Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 19/2004/PL-UBTVQH11 Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Văn An
Ngày ban hành: 29/04/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 19/2004/PL-UBTVQH11

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2004

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 19/2004/PL-UBTVQH11 NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 2004 VỀ DÂN QUÂN TỰ VỆ

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Nghị quyết số 12/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 2 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ khoá XI (2002-2007) và năm 2003;
Pháp lệnh này quy định về dân quân tự vệ.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

1. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, điều hành của Chính phủ và của Uỷ ban nhân dân các cấp, sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương.

Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.

2. Lực lượng dân quân tự vệ bao gồm dân quân tự vệ nòng cốt và dân quân tự vệ rộng rãi.

3. Ngày 28 tháng 3 hàng năm là ngày truyền thống của lực lượng dân quân tự vệ.

Điều 2

1. Công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi, có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Độ tuổi của cán bộ chỉ huy dân quân ở xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có thể kéo dài nhưng không quá 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ.

Điều 3

1. Tháng 4 hàng năm, công dân đủ 18 tuổi phải đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi công tác đăng ký nghĩa vụ dân quân tự vệ.

2. Người có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt:

a) Có lý lịch rõ ràng;

b) Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt;

c) Đủ sức khoẻ để phục vụ trong lực lượng dân quân tự vệ.

3. Việc quản lý và tuyển chọn dân quân tự vệ nòng cốt do Chính phủ quy định.

Điều 4

1. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ của dân quân nòng cốt là 5 năm; đối với dân quân nòng cốt ở xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 3 năm.

2. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ của tự vệ nòng cốt là 5 năm; căn cứ vào điều kiện thực tế và theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, thời hạn này có thể kéo dài đến hết độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh này.

3. Công dân tham gia dân quân tự vệ nòng cốt đã hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được cấp giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ dân quân tự vệ; nếu còn trong độ tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh này thì được xem xét chuyển sang đăng ký vào lực lượng dự bị động viên theo quy định của pháp luật hoặc được chuyển sang lực lượng dân quân tự vệ rộng rãi.

Điều 5

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dân quân tự vệ trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ quản lý nhà nước về tổ chức, xây dựng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức trong việc tổ chức, xây dựng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ.

Tư lệnh quân khu giúp Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác dân quân tự vệ của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên địa bàn quân khu.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về dân quân tự vệ; theo dõi và đôn đốc các đơn vị cơ sở xây dựng tự vệ theo kế hoạch của cơ quan quân sự địa phương; giải quyết những vấn đề có liên quan đến tổ chức, xây dựng, hoạt động của dân quân tự vệ.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức, xây dựng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ; chỉ đạo các ngành và cơ quan quân sự cùng cấp thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến việc tổ chức, xây dựng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ theo mệnh lệnh của cơ quan quân sự cấp trên; thực hiện các chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ.

5. Cơ quan quân sự địa phương phối hợp với các cơ quan hữu quan giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về dân quân tự vệ.

Người chỉ huy cơ quan quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã và cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm trước cơ quan quân sự cấp trên và Uỷ ban nhân dân cùng cấp về chỉ đạo, chỉ huy lực lượng dân quân tự vệ trong tổ chức, xây dựng, hoạt động.

Điều 6

1. Uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức phải tổ chức lực lượng dân quân tự vệ.

2. Việc tổ chức lực lượng tự vệ trong các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ quy định.

Điều 7

Lực lượng dân quân tự vệ có những nhiệm vụ sau đây:

1. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc bảo vệ địa phương, cơ sở;

2. Phối hợp với quân đội, công an và các lực lượng khác bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa, chính quyền, tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, của tổ chức ở cơ sở, tính mạng và tài sản của cá nhân nước ngoài, mục tiêu và công trình quốc phòng, an ninh trên địa bàn;

3. Xung kích trong bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch hoạ và các sự cố nghiêm trọng khác;

4. Vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện;

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 8

1. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về dân quân tự vệ.

2. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt được sử dụng phù hiệu và trang phục thống nhất do Chính phủ quy định.

Điều 9

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.

Điều 10

1. Nghiêm cấm việc tổ chức, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ trái với quy định của Pháp lệnh này.

2. Người có hành vi trốn tránh, cản trở, chống đối việc tổ chức, xây dựng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 2:

TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ, VŨ KHÍ, TRANG BỊ, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ

Mục 1:

TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ, VŨ KHÍ, TRANG BỊ

Điều 11

Tổ chức, biên chế, vũ khí, trang bị của lực lượng dân quân tự vệ phải phù hợp với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thời bình, thời chiến, đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và điều kiện cụ thể của từng địa phương, cơ sở.

Điều 12

1. Lực lượng dân quân tự vệ được tổ chức như sau:

a) Lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt gồm dân quân tự vệ bộ binh, dân quân tự vệ binh chủng và dân quân tự vệ biển, được tổ chức thành lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ; đối với xã thuộc địa bàn trọng điểm có yêu cầu sẵn sàng chiến đấu cao thì được xem xét tổ chức lực lượng dân quân thường trực;

b) Lực lượng dân quân tự vệ rộng rãi gồm cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ dân quân tự vệ và công dân trong độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh này.

2. Quy mô, cơ cấu tổ chức lực lượng dân quân tự vệ do Chính phủ quy định.

Điều 13

Không biên chế vào lực lượng dân quân tự vệ quân nhân dự bị đã được xếp vào đơn vị dự bị động viên.

Điều 14

1. Hệ thống chỉ huy dân quân tự vệ bao gồm:

a) Chỉ huy tiểu đội và tương đương;

b) Chỉ huy trung đội và tương đương;

c) Ban chỉ huy đại đội và tương đương;

d) Ban chỉ huy tiểu đoàn và tương đương;

đ) Thôn đội và tương đương;

e) Xã đội và Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.

2. Chức vụ chỉ huy cơ bản của dân quân tự vệ bao gồm:

a) Tiểu đội trưởng và tương đương;

b) Trung đội trưởng và tương đương;

c) Đại đội trưởng và tương đương;

d) Tiểu đoàn trưởng và tương đương;

đ) Thôn đội trưởng và tương đương;

e) Xã đội trưởng, Chính trị viên xã đội và Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.

Điều 15

1. Xã đội và Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc tổ chức, chỉ đạo về công tác quốc phòng, quân sự; trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy lực lượng dân quân tự vệ trong xây dựng và hoạt động.

2. Xã đội gồm có Xã đội trưởng là thành viên Uỷ ban nhân dân xã, Chính trị viên là cán bộ kiêm nhiệm, Xã đội phó là cán bộ chuyên môn. Xã đội trưởng phải qua đào tạo theo chương trình, nội dung và thời gian do Chính phủ quy định.

Xã đội có nơi làm việc và các trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác phù hợp với từng địa phương.

3. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức gồm có Chỉ huy trưởng là người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cấp phó của người đứng đầu hoặc được người đứng đầu cơ quan, tổ chức cử, Chính trị viên là cán bộ kiêm nhiệm, Phó chỉ huy trưởng là cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.

4. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cán bộ chỉ huy dân quân tự vệ, cán bộ làm công tác quốc phòng, quân sự ở xã, phường, thị trấn và cơ quan, tổ chức do Chính phủ quy định.

Điều 16

Vũ khí, trang bị của dân quân tự vệ từ bất cứ nguồn nào đều phải được đăng ký, quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích và đúng quy định của pháp luật.

Mục 2:

GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, HUẤN LUYỆN QUÂN SỰ

Điều 17

Hàng năm, cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt được giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự theo nội dung, chương trình do Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 18

1. Thời gian giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự cho cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ hàng năm được quy định như sau:

a) Mười ngày đối với Xã đội trưởng, Chính trị viên xã đội, Xã đội phó và cán bộ chuyên trách làm công tác quốc phòng, quân sự ở cơ quan, tổ chức; bảy ngày đối với cán bộ Ban chỉ huy quân sự và cán bộ kiêm nhiệm làm công tác quốc phòng, quân sự ở cơ quan, tổ chức và cán bộ chỉ huy dân quân tự vệ từ cấp tiểu đội đến cấp tiểu đoàn;

b) Mười ngày đối với chiến sĩ dân quân tự vệ năm thứ nhất và chiến sĩ dân quân tự vệ bộ binh thuộc lực lượng cơ động, dân quân tự vệ binh chủng và dân quân tự vệ biển từ năm thứ hai trở lên; bảy ngày đối với chiến sĩ dân quân tự vệ bộ binh thuộc lực lượng tại chỗ từ năm thứ hai trở lên; sáu mươi ngày đối với dân quân thường trực;

c) Thời gian giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự cho lực lượng dân quân tự vệ rộng rãi không quá năm ngày và chỉ được thực hiện khi có mệnh lệnh của cơ quan quân sự cấp trên.

2. Khi cần thiết hoặc khi có chiến tranh, thời gian giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự cho các đối tượng được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thể kéo dài theo quy định của Chính phủ.

Mục 3:

HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ

Điều 19

Hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ trong sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và sự điều hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Xã đội, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức và của cơ quan quân sự cấp trên.

Điều 20

Xã đội và Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức phải có kế hoạch chiến đấu - trị an và được cơ quan quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trực tiếp phê chuẩn.

Việc lập và phê chuẩn kế hoạch chiến đấu - trị an của lực lượng tự vệ trong các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 21

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải triển khai kế hoạch giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự, chiến đấu - trị an của lực lượng dân quân tự vệ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Điều 22

Khi có lệnh của người chỉ huy quân sự có thẩm quyền điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải nghiêm chỉnh chấp hành.

Chương 3:

CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ

Điều 23

Chế độ phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị của cán bộ, chỉ huy dân quân tự vệ do Chính phủ quy định.

Điều 24

1. Cán bộ, chiến sĩ dân quân nòng cốt trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ như sau:

a) Được trợ cấp bằng ngày công lao động theo mức do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quy định nhưng không thấp hơn 0,04 so với lương tối thiểu; nếu làm nhiệm vụ vào ban đêm từ 22 giờ đến 06 giờ sáng thì được tính gấp đôi; nếu làm nhiệm vụ ở nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại thì được hưởng chế độ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật lao động;

b) Khi làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại địa bàn trọng điểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Pháp lệnh này thì được hưởng khoản trợ cấp mỗi ngày bằng 0,06 so với lương tối thiểu, được bố trí nơi nghỉ và không được hưởng chế độ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

c) Khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hàng ngày thì được cơ quan quân sự cấp ra quyết định huy động bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

2. Cán bộ, chiến sĩ tự vệ trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền được cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, chiến sĩ đó làm việc trả nguyên lương và các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu, xe theo chế độ hiện hành.

Điều 25

1. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt được miễn nghĩa vụ lao động công ích hàng năm.

2. Dân quân tự vệ thuộc lực lượng rộng rãi được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng, quân sự và tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch hoạ thì thời gian làm nhiệm vụ đó được tính vào thời gian thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hàng năm; nếu vượt quá thời gian thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hàng năm thì số thời gian vượt sẽ được tính để hưởng trợ cấp ngày công lao động theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Phụ nữ trong độ tuổi tham gia dân quân tự vệ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được miễn thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ.

4. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ đang làm việc theo hợp đồng lao động tại cơ quan, tổ chức trong thời gian tập trung giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định của Chính phủ.

Điều 26

1. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ bị ốm đau trong khi huấn luyện hoặc trong khi làm nhiệm vụ nếu chưa tham gia bảo hiểm y tế thì được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh; trong trường hợp bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động thì được xét trợ cấp tuỳ theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí như tiêu chuẩn của người tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

2. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 7 của Pháp lệnh này nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên được xét hưởng chính sách như thương binh, nếu hy sinh được xét công nhận là liệt sĩ.

Kinh phí cho cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.

Điều 27

Kinh phí bảo đảm cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động của dân quân tự vệ hàng năm bao gồm:

1. Ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương);

2. Thu của đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các tổ chức có thu khác;

3. Quỹ quốc phòng, an ninh;

4. Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 28

1. Kinh phí bảo đảm cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động của dân quân tự vệ ở xã, phường, thị trấn và cơ quan, tổ chức hàng năm được quy định như sau:

a) Chi cho dân quân do ngân sách địa phương hàng năm bảo đảm;

b) Chi cho tự vệ do kinh phí hàng năm của cơ quan, tổ chức bảo đảm; đối với tổ chức kinh tế thì khoản chi cho tự vệ được tính vào chi phí quản lý sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;

c) Chi cho các đơn vị dân quân tự vệ được điều động làm nhiệm vụ đột xuất do cấp có thẩm quyền ra lệnh điều động bảo đảm;

d) Chi trả phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ chỉ huy dân quân tự vệ được quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh này do ngân sách địa phương hàng năm bảo đảm.

2. Kinh phí chi cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân thường trực quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Pháp lệnh này do ngân sách địa phương bảo đảm.

3. Kinh phí chi cho công tác nghiên cứu khoa học, biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu và xây dựng mẫu một số học cụ huấn luyện dân quân tự vệ do Chính phủ quy định.

Điều 29

Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cùng cấp động viên đoàn thể nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp theo khả năng và hình thức thích hợp để lập quỹ quốc phòng, an ninh ở địa phương; cơ quan, tổ chức động viên người lao động xây dựng, đóng góp quỹ quốc phòng, an ninh.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm ban hành quy chế quản lý chặt chẽ việc sử dụng quỹ này.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2005.

Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh về dân quân tự vệ ngày 09 tháng 01 năm 1996.

Điều 31

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

Nguyễn Văn An

(Đã ký)

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 19/2004/PL-UBTVQH11

Hanoi, April 29, 2004

 

ORDINANCE

ON MILITIA AND SELF-DEFENSE FORCE

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly, the 10th session;
Pursuant to Resolution No. 12/2002/QH11 of December 16, 2002 of the XIth National Assembly, the 2nd session, on the law- and ordinance-making programs for the XIth Legislature (2002-2007) and 2003,
This Ordinance provides for the militia and self-defense force.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-

1. The militia and self-defense force is a mass armed force not divorced from production and work, constituting a part of the People's Armed Forces of the Socialist Republic of Vietnam, placed under the leadership of the Communist Party of Vietnam, the management and administration of the Government and the People's Committees of all levels, the uniform direction and command of the Minister of Defense as well as the direction and direct command of local military offices.

This force, if being organized in communes, wards and district townships, is called militia force; if being organized in State agencies, non-business units, economic organizations, political organizations and socio-political organizations (hereinafter referred collectively to as agencies and organizations) is called self-defense force.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The March 28 every year is taken as the traditional day of the militia and self-defense force.

Article 2.-

1. Vietnamese citizens, regardless of their ethnic groups, religions, social classes, educational levels or professional qualifications, aged between full 18 and full 45 years for men, between full 18 and full 40 years for women, shall have the obligation to join the militia or self-defense force, except for cases prescribed in Clause 2 of this Article.

2. The ages of militia commanders in deep-lying, remote, border and island communes may be older but must not exceed 50 for men and 45 for women.

Article 3.-

1. In April every year, citizens who are full 18 years old must go to the People's Committees of the communes, wards or district townships (hereinafter referred to as the commune-level People’s Committees) where they reside or to agencies or organizations where they work to register for militia and self-defense service.

2. Those who fully satisfy the following criteria shall be recruited into the core militia and self-defense force:

a/ Having clear backgrounds;

b/ Having good political and moral qualities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The management and recruitment of the core militia and self-defense force shall be prescribed by the Government.

Article 4.-

1. The term of service in the core militia force is 5 years; for the core militia force in deep-lying, remote, border and island communes, such term may be extended, but must not exceed 3 years.

2. The term of service in the core self-defense force is 5 years; depending on the practical conditions and requirements of agencies or organizations, such term may be extended to the end of the age bracket prescribed in Clause 1, Article 2 of this Ordinance.

3. Upon the expiration of the service term prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, citizens who participate in the core militia and self-defense force shall be granted certificates of fulfillment of the militia and self-defense obligation; if they are still in the age bracket prescribed in Clause 1, Article 2 of this Ordinance, they shall be considered for registration into the mobilization reserve force according to law provisions or transferred to the mass militia and self-defense force.

Article 5.-

1. The Government shall perform the uniform State management over the militia and self-defense force nationwide.

2. The Ministry of Defense shall assist the Government in performing the State management over the organization, building and operation of the militia and self-defense force; direct, guide, urge and examine the organization, building and operation of the militia and self-defense force by ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, People's Committees of all levels as well as agencies and organizations.

The military zone commanders shall assist the Ministry of Defense in directing, guiding and examining the implementation of the militia and self-defense work by the provinces and centrally-run cities in the military zones.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The People's Committees of all levels shall, within the ambit of their respective tasks and powers, perform the State management over the organization, building and operation of the militia and self-defense force; direct branches and military offices of the same levels to perform tasks related to the organization, building and operation of the militia and self-defense force at the orders of the superior military offices; and implement regimes and policies towards the militia and self-defense force.

5. Local military offices shall coordinate with the concerned agencies in assisting the People's Committees of the same levels in performing the State management over the militia and self-defense force.

Commanders of military offices of the provinces and centrally-run cities, rural/urban districts, provincial towns and cities, communes as well as agencies and organizations shall be held responsible before the superior military offices and the People's Committees of the same levels for directing and commanding the militia and self-defense force in its organization, building and operation.

Article 6.-

1. The commune-level People's Committees, agencies and organizations shall have to organize the militia and self-defense force.

2. The organization of the self-defense force in non-State enterprises shall be prescribed by the Government.

Article 7.-

The militia and self-defense force shall have the following tasks:

1. To stand ready for combat, to combat, render combat services and act as the core in fighting together with the entire population against the enemy to defend their localities and establishments;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To act as a shock force in defending the production, preventing, fighting and overcoming of the consequences of, natural disasters, enemy sabotage and other serious incidents;

4. To mobilize people to observe the Party's line and undertakings as well as the State's policies and laws; to actively implement socio-economic development programs in localities, contributing to building comprehensively strong grassroots units;

5. To perform other tasks prescribed by law.

Article 8.-

1. Officers and men of the militia and self-defense force shall have to strictly observe the law provisions on militia and self-defense force.

2. Officers and men of the core militia and self-defense force may wear insignia and uniforms prescribed by the Government.

Article 9.- Vietnam Fatherland Front and its member organizations, agencies, organizations, people's armed force units and all citizens shall have to build the militia and self-defense force.

Article 10.-

1. The organization and use of the militia and self-defense force in contravention of this Ordinance's provisions are strictly prohibited.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

ORGANIZATION, PAYROLL, WEAPONS, EQUIPMENT, TRAINING AND OPERATION OF THE MILITIA AND SELF-DEFENSE FORCE

Section 1. ORGANIZATION, PAYROLL, WEAPONS AND EQUIPMENT

Article 11.- The organization, payroll, weapons and equipment of the militia and self-defense force must conform to the characteristics and requirements of the defense and security tasks in the peace time and war time, the political, economic, cultural and social characteristics as well as practical conditions of each locality or grassroots unit.

Article 12.-

1. The militia and self-defense force is organized as follows:

a/ The core militia and self defense force is composed of the infantry militia and self-defense force, the service militia and self-defense force and the sea militia and self-defense force, organized into mobile and on-spot forces; for communes in key localities requiring high combat readiness, the organization of stand-by militia and self-defense force shall be considered;

b/ The mass militia and self-defense force comprises the core militia and self-defense officers and men who have fulfilled their militia and self-defense service and citizens in the age bracket prescribed in Clause 1, Article 2 of this Ordinance.

2. The size and organizational structure of the militia and self-defense force shall be prescribed by the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14.-

1. The command system of the militia and self-defense force is composed of:

a/ Squad leaders and the like;

b/ Platoon leaders and the like;

c/ Company commanders and the like;

d/ Battalion commanders and the like;

e/ Village militia command and the like;

f/ Commune militia commands and military commands of agencies and organizations.

2. Major commanding positions of the militia and self-defense force include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Platoon leaders and the like;

c/ Company commanders and the like;

d/ Battalion commanders and the like;

e/ Village militia commanders and the like;

f/ Commanders and political commissars of commune militia force, and chiefs of military commands of agencies and organizations.

Article 15.-

1. Commune militia command and military commands of agencies or organizations shall have to advise the commune-level People's Committees and the heads of agencies or organizations on organizing and directing the defense and military work; direct and command the militia and self-defense force in its building and operation.

2. A commune militia command is composed of the commander being member of the commune People's Committee, a political commissar being a part-timer, a deputy-commander being a full-timer. The commune militia commanders must go through trainings with curricula, contents and time prescribed by the Government.

The commune militia commands have their offices and necessary equipment in service of their work suitable to each locality.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The appointment, relief from duty or dismissal of militia and self-defense commanders or officials performing the defense or military work in communes, wards and district townships as well as agencies and organizations shall be prescribed by the Government.

Article 16.- Weapons and equipment of the militia and self-defense force from any source must be registered, strictly managed and used for the right purposes and in strict accordance with law provisions.

Section 2. POLITICAL EDUCATION AND MILITARY TRAINING

Article 17.- Annually, officers and men of the core militia and self-defense force shall be provided with political education and military training according to the contents and curricula prescribed by the Ministry of Defense.

Article 18.-

1. The annual political education and military training duration for officers and men of the militia and self-defense force is prescribed as follows:

a/ Ten days for commune militia commanders, political commissars, deputy-commanders and full-time officials performing the defense or military work in agencies and organizations; seven days for military command officials and part-timers performing the defense or military work in agencies and organizations, as well as militia and self-defense force commanders of from squad to battalion ranks;

b/ Ten days for the first-year militia and self-defense force members and the second-year-on infantry militia and self-defense force members in mobile force, service militia and self-defense force and sea militia and self-defense force members; seven days for on-spot infantry militia and self-defense force members who have served from the second year on; and sixty days for stand-by militia force members;

c/ The political education and military training duration for the mass militia and self-defense force shall not exceed 5 days and such education and training shall be carried out only at orders of the superior military offices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section 3. OPERATION OF THE MILITIA AND SELF-DEFENSE FORCE

Article 19.- The militia and self-defense force's activities in combat readiness, fighting, combat service, protection of political security as well as social order and safety are placed under the leadership of the Party Committees and the administration of the presidents of the People's Committees of all levels, the direction and direct command of the commune militia offices or the military commands of agencies, organizations, and superior military offices.

Article 20.-

The commune militia offices and the military commands of agencies or organizations must draw up combat-security plans directly approved by the military agencies of the rural/urban districts, provincial towns or cities.

The elaboration and approval of the combat-security plans by the self-defense force in non-State enterprises shall be prescribed by the Ministry of Defense.

Article 21.- The presidents of the commune-level People's Committees and the heads of agencies and organizations must implement the political education, military training and combat-security plans of the militia and self-defense force to meet the task requirements in all circumstances.

Article 22.- Upon the competent military commanders' order to mobilize the militia and self-defense force for the task of combat, combat service or the protection of political security, social order and safety outside the provinces or centrally-run cities, rural/urban districts or provincial towns or cities, the presidents of the People's Committees or the heads of agencies or organizations must strictly abide by such orders.

Chapter III

REGIMES AND POLICIES TOWARDS THE MILITIA AND SELF-DEFENSE FORCE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 24.-

1. The core militia officers and men, while performing their tasks on competent authorities' orders, shall be entitled to the following regimes:

a/ Allowances calculated on the number of workdays with amounts prescribed by the People's Committees of the provinces or centrally-run cities (hereinafter referred to as the provincial-level People's Committees), which, however, shall not be lower than 0.04 of the minimum wage; if they perform their tasks at night time from 22 hrs. to 6 hrs., such allowances shall be doubled; if they perform their tasks in places where exist dangerous or hazardous elements, they shall enjoy the regime prescribed in Article 104 of the Labor Code;

b/ When they perform their tasks of combat readiness in key localities prescribed at Point a, Clause 1, Article 12 of this Ordinance, they shall enjoy a daily allowance equal to 0.06 of the minimum wage and free lodgings, but not enjoy the regime prescribed at Point a, Clause 1 of this Article;

c/ When they perform their tasks at places far from their residence places and cannot travel to and from there every day, they shall be provided with free lodgings, travel means or expense support or payment for a return ticket by the military offices which issue the mobilization decisions; they shall be provided with meal expense support at the levels prescribed by the provincial-level People's Committees.

2. The self-defense officers and men shall, while performing their tasks on competent authorities' orders, enjoy full pay as well as welfare and travel allowances by agencies or organizations where such officers or men work according to the current regulations.

Article 25.-

1. The core militia and self-defense officers and men shall be exempt from annual public-labor obligation.

2. For the mass militia or self-defense members who are mobilized to perform defense and military tasks or participate in salvage, rescue or overcoming of the consequences of natural disasters or enemy sabotage, the duration for performance of such tasks shall be included in the annual public-labor obligation duration; if such duration is longer than the annual public-labor obligation duration, the excess duration shall be counted for enjoyment of workday allowances as prescribed by the provincial-level People's Committees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Militia and self-defense officers and men who are working under labor contracts in agencies or organizations shall, during the political education or military training time, be temporarily suspended from the performance of labor con-tracts according to the Government's regulations.

Article 26.-

1. Militia and self-defense officers and men, who get sick during the training or the performance of their tasks, but have not yet participated in medical insurance, shall be paid medical examination or treatment expenses; in cases where they get accidents which reduce their working capacity, they shall be considered for allowances, depending on the extent of working-capacity reduction; if they die, death and funeral allowances shall be entitled as for social insurance participants.

2. Militia and self-defense officers and men performing the tasks prescribed in Clauses 1, 2 and 3, Article 7 of this Ordinance, if being injured and having their working capacity reduced by 21% or more, shall be considered for enjoyment of policies like war invalids, if they die, they shall be considered for recognition as war martyrs.

Funding for militia and self-defense officers and men prescribed in this Article shall be prescribed by the Government.

Article 27.-

Annual funding for building, training and operation of the militia and self-defense force includes:

1. The State budget (central budget and local budgets);

2. Revenues of non-business units, economic organizations and other organizations with revenues;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Other sources prescribed by law.

Article 28.-

1. Annual funding for building, training and operation of the militia or self-defense force in communes, wards and townships or agencies and organizations is prescribed as follows:

a/ Expense for the militia force shall be covered by annual local budgets;

b/ Expense for the self-defense force shall be covered by annual funding of agencies or organizations; for economic organizations, such expense shall be included in production/business management cost according to law provisions;

c/ Expenses for militia or self-defense units which are mobilized to perform extraordinary tasks shall be paid by competent authorities issuing the mobilization orders;

d/ Expenses for responsibility allowances paid to militia and self-defense commanders prescribed in Article 23 of this Ordinance shall be covered by annual local budgets.

2. Funding for building, training and operation of the stand-by militia force prescribed at Point a, Clause 1, Article 12 of this Ordinance shall be covered by local budgets.

3. Funding for scientific research and compilation of curricula, teaching courses and documents, and the building of a number of models of militia and self-defense training instruments shall be prescribed by the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The presidents of the People's Committees of all levels shall have to promulgate regulations on strict management of the use of such funds.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 30.-

This Ordinance takes effect as from January 1, 2005.

This Ordinance replaces the January 9, 1996 Ordinance on Militia and Self-Defense Force.

Article 31.- The Government shall detail and guide the implementation of this Ordinance.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Ordinance No.19/2004/PL-UBTVQH11 of April 29, 2004 on militia and self-defense force

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.300

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.166.217
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!