HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 27/2014/NQ-HĐND
|
Bến Tre, ngày 10 tháng 12 năm 2014
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP THỨ 11 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE,
KHOÁ VIII
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
KHOÁ VIII - KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Trên cơ sở kết quả chất vấn
và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 11, Hội đồng nhân dân tỉnh Khoá VIII,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các Đại
biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc kịp thời phản ánh những vấn đề quan
trọng, bức xúc của địa phương, được cử tri toàn tỉnh quan tâm trong nội dung
chất vấn. Đồng thời, đánh giá cao tinh thần nghiêm túc, cầu thị và trách nhiệm
cao của lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh và lãnh đạo các sở,
ngành trong việc trả lời và tiếp thu các ý kiến chất vấn của Đại biểu.
Ðiều 2. Về từng nội dung cụ thể, Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu Uỷ ban nhân
dân tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành tỉnh thực hiện các công
việc sau đây:
1. Về việc thực hiện Đề án Tái
cơ cấu ngành nông nghiệp:
a) Mục tiêu tổng quát của việc
thực hiện Đề án là thúc đẩy nông nghiệp tỉnh nhà phát triển theo hướng hiệu
quả, bền vững, gắn với công nghiệp chế biến, gắn với thị trường, giúp tăng thu
nhập cho người dân.
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất
xác định các khâu đột phá trong thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, gồm:
- Tổ chức, phân bố lại sản xuất để
hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung theo quy mô lớn và phù hợp
với điều kiện sinh thái từng địa phương.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật và
công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, giúp tăng khả
năng cạnh tranh và đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.
- Xác định cơ cấu cây trồng, vật
nuôi phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng; đặc
biệt coi trọng khâu chọn giống.
- Xây dựng và nhân rộng các mô
hình sản xuất hiệu quả, hình thành mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm theo chuỗi giá trị.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông dân để
người dân có điều kiện tiếp cận nền sản xuất hiện đại và có đủ khả năng tổ chức
sản xuất phù hợp với điều kiện đó.
b)
Về các giải pháp thực hiện trong thời gian tới, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh:
- Chỉ
đạo các cấp, các ngành cụ thể hoá Đề án đảm bảo sát hợp với tình hình thực tế
của địa phương, trên cơ sở điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng và phải tham
vấn rộng rãi ý kiến của nông dân, những người trực tiếp đã và đang thực hiện
tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Tập trung khắc phục, tháo gỡ
những khó khăn, vướng mắc, kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ cấp
cơ sở trong việc cụ thể hoá việc triển khai Đề án trên địa bàn quản lý.
- Tập
trung tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về Đề án nhằm thay đổi
tư duy, nhận thức
của người
dân trong tổ
chức sản
xuất; hướng dẫn, hỗ trợ người dân ứng
dụng khoa học
công nghệ, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các
sở, ngành có liên quan như Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học Công
nghệ, Công thương... xác định rõ trách nhiệm, phần việc cụ thể của từng ngành,
đồng thời phải phối hợp đồng bộ, có hiệu quả trong tổ chức sản xuất, ứng dụng
tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, xây dựng thương hiệu và tích cực tìm
kiếm thị trường đầu ra cho hàng hoá nông sản của tỉnh.
- Huy động tốt nhất mọi nguồn lực
để thực hiện Đề án, nhất là nguồn lực về tài chính và nguồn nhân lực có trình
độ cao.
- Hội
đồng nhân dân tỉnh giao Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng chính sách đặc thù khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tại địa phương giai đoạn
2014-2020 theo Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ “Về việc triển khai thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19
tháng 12 năm 2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn” đảm bảo chất lượng, đúng thời gian để trình Hội đồng
nhân dân tỉnh thông qua nghị quyết vào kỳ họp giữa năm 2015.
2. Về vấn đề nợ đọng xây dựng cơ
bản của tỉnh Bến Tre:
Tổng số nợ
đọng xây dựng cơ bản của tỉnh đến thời điểm hiện tại là 1.633.052 triệu đồng,
trong đó số nợ đọng thuộc trách nhiệm xử lý của ngân sách tỉnh là 552.307 triệu
đồng.
Tại Kỳ họp này, Hội đồng nhân dân
tỉnh đã đồng ý cho Uỷ ban nhân dân tỉnh xử lý số nợ đọng thuộc ngân sách tỉnh
là 325.914 triệu đồng.
Phần nợ đọng còn lại (226.393 triệu đồng) thuộc trách nhiệm xử lý của ngân sách
tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu Uỷ ban nhân dân tỉnh cân đối các nguồn thu
ngân sách năm 2015 (tiền sử dụng đất, các nguồn tăng thu ngân sách...) để cơ
bản xử lý nợ đọng trong năm 2015 theo đúng Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10 tháng
10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Uỷ
ban nhân dân các huyện, thành phố tích cực xử lý nợ đọng thuộc trách nhiệm ngân
sách huyện, thành phố theo quy định.
3. Về
công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế:
Giao Ban Pháp chế Hội đồng nhân
dân tỉnh tiến hành giám sát Sở Tài chính, Sở Y tế, báo cáo kết quả giám sát cho
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh để Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh cho ý
kiến xử lý và báo cáo kết quả cho Hội đồng nhân dân tỉnh biết vào kỳ họp giữa
năm 2015.
4. Về 182 vụ
án tạm đình chỉ do chờ đo đạc, định giá:
- Đề nghị Toà án nhân dân hai cấp
phối hợp các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân rà soát, thống kê, đối
chiếu danh sách tất cả những trường hợp tạm đình chỉ liên quan đến việc đo đạc,
định giá tài sản để phối hợp giải quyết có hiệu quả. Đồng thời, Toà án nhân dân
tỉnh có chỉ đạo Toà án nhân dân các huyện, thành phố kịp thời đưa những
vụ án hết lý do tạm đình chỉ ra giải quyết, không để xảy ra tình
trạng tạm đình chỉ không đúng quy định của pháp luật.
- Toà án nhân dân tỉnh chủ trì
phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh và các sở, ngành có liên quan xây dựng
Quy chế phối hợp trong công tác đo đạc, định giá, thu thập chứng cứ, tạo điều kiện thuận lợi cho
các cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quy định trách nhiệm cụ
thể đối với từng cơ quan để phục vụ kiểm tra, giám sát.
5. Về giải
pháp thúc đẩy hiện đại hoá hành chính:
- Hàng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ
thông tin và xác định công việc cụ thể, kết quả, tiến độ, trách nhiệm thực hiện
để đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch.
- Triển khai tốt việc thí điểm
cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 tại các Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Thông tin và Truyền thông, Tư pháp trong năm 2015. Tổng kết, đánh giá, rút kinh
nghiệm việc thí điểm để áp dụng cho các sở, ngành tỉnh trong các năm tiếp theo.
- Đưa vào vận hành chính thức Cổng
thông tin điện tử của tỉnh và cổng thông tin điện tử thành phần của tất cả các
sở, ngành tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; đảm bảo cung cấp đầy đủ
thông tin theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011
của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến
trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
- Nâng cấp văn phòng điện tử từ
phiên bản M-Office lên phiên bản I-Office, tiến hành liên thông gửi nhận văn
bản điện tử giữa các sở, ngành tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện và thành phố.
- Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống
tư điện tử @bentre.gov.vn để đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh
được cấp, sử dụng thư điện tử trao đổi công việc.
- Tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn
sử dụng văn phòng điện tử, hệ thống thư điện tử, nâng cao trình độ và kỹ năng
quản trị mạng, an ninh thông tin và an toàn hệ thống cho cán bộ phụ trách quản
trị mạng tại các sở, ban ngành tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thực hiện công bố hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia
ISO:9001:2008 và duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan,
đơn vị; chuyển đổi hệ thống, mở rộng hệ
thống quản lý chất lượng cho toàn bộ
thủ tục hành chính đối với những cơ quan chưa thực hiện hoàn chỉnh.
6. Về việc
nâng chất các danh hiệu xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hoá và hoạt động của
các thiết chế văn hoá:
- Tiếp tục chỉ
đạo các địa phương tập trung nâng chất các tiêu chí danh hiệu xã,
phường, thị trấn văn hoá đã đạt được, trong đó lấy gia đình làm nền tảng, tập
trung kéo giảm tai nạn, tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường sống an toàn, lành
mạnh cho người dân. Ban Chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá cấp tỉnh tiếp tục
tiến hành kiểm tra, giám sát kết quả nâng chất các tiêu chí danh hiệu văn hoá
của các địa phương làm nền tảng cho việc xây dựng và công nhận xã văn hoá nông
thôn mới, xã nông thôn mới của tỉnh; kiên quyết rút danh hiệu nếu bị giảm sút.
- Đối với các
thiết chế văn hoá đã được đầu tư xây dựng, đề nghị Uỷ ban
nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân các
huyện, thành phố tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ, hỗ trợ các xã, ấp tổ chức các
hoạt động văn hoá, văn nghệ; hướng dẫn khai thác, bảo tồn các loại hình văn hoá
phi vật thể truyền thống tại địa phương; xây dựng và phát triển các câu lạc bộ
sở thích để phục vụ đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Uỷ
ban nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh và các cơ quan có liên quan tại Điều 2
có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định được nêu tại Nghị
quyết này; báo cáo kết quả thực hiện cho Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp giữa
năm 2015.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân
tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát
việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Khoá VIII, Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2014 và
có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông
qua./.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Phong
|