Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 17/2002/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Hà Sỹ Toàn
Ngày ban hành: 22/01/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 17/2002/NQ-ND

Bắc Kạn, ngày 22 tháng 01 năm 2002

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ SÁU

(Từ ngày 14 tháng 01 năm 2002 đến ngày 16 tháng 01 năm 2002)

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC Ở THÔN, BẢN, TỔ PHỐ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ điều 120 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi);

Căn cứ Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/TTLT-BTP-BVHTT-BTT UBTƯMTTQVN ngày 31/3/2000 hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư;

Sau khi xem xét Tờ trình số 03/TT-UB ngày 10/01/2002 của UBND tỉnh; báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh và tổng hợp ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ

1. Thông qua bản Đề cương định hướng nội dung xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, bản, tổ phố.

2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện.

3. Giao Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thi hành Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn khóa VI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 16/01/2002.

 


Nơi nhận:
- UBTVQH
- Chính phủ
- VP Quốc hội VP CTN, VP CP
- TT Tỉnh ủy
- TT HĐND, UBND tỉnh
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể
- TT HĐND, UBND các huyện, thị xã
- Lưu VT-LĐVP-NCTH

CHỦ TỊCH HĐND TỈNH BẮC KẠN




Hà Sỹ Toàn

 

ĐỀ CƯƠNG

ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC (GỌI CHUNG LÀ QUY ƯỚC) Ở THÔN, BẢN, TỔ PHỐ
(Ban hành kèm theo nghị quyết số 17/2002/NQ-HĐND ngày 22/01/2002 của HĐND tỉnh)

Phần I

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU ĐỐI VỚI BẢN QUY ƯỚC

Hương ước, quy ước là văn bản bao gồm những quy định thể hiện quy tắc xử sự chung của người dân, do nhân dân cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn thôn, bản, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật.

Nội dung bản quy ước ở cơ sở không được trái với quy định của pháp luật. Không phục hồi các hủ tục và tập quán lạc hậu, được tập thể các cộng đồng nhất trí thông qua và được chính quyền Nhà nước cấp huyện phê duyệt.

Phần II

NỘI DUNG BẢN QUY ƯỚC

Bản quy ước thôn, bản đề cập những nội dung chính như sau:

A- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Thôn, bản là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư, là nơi thực hiện dân chủ

một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường, xây dựng cuộc sống mới; tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp và thuần phong mỹ tục của cộng đồng nhằm thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân.

2. Trưởng thôn, bản là người đại diện cho cộng đồng dân cư và do nhân dân bầu, Chủ tịch UBND xã công nhận, chịu sự quản lý của Chủ tịch UBND xã. Trưởng thôn, bản có các nhiệm vụ sau:

- Trực tiếp hướng dẫn, đôn đốc, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, Nghị quyết của HĐND, các quyết định của UBND và các công việc được UBND xã ủy nhiệm.

- Phối hợp với Ban công tác Mặt trận thôn, bản chủ trì các cuộc họp thôn, bản; Tổ chức thực hiện các quyết định của cộng đồng dân cư, hướng dẫn hoạt động của các tổ hòa giải, tổ an ninh, tổ bảo vệ sản xuất; hướng dẫn nhân dân phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng thôn, bản.

- Phát hiện và báo cáo kịp thời với UBND xã những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích và quyền tự do dân chủ của công dân.

3. Về chế độ công khai để nhân dân được biết:

Thông qua hình thức thuyết trình, giới thiệu văn bản trong các cuộc họp ở xã, thôn, bản hoặc niêm yết tại trụ sở nơi công cộng.

a- Nhân dân được thông báo để biết các công việc chính sau:

- Chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Các quy định của chính quyền Nhà nước và địa phương về thủ tục hành chính giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân.

- Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội dài hạn và hàng năm của xã.

- Kế hoạch quy hoạch sử dụng đất đai.

- Các Nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND xã và của cấp trên liên quan đến địa phương.

- Dự toán và quyết toán ngân sách xã hàng năm.

- Dự toán và quyết toán thu, chi các quỹ dự án, các khoản huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng của xã, thôn, bản và kết quả thực hiện.

- Các chương trình, dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã.

- Chủ trương, kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo.

- Điều chỉnh địa giới hành chính xã và các đơn vị hành chính liên quan đến xã.

- Kết quả thanh tra, kiểm tra giải quyết các vụ việc tiêu cực tham nhũng của cán bộ xã, thôn, bản.

- Công tác văn hóa, xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội của xã.

- Sơ kết, tổng kết hoạt động của HĐND, UBND xã.

- Những việc khác mà chính quyền thấy cần thiết và nhân dân yêu cầu được thông báo.

b- Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp những công việc chủ yếu sau:

- Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng như điện, đường, trường học, trạm xá, nghĩa trang, các công trình văn hóa thể thao.

- Lập thu, chi các loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật.

- Xây dựng hương ước, quy ước làng văn hóa, nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh trật tự, bài trừ các hủ tục mê tín, dị đoan, các tệ nạn xã hội.

- Các công việc nội bộ trong cộng đồng dân cư thôn, bản phù hợp với pháp luật của Nhà nước.

- Tổ chức bảo vệ sản xuất, kinh doanh.

- Bàn và tham gia ý kiến với một số dự thảo quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, hàng năm của xã, phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất và phương án phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; dự thảo quy hoạch khu dân cư và đề án định canh, định cư vùng kinh tế mới; dự thảo điều chỉnh địa giới hành chính xã.

- Thực hiện quyền giám sát, kiểm tra đối với một số hoạt động của HĐND, UBND xã, đại biểu HĐND, cán bộ UBND, cán bộ, công chức Nhà nước hoạt động tại địa phương.

B- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

1. Về chế độ hội họp:

Trách nhiệm tham gia các cuộc họp thôn, bản: Là toàn thể nhân dân hoặc đại diện chủ hộ gia đình do Trưởng thôn, bản thông báo.

Thời gian tổ chức họp: Các cuộc họp thôn, bản được tổ chức định kỳ hàng tháng. Trường hợp đặc biệt do có công việc đột xuất, do tính chất mùa vụ hay công việc khác cần triển khai đến nhân dân hoặc xin ý kiến nhân dân thì tổ chức họp bất thường sau khi có sự thống nhất với Chi bộ và Ban công tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể.

2. Về xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa:

2.1. Về nếp sống sinh hoạt, ứng xử trong giao tiếp:

a- Quan hệ trong lối xóm:

Mọi người dân trong thôn, bản đều phải có ý thức:

- Xây dựng làng văn hóa. Kính già, yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ, quan tâm giúp đỡ gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, giúp đỡ người tàn tật, người già cô đơn, người gặp hoạn nạn...

- Tham gia đóng góp, xây dựng quỹ từ thiện, quỹ an ninh quốc phòng, quỹ đền ơn đáp nghĩa, đóng góp giúp việc tang, tai nạn, ốm đau, thai sản, giúp trẻ em nghèo vượt khó, trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

- Không xâm phạm, lấn chiếm đất đai, tài sản, mồ mả, cây trồng, vật nuôi... của người khác. Không chia bè phái gây mâu thuẫn, mất đoàn kết trong nội bộ thôn, bản.

- Quan hệ vay mượn, hoàn trả giữa các gia đình trong thôn, bản do các bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật.

b- Quan hệ trong gia đình:

Các thành viên sống chung trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình, đóng góp công sức, tiền, tài sản để duy trì cuộc sống chung phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của mình.

- Quan hệ vợ chồng:

Vợ chồng chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái.

Vợ chồng có quyền có tài sản chung, tài sản riêng.

Vợ chồng có trách nhiệm thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình; không đẻ sớm, đẻ nhiều, đẻ dày; có quyền lựa chọn biện pháp tránh thai theo nguyện vọng, mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con.

- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái:

Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; chăm lo việc học tập của con, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ; có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Trẻ em sinh ra phải được khai sinh, được đến trường học tập đúng độ tuổi; khắc phục tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ em thất học, trẻ em lang thang và trẻ em bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội.

- Quan hệ giữa ông bà (nội, ngoại) và cháu:

Ông bà nội, ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc giáo dục cháu, sống mẫu mực nêu gương tốt cho con cháu; nuôi dưỡng cháu khi cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật hoặc mắc bệnh tâm thần, không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng. Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại.

- Quan hệ giữa anh, chị, em trong gia đình:

Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền và nghĩa vụ đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục.

c- Công tác hòa giải khi xảy ra tranh chấp, xích mích trong thôn, bản:

- Việc hòa giải được tiến hành đối với những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư bao gồm:

Mâu thuẫn, xích mích giữa các cá nhân với nhau;

Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình;

Những vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật chưa đến mức bị xử lý bằng biện pháp hình sự hoặc biện pháp hành chính.

- Việc hòa giải phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân.

Tôn trọng sự tự nguyện của các bên, khi tiến hành hòa giải phải khách quan, công minh, có lý, có tình, giữ bí mật đời tư của các bên tranh chấp; tôn trọng quyền; lợi ích người khác; không xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng.

Kịp thời, chủ động, kiên trì nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, hạn chế hậu quả xấu xảy ra.

2.2. Về việc cưới, việc tang, việc lễ hội: Thực hiện đúng các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo Quyết định số 1351/QĐ-UB ngày 22.9.2000 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành bản quy định tạm thời nội dung tiêu chuẩn Gia đình văn hóa - Làng bản văn hóa và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh.

2.3. Về tệ nạn xã hội:

Khuyến khích nhân dân đề cao tinh thần phòng, chống tội phạm bài trừ các tệ nạn xã hội như: Nghiện hút, mại dâm, cờ bạc, số đề rượu chè bê tha...

Xây dựng hòm thư tố giác tội phạm.

Nghiêm cấm việc sử dụng, tàng trữ các băng hình và các ấn phẩm sách báo có nội dung đồi trụy, phản động, bạo lực bị cấm lưu hành; nghiêm cấm hành vi xâm phạm tình dục trẻ em.

2.4. Về khuyến học, khuyến tài:

Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

Bậc tiểu học là bắt buộc, trẻ em đến tuổi được đi học, không có người mù chữ trong độ tuổi.

Khuyến khích người vượt khó học giỏi, người đỗ đạt cao, tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng.

Huy động lập quỹ, xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài ở thôn, bản.

2.5. Về bảo vệ công trình công cộng, vệ sinh môi trường:

Nhân dân trong thôn, bản có ý thức đóng góp sức lao động, tiền, hiện vật để xây dựng, tu bổ, tôn tạo và có ý thức bảo quản các công trình văn hóa, di tích lịch sử, công trình công cộng trong thôn, bản và xây dựng quy ước bảo vệ rừng (ở thôn, bản, tổ phố có rừng) theo phần II "nội dung chủ yếu về bảo vệ và phát triển rừng trong quy ước thôn, bản" của Thông tư số 56/1999/TT-BNN-KL ngày 30/03/1999 hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, buôn, bản.

Nghiêm cấm mọi hành vi phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, đất trồng rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng, khai thác khoáng sản trái phép.

Việc chăn thả gia súc vào rừng phải đúng quy định.

Nghiêm cấm việc dùng chất nổ, chất đốt, chất độc, xung điện khai thác thủy sản, săn bắt chim, thú...

Đường làng, ngõ xóm, công trình nước sinh hoạt gia đình phải đảm bảo vệ sinh; xác súc vật chết phải được chôn, lấp; các chuồng trại gia súc, gia cầm, nhà vệ sinh phải đảm bảo vệ sinh; nhà cửa sạch sẽ, môi trường xanh, sạch, đẹp; khuyến khích việc trồng cây rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc.

Cách li các bệnh dịch, truyền nhiễm làm lây lan cho người và gia súc.

2.6. Về kinh tế:

Thực hiện thâm canh, tăng năng suất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nghề phụ, tăng thu nhập bình quân hàng năm.

Khuyến khích làm giàu chính đáng, giúp đỡ nhau phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo.

2.7. Về trật tự trị an, bảo vệ sản xuất:

Cấm việc thả rông gia súc;

Người chủ của súc vật phải bồi thường thiệt hại khi súc vật gây ra thiệt hại cho người khác theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Thực hiện việc khai báo hộ khẩu tạm trú, tạm vắng;

Cấm các hành vi say rượu càn quấy, hành vi gây ồn ào mất trật tự thôn, bản.

Quy định cụ thể các hiệu lệnh cấp báo, huy động, ứng cứu hỏa hoạn, lũ lụt, trộm cắp, án mạng...

Đề cao tinh thần tự giác, tố giác tội phạm, không bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật.

Mọi hành vi trộm cắp, gây gổ, xâm hại thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản người khác phải được phát hiện và xử lý hoặc đề nghị xử lý kịp thời quy định của pháp luật.

2.8. Về tôn giáo:

Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân theo đúng chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

C- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Quy ước được phổ biến, quán triệt đến mọi gia đình; mọi người trong thôn, bản, người vãng lai có mặt tại địa bàn đều phải có trách nhiệm thực hiện.

Chi bộ Đảng lãnh đạo, các tổ chức hội và đoàn thể nhân dân vận động, giáo dục mọi thành viên tổ chức mình thực hiện tốt nội dung quy ước.

Trưởng thôn, bản là người quản lý, điều hành thực hiện quy ước, định kỳ tiến hành kiểm điểm việc thực hiện quy ước, biểu dương người thực hiện tốt, phê bình và có biện pháp xử lý thích hợp với người vi phạm.

D- CAM KẾT THỰC HIỆN QUY ƯỚC:

Quy ước này của thôn, bản …………………………………………đã được thông qua tại cuộc họp nhân dân ngày……tháng……năm………mọi người cam kết thực hiện đúng nội dung quy ước sau khi được UBND huyện phê duyệt.

Phần III

THỦ TỤC SOẠN THẢO, THÔNG QUA, PHÊ DUYỆT, TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, QUY ƯỚC.

Quy ước phải được xây dựng dân chủ, công khai, phù hợp với các quy định của pháp luật, được chia theo các bước sau:

1. Thành lập nhóm soạn thảo và tổ chức soạn thảo:

a- Nhóm soạn thảo:

Trưởng thôn, làng, bản;

Bí thư Chi bộ;

Trưởng ban Mặt trận;

Đại diện các thành phần trong cộng đồng dân cư: Cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, trưởng tộc và những người khác có uy tín, có kinh nghiệm sống, có trình độ văn hóa, hiểu biết về pháp luật và phong tục tập quán ở địa phương, có phẩm chất đạo đức.

b- Tổ chức soạn thảo:

Trưởng thôn, bản chủ trì phối hợp với Ban công tác Mặt trận dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng ở cơ sở chỉ đạo soạn thảo quy ước.

Việc soạn thảo (dự thảo) Quy ước cần tập trung vào các vấn đề quy định tại phần II Nội dung quy ước, đồng thời cần tham khảo nội dung các hương ước, quy ước cũ (nếu có) cũng như các hương ước, quy ước của địa phương khác để lựa chọn, kế thừa những quy định tích cực, những phong tục tập quán tốt đẹp phù hợp với pháp luật đưa vào quy ước.

2. Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và nhân dân cho dự thảo:

- Dự thảo được gửi đến cơ quan chính quyền, cấp ủy lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã; nếu có điều kiện, có thể gửi đến hộ gia đình để lấy ý kiến.

- Tổ chức thảo luận, đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo và có thể được tổ chức bằng các hình thức: Thảo luận ở tổ, đội sản xuất, tổ dân phố, ngõ xóm, nhóm các hộ gia đình, các tổ chức đoàn thể ở thôn, làng, bản, cụm dân cư, niêm yết, phát trên đài truyền thanh, mở hộp thư thu thập ý kiến.

- Dự thảo có thể được HĐND hoặc UBND cấp xã thảo luận tham gia ý kiến (không thông qua bằng Nghị quyết hội đồng hoặc quyết định của UBND).

3. Thảo luận và thông qua quy ước:

Trên cơ sở những ý kiến đóng góp, nhóm soạn thảo chỉnh lý hoàn thiện dự thảo và gửi tới những người sẽ được mời họp tham gia hội nghị để thảo luận và thông qua, quy ước.

Dự thảo được thảo luận kỹ, thực sự dân chủ và thông qua hội nghị cử tri hoặc hội nghị gia đình ở thôn, làng, bản, tổ phố, cụm dân cư.

Các hội nghị trên chỉ tiến hành khi có ít nhất là hai phần ba tổng số thành phần cử tri hoặc đại biểu hộ gia đình tham dự.

Quy ước được thông qua khi có từ hai phần ba số người dự họp trở lên tán thành.

Trưởng thôn, bản phối hợp với Ban công tác Mặt trận chủ trì hội nghị quyết định hình thức biểu quyết thông qua quy ước bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín.

4. Phê duyệt quy ước:

Sau khi quy ước được thông qua: Chủ tịch UBND cùng Chủ tịch UBMT TQ cấp xã xem xét nội dung quy ước bảo đảm phù hợp với pháp luật, thuần phong mỹ tục và trao đổi thống nhất với Chủ tịch HĐND cấp xã về nội dung quy ước trước khi trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt.

Quy ước chính thức trình để phê duyệt cần có chữ ký của Trưởng thôn, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận và già làng (nếu có) kèm theo biên bản thông qua tại hội nghị và công văn đề nghị của UBND cấp xã.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản quy ước và công văn đề nghị phê duyệt, Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định phê duyệt quy ước (quy ước được phê duyệt phải có giáp lai)

Trong trường hợp quy ước không được phê duyệt thì Trưởng phòng Tư pháp chủ trì phối hợp với Phòng Văn hóa Thông tin hướng dẫn để cơ sở chỉnh lý, hoàn thiện các quy ước và trình duyệt lại theo thủ tục trên.

5. Tổ chức thực hiện:

UBND cấp xã chuyển quy ước để thôn, bản niêm yết, tuyên truyền, phổ biến đến từng thành viên trong cộng đồng và tổ chức thực hiện.

UBND cấp xã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức Chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở cơ sở chỉ đạo đôn đốc việc thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung của quy ước kiểm tra, phát hiện kịp thời và chấn chỉnh những sai trái lệch lạc.

Định kỳ báo cáo HĐND xã và UBND xã việc thực hiện quy ước ở địa phương.

Hàng năm các thôn, bản kiểm điểm việc thực hiện quy ước, trong trường hợp cần sửa đổi, bổ sung thì do hội nghị cử tri hoặc hội nghị đại diện hộ gia đình thảo luận trình tự thủ tục như khi xây dựng.

Các thôn, bản căn cứ vào nội dung bản đề cương này xây dựng bản quy ước tại thôn, bản mình cho phù hợp./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 17/2002/NQ-HĐND ngày 22/01/2002 thông qua Định hướng nội dung xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, bản, tổ dân phố do tỉnh Bắc Kạn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.257

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.37.147
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!