NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐỔI
MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KỲ HỌP CỦA HĐND TỈNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHOÁ XVI, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Sau khi xem xét Tờ trình số 250/TTr-HĐND ngày
21/8/2012 của Thường trực HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết về việc
tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động kỳ họp của HĐND tỉnh; trên cơ
sở ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng kỳ họp của
HĐND tỉnh về các nội dung sau:
1. Hoạt động tiếp xúc cử
tri;
2. Công tác chuẩn bị nội
dung, chương trình kỳ họp;
3. Hoạt động giám sát tại
kỳ họp;
4. Hoạt động thảo luận,
chỉnh lý và thông qua nghị quyết;
5. Công tác bảo đảm phục
vụ kỳ họp của HĐND tỉnh.
Điều 2. Hoạt động tiếp xúc cử tri (TXCT)
1. Tổ chức nhiều
hình thức TXCT phù hợp, bảo đảm để đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc với cử tri ở đơn
vị bầu cử, nơi cư trú, nơi công tác; tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực,
đối tượng, địa bàn mà đại biểu HĐND tỉnh quan tâm. Đại biểu HĐND tỉnh dành thời
gian tiếp xúc, thâm nhập đời sống nhân dân để nắm bắt, tìm hiểu tâm tư, nguyện
vọng của cử tri ở địa bàn ứng cử. Ngoài việc TXCT theo kế hoạch của HĐND tỉnh,
khuyến khích đại biểu tiếp xúc, giữ mối liên hệ với cử tri bằng các hình thức
khác theo hướng đối thoại trực tiếp với nhân dân. Các đại biểu HĐND tỉnh nắm
thông tin có chọn lọc về các ý kiến, kiến nghị của cử tri, hàng quý báo cáo (
khi có vấn đề bức xúc, được nhiều cử tri quan tâm thì báo cáo nhanh) về Thường
trực HĐND tỉnh để tổng hợp, xử lý, trả lời.
Thường trực HĐND
tỉnh chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và Chính quyền địa phương các cấp
tạo điều kiện thuận lợi để đại biểu HĐND tỉnh có hình thức TXCT phù hợp.
2. Căn cứ tình
hình thực tế của từng địa phương, các tổ đại biểu HĐND tỉnh thống nhất với Thường
trực HĐND, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là
cấp huyện) tăng thời gian, số điểm TXCT (mỗi huyện từ 3-4 điểm), kết hợp TXCT
về tận thôn xóm với tiếp xúc đại diện
cử tri; Phối hợp TXCT giữa đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND huyện tại một
điểm. Bố trí thành phần chủ trì hội
nghị TXCT gồm: Đại diện Tổ đại biểu HĐND tỉnh, đại diện đại biểu Quốc hội (đối
với những hội nghị có kết hợp TXCT giữa Đoàn ĐBQH tỉnh và HĐND tỉnh); đại diện:
Thường trực HĐND, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ cấp huyện, Thường trực HĐND hoặc
Uỷ ban MTTQ cấp xã.
Thời gian tổ chức
hội nghị TXCT trước kỳ họp chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. Nội
dung, chương trình, lịch TXCT của đại biểu HĐND tỉnh được thông báo công khai
trên các phương tiện thông tin đại chúng; tạo điều kiện thuận lợi để cử tri có
thể tham dự các cuộc tiếp xúc và dành nhiều thời gian để cử tri nêu ý kiến,
kiến nghị.
Đại biểu HĐND tỉnh
phải chuẩn bị chu đáo nội dung báo cáo trước cử tri về những vấn đề cụ thể mà
kỳ họp sẽ quyết định; định hướng, gợi mở những vấn đề cần cử tri phát biểu. Sau
hội nghị TXCT, các tổ đại biểu HĐND tỉnh tổ chức làm việc với lãnh đạo huyện để
thống nhất các nội dung ý kiến, kiến nghị của cử tri và lựa chọn nội dung chất
vấn gửi đến Thường trực HĐND tỉnh; nghe lãnh đạo huyện báo cáo việc thực hiện
nghị quyết HĐND tỉnh trên địa bàn. Nâng cao chất lượng tổng hợp ý kiến, kiến
nghị của cử tri. Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri do Tổ trưởng Tổ
đại biểu HĐND tỉnh ký; văn bản đăng ký câu hỏi chất vấn do cá nhân đại biểu
(hoặc đại diện tổ đại biểu) ký, gửi tới Thường trực HĐND tỉnh chậm nhất là 10
ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.
3. Mở rộng hình
thức liên hệ với cử tri trong thời gian diễn ra kỳ họp. Ngoài việc thông qua
đường dây nóng, công bố rộng rãi địa chỉ email của Chủ tọa Kỳ họp, Tổ Thư ký kỳ
họp và Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh để thu thập ý kiến, kiến nghị của cử
tri gửi tới kỳ họp.
4. UBND tỉnh phân
công trách nhiệm cho các cơ quan hữu quan kịp thời trả lời ý kiến, kiến nghị
của cử tri. Báo cáo tổng hợp trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới Thường
trực HĐND tỉnh bằng văn bản, chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kỳ họp bế mạc,
được đăng tải trên Trang thông tin điện tử “Đại biểu nhân dân Hà Tĩnh”, chuyển
tải vào hộp thư điện tử của các đại biểu. Đối với những vấn đề tính thời sự, bức
xúc, UBND tỉnh trả lời, giải trình trước HĐND tỉnh tại kỳ họp theo yêu cầu của
Chủ tọa Kỳ họp. Đối với các ý kiến, kiến nghị của cử tri do đại biểu HĐND tỉnh
gửi về hàng quý, Thường trực HĐND tỉnh tổng hợp và sau khi có báo cáo trả lời
của các cơ quan chức năng sẽ đăng tải trên Trang thông tin điện tử “Đại biểu
nhân dân Hà Tĩnh”.
Căn cứ vào nội
dung trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri theo từng lĩnh vực, Thường trực HĐND tỉnh
phân công trách nhiệm cụ thể cho các ban HĐND, tổ đại biểu HĐND tỉnh, Văn phòng
Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh theo dõi, đôn đốc việc giải quyết. Nâng cao trách nhiệm
của các cơ quan, địa phương liên quan trong việc thực hiện giải quyết ý kiến,
kiến nghị của cử tri.
Điều 3. Công
tác chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp
1. Thời gian tổ
chức hội nghị liên tịch để thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp: Đối với kỳ
họp thường kỳ giữa năm trong khoảng thời gian từ ngày 10-15/5; kỳ họp thường kỳ
cuối năm trong khoảng thời gian từ ngày 10-15/10 hằng năm; đối với kỳ họp bất
thường chậm nhất trước 30 ngày kể từ ngày dự kiến tổ chức kỳ họp.
Thời gian tổ chức
kỳ họp: Kỳ họp thường kỳ nói chung được bố trí thời gian họp tối thiểu 03 ngày;
kỳ họp thường kỳ giữa năm được bố trí trước ngày 15 tháng 7; kỳ họp thường kỳ
cuối năm được bố trí trước ngày 10 tháng 12 hằng năm; kỳ họp bất thường do
Thường trực HĐND tỉnh quyết định trên cơ sở nội dung, chương trình kỳ họp.
Chỉ đưa vào chương
trình kỳ họp để HĐND tỉnh xem xét, cho ý kiến hoặc quyết định những vấn đề đã
được chuẩn bị chu đáo về nội dung, trình đúng thời hạn, thẩm quyền, quy trình,
thủ tục theo quy định của pháp luật. Đối với các nghị
quyết chuyên đề, cơ quan trình phải đăng ký và đưa vào danh mục các nghị quyết
chuyên đề trình HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm trước, hoặc trình bổ sung vào kỳ
họp giữa năm; trong trường hợp cần thiết có thể xem xét để bổ sung đưa vào
chương trình kỳ họp một số nghị quyết chuyên đề nhưng phải được thống nhất tại
Hội nghị liên tịch.
2. Công tác chuẩn
bị các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết của UBND tỉnh và các cơ quan hữu quan
phải kỹ lưỡng, chu đáo. Đối với những chính sách có phạm vi tác động rộng, thời
gian thực hiện dài phải tổ chức tham vấn ý kiến nhân dân và các đối tượng chịu
sự điều chỉnh.
Hồ sơ, tài liệu của UBND tỉnh và các
cơ quan hữu quan gửi đến Thường trực HĐND tỉnh, các ban HĐND tỉnh để phục vụ
cho công tác thẩm tra, bao gồm: Toàn văn dự thảo nghị quyết, tờ trình, đề án,
báo cáo; các văn bản, tài liệu được xác định làm căn cứ ban hành nghị quyết;
bản thuyết minh, giải trình; kết quả tham vấn ý kiến nhân dân và các đối tượng
chịu sự điều chỉnh của chính sách (đối với những nghị quyết cần thực hiện tham
vấn ý kiến nhân dân); kết quả thẩm định của Sở Tư pháp (đối với những nghị quyết
có chứa nội dung quy phạm pháp luật); các hồ sơ, tài liệu liên quan khác. Thời
gian gửi hồ sơ, tài liệu phục vụ cho công tác thẩm tra chậm nhất là 15 ngày
trước ngày khai mạc kỳ họp; sau thời gian trên, Thường trực HĐND tỉnh, các ban
HĐND tỉnh sẽ không thẩm tra và chuyển nội dung đó vào kỳ họp sau.
3. Đổi mới công tác thẩm tra các báo
cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết của các ban HĐND tỉnh; bố trí thời gian họp thẩm tra của các ban hợp lý. Khi cần thiết,
các ban HĐND tỉnh cùng tham gia từ đầu với các sở, ngành trong quá trình chuẩn
bị xây dựng đề án, dự thảo nghị quyết; tổ chức hội thảo, làm việc với các cơ
quan liên quan, tham vấn ý kiến của chuyên gia, các đối tượng chịu sự điều chỉnh
và cử tri đối với những vấn đề quan trọng.
Nâng cao chất lượng báo cáo thẩm tra của các ban HĐND tỉnh.
Mỗi đề án, báo cáo, dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh phải có một báo cáo thẩm
tra riêng. Các ban thực hiện thẩm tra theo lĩnh vực phụ trách và sự phân công
của Thường trực HĐND tỉnh. Báo cáo thẩm tra tập trung phân tích, phản biện và
nêu rõ chính kiến của các ban HĐND tỉnh (những vấn đề tán thành, không tán
thành, nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh và lý do cụ thể; những vấn đề còn ý
kiến khác nhau và đề xuất phương án xử lý) về các chính sách được đề xuất trong
đề án, báo cáo.
Chủ tọa kỳ họp điều hành thảo luận kỹ về nội dung phản biện
và đề xuất của các ban HĐND, đối với những ý kiến thẩm tra không nhất trí hoặc
bổ sung, chỉnh sửa nội dung đề án, dự thảo nghị quyết do các cơ quan hữu quan
trình phải được lấy ý kiến của các đại biểu và biểu quyết theo từng vấn đề. Ý
kiến thẩm tra của các ban HĐND là yếu tố quan trọng để chỉnh lý dự thảo nghị
quyết trước khi thông qua tại phiên họp toàn thể.
4. Thời gian
gửi tài liệu chính thức của kỳ họp (bao gồm cả văn bản giấy và file mềm) của
UBND tỉnh, các ban HĐND tỉnh và các cơ quan liên quan đến Thường trực HĐND tỉnh
(để gửi tới các đại biểu HĐND tỉnh) chậm nhất là 7 ngày trước ngày khai mạc kỳ
họp. Số lượng tài liệu theo yêu cầu của Thường trực HĐND tỉnh.
5. Tổ chức kỳ họp
HĐND tỉnh theo hướng bố trí hợp lý thời gian kỳ họp đảm bảo hoàn thành nội dung
chương trình và chất lượng. UBND tỉnh, các ban HĐND tỉnh, các cơ quan hữu quan
được phân công trình bày báo cáo bên cạnh việc chuẩn bị bản đầy đủ gửi trước để
đại biểu nghiên cứu, cần chuẩn bị một báo cáo tóm tắt để trình bày.
Điều 4. Hoạt động giám sát tại kỳ
họp
1. Thực hiện tốt
việc giám sát, xem xét các báo cáo công tác của Thường trực HĐND, các ban HĐND,
UBND tỉnh, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tại Kỳ họp theo quy
định của Luật Tổ chức HĐND và UBND, Quy chế hoạt động của HĐND ban hành kèm theo
Nghị quyết 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 2/4/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Tại kỳ họp cuối
năm, Thường trực HĐND, UBND, các ban HĐND tỉnh, Viện KSND, TAND tỉnh trình bày
báo cáo trực tiếp tại hội trường.
Tại kỳ họp giữa
năm, báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, các ban HĐND tỉnh, Viện KSND,
TAND tỉnh được gửi tới các đại biểu HĐND tỉnh để nghiên cứu, thảo luận.
2. Nâng cao trách
nhiệm của đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND, các ban HĐND và các tổ đại biểu
HĐND tỉnh trong việc lựa chọn vấn đề và gửi câu hỏi chất vấn. Hằng năm, mỗi đại
biểu phải đăng ký ít nhất một câu hỏi chất vấn gửi tới kỳ họp.
Trên cơ sở chất
vấn của đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh dự kiến lựa chọn vấn đề được
cử tri, đại biểu quan tâm để chất vấn trực tiếp tại Hội trường, các câu chất
vấn còn lại giao các cơ quan được chất vấn trả lời bằng văn bản đến Thường trực
HĐND và đại biểu HĐND tỉnh. Thường trực HĐND tỉnh phân công các ban HĐND, các
tổ đại biểu HĐND tỉnh nghiên cứu, xem xét trước những vấn đề đại biểu HĐND tỉnh
chất vấn để có ý kiến tranh luận, phản biện tại phiên chất vấn.
Dành thời gian
thỏa đáng cho việc trả lời chất vấn trực tiếp tại phiên họp toàn thể. Đại biểu HĐND
tỉnh tiến hành chất vấn theo hướng đối thoại, tranh luận để tìm ra nguyên nhân
của vấn đề, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan và các giải pháp khắc
phục. Nội dung câu hỏi chất vấn phải cụ thể, rõ ý, thời gian cho một lần chất
vấn tối đa không quá 03 phút và có thể chất vấn nhiều lần. Người trả lời chất
vấn phải trả lời ngắn gọn, trực tiếp vào nội dung chất vấn; thời gian trả lời
theo yêu cầu của chủ tọa kỳ họp.
Căn cứ vào kết
quả chất vấn và trả lời chất vấn, chủ tọa kỳ họp xem xét trình HĐND tỉnh ban hành
nghị quyết về chất vấn, nghị quyết nêu rõ kết quả phiên chất vấn, trách nhiệm
của cơ quan và người được chất vấn, trách nhiệm của các ban HĐND, đại biểu HĐND
tỉnh trong việc giám sát thực hiện nội dung chất vấn.
Tại các kỳ họp
thường kỳ của HĐND, UBND tỉnh và các đơn vị được chất vấn báo cáo kết quả thực hiện
nội dung được chất vấn tại kỳ họp trước và chất vấn giữa hai kỳ họp.
Giao Văn phòng
Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tham mưu Thường trực HĐND, các ban HĐND tỉnh theo dõi, đôn
đốc thực hiện chất vấn của các cơ quan, cá nhân liên quan.
3. Thực hiện chất
vấn và trả lời chất vấn giữa hai kỳ họp của HĐND tỉnh: Thường trực HĐND tỉnh
căn cứ vào câu hỏi chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh gửi đến giữa hai kỳ họp, chủ
trì hoặc phân công các ban HĐND tỉnh phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức
phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Đại biểu HĐND tỉnh cần quan tâm đăng ký
tham dự phiên họp chất vấn do Thường trực HĐND, các ban HĐND tỉnh tổ chức. Các
cuộc chất vấn được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại
chúng; có thể tổ chức phát thanh, truyền hình trực tiếp để các đại biểu HĐND
tỉnh và cử tri theo dõi, giám sát.
4. Thực hiện
bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu sau khi có hướng
dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Điều 5.
Hoạt động thảo luận, chỉnh lý và thông qua nghị quyết
1. Bố trí thời
gian thảo luận ở tổ và tại phiên họp toàn thể phù hợp với nội dung của kỳ họp; thời
gian thảo luận từng nhóm vấn đề phù hợp với nội dung và phạm vi của các đề án,
báo cáo, dự thảo nghị quyết.
Chủ tọa kỳ họp,
chủ tọa phiên thảo luận ở tổ nêu rõ các nội dung cần lấy ý kiến thảo luận của
đại biểu HĐND tỉnh; đại biểu tập trung thảo luận để quyết định các vấn đề quan
trọng của kỳ họp đặt ra. Thời gian tối đa cho một lần phát biểu không quá 10
phút. Trong trường hợp HĐND tỉnh cần thảo luận thêm thì thời gian và số lần phát
biểu do chủ tọa kỳ họp, phiên họp quyết định.
Tăng cường đối
thoại, tranh luận về các vấn đề quan trọng còn nhiều ý kiến khác nhau. Tiếp tục
duy trì hình thức lấy ý kiến của đại biểu bằng phiếu thảo luận ở tổ.
Nâng cao trách
nhiệm của đại biểu HĐND tỉnh trong việc phát biểu ý kiến. Mỗi đại biểu tham gia
phát biểu thảo luận ít nhất 1 lần trong năm; nếu không đủ thời gian để phát biểu
trực tiếp tại các phiên họp thì đại biểu gửi văn bản cho chủ tọa kỳ họp, ý kiến
phát biểu trực tiếp tại phiên họp toàn thể, tại thảo luận ở tổ và ý kiến bằng
văn bản có giá trị như nhau.
2. Phát biểu thảo
luận ở tổ và tại phiên họp toàn thể chủ yếu do đại biểu HĐND tỉnh thực hiện.
Đại biểu là khách mời được tham gia ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh và những vấn đề liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách để cung
cấp thêm thông tin cho HĐND tỉnh biết.
3. Nâng cao chất
lượng báo cáo tổng hợp thảo luận ở tổ; bố trí các thành viên trong tổ thư ký kỳ
họp chủ trì, phối hợp với cán bộ, chuyên viên Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
làm nhiệm vụ thư ký tổ thảo luận. Báo cáo tổng hợp thảo luận ở tổ phải đầy đủ,
rõ ràng, trình Thường trực HĐND tỉnh thẩm định trước khi báo cáo tại kỳ họp.
4. Tổ thư ký kỳ
họp theo kết luận của chủ tọa, tiếp thu ý kiến thẩm tra của các ban HĐND, ý kiến
thảo luận của các đại biểu để chỉnh lý dự thảo nghị quyết trước khi đưa ra biểu
quyết tại phiên họp toàn thể.
Đối với những nội
dung của nghị quyết mà đại biểu HĐND tỉnh còn có ý kiến đề nghị HĐND tỉnh bổ
sung, sửa đổi và được chủ tọa kỳ họp đồng ý thì sau kỳ họp, tổ thư ký tham mưu
Thường trực HĐND tỉnh tổ chức họp các ban HĐND tỉnh, các ngành liên quan để thống
nhất bổ sung, chỉnh lý, hoàn thiện nghị quyết.
Tổ thư ký kỳ họp
phân công thành viên trực tiếp làm thư ký tại các phiên thảo luận ở tổ, Văn phòng
Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh cử cán bộ, chuyên viên văn phòng giúp thư ký tổng hợp
thảo luận.
5. Định kỳ hằng
năm, vào kỳ họp cuối năm, tổ thư ký phối hợp với Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND
tỉnh tham mưu Thường trực HĐND tỉnh báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
đại biểu của các đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp.
Điều 6. Công
tác bảo đảm phục vụ kỳ họp
1. Ngoài các thành
phần tham dự kỳ họp theo quy định của Luật, tuỳ vào nội dung, tính chất của
từng kỳ họp để bố trí thành phần khách mời hợp lý (do Thường trực HĐND tỉnh quyết
định).
2. Tạo điều kiện
thuận lợi để báo chí tiếp cận, đưa tin về hoạt động kỳ họp của HĐND tỉnh và bảo
đảm việc đưa tin kịp thời, chính xác, khách quan theo quy định của pháp luật.
Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh được Thường trực HĐND tỉnh uỷ quyền, là
người phát ngôn chính thức của HĐND tỉnh về các thông tin hoạt động kỳ họp HĐND
tỉnh.
Tăng cường công
tác thông tin, tuyên truyền hoạt động kỳ họp trên các báo, đài địa phương và
Trung ương, Trang thông tin điện tử của Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh. Ngoài việc truyền
hình trực tiếp các phiên họp toàn thể của HĐND tỉnh trên kênh truyền hình của
Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Đài phát thanh các huyện, thị xã, thành phố
tiếp sóng và phát thanh trực tiếp các phiên họp toàn thể của HĐND tỉnh.
3. Thực hiện cung
cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu trình kỳ họp HĐND tỉnh cho đại biểu HĐND tỉnh.
Tất cả các văn bản, tài liệu chính thức của kỳ họp được đăng trên kho cơ sở dữ
liệu của Trang thông tin điện tử “Đại biểu nhân dân Hà Tĩnh”; được chuyển tải
vào máy tính của các đại biểu HĐND tỉnh, giảm việc gửi tài liệu bằng văn bản
đến các đại biểu HĐND tỉnh. Đối với các đại biểu là khách mời dự kỳ họp ở địa
phương, khi dự họp đăng ký trước địa chỉ thư điện tử để Văn phòng gửi tài liệu
qua thư điện tử. Chỉ gửi tài liệu bằng văn bản đối với các đại biểu là khách
mời ở Trung ương. Xem xét cụ thể việc mời phóng viên báo chí tham dự kỳ họp.
Các phóng viên báo, đài Trung ương và địa phương khai thác tài liệu kỳ họp trên
kho cơ sở dữ liệu của Trang thông tin điện tử. Bố trí khu vực riêng để phóng
viên báo chí được mời tác nghiệp tại kỳ họp.
Nâng cấp Trang
TTĐT " Đại biểu nhân dân Hà Tĩnh", hệ thống thư điện tử của các đại biểu
HĐND tỉnh; thực hiện việc gửi ý kiến, góp ý các báo cáo, đề án, dự thảo nghị
quyết bằng thư điện tử tới chủ tọa kỳ họp, tổ thư ký kỳ họp (ngoài các ý kiến
đã phát biểu trực tiếp tại phiên họp toàn thể và thảo luận ở tổ). Sử dụng có
hiệu quả địa chỉ email của chủ tọa kỳ họp, tổ thư ký kỳ họp, Văn phòng Đoàn ĐBQH
và HĐND tỉnh để tiếp nhận thông tin từ cử tri.
4. Tăng cường các
điều kiện, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và chế độ, chính sách đối với
đại biểu HĐND tỉnh. Giao Thường trực HĐND tỉnh ban hành quyết định quy định chế độ chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của HĐND, đại biểu HĐND; chế
độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND
tỉnh theo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và hướng dẫn của Văn phòng
Quốc hội.
5. Kiện toàn tổ
chức, bộ máy của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh theo Đề án được Đảng đoàn HĐND,
Thường trực HĐND tỉnh phê duyệt.
Nâng cao vai trò,
trách nhiệm và năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng
để thực hiện tốt công tác tham mưu, giúp việc cho Thường trực HĐND, các ban
HĐND tỉnh, chủ tọa kỳ họp, tổ thư ký thực hiện các công việc của kỳ họp.
Điều 7. Điều khoản thi hành
Thường
trực HĐND tỉnh, các ban HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh; UBND tỉnh, Viện Kiểm sát
nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh, Uỷ ban MTTQ tỉnh và các cơ quan, tổ chức hữu
quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực
hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Hà
Tĩnh khóa XVI, kỳ họp thứ 4 thông qua./.