ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
----------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Nghị quyết số: 1097/2015/UBTVQH13
|
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2015
|
NGHỊ QUYẾT
THÀNH LẬP VÀ QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13;
Xét đề nghị của Trưởng Ban công tác đại biểu tại Tờ trình số 603/TTr-BCTĐB ngày 30 tháng 11 năm 2015;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội
Thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở tách Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo danh sách ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Điều 2. Vị trí, chức năng
1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của các đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tại địa phương.
2. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội trực thuộc Văn phòng Quốc hội.
Điều 3. Nhiệm vụ của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội
1. Trong công tác tham mưu, tổng hợp, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có những nhiệm vụ sau đây:
a) Tham mưu, tổ chức phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác, dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đại biểu Quốc hội thực hiện quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh;
b) Tham mưu, tổ chức phục vụ hoạt động giám sát, khảo sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; thực hiện chỉ đạo của Đoàn đại biểu Quốc hội trong phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ hoạt động giám sát, khảo sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội tại địa phương;
c) Tham mưu, tổ chức phục vụ đại biểu Quốc hội trong việc tiếp xúc cử tri; giúp Đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri chuyển đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật;
d) Tham mưu, tổ chức phục vụ đại biểu Quốc hội trong việc tiếp công dân và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân do đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;
đ) Phối hợp phục vụ hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội; giúp đại biểu Quốc hội tham gia hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội mà đại biểu là thành viên và các hoạt động khác của các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;
e) Giúp Đoàn đại biểu Quốc hội xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng quý, 06 tháng và cả năm; báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội 06 tháng, cả năm hoặc theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Trong công tác hành chính, tổ chức, quản trị, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có những nhiệm vụ sau đây:
a) Giúp Đoàn đại biểu Quốc hội lập dự toán kinh phí hoạt động hàng năm, quản lý kinh phí và tài sản của Đoàn đại biểu Quốc hội để bảo đảm các điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội;
b) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện việc quản lý công chức, người lao động của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội theo phân cấp quản lý cán bộ và quy định của pháp luật;
c) Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, lễ tân, bảo vệ.
3. Ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có những nhiệm vụ sau đây:
a) Giúp Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội giữ mối liên hệ công tác với các cơ quan trung ương và Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương; Thường trực tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức khác ở địa phương;
b) Xây dựng, khai thác hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác của Văn phòng;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội giao.
Điều 4. Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có Chánh Văn phòng và một Phó Chánh Văn phòng; riêng Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An có không quá hai Phó Chánh Văn phòng.
2. Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội.
Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng được hưởng chế độ phụ cấp chức vụ bằng phụ cấp chức vụ của Giám đốc, Phó Giám đốc Sở tại địa phương.
3. Biên chế công chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội nằm trong tổng biên chế công chức của Văn phòng Quốc hội, do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định sau khi trao đổi với Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội.
Đối với Đoàn đại biểu Quốc hội có dưới mười đại biểu Quốc hội, biên chế công chức của Văn phòng không quá tám người; Đoàn đại biểu Quốc hội có từ mười đến dưới hai mươi đại biểu Quốc hội, biên chế công chức của Văn phòng không quá mười người; Đoàn đại biểu Quốc hội có từ hai mươi đại biểu Quốc hội trở lên, biên chế công chức của Văn phòng không quá mười hai người.
Tùy theo khối lượng và tính chất công việc, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội xin ý kiến Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội và báo cáo để Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định việc sử dụng thêm lao động hợp đồng.
Điều 5. Chế độ trách nhiệm
1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng Đoàn hoặc Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội được Trưởng Đoàn ủy quyền trong việc tham mưu, giúp việc đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Điều 43 của Luật tổ chức Quốc hội; chịu sự chỉ đạo của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trong việc quản lý, tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội giao.
2. Chánh Văn phòng là người đứng đầu Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, điều hành công việc của Văn phòng; chịu trách nhiệm trước Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội và Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về tổ chức, hoạt động của Văn phòng.
3. Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng phụ trách các mảng công việc và thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chánh Văn phòng.
4. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có quy chế làm việc do Chánh Văn phòng ban hành theo quy định chung của Văn phòng Quốc hội.
Điều 6. Mối quan hệ công tác
1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội chủ động phối hợp với Văn phòng tỉnh ủy, thành ủy, Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức khác ở địa phương và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương trong công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tại địa phương.
2. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội giữ mối liên hệ thường xuyên với các vụ, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan, bảo đảm thực hiện công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội.
Điều 7. Con dấu và kinh phí hoạt động
1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có con dấu theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí hoạt động của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội được bố trí trong kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, do Văn phòng Quốc hội bảo đảm.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị quyết này.
2. Nghị quyết số 545/2007/UBTVQH12 ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực.
Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp
1. Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Quốc hội chỉ đạo Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong việc phân công đội ngũ công chức, người lao động làm việc tại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội; chuyển giao cơ sở vật chất, kinh phí để Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và bộ máy tham mưu, giúp việc Hội đồng nhân dân triển khai hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân được thành lập theo Nghị quyết số 545/2007/UBTVQH12 ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp tục hoạt động cho đến khi hoàn thành việc phân công, chuyển giao quy định tại khoản 1 Điều này./.
|
TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH
Nguyễn Sinh Hùng
|
DANH SÁCH
VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG ĐƯỢC THÀNH LẬP THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 1097/2015/UBTVQH13 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang.
2. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
3. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu.
4. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang.
5. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn.
6. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh.
7. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre.
8. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định.
9. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương.
10. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước.
11. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận.
12. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau.
13. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng.
14. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ.
15. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng.
16. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk.
17. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông.
18. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên.
19. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai.
20. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp.
21. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai.
22. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang.
23. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam.
24. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.
25. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh.
26. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương.
27. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng.
28. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang.
29. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình.
30. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh.
31. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên.
32. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa.
33. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang.
34. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum.
35. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu.
36. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.
37. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai.
38. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng.
39. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An.
40. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định.
41. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An.
42. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình.
43. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận.
44. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ.
45. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên.
46. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình.
47. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam.
48. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi.
49. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh.
50. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị.
51. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng.
52. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La.
53. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh.
54. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình.
55. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên.
56. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa.
57. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế.
58. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang.
59. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh.
60. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang.
61. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long.
62. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc.
63. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái.