HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 30/2021/NQ-HĐND
|
Hà
Giang, ngày 16 tháng 7 năm 2021
|
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH NỘI QUY CÁC KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
HÀ GIANG KHÓA XVIII, NHIỆM KỲ 2021 - 2026
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVIII - KỲ HỌP THỨ HAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của
Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 629/2019/UBTVQH 14 ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội hướng dẫn một số hoạt động của Hội đồng nhân dân;
Xét Tờ trình số 12/TTr-HĐND ngày
08 tháng 7 năm 2021 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về dự thảo Nghị quyết
ban hành Nội quy các Kỳ họp HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 -
2026; Báo cáo thẩm tra số 17/BC-BPC ngày 13 tháng 7 năm 2021 của Ban Pháp chế Hội
đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ
họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị
quyết này Nội quy các Kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVIII, nhiệm
kỳ 2021 - 2026.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh
giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại
biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh và các
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm thi hành nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Hà Giang khóa XVIII, Kỳ họp thứ Hai thông qua ngày 16 tháng 7 năm
2021, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2021 và bãi bỏ Nghị quyết số
26/2016/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2016 của HĐND tỉnh Hà Giang ban hành Nội
quy các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 -
2021./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu - UBTVQH;
- Cục KTVB QPPL - Bộ Tư pháp;
- TTr. Tỉnh ủy; HĐND; UBND; UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Hà Giang;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII;
- Các Sở, ban, ngành, các tổ chức CT-XH cấp tỉnh;
- TTr. HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Báo Hà Giang; Đài PTTH tỉnh;
- Trung tâm Thông tin - Công báo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, HĐND (1b).
|
CHỦ
TỊCH
Thào Hồng Sơn
|
NỘI QUY
CÁC KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG KHÓA XVIII, NHIỆM KỲ 2021 -
2026
(kèm theo Nghị quyết số: 30/2021/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm
2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Nội quy này
quy định về những nội dung cần thiết để tổ chức các kỳ họp của Hội đồng nhân
dân tỉnh khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
2. Đối tượng áp dụng: Thường trực Hội
đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân
dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, khách mời dự kỳ họp Hội đồng nhân
dân tỉnh; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc tổ chức các
kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 2. Kỳ họp
Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh là
hình thức hoạt động chủ yếu của Hội đồng nhân dân tỉnh để
Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy
định của pháp luật.
2. Căn cứ vào tình hình điều kiện thực
tế của tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định việc tổ chức kỳ họp
bằng hình thức họp trực tiếp hoặc họp trực tuyến.
3. Hình thức làm việc tại kỳ họp: Hội
đồng nhân dân tỉnh tổ chức các phiên họp, gồm: phiên họp toàn thể và phiên họp
thảo luận tổ (nếu xét thấy cần thiết). Các phiên họp tại kỳ họp được tiến hành
công khai, trừ trường hợp Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định họp kín.
Điều 3. Phiên họp
trù bị của Hội đồng nhân dân tỉnh
Trước khi khai mạc kỳ họp, Hội đồng
nhân dân tỉnh tổ chức họp phiên trù bị để xem xét, thông qua chương trình kỳ họp
và một số nội dung khác do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định theo đề nghị của
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 4. Khai mạc,
bế mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh
khai mạc và bế mạc kỳ họp. Trường hợp khuyết Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh
thì Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh khai mạc và bế mạc kỳ họp.
2. Hội đồng nhân dân tỉnh tiến hành lễ
chào cờ trước khi khai mạc và sau khi bế mạc kỳ họp.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Chủ tọa Kỳ
họp Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng
nhân dân tỉnh chủ tọa các kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh và phân công cụ thể
người điều hành từng phiên họp của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Điều hành phiên họp theo chương
trình đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua; đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh
điều chỉnh chương trình khi cần thiết.
3. Dự kiến các vấn đề đưa ra thảo luận
tại phiên họp toàn thể và phiên họp thảo luận tổ (nếu có); chỉ đạo việc
tổng hợp ý kiến thảo luận của đại biểu tại phiên họp.
4. Bảo đảm thảo luận dân chủ, tạo điều
kiện để các đại biểu đóng góp ý kiến tại kỳ họp.
5. Chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến của đại
biểu và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
6. Điều hành để Hội đồng nhân dân tỉnh
biểu quyết thông qua nghị quyết, chương trình kỳ họp và các vấn đề thuộc nhiệm
vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 6. Trách nhiệm
của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có
trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của Hội đồng nhân dân tỉnh,
thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân
dân tỉnh.
Trường hợp không thể tham dự phiên họp,
đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thông báo cho Thư ký kỳ họp tổng hợp báo cáo Chủ
tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh không
thể dự kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh thì gửi văn bản và nêu rõ lý do. Danh sách
đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh không thể dự kỳ họp được ghi vào Biên bản kỳ họp
Hội đồng nhân dân tỉnh; danh sách đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh vắng mặt
phiên họp được ghi vào Biên bản phiên họp.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trả
lời phỏng vấn và cung cấp thông tin về Kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh phải bảo đảm
chính xác, khách quan; không tiết lộ thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật
nhà nước, nội dung các phiên họp kín của Hội đồng nhân dân tỉnh.
3. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có
trách nhiệm sử dụng, bảo quản tài liệu của kỳ họp Hội đồng
nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật; trả lại tài liệu cần thu hồi khi được
yêu cầu; sử dụng, bảo quản phù hiệu, thẻ biểu quyết đại biểu Hội đồng nhân dân
tỉnh theo đúng quy định.
Điều 7. Trách nhiệm
của Tổ trưởng Tổ đại biểu tại kỳ họp
1. Tổ trưởng tổ
đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức để các thành viên của Tổ
đại biểu thực hiện chương trình kỳ họp, Nội quy kỳ họp và các quy định khác về
kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Phân công thành viên của Tổ chuẩn
bị và thống nhất nội dung thảo luận trong tổ, trước khi thành viên trong Tổ thảo
luận, chất vấn tại kỳ họp.
3. Chủ trì thảo luận, tổng hợp ý kiến
thảo luận của tổ theo chỉ đạo của Chủ tọa phiên họp.
4. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do
Chủ tọa phân công.
Điều 8. Trách nhiệm
của Thư ký Kỳ họp
1. Lập danh sách đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh có mặt, vắng mặt trong các phiên họp và trong kỳ họp.
2 Ghi biên bản phiên họp, kỳ họp.
3. Tổng hợp đầy đủ, trung thực, chính
xác ý kiến của đại biểu tại phiên họp toàn thể và tại cuộc họp Tổ đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh.
4. Giúp Chủ tọa kỳ họp trong việc thực
hiện quy trình, thủ tục tại kỳ họp, cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền về
kỳ họp.
5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự
phân công của Chủ tọa kỳ họp.
Điều 9. Trách nhiệm
của đại biểu được mời dự Kỳ họp
1. Đại biểu được mời dự Kỳ họp Hội đồng
nhân dân tỉnh có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp, nếu vắng mặt có lý
do chính đáng phải báo cáo bằng văn bản. Các cơ quan, đơn vị và địa phương khi
tham dự Kỳ họp phải là người đứng đầu, trường hợp đặc biệt mới ủy quyền cấp phó
đi thay nhưng phải báo cáo bằng văn bản và được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng
nhân dân tỉnh.
2. Đại biểu mời dự Kỳ họp Hội đồng
nhân dân được phát tài liệu, phát phù hiệu kỳ họp, phát biểu ý kiến về vấn đề
thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được Chủ tọa đồng ý hoặc phát biểu
ý kiến theo yêu cầu của Chủ tọa Kỳ họp. Có trách nhiệm giải trình những vấn đề
mà Chủ tọa Kỳ họp yêu cầu; có trách nhiệm quản lý sử dụng tài liệu Kỳ họp theo
quy định.
Điều 10. Trách
nhiệm của phóng viên Báo, Đài
1. Đại diện cơ quan báo chí Trung
ương và địa phương được tạo điều kiện thuận lợi để tham dự, đưa tin về kỳ họp của
Hội đồng nhân dân tỉnh (trừ các phiên họp kín).
2. Giữ trật tự, không đi lại nhiều
làm ảnh hưởng đến kỳ họp.
3. Không phỏng vấn đại biểu trong giờ
họp.
3. Đưa tin chính xác, khách quan về
các nội dung của kỳ họp theo quy định của pháp luật về báo chí.
Điều 11. Trách
nhiệm của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
1. Chuẩn bị nội dung, tài liệu và các
điều kiện đảm bảo kỳ họp, phiên họp.
2. Sắp xếp, bố trí vị trí ngồi cho đại
biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, khách mời dự kỳ họp.
3. Tổ chức, phân công phục vụ các
phiên họp, kỳ họp chu đáo, kịp thời.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thường
trực Hội đồng nhân dân tỉnh giao.
Điều 12. Trang
phục của đại biểu dự kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Phiên khai mạc và bế mạc kỳ họp, đại
biểu dự phiên họp mặc lễ phục, cụ thể:
a) Đối với nam: mùa đông mặc comple;
mùa hè mặc trang phục công sở hoặc trang phục dân tộc.
b) Đối với nữ: mặc trang phục áo dài
truyền thống hoặc trang phục dân tộc.
c) Đại biểu thuộc lực lượng vũ trang,
đại biểu ngành mặc trang phục theo ngành; đại biểu tôn giáo mặc trang phục tôn
giáo mình.
2. Tại các phiên họp khác:
a) Các đại biểu mặc trang phục công sở
hoặc trang phục dân tộc.
b) Đại biểu thuộc lực lượng vũ trang,
đại biểu ngành mặc trang phục theo ngành; đại biểu tôn giáo mặc trang phục tôn
giáo mình.
3. Khuyến khích các đại biểu mặc lễ
phục trong các phiên họp.
Điều 13. Về đeo
phù hiệu và thời gian làm việc của kỳ họp
1. Khi dự kỳ họp đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh phải đeo phù hiệu đại biểu, các đại biểu là khách mời dự kỳ họp
phải đeo phù hiệu đại biểu mời của kỳ họp. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân phục vụ
kỳ họp phải đeo phù hiệu của kỳ họp và có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc nhiệm
vụ theo sự phân công của Lãnh đạo Văn phòng.
2. Đại biểu dự kỳ họp phải dự họp
đúng giờ, ngồi đúng vị trí quy định; không hút thuốc lá trong phòng họp; không
uống rượu, bia trước và khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu dự kỳ họp; không đi lại
tự do trong hội trường; không sử dụng điện thoại di động và các thiết bị điện tử
không phục vụ cho nội dung của kỳ họp; không giải quyết việc khác ngoài nội
dung của kỳ họp.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân phục
vụ kỳ họp phải thực hiện đúng Nội quy kỳ họp và chức trách, nhiệm vụ được phân
công, đồng thời bảo đảm phục vụ tốt các nội dung yêu cầu của kỳ họp.
4. Thời gian làm việc của kỳ họp
b) Buổi sáng: Từ 8h00' - 11h30'.
c) Buổi chiều: Từ 14h00' - 17h30’
d) Buổi tối (nếu có): Từ
19h30' - 21h30'.
Điều 14. Chế độ
tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh của đại biểu
1. Văn phòng trực tiếp thanh toán các
chế độ của đại biểu theo quy định hiện hành; bố trí cho đại biểu các huyện ăn,
nghỉ tập trung.
2. Đại biểu cần khám và điều trị bệnh
(trong thời gian diễn ra kỳ họp) mời đến phòng trực Y tế tại hội trường nơi tổ
chức kỳ họp và nơi nghỉ tập trung.
3. Văn phòng hỗ trợ phương tiện đưa
đón đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh ở cơ sở về dự kỳ họp.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Nội quy này có hiệu lực
trong hoạt động tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ
2021 - 2026.
Điều 16. Thường trực Hội đồng
nhân dân tỉnh; các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; các đại biểu mời dự Kỳ họp; người tham gia phục
vụ Kỳ họp và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm chấp hành
nghiêm chỉnh Nội quy này.
Trong quá trình thực hiện Nội quy các
kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 nếu có vấn đề mới
phát sinh hoặc không còn phù hợp sẽ được xem xét sửa đổi, bổ sung./.