Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2000

Số hiệu: 30/2000/PL-UBTVQH10 Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành: 28/12/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 30/2000/PL-UBTVQH10

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2000

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 30/2000/PL-UBTVQH10 NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2000 VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

Để nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân trong nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 6 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2000;
Pháp lệnh này quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Bí mật nhà nước là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2

Bảo vệ bí mật nhà nước là nhiệm vụ rất quan trọng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và mọi công dân đều có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước.

Điều 3

Nghiêm cấm mọi hành vi thu thập, làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ trái phép bí mật nhà nước và việc lạm dụng bảo vệ bí mật nhà nước để che dấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân hoặc làm cản trở việc thực hiện các kế hoạch nhà nước.

Việc tiếp xúc, bảo quản, cung cấp và xử lý bí mật nhà nước phải thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Chương 2:

PHẠM VI BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

Điều 4

Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung tin, mức độ nguy hại nếu bị tiết lộ, các tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước được chia làm ba mức độ Tuyệt mật, Tối mật và Mật.

Điều 5

Bí mật nhà nước trong phạm vi sau đây thuộc độ Tuyệt mật:

1. Chiến lược an ninh quốc gia; kế hoạch phòng thủ đất nước; kế hoạch động viên đối phó với chiến tranh; các loại vũ khí, phương tiện có ý nghĩa quyết định khả năng phòng thủ đất nước;

2. Các chủ trương, chính sách về đối nội, đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không công bố hoặc chưa công bố.

Những tin của nước ngoài hoặc của các tổ chức quốc tế chuyển giao cho Việt Nam mà Chính phủ xác định thuộc độ Tuyệt mật;

3. Tổ chức và hoạt động tình báo, phản gián do Chính phủ quy định;

4. Mật mã quốc gia;

5. Dự trữ chiến lược quốc gia; các số liệu dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước về những lĩnh vực chưa công bố; kế hoạch phát hành tiền, khoá an toàn của từng mẫu tiền và các loại giấy tờ có giá trị như tiền; phương án, kế hoạch thu đổi tiền chưa công bố;

6. Khu vực, địa điểm cấm; tin, tài liệu khác mà Chính phủ xác định thuộc độ Tuyệt mật.

Điều 6

Bí mật nhà nước trong phạm vi sau đây thuộc độ Tối mật:

1. Các cuộc đàm phán và tiếp xúc cấp cao giữa nước ta với nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế về chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác chưa công bố.

Những tin của nước ngoài hoặc của các tổ chức quốc tế chuyển giao cho Việt Nam mà Chính phủ xác định thuộc độ Tối mật;

2. Tổ chức hoạt động, trang bị, phương án tác chiến của các đơn vị vũ trang nhân dân, trừ tổ chức và hoạt động được quy định tại khoản 3 Điều 5 của Pháp lệnh này; phương án sản xuất, vận chuyển và cất giữ vũ khí; công trình quan trọng phòng thủ biên giới, vùng trời, vùng biển, hải đảo;

3. Bản đồ quân sự; toạ độ điểm hạng I, hạng II nhà nước của mạng lưới quốc gia hoàn chỉnh cùng với các ghi chú điểm kèm theo.

Vị trí và trị số độ cao các mốc chính của các trạm khí tượng, thuỷ văn, hải văn; số liệu độ cao và số không tuyệt đối của các mốc hải văn;

4. Số lượng tiền in, phát hành; tiền dự trữ bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; các số liệu về bội chi, lạm phát tiền mặt chưa công bố; phương án giá các mặt hàng chiến lược thuộc Nhà nước quản lý chưa công bố;

5. Nơi lưu giữ và số lượng kim loại quý hiếm, đá quý, ngoại hối và vật quý hiếm khác của Nhà nước;

6. Công trình khoa học, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí quyết nghề nghiệp đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học, công nghệ mà Nhà nước chưa công bố;

7. Kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng đặc biệt giữ vị trí trọng yếu trong việc phát triển và bảo vệ đất nước không công bố hoặc chưa công bố;

8. Tin, tài liệu khác mà Chính phủ xác định thuộc độ Tối mật.

Điều 7

Bí mật nhà nước ngoài phạm vi quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Pháp lệnh này thì thuộc độ Mật.

Danh mục bí mật nhà nước thuộc độ Mật do người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của cơ quan, tổ chức đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

Điều 8

Căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước thuộc độ Tuyệt mật, Tối mật và Mật đã được cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định của Pháp lệnh này, người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của cơ quan, tổ chức quyết định độ mật đối với từng bí mật nhà nước cụ thể.

Điều 9

Việc lập, quyết định, thay đổi độ mật và giải mật đối với từng bí mật nhà nước phải được tiến hành theo thẩm quyền và thủ tục quy định tại Pháp lệnh này.

Chương 3:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC; TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÔNG DÂN VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

Điều 10

Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước gồm:

1. Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

2. Quyết định và giải mật bí mật nhà nước; quy định việc công bố danh mục bí mật nhà nước;

3. Quyết định kinh phí và bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước;

4. Quy định chế độ, chính sách đối với người trực tiếp làm công tác bảo vệ bí mật nhà nước;

5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước;

6. Sơ kết, tổng kết công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

Điều 11

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước.

2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

b) Hướng dẫn cơ quan, tổ chức lập danh mục bí mật nhà nước và thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước;

c) Thẩm định việc lập và giải mật danh mục bí mật nhà nước thuộc độ Tuyệt mật và Tối mật trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

d) Quyết định và giải mật danh mục bí mật nhà nước thuộc độ Mật sau khi thống nhất với người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của cơ quan, tổ chức có liên quan;

đ) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước;

e) Giúp Chính phủ sơ kết, tổng kết công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

Điều 12

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của cơ quan, tổ chức và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:

1. Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của Pháp lệnh này và các văn bản pháp luật khác có liên quan;

2. Ban hành và tổ chức thực hiện nội quy bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của Chính phủ;

3. Lập danh mục, thay đổi độ mật, giải mật bí mật nhà nước gửi cấp có thẩm quyền quyết định;

4. Bố trí cán bộ làm công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của Chính phủ;

5. Tuyên truyền, giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao trách nhiệm, cảnh giác và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

6. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của Chính phủ.

Điều 13

Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình theo quy định của Chính phủ.

Điều 14

Chính phủ quy định việc bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động xuất bản, báo chí và thông tin đại chúng khác phù hợp với quy định của Pháp lệnh này.

Điều 15

Nội dung bí mật nhà nước nếu truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính thì phải được mã hoá theo quy định của pháp luật về cơ yếu.

Điều 16

Công trình khoa học, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích của cơ quan, tổ chức hoặc công dân có liên quan đến nội dung bí mật nhà nước phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được bảo vệ theo quy định của pháp luật.

Điều 17

Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; khi tiến hành chương trình hợp tác quốc tế có liên quan đến bí mật nhà nước thì phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ bí mật nhà nước.

Điều 18

Người làm công tác bảo vệ bí mật nhà nước phải có phẩm chất tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao và phải cam kết bảo vệ bí mật nhà nước.

Người được giao nhiệm vụ tiếp xúc với bí mật nhà nước phải cam kết bảo vệ bí mật nhà nước.

Chương 4:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 19

Cơ quan, tổ chức và công dân có thành tích bảo vệ bí mật nhà nước thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 20

Người nào vi phạm các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21

Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2001.

Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 tháng 10 năm 1991.

Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 22

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

Nông Đức Mạnh

(Đã ký)

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 30/2000/PL-UBTVQH10

Hanoi, December 28, 2000

 

ORDINANCE

ON STATE SECRETS PROTECTION

(No. 30/2000/PL-UBTVQH10 of December 28, 2000)

In order to raise the responsibility of State bodies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, economic organizations, other organizations, peoples armed force units and all citizens in the task of protecting the State secrets, contributing to the building and defense of the Fatherland;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Resolution of the Xth National Assembly, at its 6th session, on the 2000 law and ordinance making program;
This Ordinance prescribes the protection of the State secrets.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The State secrets mean information on cases, affairs, documents, objects, venues, time, speech, carrying important contents in the fields of politics, national defense, security, external affairs, economy, science, technology and other fields, which the State does not publicize or has not yet publicized and the disclosure of which will cause harm to the State of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 2.- To protect the State secrets is a very important task of the State of the Socialist Republic of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- All acts of gathering, disclosing, losing, appropriating, buying and selling, and illegally destroying State secrets, and the abuse of State secret protection to conceal acts of law breaking, infringing upon the legitimate rights and interests of agencies, organizations and citizens, or obstructing the implementation of State plans are strictly forbidden.

The access to, preservation, supply and treatment of State secrets must comply with the Governments regulations.

Chapter II

THE SCOPE OF STATE SECRETS

Article 4.- Depending on the importance of the contents of information and the extent of harm caused if disclosed, the State secrets are classified into three categories: Absolute secret, top secret and secret.

Article 5.- The State secrets in the following fields are classified as absolute secret:

1. The national security strategies; the national defense plans; the plans on mobilization to cope with wars; weapons and means of decisive significance for the national defense capability;

2. The domestic and foreign lines and policies of the Communist Party of Vietnam and the State of the Socialist Republic of Vietnam, which are not or have not yet been publicized.

Information transferred by foreign countries or international organizations to Vietnam, which are determined by the Government as being absolute secret;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The national cipher;

5. The national strategic reserves; data on State budget estimates and settlement regarding domains not yet publicized; plans on money issuance, safety lock of each money sample and papers with monetary value; unpublicized schemes or plans for money recovery and change;

6. Restricted areas, places; other information and documents which are determined by the Government as absolute secret.

Article 6.- The State secrets in the following scope are classified top secret:

1. High-level talks and contacts between our country and foreign countries or international organizations in the political, defense, security, external, economic, scientific, technological and other domains, which have not yet been publicized.

Information transferred by foreign countries or international organizations to Vietnam, which are determined by the Government as top secret;

2. Operation organization, equipment and combat plans of peoples armed force units, except the organization and operation prescribed in Clause 3, Article 5 of this Ordinance; plans for production, transport and storage of weapons; important works on border, air space, sea and island defense;

3. Military maps; State coordinates of grade I, grade II of the comprehensive national network enclosed with the point notes.

The locations and height value of major checkpoints of the meteorological, hydrographic and marine-gauging stations; the data on the height and absolute zero of marine-gauging checkpoints;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Depositories and volumes of precious and rare metals, gems, foreign exchanges and other precious and race objects of the State;

6. Scientific works, inventions, patents, utility solutions, professional knowhows of special importance for national defense, security, economy, sciences, technologies, which have not yet been publicized by the State;

7. Plans for export, import of special commodities which occupy important position in the national development and defense, which are not or have not yet been publicized;

8. Other information and documents, which are determined as top secret by the Government.

Article 7.- The State secrets other than those prescribed in Article 5 and Article 6 of this Ordinance are classified as secret.

The list of State secrets classified as secret shall be decided by the Minister of Public Security at the proposals of the heads or authorized persons of agencies or organizations.

Article 8.- Basing themselves on the lists of State secrets classified as absolute secret, top secret and secret, which are promulgated by competent authorities under the provisions of this Ordinance, the heads or the authorized persons of agencies and organizations shall decide the confidentiality of each specific State secret.

Article 9.- The elaboration, decision and change of classification and declassification for each State secret must comply with the competence and procedures prescribed in this Ordinance.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.- Contents of the State management over State secrets protection shall include:

1. Promulgating and guiding the implementation of, legal documents on State secrets protection;

2. Classifying and declassifying State secrets; stipulating the promulgation of lists of State secrets;

3. Deciding the funding and ensuring material and technical foundations in service of the work of State secrets protection;

4. Prescribing regimes and policies for people directly performing the work of State secrets protection;

5. Inspecting, examining and handling violations as well as settling complaints and denunciations in the field of State secrets protection;

6. Making preliminary review and final review of the work of State secrets protection.

Article 11.-

1. The State shall exercise the unified State management over the State secrets protection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) To submit to the Government and the Prime Minister draft legal documents on State secrets protection;

b) To guide agencies and organizations to make lists of State secrets and effect the protection of State secrets;

c) To appraise the classification and declassification of State secrets of Absolute Secret and Top Secret degrees and submit them to the Prime Minister for decision;

d) To classify and declassify State secrets of the Secret degree after consulting with the heads or authorized persons of concerned agencies and organizations;

e) To inspect, examine and handle violations and to settle complaints and denunciations in the field of State secrets protection;

f) To assist the Government in making preliminary review and final review of the work of State secrets protection.

Article 12.- Within the ambit of their tasks and powers, the heads or authorized persons of agencies and organizations as well as the presidents of the Peoples Committees of all levels shall have the following responsibilities:

1. To organize the realization of the work of State secrets protection according to the provisions of this Ordinance and other relevant legal documents;

2. To promulgate and organize the implementation of their respective internal regulations on State secrets protection as stipulated by the Government;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To arrange State secrets protection personnel according to the Governments regulations;

5. To propagate and educate people under their respective management for higher responsibility as well as vigilance and strict observance of the legislation on State secrets protection;

6. To effect the regime of reporting on the work of State secrets protection as provided for by the Government.

Article 13.- The Ministry of Defense shall have the responsibility to effect the work of State secrets protection in agencies and units under its management as provided for by the Government.

Article 14.- The Government shall stipulate the protection of State secrets in publishing, press and other mass media activities in accordance with the provisions of this Ordinance.

Article 15.- The contents of State secrets, if transmitted by telecommunications means and computers, must be coded according to the legislation on cipher.

Article 16.- Scientific projects, inventions, patents and utility solutions of agencies, organizations or citizens, which are related to contents of the State secrets, must be registered at the competent State bodies and shall be protected according to law.

Article 17.- Vietnamese agencies, organizations and citizens, when having contacts with foreign organizations and/or individuals, must abide by the provisions of the legislation on State secrets protection; when carrying out programs on international cooperation related to State secrets, they must obtain consent of the competent State bodies in charge of State secrets protection.

Article 18.- People who perform the work of State secrets protection must have good virtues and professional qualifications, be capable of fulfilling their assigned tasks and must commit to protect the State secrets.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 19.- Agencies, organizations and citizens having merits in the protection of State secrets shall be commended and/or rewarded according to the provisions of law.

Article 20.- Those who violate the provisions of this Ordinance and other law provisions on State secrets protection shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if damage is caused, compensation must be made according to law provisions.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 21.- This Ordinance takes effect as from April 1, 2001.

This Ordinance replaces the October 28, 1991 Ordinance on State Secrets Protection.

All previous regulations contrary to this Ordinance are annulled.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY
STANDING COMMITTEE
CHAIRMAN




Nong Duc Manh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2000

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


46.653

DMCA.com Protection Status
IP: 2001:4860:7:512::
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!