Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 75/2006/NQ-QH11 Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 29/11/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 75/2006/NQ-QH11

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2006 

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2007

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Điều 84 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo của các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan hữu quan và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Quốc hội cơ bản tán thành những nội dung đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2006, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 với các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo của các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan hữu quan. Quốc hội nhấn mạnh một số vấn đề sau:

I. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU:

1. Mục tiêu tổng quát:

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả, tính bền vững, chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, triển khai thực hiện các cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề và phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; giải quyết kịp thời các vấn đề xã hội bức xúc; giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường. Kiện toàn tổ chức và hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ bộ máy nhà nước các cấp, đáp ứng các mục tiêu cải cách hành chính và hội nhập quốc tế.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu:

a) Các chỉ tiêu kinh tế:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 8,2 - 8,5%;

- Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,5 - 3,8%; ngành công nghiệp và xây dựng tăng 10,5 - 10,7%; ngành dịch vụ tăng 8,0 - 8,5%;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 17,4%; Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 15,5%;

- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 40% tổng sản phẩm trong nước (GDP);

- Tốc độ tăng giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế;

b) Các chỉ tiêu xã hội:

- Nâng số địa phương đạt chuẩn chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở lên 40 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tuyển mới đại học, cao đẳng tăng 10%; trung học chuyên nghiệp tăng 15%; dạy nghề dài hạn tăng 16,5%;

- Giảm tỉ lệ sinh 0,3;

- Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động, trong đó đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài 8 vạn người;

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 16%;

- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống còn 22,3%;

c) Các chỉ tiêu môi trường:

- Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 39%;

- Cung cấp nước sạch cho 67,2% dân số nông thôn và 80% dân số đô thị;

- Xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đạt 50%.

II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHÍNH

1. Cải thiện môi trường đầu tư; nâng cao hiệu quả đầu tư và chất lượng tăng trưởng. Tạo mọi điều kiện thuận lợi và khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế trong nước đầu tư sản xuất, kinh doanh. Phân cấp mạnh mẽ việc quản lý đầu tư. Chủ động áp dụng các hình thức vận động thu hút đầu tư nước ngoài đúng pháp luật trên cơ sở định hướng và quy hoạch phát triển nền kinh tế.

Tập trung đầu tư và đảm bảo tiến độ các dự án, công trình quan trọng quốc gia, các dự án lớn và các chương trình mục tiêu quốc gia. Chính phủ có trách nhiệm phê duyệt, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006-2010 và qui hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thuỷ điện Tuyên Quang.

Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách và áp dụng đồng bộ các giải pháp về đầu tư, tiêu thụ sản phẩm, thuế, đất đai để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, tạo việc làm ổn định lâu dài và cải thiện đời sống nhân dân. Chú trọng đầu tư phát triển các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn nhằm từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục tiêu hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

Điều chỉnh, bổ sung và triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp về kinh tế, xã hội trong việc thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang mục đích sử dụng phi nông nghiệp. Công khai quy hoạch phát triển khu công nghiệp tập trung, khu đô thị, khu dân cư mới. Bảo đảm giải quyết hợp lý giữa lợi ích của nông dân với lợi ích của nhà nước và doanh nghiệp. Xử lý nghiêm, công khai mọi hành vi gian lận, nhũng nhiễu, chiếm đoạt tiền, tài sản của Nhà nước, của nhân dân trong việc đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, đấu giá quyền sử dụng đất, tái định cư...

Tập trung nguồn lực để phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh; chú trọng các ngành nghề truyền thống; phát triển công nghiệp phụ trợ; khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ cao, công nghệ thông tin...

2. Đẩy nhanh tốc độ thực hiện lộ trình sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Hình thành những Tổng công ty quy mô lớn đa sở hữu, có vốn chi phối của nhà nước trong một số lĩnh vực quan trọng, có ý nghĩa điều tiết vĩ mô. Khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải đặc biệt chú ý xác định giá trị doanh nghiệp, kể cả giá trị quyền sử dụng đất để bảo toàn, chống thất thoát vốn và tài sản nhà nước; quan tâm thỏa đáng lợi ích của người lao động; thu hút cổ đông chiến lược phù hợp với đặc thù và yêu cầu của từng lĩnh vực. Cho phép áp dụng và giao cho Chính phủ hướng dẫn cụ thể việc trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi căn cứ vào kết quả kinh doanh và thu nộp ngân sách nhà nước đối với các công ty nhà nước có đặc thù về vốn, đang thực hiện chuyển đổi, được giao thực hiện một số nhiệm vụ kinh tế, xã hội của Nhà nước, áp dụng cho cả trường hợp năm 2005 và năm 2006 chưa được thực hiện chính sách này.

Đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của nông, lâm trường quốc doanh; rà soát quỹ đất để điều chỉnh phù hợp với phương hướng sản xuất, quy mô của từng đơn vị; nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ và phát triển rừng.

3. Xây dựng chương trình hành động cụ thể trong cả nước, từng ngành, lĩnh vực, địa phương, cơ quan nhà nước có liên quan và tổ chức kinh tế để thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ động dự báo, tính toán, phân tích các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, nguồn thu ngân sách nhà nước, đến sự ổn định vĩ mô, sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, việc làm và đời sống của người lao động khi thực hiện các cam kết quốc tế.

4. Tiếp tục đổi mới chính sách và tăng cường quản lý trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Tăng cường năng lực và trách nhiệm quản lý của Ngân hàng nhà nước để nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, chủ động kiểm soát lạm phát góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế. Tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong các hoạt động tín dụng.

Phát triển mạnh, đồng bộ các loại thị trường, nhất là thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ. Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển các loại hình dịch vụ, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao, chú trọng phát triển dịch vụ tài chính, ngân hàng. Tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát các yếu tố đầu vào, chống độc quyền tăng giá bất hợp lý gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống nhân dân.

5. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt được các chỉ tiêu xã hội, tạo chuyển biến rõ rệt trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ, văn hóa - thông tin, giáo dục - đào tạo, y tế, thể thao, giải quyết việc làm và bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa các dịch vụ công. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề, thể thao, bệnh viện, phòng khám tư. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định của pháp luật. Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.

Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục đại học và dạy nghề. Tích cực xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa trình độ, đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu. Phát triển quy mô giáo dục đi đôi với phát triển đội ngũ nhà giáo. Chú trọng nâng cao phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn của nhà giáo; đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt" nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; hoàn thiện hệ thống chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, nhất là ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục.

6. Tạo sự chuyển biến trong công tác bảo vệ môi trường; nâng cao nhận thức của xã hội về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; coi trọng nguyên tắc bảo vệ môi trường ngay từ khi xây dựng và phê duyệt các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường xử lý những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

7. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ tai nạn nghiêm trọng, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2007. Giao Chính phủ chỉ đạo việc tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả với Quốc hội tại các kỳ họp.

8. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho thẩm phán và luật sư; nâng cao chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các vụ việc dân sự, hành chính.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ động tiến hành thường xuyên công tác phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh chống vi phạm pháp luật và tội phạm, nhất là đối với tội phạm có tổ chức và các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm. Xác định rõ những nguyên nhân phạm tội để kiến nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan kịp thời khắc phục và phòng ngừa.

Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là trong các lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, thu chi ngân sách nhà nước, quản lý tài nguyên thiên nhiên, tài sản công, tiết kiệm năng lượng...; tích cực phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, xử lý triệt để, nghiêm minh mọi hành vi tham nhũng, lãng phí. Tăng cường kỷ luật công vụ, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác bổ nhiệm, quản lý cán bộ. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước.

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, của nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong việc chấp hành pháp luật, nhất là việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp; đảm bảo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện tốt ngay tại cơ sở, tạo bước chuyển biến căn bản trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

9. Thực hiện kiên quyết cải cách hành chính trong mọi lĩnh vực; tập trung rà soát, kịp thời loại bỏ các thủ tục hành chính bất hợp lý; niêm yết công khai tại công sở và thực hiện nghiêm túc các quy định về thủ tục hành chính, nhất là đối với các lĩnh vực có liên quan trực tiếp tới quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường giáo dục, rèn luyện về chính trị, tư tưởng, đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính, tư pháp, nhất là ở cấp cơ sở, đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính, cải cách tư pháp.

Giao Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiêm túc tiếp thu, chỉ đạo giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc của đất nước và tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân được nêu trong báo cáo kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội.

10. Tổ chức tốt cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII, lựa chọn, bầu ra những đại biểu ưu tú, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân tham gia Quốc hội; kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu lực của bộ máy nhà nước nhiệm kỳ mới.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao theo chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2007.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác thực hiện giám sát và động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt Nghị quyết của Quốc hội.

Quốc hội kêu gọi đồng bào, chiến sỹ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài nêu cao tinh thần thi đua yêu nước, đoàn kết, động viên mọi nguồn lực, vượt qua khó khăn, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2007.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006.

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Phú Trọng

 

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 75/2006/NQ-QH11

Hanoi, November 29, 2006

 

RESOLUTION

ON THE 2007 SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT PLAN

THE NATIONAL ASSEMBLY OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Pursuant to Article 84 of the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001, of the Xth National Assembly, the 10th session;
After examining the Government's report, reports of the National Assembly's agencies, concerned agencies and opinions of National Assembly deputies;

RESOLVES:

The National Assembly basically agrees with the assessment of the performance of the tasks of 2006 and the 2007 socio-economic development plan with the objectives, targets, tasks and solutions stated in the Government's report, reports of the National Assembly's agencies and concerned agencies. The National Assembly emphasizes the following issues:

I. MAJOR OBJECTIVES AND TARGETS:

1. Overall objectives:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Major targets:

a/ Economic targets:

- Gross domestic product (GDP) will rise 8.2 - 8.5%;

- Added value of agriculture, forestry and fishery will rise 3.5 - 3.8%; that of industry and construction will increase by 10.5 - 10.7%; that of service sector will grow 8.0 - 8.5%;

- Total export value will rise 17.4% while total import value will rise 15.5%;

- Total development investment capital source of the entire society will account for 40% of the GDP;

- The consumer price index will be lower than the economic growth rate.

b/ Social targets:

- To increase the number of provinces and centrally run cities attaining the lower secondary education universalization standards to 40. The number of newly enrolled university and college students will increase by 10%, while those of professional intermediate school students and long-term job trainees will rise 16.5%;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To create jobs for around 1.6 million laborers, of whom 80,000 will be sent to work abroad;

- To reduce the poor household percentage to 16%;

- To reduce the percentage of malnourished under-five children to 22.3%;

c/ Environmental targets:

- To raise the forest coverage percentage to 39%;

- To supply clean water to 67.2% of the rural population and 80% of the urban population;

- To clean up 50% of establishments that cause serious environmental pollution.

II. A NUMBER OF MAIN TASKS

1. To better the investment environment; to raise investment efficiency and growth quality. To create all favorable conditions for and strongly encourage all domestic economic sectors to invest in production and business. To thoroughly decentralize investment management. To take the initiative in applying forms of lawfully mobilizing and attracting foreign investment on the basis of economic development orientations and planning.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To further reform mechanisms and policies, and apply in a coordinated manner investment, product sale, tax and land solutions to boost agricultural production and rural economy, create stable and permanent jobs and improve the people's living standards. To attach importance to investment in the development of regions with difficult socio-economic conditions in order to step by step narrow the rich-poor gap between regions. To accelerate the realization of the objectives of providing supports in production land, residential land and houses and daily-life water for poor and disadvantaged ethnic minority people.

To adjust, supplement and synchronously implement socio-economic policies and solutions in the recovery of agricultural land for conversion into non-agricultural land. To make public plannings on development of new industrial parks, urban centers and residential areas. To ensure harmonization of interests of farmers and interests of the state and enterprises. To strictly and publicly handle all acts of fraudulence, harassment for bribes, appropriation of money and property of the state and the people in the payment of compensations for ground clearance, land recovery, auctioning of land use rights, resettlement, etc.

To concentrate resources on developing industries with competitive edge; to attach importance to traditional crafts and trades; to develop support industries; to promote investment in developing high technologies, information technology, etc.

2. To accelerate the implementation of the roadmap on reorganization, renewal and equitization of state enterprises. To form large corporations owned by entities of various economic sectors and operating in a number of important domains of macro-regulation, in which the state holds the controlling stake. In the course of equitization of state enterprises, special attention should be paid to the valuation of enterprises' assets, including the value of land use rights, in order to preserve state capital and property against any loss. To pay due attention to the interests of laborers; to attract strategic shareholders suitable to particular characteristics and requirements of each domain. To permit the setting up of reward funds and welfare funds and assign the Government to specifically guide the setting up of those funds on the basis of business results and state budget remittances of state companies that have particular characteristics in capital, are undergoing transformation and assigned by the state to perform a number of economic and social tasks. This policy will also be applicable to companies to which it was not yet applied in 2005 or 2006.

To vigorously renew the organization and operation of state-run agricultural and forestry farms; to review and adjust the land area of each farm suitable to its production orientations and size; to raise business efficiency and land use efficiency, protect and develop forests.

3. To elaborate specific programs of action for the whole country, every concerned branch, domain, locality and state agency and every economic organization to implement effectively international commitments. To step up communication and propaganda on international economic integration. To take the initiative in forecasting, calculating and analyzing factors that impact economic growth, state budget revenues, macro-stability, development of enterprises of all economic sectors, employment and living conditions of laborers in the course of implementation of international commitments.

4. To further reform financial and monetary policies and enhance the management of the financial and monetary domain. To enhance the management capacity and responsibility of the State Bank with a view to raising the quality of credit, ensuring the safety of the banking system, taking the initiative in controlling inflation, contributing to stabilizing macro-economy and promoting economic development. To raise the competitiveness of commercial banks. To apply international standards in credit activities.

To strongly and synchronously develop all types of market, especially financial market, real estate market and science and technology market. To elaborate and implement a planning on development of services with development priority given to those services with great potential and high competitiveness and importance attached to the development of financial and banking services. To intensify the application of measures to inspect and control input elements and combat monopoly and unreasonable price increase that may cause damage to production and people's daily life.

5. To apply in a coordinated manner solutions to achieve social targets, make remarkable progress in such domains as science and technology, culture and information, education and training, healthcare and sports, to create jobs, and protect and care for children. To step up the realization of the policy on socialization of public services. To encourage organizations and individuals to invest in building educational, training and job-training establishments, sport facilities, private hospitals and clinics. To raise the quality of free-of-charge medical examination and treatment for under-six children in accordance with law. To intensify the prevention and combat of diseases and epidemics, particularly dangerous ones.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To make progress in the environmental protection; to improve the public awareness of environmental protection and sustainable development; to uphold the environmental protection principle right at the stages of elaboration and approval of socio-economic development strategies and plannings; to intensify the handling of establishments that cause serious environmental pollution.

7. To enhance defense and security potential, firmly maintain political stability, social order and safety. To concentrate efforts on radically applying measures to limit traffic accidents, especially serious ones, considering this a pivotal task of 2007. To assign the Government to direct the organization of implementation and report on implementation results to the National Assembly at its sessions.

8. To attach importance to professional training and re-training for judges and lawyers; to raise the quality of investigation, prosecution, adjudication and judgment enforcement, ensuring that there is no crime left untried and no unjust handling of innocent persons. To promptly and lawfully handle civil and administrative cases.

Agencies, organizations and units shall take the initiative in constantly preventing and resolutely fighting law-breaking acts and crimes, especially organized crimes and such social evils as drug abuse, prostitution, etc. To clearly identify causes of crimes so as to propose concerned agencies and organizations to promptly remedy and preclude them.

To organize in a coordinated and effective manner the implementation of the Law Against Corruption and the Law on Thrift Practice and Waste Combat, especially in such domains as land, capital construction investment, state budget revenues and expenditures, management of natural resources and public property, conservation of energy, etc. To actively prevent corruption and waste, and resolutely and strictly handle all acts of corruption and waste. To enhance official-duty discipline, clearly determine responsibilities of heads of units in personnel appointment and management work. To properly implement the Regulation on grassroots democracy, assure publicity and transparency of economic and financial activities of administrative agencies, non-business units and state enterprises.

To bring into play the role of people-elected agencies, the people and the mass media as supervisors of the observance of law by state agencies, cadres and civil servants in their activities, especially their strict compliance with the law on corruption prevention and fight, thrift practice and waste combat.

To apply in a coordinated manner measures to limit causes that trigger complaints and denunciations, especially mass or unduly lodged ones; to ensure that the settlement of complaints and denunciations is properly carried out right at grassroots level, thus making a substantial change in the settlement of complaints and denunciations of citizens.

9. To resolutely carry out administrative reform in all domains; to concentrate on reviewing and promptly abolishing unreasonable administrative procedures; to publicly post up at working offices and strictly observe regulations on administrative procedures, especially in domains directly related to the basic rights and obligations of citizens and production and business activities of enterprises.

To quantitatively and qualitatively consolidate and strengthen the contingent of cadres and civil servants. To intensify political, ideological and ethical education and training for and raising of professional qualifications of cadres and civil servants in administrative and judicial agencies, especially those at grassroots level, to meet the requirements of administrative and judicial reforms.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. To properly organize the election of deputies to the XIIth National Assembly, ensuring that only outstanding candidates who represent the will and aspirations of the people are elected to join the National Assembly; to strengthen the organization and raise the operation efficiency and effectiveness of the state apparatus of the new term.

III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

The Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall, within the ambit of their respective functions and tasks, organize the successful achievement of the 2007 objectives, targets and tasks.

The National Assembly Standing Committee, the Nationality Council, the National Assembly's Committees, delegations of National Assembly deputies, National Assembly deputies, People's Councils and deputies to People's Councils at all levels shall supervise the implementation of this Resolution.

The Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, its member organizations and other social organizations shall supervise and mobilize people of all strata to properly implement this Resolution of the National Assembly.

The National Assembly calls upon compatriots and combatants throughout the country and overseas Vietnamese to uphold the spirit of patriotic emulation and unity, contribute all resources, overcome difficulties and strive for the successful performance of the 2007 tasks.

This Resolution was adopted on November 29, 2006, by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 10th session.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết số 75/2006/NQ-QH11 ngày 29/11/2006 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 do Quốc Hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.951

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.34.96
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!