HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 24/2024/NQ-HĐND
|
Hà Nội, ngày 19
tháng 11 năm 2024
|
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Thực hiện khoản 3 Điều 10 Luật Thủ đô)
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 19
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ khoản 3 Điều 10
Luật Thủ đô ngày 28 tháng 6 năm 2024;
Xét Tờ trình số
429/TTr-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2024 của UBND Thành phố về việc dự thảo Nghị
quyết quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; Báo cáo thẩm tra số
93/BC-BPC ngày 18 tháng 11 năm 2024 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân Thành
phố; ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của đại biểu Hội đồng nhân dân
Thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
Nghị quyết này quy định
trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công
lập).
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
1. Đơn vị sự nghiệp công
lập thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
2. Các cơ quan, tổ chức
có liên quan.
Chương II
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI,
GIẢI THỂ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Mục 1. THÀNH LẬP ĐƠN
VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Điều 3. Đề án thành
lập đơn vị sự nghiệp công lập
1. Ủy ban nhân dân Thành
phố giao cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố chủ trì xây dựng đề
án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là cơ quan chủ trì xây dựng
đề án).
2. Nội dung đề án bao gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở
chính trị, pháp lý, thực tiễn;
b) Mục tiêu, phạm vi hoạt
động và danh mục dịch vụ sự nghiệp công đơn vị dự kiến cung cấp;
c) Loại hình và tên gọi
của đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Vị trí, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức;
đ) Cơ chế tài chính, cơ
chế hoạt động và mức độ tự chủ tài chính;
e) Việc đáp ứng các tiêu
chí, điều kiện thành lập;
g) Dự kiến về nhân sự, vị
trí việc làm, số lượng người làm việc theo vị trí việc làm, cơ cấu viên chức
theo chức danh nghề nghiệp, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
kinh phí hoạt động, trụ sở làm việc, trang thiết bị và phương tiện làm việc cần
thiết;
h) Phương án tổ chức thực
hiện và lộ trình triển khai hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;
i) Các kiến nghị (nếu có).
Điều 4. Tờ trình thành
lập đơn vị sự nghiệp công lập
1. Sự cần thiết và cơ sở
chính trị, pháp lý, thực tiễn.
2. Quá trình xây dựng đề
án.
3. Nội dung chính của đề
án.
4. Những vấn đề còn có ý
kiến khác nhau và những vấn đề liên quan.
Điều 5. Lấy ý kiến
tham gia của cơ quan, tổ chức liên quan
Cơ quan chủ trì xây dựng
đề án có trách nhiệm gửi dự thảo đề án, tờ trình, quyết định thành lập đơn vị
sự nghiệp công lập đến cơ quan, tổ chức có liên quan để lấy ý kiến tham gia
bằng văn bản đối với việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập trước khi gửi Sở
Nội vụ thẩm định.
Điều 6. Thẩm định đề
án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập
1. Cơ quan chủ trì xây
dựng đề án gửi hồ sơ đến Sở Nội vụ để thẩm định. Hồ sơ đề nghị thẩm định bao
gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm
định của cơ quan chủ trì xây dựng đề án;
b) Dự thảo tờ trình thành
lập đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Dự thảo đề án thành
lập đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Dự thảo Quyết định của
Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;
đ) Văn bản thông báo ý
kiến của cấp có thẩm quyền về chủ trương thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;
e) Ý kiến tham gia bằng
văn bản của cơ quan, tổ chức có liên quan về việc thành lập đơn vị sự nghiệp
công lập;
g) Báo cáo tổng hợp giải
trình ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức về dự thảo đề án, tờ trình và dự
thảo quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Nội dung thẩm định đề
án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở
chính trị, pháp lý, thực tiễn thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Mục tiêu, phạm vi, đối
tượng, tên gọi, loại hình tổ chức, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức; vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo
chức danh nghề nghiệp; cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Hồ sơ thành lập đơn vị
sự nghiệp công lập;
d) Điều kiện bảo đảm hoạt
động đối với đơn vị sự nghiệp công lập khi được thành lập;
đ) Việc đáp ứng các tiêu
chí, điều kiện thành lập;
e) Dự thảo Quyết định của
Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 7. Hồ sơ thành
lập đơn vị sự nghiệp công lập
1. Tờ trình thành lập đơn
vị sự nghiệp công lập.
2. Dự thảo đề án thành
lập đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Dự thảo Quyết định của
Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Văn bản thông báo ý
kiến của cấp có thẩm quyền về chủ trương thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Báo cáo tổng hợp giải
trình ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức về dự thảo đề án, tờ trình và dự
thảo quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
6. Văn bản thẩm định của
Sở Nội vụ.
7. Báo cáo của cơ quan
chủ trì xây dựng đề án về việc tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Sở Nội
vụ (nếu có).
Điều 8. Thời hạn giải
quyết việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập
1. Trong thời hạn 10 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan chủ trì xây dựng đề án, Sở Nội
vụ có trách nhiệm thẩm định đề án và trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét,
quyết định việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Trong thời hạn 25 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập, Ủy ban nhân dân Thành phố xem
xét, quyết định việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
Mục 2. TỔ CHỨC LẠI,
GIẢI THỂ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Điều 9. Đề án, tờ
trình tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập
1. Ủy ban nhân dân Thành
phố giao cơ quan chuyên môn hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân
dân Thành phố chủ trì xây dựng đề án tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập (sau
đây gọi là cơ quan chủ trì xây dựng đề án).
2. Nội dung đề án tổ chức
lại đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở
chính trị, pháp lý, thực tiễn;
b) Thực trạng tổ chức và
hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập trước khi tổ chức lại;
c) Phương án tổ chức lại
về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, phương án nhân sự, tài chính, tài
sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;
d) Trách nhiệm của người
đứng đầu đơn vị sự nghiệp công, lập và các cá nhân có liên quan đối với việc
thực hiện phương án tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập và thời hạn xử lý.
3. Nội dung tờ trình tổ
chức lại đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở
chính trị, pháp lý, thực tiễn;
b) Quá trình xây dựng đề án;
c) Nội dung chính của đề
án;
d) Những vấn đề còn có ý
kiến khác nhau và những vấn đề liên quan.
Điều 10. Đề án, tờ
trình giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
1. Ủy ban nhân dân Thành
phố giao cơ quan chuyên môn hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân
dân Thành phố chủ trì xây dựng đề án giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (sau
đây gọi là cơ quan chủ trì xây dựng đề án).
2. Nội dung đề án giải
thể đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở
pháp lý của việc giải thể;
b) Phương án xử lý về tổ
chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên
quan;
c) Các văn bản của cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản
vay, nợ phải trả và các vấn đề khác liên quan (nếu có);
d) Trách nhiệm của người
đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và các cá nhân có liên quan đối với việc
thực hiện phương án giải thể đơn vị sự nghiệp công lập và thời hạn xử lý.
3. Nội dung tờ trình giải
thể đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở
chính trị, pháp lý, thực tiễn;
b) Quá trình xây dựng đề
án;
c) Nội dung chính của đề
án;
d) Những vấn đề còn có ý
kiến khác nhau và những vấn đề liên quan.
Điều 11. Hồ sơ, trình
tự tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
1. Hồ sơ tổ chức lại,
giải thể đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
a) Đề án tổ chức lại,
giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Tờ trình tổ chức lại,
giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Dự thảo Quyết định của
Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công
lập;
d) Văn bản thông báo ý
kiến của cấp có thẩm quyền về chủ trương tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp
công lập;
đ) Các văn bản của cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài
sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu
có) trong trường hợp giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Việc lấy ý kiến tham
gia của cơ quan, tổ chức có liên quan; trình tự gửi và tiếp nhận hồ sơ, thẩm
định; xử lý hồ sơ và thời hạn giải quyết việc tổ chức lại, giải thể đơn vị sự
nghiệp công lập được thực hiện như quy định đối với việc thành lập đơn vị sự
nghiệp công lập.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Trách nhiệm
tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân
Thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội
đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân Thành phố, các Tổ đại biểu và đại
biểu Hội đồng nhân dân Thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội thành
phố Hà Nội phối hợp trong công tác tuyên truyền và tham gia giám sát việc tổ
chức thực hiện Nghị quyết.
Điều 13. Điều khoản thi
hành
Nghị quyết đã được Hội
đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI, kỳ họp thứ 19 thông qua ngày 19 tháng
11 năm 2024 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội, Ban CTĐB thuộc UBTVQH;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính;
- Thường trực Thành ủy;
- Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội;
- Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ TP;
- Các Ban Đảng TU, Văn phòng Thành ủy;
- Đại biểu HĐND Thành phố;
- VP: Đoàn ĐBQH&HĐND TP, UBND TP
- Các Sở, ban, ngành, tổ chức CT-XH TP;
- TT HĐND, UBND quận, huyện, thị xã;
- Trang TTĐT của Đoàn ĐBQH&HĐND TP;
- Cổng Thông tin điện tử Thành phố;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Tuấn
|