|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Nghị quyết 87/NQ-CP năm 2011 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 do Chính phủ ban hành
Số hiệu:
|
87/NQ-CP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Tấn Dũng
|
Ngày ban hành:
|
26/07/2011
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
CHÍNH
PHỦ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
87/NQ-CP
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2011
|
NGHỊ QUYẾT
PHIÊN
HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 7 NĂM 2011
Ngày 24 tháng 7 năm 2011, Chính phủ
họp phiên thường kỳ tháng 7 năm 2011, thảo luận và quyết nghị những vấn đề sau:
1. Chính phủ thảo luận Báo cáo về
tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2011 do Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư trình.
Chính phủ nhất trí đánh giá, nhờ
triển khai thực hiện nhất quán, đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đề ra trong Kết luận số
02-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 59/2011/QH12 của Quốc hội và Nghị quyết
số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ, kinh tế - xã hội tháng 7
và 7 tháng đầu năm 2011 tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng giá
tiêu dùng tiếp tục được kiềm chế; thu ngân sách tăng khá, bội chi ngân sách nhà
nước giảm; thị trường ngoại hối, vàng từng bước ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng;
kim ngạch xuất khẩu tăng cao, vượt kế hoạch đề ra; nhập siêu có xu hướng giảm mạnh.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá; sản xuất nông nghiệp tuy chịu ảnh
hưởng của thiên tai, dịch bệnh vẫn phát triển ổn định, vững chắc; các hoạt động
du lịch diễn ra sôi nổi, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài
nước; tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh so với
cùng kỳ năm trước. Trong điều kiện cắt giảm đầu tư công, nhưng đầu tư cho lĩnh
vực xóa đói nghèo, bảo đảm an sinh xã hội vẫn tiếp tục được chú trọng và tăng
cường. Nhiều chính sách xã hội tiếp tục được triển khai, góp phần giảm bớt khó
khăn và từng bước cải thiện đời sống của người dân; công tác giải quyết việc
làm, bảo đảm ổn định đời sống của người lao động được quan tâm; các hoạt động đền
ơn đáp nghĩa nhân Ngày Thương binh, liệt sỹ 27 tháng 7 được chú trọng triển
khai; kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2011 được tổ chức tốt. Công tác cải
cách hành chính, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được tiếp tục đẩy mạnh. Đối ngoại
và hợp tác quốc tế đạt nhiều thành tựu quan trọng. Quốc phòng được tăng cường.
An ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên, những biến động khó
lường từ các yếu tố bên ngoài và nhiều khó khăn trong nước vẫn tiếp tục tác động
bất lợi đến thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và ảnh hưởng
đến mục tiêu kiềm chế lạm phát, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh và
xuất khẩu. Khu vực sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn do tiếp tục thực hiện
chính sách thắt chặt tài khóa, tiền tệ và kiềm chế lạm phát, nhất là đối với
các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tai nạn giao thông, tội phạm, vệ sinh an toàn thực
phẩm, môi trường vẫn còn gây nhiều bức xúc xã hội. Đời sống người lao động, người
có thu nhập thấp, công nhân các khu công nghiệp tập trung còn nhiều khó khăn.
Để phấn đấu đạt được kết quả cao
nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, từ nay đến cuối năm và thời gian tiếp
theo, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt,
nhất quán, đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp đã đề ra trong Kết luận số
02-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 59/2011/QH12 của Quốc hội và các nghị
quyết của Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm
2011 nhằm thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm là kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó, cần tập trung một số giải
pháp sau đây:
- Về chính sách tiền tệ: Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ,
thận trọng theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP, đặc biệt chú ý bảo đảm thanh
khoản và an toàn hệ thống tín dụng, ngân hàng. Tiếp tục sử dụng linh hoạt, hiệu
quả các công cụ của chính sách tiền tệ để giảm sức ép lạm phát, giảm lãi suất dần
theo diễn biến của mức giảm lạm phát.
- Về chính sách tài khóa: Tiếp tục
thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, phối hợp hài hòa với việc thực hiện
chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng. Các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục
thực hiện các biện pháp tăng thu ngân sách, kiểm soát việc cắt giảm đầu tư công
vào các công trình, dự án không hiệu quả, chưa thật sự cần thiết, tiến độ chậm,
kéo dài; nghiêm túc thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên, phấn đấu giảm
bội chi ngân sách thấp hơn mức Quốc hội quyết định.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phối hợp với các cơ quan, địa phương chỉ đạo quyết liệt, tập trung
nguồn lực bảo đảm phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng xuất khẩu nông sản, lúa
gạo, đồng thời bảo đảm an ninh lương thực trong nước; chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất
chăn nuôi, cung cấp đủ thực phẩm cho thị trường, đặc biệt là trong dịp Tết,
không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá; chủ động phòng, chống và ứng
phó có hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục
nhanh sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.
- Các bộ, cơ quan, địa phương tiếp
tục chỉ đạo tập trung tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu;
thực hiện các giải pháp mở rộng và tổ chức tốt hoạt động thị trường trong nước
theo hướng khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, tiết giảm chi phí lưu thông; triển
khai khởi công các công trình, dự án lớn quan trọng. Bộ Công Thương chỉ đạo Tập
đoàn Điện lực Việt Nam tập trung bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất và đời sống
nhân dân.
- Tiếp tục triển khai thực hiện
tốt các chính sách an sinh xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia hướng đến
vùng nghèo, địa bàn huyện, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, người nghèo, người
có công, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng khó khăn trong xã hội. Các
bộ, cơ quan, địa phương phối hợp với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cần chủ động
quan tâm, có biện pháp giải quyết kịp thời các vấn đề xã hội nảy sinh đối với
người lao động trong các doanh nghiệp; vận động, hỗ trợ người lao động vượt qua
khó khăn, yên tâm làm việc; phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức đoàn thể,
đặc biệt là công đoàn trong công tác bảo vệ quyền lợi của người lao động.
- Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công
an phối hợp với các cơ quan, địa phương chỉ đạo việc triển khai mạnh mẽ, quyết
liệt, có hiệu quả các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông, đặc biệt quan tâm
xử lý bảo đảm an toàn giao thông tại các ‘‘điểm đen” thường xuyên xảy ra tai nạn.
- Tiếp tục quán triệt và triển
khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước
trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; hành động kiên quyết, kịp thời, phù hợp với
pháp luật quốc tế, đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước để xử lý tốt những diễn biến
phức tạp, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị và trật
tự an toàn xã hội. Thực hiện phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng vùng
biên giới, hải đảo; tăng cường sự chủ động của các địa phương trong việc xây dựng
tiềm lực kinh tế kết hợp với quốc phòng.
- Các thành viên Chính phủ khóa
XII tiếp tục chỉ đạo và điều hành công việc, chuẩn bị và làm tốt công tác bàn
giao khi các thành viên Chính phủ khóa XIII được phê chuẩn và bổ nhiệm, bảo đảm
để Chính phủ triển khai hoạt động liên tục, thông suốt.
2. Chính phủ thảo luận Báo cáo
đánh giá tình hình thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ nhiệm kỳ 2007 -
2011 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình.
Chính phủ thống nhất nhận định,
mặc dù trong bối cảnh kinh tế - xã hội cả nhiệm kỳ Chính phủ khóa XII có nhiều
khó khăn, phức tạp do tác động bất lợi từ bên ngoài và những hạn chế nội tại
trong nước, nhưng dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Chính phủ, tập thể Chính phủ
đã đoàn kết, nhất trí, nỗ lực phấn đấu, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ do Đảng, Nhà
nước và nhân dân giao phó. Thực hiện đúng, nghiêm túc Quy chế làm việc, hoạt động
chỉ đạo, điều hành của Chính phủ khóa XII đã có nhiều đổi mới và tiến bộ; phát
huy cao trí tuệ của tập thể Chính phủ kết hợp với đề cao trách nhiệm cá nhân của
các thành viên Chính phủ; từng thành viên Chính phủ đều nỗ lực phấn đấu, hoàn
thành tốt nhiệm vụ được phân công; xác định rõ vai trò và trách nhiệm của cơ
quan chủ trì, cơ quan phối hợp; các quy trình, thủ tục giải quyết công việc được
thực hiện theo hướng nhanh gọn hơn; ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh
để phục vụ có hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ...
Tuy nhiên, hoạt động chỉ đạo, điều
hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ còn có những hạn chế do việc phân định
chức năng, nhiệm vụ của một số bộ, ngành vẫn còn chồng chéo, trùng lắp, còn những
lĩnh vực chưa có đơn vị quản lý rõ ràng; một số lĩnh vực quản lý nhà nước chưa
đáp ứng được yêu cầu cao trong chỉ đạo, điều hành; một số quy định còn bất cập,
khó thực hiện; kỷ cương, kỷ luật trong chấp hành Quy chế làm việc trong một số
trường hợp chưa nghiêm, trong khi chưa có chế tài xử lý; việc đôn đốc, kiểm tra
thực hiện Quy chế chưa đủ quyết liệt và có hiệu quả cao...
Để phát huy những điểm mạnh, khắc
phục những hạn chế trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ và bộ máy hành chính các cấp, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa
phương rà soát bổ sung, sửa đổi chức năng, nhiệm vụ, tránh chồng chéo, trùng lắp,
bảo đảm làm rõ vai trò quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Rà soát, sửa
đổi, bổ sung các quy định trong quy chế làm việc, bảo đảm tổ chức tốt hơn và
nâng cao chất lượng công tác xây dựng thể chế, đáp ứng được yêu cầu sửa đổi, bổ
sung các văn bản pháp luật phù hợp với thực tiễn khi cần thiết; tổ chức tốt
công tác phân tích, dự báo kinh tế vĩ mô bảo đảm thống nhất, nâng cao chất lượng
dự báo; tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong một số
lĩnh vực như đất đai, tài nguyên, doanh nghiệp nhà nước, năng lượng và bảo đảm
an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu...; nâng
cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, đấu tranh phòng, chống tham nhũng và
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường trách nhiệm phối hợp công tác
trong xử lý công việc; nâng cao trách nhiệm và chất lượng giải trình của các
thành viên Chính phủ trước Quốc hội, nhân dân; tăng cường chủ động phát ngôn và
cung cấp thông tin ra công chúng, bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đúng định hướng,
đáp ứng quyền được thông tin của nhân dân, doanh nghiệp.
Giao Văn phòng Chính phủ chủ
trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính
phủ, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của Quy chế làm việc nhằm khắc phục
những mặt hạn chế, cải tiến lề lối, chế độ làm việc, đáp ứng yêu cầu nâng cao
năng lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của Chính phủ khóa XIII./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo, Cổng TTĐT;
- Lưu: Văn thư, TH (5b).Nh
|
TM.
CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Nghị quyết 87/NQ-CP năm 2011 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 do Chính phủ ban hành
GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
|
No:
87/NQ-CP
|
Hanoi,
July 26, 2011
|
RESOLUTION THE
GOVERNMENT’S REGULAR MEETING – JULY, 2011 The Government on July 24
convened its regular meeting to discuss and decide the following issues: 1. The Government discussed
Report on socio-economic performance in July and the first seven months of
2011, presented by the Minister of Planning and Investment. The Government was unanimously
agreed that socio-economic panorama in the reviewed periods contained positive
signals thanks to synchronous and comprehensive implementation of measures for
curbing inflation, stabilizing macro-economy, and ensuring social welfare
enshrined in the Politburo’s Conclusion No. 02-KL/TW, the National Assembly’s
Resolution No. 59/2011/QH12 and the Government’s Resolution 11/NQ-CP dated on
February 24, 2011. The consumer price index
continued to be put under control, State budget collection increased fairly,
State budget overspending dipped, foreign currency and gold markets stabilized,
foreign currency reserve rose; export turnover soared beyond the preset target;
trade deficit slumped. Industrial production was on rise; agricultural
production, though affected by natural disasters and epidemics, still expanded
stably and firmly; tourism grew with rising number of both foreign and domestic
tourists; total retail sales of goods and services boomed against the same
period last year. In the context of public
investment cut, the investment for poverty reduction and social welfare was
among priorities. Many social policies continued to be adopted and implemented,
contributing to easing difficulties against and gradually improve people’s
living standard; job creation and stabilization of laborers’ life were paid due
attention; a series of activities to repay wounded soldiers and revolutionary
martyrs for their favor took place on the occasion of their day (July 27); the
entry examinations into colleges and universities were well-organized.
Administrative reform, inspection work, settlement of complaints and
denunciations, anti-corruption, thrift practice, and anti-wastefulness
continued to be sped up. External relations and international cooperation made
importance achievements. National defense has been enhanced. Political
security, social order and safety have been maintained. However, external complicated
changes and domestic difficulties have adversely impacted on the realization of
the 2011 socio-economic development plan and the targets of reining in
inflation, expanding production and export. Production and business sector
still faces difficulties because of the tightened fiscal, monetary, and
inflation policies, particularly small-and medium-sized enterprises. Traffic
accidents, crimes, food hygiene and safety, environment are among pressing
issues. Low-income groups, including workers in centralized industrial parks,
still suffer many difficulties. In a bid to fully achieve the preset
targets, the Government requests ministries, sectors and localities to continue
synchronous and comprehensive implementation of measures for curbing inflation,
stabilizing macro-economy, and ensuring social welfare enshrined in the
Politburo’s Conclusion No. 02-KL/TW, the National Assembly’s Resolution No.
59/2011/QH12 and the Government’s Resolution 11/NQ-CP dated on February 24,
2011 in order to realize the central task of inflation curbing, macro-economic
stabilization, and social welfare guaranteeing, focusing on the following
solutions: .................................................. .................................................. .................................................. Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.
Nghị quyết 87/NQ-CP năm 2011 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 do Chính phủ ban hành
3.596
|
CÁC NỘI DUNG SỬA ĐỔI,
HƯỚNG DẪN
NỘI DUNG
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung thay
thế tương ứng;
<Nội dung> =
Không có nội dung thay thế tương ứng;
<Nội dung> = Không có
nội dung bị thay thế tương ứng;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
- TẢI ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
-

-

|
|
TP. HCM, ngày 31/03 /2020
Thưa Quý khách,
Covid 19 làm nhiều vấn đề pháp lý phát sinh, nhiều rủi ro pháp lý xuất hiện. Do vậy, thời gian này và sắp tới Quý khách cần dùng THƯ VIỆN PHÁP LUẬT nhiều hơn.
Là sản phẩm online, nên 220 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc tại nhà ngay từ đầu tháng 3.
Chúng tôi tin chắc dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
Với sứ mệnh giúp quý khách loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT cam kết với 2,2 triệu khách hàng của mình:
1. Cung cấp dịch vụ tốt, cập nhật văn bản luật nhanh;
2. Hỗ trợ pháp lý ngay, và là những trợ lý pháp lý mẫn cán;
3. Chăm sóc và giải quyết vấn đề của khách hàng tận tâm;
4. Thanh toán trực tuyến bằng nhiều công cụ thanh toán;
5. Hợp đồng, phiếu chuyển giao, hóa đơn,…đều có thể thực hiện online;
6. Trường hợp khách không thực hiện online, thì tại Hà Nội, TP. HCM chúng tôi có nhân viên giao nhận an toàn, và tại các tỉnh thì có nhân viên bưu điện thực hiện giao nhận;
THƯ VIỆN PHÁP
LUẬT luôn là:
Chỗ dựa pháp lý;
Dịch vụ loại rủi ro pháp lý;
Công cụ nắm cơ hội làm giàu;
Chúc Quý khách mạnh khỏe, vui vẻ và “…loại
rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…” !

Xin chân thành cảm ơn Thành viên đã sử dụng www.ThuVienPhapLuat.vn
|
|