shall be deemed to have abandoned their independent claims if they are still absent in spite of having been duly summoned for the second time, and the court shall issue a decision to stop the settlement of the case with regard to their independent claims if it is agreed by both the plaintiff and the defendant. In case the court has issued a decision to stop the settlement of the case with regard to their independent claims, persons with related interests and obligations shall still be entitled to initiate another lawsuit with regard to such independent claims, provided that the statute of limitations does not yet expire.

5. The court shall still proceed with the trial of a case in the following cases:

a/ The plaintiff, the defendant or persons with related interests and obligations who are absent from the court session have filed a written request for the court to try the case in their absence;

b/ The plaintiff, the defendant or persons with related interests and obligations are absent from the court session but their lawful representatives are present at the court session;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Cases stated in Clause 3 and Clause 4 of this Article.

6. The defense counsels of the concerned parties' legitimate rights and interests must participate in the court session in response to the summons of the court; the court session shall be postponed if they are absent therefrom for the first time for plausible reasons.

If the defense counsels of the concerned parties' legitimate rights and interests are absent for the first time without plausible reasons or are absent in spite of having duly been summoned for the second time, the court shall still proceed with the trial of the case; in this case, the concerned parties shall protect by themselves their legitimate rights and interests.

7. Witnesses shall be obliged to participate in the court session in response to the summons of the court to help clarify circumstances of the cases. In case the witness is absent but previously he/she gave testimonies directly or send his/her written testimonies to the court, the court shall announce such testimonies.

If the witness is absent, the trial panel shall be entitled to decide to postpone the court session or to proceed with the trial; in case the witness is absent from the court without plausible reason and his/her absence hinders the trial, he/she may be escorted to the court session under the trial panel's decision.

8. Experts shall be obliged to participate in the court session in response to the summonses of the court to help clarify matters related to the expertise and expertise conclusions.

If the expert is absent, the trial panel shall be entitled to decide to postpone the court session or to proceed with the trial.

9. Interpreters shall be obliged to participate in the court session in response to the summons of the court.

If the interpreter is absent and there is no person replacing him/her, the trial panel shall decide to postpone the court session, unless the concerned parties still request the trial panel to proceed with the trial."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



"Article 45.-

The trial panel shall postpone a court session in the following cases:

1. The cases stated in Article 43 of this Ordinance;

2. The members of the trial panel, the procurator, the court clerk, the expert witness or the interpreter is to be replaced but a substitute is not yet available at the moment;

3. It is necessary to conduct verification and collection of additional documents and evidences."

21. Article 58 is amended and supplemented as follows:

"Article 58.-

1. Before or at an appellate court session, the appellant shall have the right to change or supplement his/her/its appeal, and the protesting procuracy shall have the right to change or supplement its protest, provided that the changed or supplemented appeal or protest does not fall beyond the scope of the original one, if the time limit for lodging an appeal or protest has expired.

2. Before or at an appellate court session, the appellant shall have the right to withdraw his/her/its appeal, the protesting procuracy shall have the right to withdraw its protest; and the immediate superior procuracy shall have the right to withdraw the protest of the subordinate procuracy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The change, supplementation or withdrawal of the appeal or protest before a court session must be expressed in a document which shall be sent to the appellate court. The appellate court shall notify the procuracy and concerned parties of the change, supplementation or withdrawal of the appeal or protest.

The change, supplementation or withdrawal of the appeal or protest at a court session must be recorded in the minutes of the session."

22. Article 63 is amended and supplemented as follows:

"Article 63.-

1. The procurator of the procuracy of the same level shall have to participate in the appellate trial session; if he/she is absent, the court session shall be postponed.

The court shall forward the dossier of the case to the procuracy for consideration. Within ten days as from the date of receipt of the dossier of the case, the procuracy shall consider and return the dossier to the court.

2. The appellant, persons with rights and obligations related to the appeal or protest shall be summoned to participate in the court session; if any of them is absent, the court may still proceed with the trial.

3. The court shall summon the expert, the interpreter or the witness only when it is so requested by the concerned parties or it is deemed necessary for the settlement of the appeal or protest; if such a person is absent, the court shall decide to proceed with the trial or to postpone the court session on a case-by-case basis.

4. For cases where the presence of the proceeding participants in the first-instance trial is not required or where the proceeding participants do not file a request for participation in the appellate court session, the court shall conduct the appellate trial session in their absence."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



"Article 68.-

1. The president of the Supreme People's Court, the chairman of the Supreme People's Procuracy shall have the right to protest according to supervisory trial or re-trial procedures against legally valid judgments or rulings of the courts of different levels, except for supervisory trial or re-trial rulings of the Judges' Council of the Supreme People's Court.

2. The presidents of provincial-level courts, chairmen of provincial-level procuracies shall have the right to protest according to supervisory trial or re-trial procedures against legally valid judgments or rulings of district-level courts."

24. Article 69 is amended and supplemented as follows:

"Article 69.-

1. The time limit for lodging protests according to supervisory trial procedures is one year, counting from the date the court judgment or ruling takes effect.

2. The time limit for lodging protests according to re-trial procedures is one year, counting from the date the person competent to protest becomes aware of the grounds for lodging a protest according to re-trial procedures prescribed in Clause 2, Article 67 of this Ordinance.

3. A protest shall be sent to the court which has issued the protested judgment or ruling, the court which is to conduct the supervisory trial or re-trial, the concerned parties and person(s) with rights and obligations related to the protest's contents. In case the protest is lodged by the president of the Supreme People's Court or a provincial-level court, the court which is to conduct the supervisory trial or re-trial shall send the protest together with the dossier of the case to the procuracy of the same level for consideration within fifteen days after the date of receipt of such protest and dossier of the case.

4. The protester requesting the supervisory trial or re-trial may change or supplement his/her protest decision, provided that the time limit for lodging protests stated in Clause 1 or Clause 2 of this Article has not yet expired.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The withdrawal of a protest at a court session shall be recorded in the minutes of the session. If the protestor withdraws the whole of his/her protest, the supervisory trial or re-trial panel shall issue a decision to stop the supervisory trial or re-trial.

6. Persons competent to lodge protests against legally valid court judgments or rulings shall have the right to postpone or suspend the execution of such judgments or rulings for no more than two months for consideration and decision on making a protest according to supervisory trial or re-trial procedures.

7. The protestor shall have the right to postpone or suspend the execution of the protested judgment or ruling which is already legally valid till the time when the supervisory trial or re-trial decision is issued."

25. Article 70 is amended and supplemented as follows:

"Article 70.-

1. The supervisory trial or re-trial panel shall only have the right to review the parts of the case related to the protested ruling.

2. The judges' committee of a provincial-level court shall conduct the supervisory trial or re-trial of the cases in which the legally valid judgments or rulings of district-level courts are protested against.

3. The Administrative Tribunal of the Supreme People's Court shall conduct the supervisory trial or re-trial of the cases in which the legally valid judgments or rulings of provincial-level courts are protested against.

4. The Judges' Council of the Supreme People's Court shall conduct the supervisory trial or re-trial of the cases in which the legally valid judgments or rulings of the Appellate Court or the Administrative Tribunal of the Supreme People's Court are protested against.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Within one month from the date of receipt of the protest together with the dossier of the case, the Court shall have to open a supervisory trial or re-trial court session."

26. Article 71 is amended and supplemented as follows:

"Article 71.-

1. The concerned parties and person(s) with rights and obligations related to the protest shall not be summoned to the supervisory trial or re-trial court session, except where the court needs to hear their opinions before making decision.

A representative of the procuracy of the same level shall be obliged to participate in the supervisory trial or re-trial court session.

2. At the court session, a member of the supervisory trial or re-trial panel shall present the contents of the case and the protest. In case the proceeding participants are summoned to the court, they shall express their opinions on the protest decision. The representative of the procuracy shall give the procuracy's opinions on the protest decision.

3. The members of the supervisory trial or re-trial panel shall discuss and express their opinions on the settlement of the case. The representative of the procuracy shall give the procuracy's opinions on the settlement of the case.

4. The supervisory trial or retrial panel shall vote on the settlement of the case.

The supervisory trial or re-trial ruling of a judges' committee of a provincial-level court or the Judges' Council of the Supreme People's Court must be approved by more than half of the total members of the judge's committee of the Judges' Council.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



27. Article 72 is amended and supplemented as follows:

"Article 72.- The supervisory trial and re-trial panel shall have the right:

1. To reject the protest and uphold the legally valid judgment or ruling;

2. To uphold the lawful original judgment or ruling of the subordinate court, which has been canceled or modified;

3. To cancel the legally valid judgment or ruling and conduct a new first-instance trial or appellate trial;

4. To cancel the legally valid judgment or ruling and suspend the settlement of the case in the circumstances stated in Article 41 of this Ordinance."

28. Article 28 is amended and supplemented as follows:

"Article 73.- The provisions of this Ordinance shall also apply to the settlement of administrative cases involving parties that are foreign individuals, agencies or organizations, unless otherwise provided for by treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party."

29. The phrase "court session clerk" in Articles 39, 41, 44, 49 and 52 of the Ordinance on Procedures for the Settlement of Administrative Cases shall be replaced with the phrase "court clerk."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- The Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall, within their functions, have to guide the implementation of this Ordinance.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Pháp lệnh sửa đổi pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 2006

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


31.402

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.0.64
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!