HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
104/2024/NQ-HĐND
|
Gia Lai, ngày 11
tháng 12 năm 2024
|
NGHỊ QUYẾT
QUYẾT ĐỊNH CÁC BIỆN
PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ HAI MƯƠI BỐN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số
77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 47/2019/QH14
ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 63/2020/QH14 ngày 18 tháng 6 năm
2020;
Căn cứ Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở số
10/2022/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14 tháng
8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân
chủ ở cơ sở;
Căn cứ Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng
8 năm 2023 của Chính phủ về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng
đồng dân cư;
Xét Tờ trình số 2688/TTr-UBND ngày 18 tháng 11
năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh
quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh
Gia Lai; Báo cáo thẩm tra số 221/BC-BVHXH ngày 02 tháng 12 năm 2024 của Ban Văn
hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quyết định các biện pháp bảo đảm
thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ
chức có sử dụng lao động.
b) Cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, người đứng đầu các tổ chức có sử
dụng lao động, người lao động.
c) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có
liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Điều 2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ
ở cơ sở
1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ cho người được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân
chủ ở cơ sở.
a) Cơ quan, đơn vị, tổ chức hằng năm hoặc định kỳ
phải có kế hoạch tập huấn (chuyên đề riêng hoặc lồng ghép), bồi dưỡng nâng cao
kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ về thực hiện dân chủ ở cơ sở cho cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kết hợp
với đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu
thực tiễn.
b) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở
phải tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nắm vững kiến thức pháp luật
về thực hiện dân chủ ở cơ sở và cập nhật các văn bản mới, quy định mới, chủ
động nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ và phẩm chất cần thiết để thực
hiện nhiệm vụ.
2. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; nâng cao nhận thức cộng đồng
về việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
a) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức theo chức năng,
nhiệm vụ thực hiện thông tin, tuyên truyền, cập nhật kiến thức, tiếp cận thông
tin; nhất là thông tin về các chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người dân, tuyên truyền sâu rộng pháp
luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở trên các phương tiện thông tin truyền thông
đến tất cả người dân.
b) Các cơ quan, đơn vị phối hợp với cơ quan Nội vụ trong
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ
sở; các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tạo điều kiện, cung cấp thông
tin để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng
cấp tham gia góp ý vào các dự thảo văn bản có liên quan đến quyền, lợi ích hợp
pháp chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân trước khi triển khai thực hiện
theo quy định của pháp luật; nghiên cứu đặc điểm, tình hình của từng địa bàn,
đối tượng cần được tuyên truyền pháp luật để có nội dung, phương pháp tuyên
truyền phù hợp.
c) Tổ chức biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở phù hợp với từng đối
tượng, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.
3. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ
chức, vai trò nêu gương của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảng viên,
cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn,
tổ dân phố trong việc thực hiện dân chủ và bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở;
lấy mức độ thực hiện dân chủ ở cơ sở của chính quyền địa phương cấp xã, cơ
quan, đơn vị, tổ chức làm căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
a) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử
dụng lao động chịu trách nhiệm trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền về thực hiện
các biện pháp, kết quả, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở.
b) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện đảm bảo trách
nhiệm để Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng hoạt động hiệu
quả. Thực hiện rà soát, đánh giá, chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy
chế dân chủ ở cơ sở, hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư đã ban hành nhưng
chưa phù hợp với thực tiễn và quy định.
c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảng viên, cán bộ,
công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ
dân phố gương mẫu thực hiện giữ nghiêm kỷ luật của Đảng, tôn trọng và phát huy
quyền làm chủ của Nhân dân.
d) Hằng năm, xem xét mức độ thực hiện dân chủ ở cơ
sở của cơ quan, đơn vị, tổ chức để làm căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm
vụ của lãnh đạo cơ quan, cán bộ, công chức quản lý.
4. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các gương điển hình,
có nhiều thành tích trong việc phát huy và tổ chức thực hiện tốt dân chủ ở cơ
sở; phát hiện và xử lý nghiêm cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật
về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
a) Kịp thời biểu dương, khen thưởng, khuyến khích
và nhân rộng các gương điển hình, có nhiều thành tích trong việc phát huy và tổ
chức thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, kết hợp với công tác thông tin, tuyên
truyền các gương điển hình đế các cơ quan, đơn vị, cá nhân biết, nhân rộng.
b) Thực hiện công tác kiểm tra và tự kiểm tra việc
thực hiện dân chủ ở cơ sở theo thẩm quyền. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm
cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ
sở; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật, xâm
phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
và quyền làm chủ của Nhân dân, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn
vị, địa phương.
5. Hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông
tin, khoa học - kỹ thuật, trang bị phương tiện kỹ thuật và bảo đảm các điều
kiện cần thiết khác cho việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở phù hợp với tiến
trình xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, xã hội số.
a) Bố trí trang bị phương tiện kỹ thuật đầy đủ, đáp
ứng phù hợp với tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, xã hội
số của tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục
hành chính, điều hành hoạt động của cơ quan hành chính, chính quyền các cấp;
tăng cường mở rộng áp dụng các tiện ích hỗ trợ người dân trong việc thực hiện
các dịch vụ công, tạo sự hài lòng cao nhất của người dân, doanh nghiệp đối với
các dịch vụ công mà các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cung ứng;
đưa vào sử dụng các ứng dụng thông minh hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đời
sống người dân và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Sử dụng thư điện tử, các
ứng dụng mạng xã hội để tiếp nhận ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân.
b) Công chức phụ trách công nghệ thông tin của cơ quan,
đơn vị, tổ chức phải tự giác nghiên cứu, học tập, nâng cao năng lực, kiến thức
chuyên môn, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu trong
tình hình mới về khả năng khai thác, sử dụng công nghệ thông tin.
Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện do ngân sách nhà nước đảm bảo
theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và từ các nguồn lực hợp pháp khác
theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực
hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội
đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Gia
Lai khoá XII, kỳ họp thứ Hai mươi bôn thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2024 và có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 12 năm 2024./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Vụ Pháp chế - Bộ Nội vụ;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Các Văn phòng: Tỉnh ủy; Đoàn ĐBQH và HĐND; UBND tỉnh;
- HĐND; UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Gia Lai, Đài PT - TH tỉnh;
- Lưu; VT, VP.
|
CHỦ TỊCH
Hồ Văn Niên
|