Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 93/2001/NĐ-CP quy định phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu: 93/2001/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 12/12/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 93/2001/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2001

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 93/2001/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 12 NĂM 2001 VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ MỘT SỐ LĨNH VỰC CHO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2001/NQ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về nội dung phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2001;
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tại tờ trình số 3113/UB-TT ngày 07 tháng 9 năm 2001,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về nội dung phân cấp quản lý nhà nước cho Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trên một số lĩnh vực sau đây:

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư và phát triển kinh tế, xã hội;

- Quản lý nhà, đất và hạ tầng kỹ thuật đô thị;

- Quản lý ngân sách nhà nước;

- Tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức.

Điều 2. Mục tiêu phân cấp

Tăng cường phân cấp quản lý cho thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Thành phố) nhằm đề cao trách nhiệm và tạo điều kiện phát huy tính chủ động, sáng tạo để giải quyết kịp thời các vấn đề đặt ra thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân Thành phố, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố trong phát triển kinh tế - xã hội, tương xứng với vị trí, vai trò của Thành phố đối với cả nước và khu vực.

Điều 3. Nguyên tắc phân cấp

Việc phân cấp quản lý cho Thành phố được thực hiện theo những nguyên tắc sau đây:

1. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất và thông suốt của Chính phủ; đồng thời phát huy trách nhiệm quyền tự chủ, tính năng động, sáng tạo của Thành phố trong việc thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

2. Phân cấp quản lý gắn liền với việc tăng cường trách nhiệm kiểm tra của các Bộ, ngành đối với hoạt động của chính quyền Thành phố.

3. Phân cấp quản lý đi đôi với việc thực hiện chương trình cải cách hành chính ở các cấp chính quyền nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước ở địa phương; tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân.

4. Phù hợp với pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

5. Phân cấp quản lý đi đôi với tăng cường trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân Thành phố và mở rộng dân chủ, thực hiện công khai cho cấp dưới tham gia bàn bạc và giám sát thực hiện.

Chương 2:

QUẢN LÝ VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH, ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI

Điều 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch

1. Trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân Thành phố có trách nhiệm:

a) Xây dựng, phê duyệt quy hoạch chi tiết và điều chỉnh cục bộ quy hoạch để bảo đảm tính đồng bộ, hài hoà và phù hợp với từng giai đoạn phát triển, nhưng không làm thay đổi quan điểm và định hướng của quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Làm đầu mối trong việc phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các đơn vị của Trung ương đóng trên địa bàn để xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch ngành trên địa bàn;

c) Phối hợp và hợp tác, hỗ trợ với các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả Vùng.

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:

a) Xây dựng chiến lược và phát triển quy hoạch ngành, quy hoạch Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam làm căn cứ để Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành trên địa bàn;

b) Hướng dẫn và phối hợp với ủy ban nhân dân Thành phố trong việc xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố;

c) Giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch của Thành phố.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của ủy ban nhân dân Thành phố; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan phải trả lời bằng văn bản về kiến nghị đó. Quá thời hạn trên, nếu không có ý kiến trả lời, thì coi như đồng ý với kiến nghị của ủy ban nhân dân Thành phố và các cơ quan liên quan phải chịu trách nhiệm về các nội dung thuộc thẩm quyền của mình. ủy ban nhân dân Thành phố được quyền quyết định và báo cáo với Thủ tướng Chính phủ.

3. Các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có trách nhiệm phối hợp với ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trong việc thực hiện quy hoạch tổng thể và quy hoạch chuyên ngành trong Vùng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất về các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi toàn Vùng.

Điều 5. Quản lý đầu tư

1. Đối với một số dự án đầu tư sử dụng vốn trong nước (trừ các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc phòng có tính bảo mật quốc gia, thành lập và xây dựng khu công nghiệp mới, sản xuất chất độc hại, chất nổ không phụ thuộc vào quy mô) do Uỷ ban nhân dân thành phố quản lý, nhưng thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nay Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án và ủy quyền cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố quyết định đầu tư và triển khai các bước tiếp theo của quá trình thực hiện dự án.

2. Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP , Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố được quyền quyết định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn trong nước, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn do Thành phố quản lý, trừ những dự án có nguồn vốn ODA, vốn tín dụng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính bảo lãnh.

3. Đối với các dự án nêu tại khoản 2 Điều này mà Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố được ủy quyền cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện và Giám đốc các Sở, Ban, ngành triển khai thực hiện đầu tư. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố chịu trách nhiệm về sự ủy quyền này trước Thủ tướng Chính phủ.

4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố chịu trách nhiệm trong việc quyết định và chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố và tuân thủ các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, môi trường theo quy định về quản lý ngành đối với từng dự án.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư tại Thành phố theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 6. Thẩm quyền trong công tác đấu thầu

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố được phê duyệt kế hoạch đấu thầu, tiêu chuẩn xét thầu, kết quả đấu thầu, chỉ định các gói thầu đối với các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố, trên cơ sở tuân thủ các điều kiện cụ thể của Quy chế đấu thầu ban hành tại Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP .

Điều 7. Sắp xếp và tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố được quyền quyết định việc cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê và sắp xếp đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của ủy ban nhân dân Thành phố. Việc thực hiện các nội dung tại Điều này phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 8. Ban hành các quy định nhằm khuyến khích xã hội hoá các dịch vụ công ích và hạ tầng xã hội

1. Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố ban hành các chế độ ưu đãi, cơ chế quản lý cụ thể nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia rộng rãi các dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn dưới các hình thức khoán, đấu thầu, trợ giá dịch vụ công ích do các chủ đầu tư cung cấp hoặc ký hợp đồng mua các loại dịch vụ công ích đô thị.

2. Trên cơ sở Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 và Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao, sau khi thống nhất ý kiến với các Bộ, ngành liên quan, Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định các chủ trương, biện pháp nhằm khuyến khích, thúc đẩy, mở rộng các hình thức xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao trên địa bàn.

3. Trên cơ sở quy hoạch của Thành phố trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao, Uỷ ban nhân dân Thành phố có quyền hạn sau đây:

a) Quyết định thành lập cơ sở giáo dục phổ thông, bán công, tư thục; thành lập hoặc chuyển sang hình thức bán công đối với các trường trung học chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề, cơ sở y tế, cơ sở văn hoá, cơ sở thể dục, thể thao trực thuộc Thành phố;

b) Quyết định thành lập các loại hình bệnh viện trên địa bàn theo quy định của Bộ Y tế về những điều kiện, tiêu chuẩn của ngành.

Điều 9. Quản lý dân cư và các vấn đề xã hội

Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân Thành phố ban hành:

1. Các quy định về quản lý di dân, quy định các biện pháp kiểm soát và hạn chế nhập cư tự phát, trái pháp luật; điều chỉnh dân cư theo quy hoạch, trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân;

2. Các quy định ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho những người có trình độ cao, chuyên gia giỏi cư trú, làm việc trên địa bàn;

3. Các quy định về quản lý lao động, các biện pháp tạo việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Chương 3:

QUẢN LÝ NHÀ, ĐẤT VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ

Điều 10. Quản lý nhà, đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước

Căn cứ Luật Đất đai hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các quy định về:

1. Trình tự, thủ tục hành chính về chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác sang đất làm nhà ở đối với khu vực đã có quy hoạch chi tiết được xét duyệt;

2. Trình tự, thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hiện trạng sử dụng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;

3. Trình tự, thủ tục hành chính về chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối tại các huyện và quận;

4. Trình tự, thủ tục hành chính về giao đất hoặc cho thuê đất đối với các chủ dự án đầu tư;

5. Thủ tục cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố.

Điều 11. Quản lý về nhà, đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Uỷ ban nhân dân Thành phố được ủy quyền quy định thủ tục mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại Điều 80 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001 và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, đầu tư trên địa bàn Thành phố.

Điều 12. Thẩm quyền xác định giá đất, đền bù thiệt hại và thu hồi đất

Uỷ ban nhân dân Thành phố:

1. Căn cứ quy định của Chính phủ về khung giá và nguyên tắc, phương pháp xác định giá các loại đất được ủy quyền, quy định giá các loại đất trên địa bàn phù hợp với mục tiêu quy hoạch phát triển đô thị và tình hình thực tế của thị trường bất động sản tại địa phương.

2. Thành lập các công ty tư vấn định giá đất và các công trình kiến trúc gắn liền với đất, đáp ứng yêu cầu xác định giá trị bồi thường hoặc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; kê biên phát mãi nhà, xưởng gắn liền với quyền sử dụng đất và các trường hợp có yêu cầu khác.

3. Chịu trách nhiệm tổ chức đền bù, giải tỏa theo cơ chế định giá được quy định tại khoản 1 và 2 Điều này và trực tiếp thu hồi toàn bộ đất khu vực quy hoạch xây dựng dự án, không phân biệt mục đích của dự án, sau đó giao hoặc cho thuê đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án.

Điều 13. Quản lý kiến trúc và quy hoạch xây dựng

Uỷ ban nhân dân Thành phố có quyền hạn và trách nhiệm:

1. Căn cứ Quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng, tổ chức lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết; cân đối, sử dụng hợp lý vốn ngân sách theo kế hoạch hàng năm; có chính sách tạo vốn lập các dự án điều tra, khảo sát và thiết kế quy hoạch xây dựng.

2. Ban hành Quy chế quản lý kiến trúc và quy hoạch xây dựng trên địa bàn Thành phố nhằm cụ thể hóa các quy chuẩn, tiêu chuẩn nhà nước về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố.

3. Xây dựng, ban hành các quy định về kiến trúc cảnh quan phù hợp với quy định hiện hành, bảo đảm giữ gìn các di sản văn hoá, kiến trúc truyền thống và phát triển kiến trúc mới của Thành phố hiện đại, giàu bản sắc dân tộc.

4. Tổ chức công bố công khai các dự án quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giới thiệu địa điểm và cấp chứng chỉ quy hoạch cho các tổ chức, cá nhân biết để thực hiện và kiểm tra việc xây dựng theo quy hoạch.

Điều 14. Quản lý đầu tư và xây dựng

Uỷ ban nhân dân Thành phố được ủy quyền ban hành:

1. Các quy trình quản lý đầu tư và xây dựng đối với các loại dự án và công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố, bảo đảm tuân thủ mục đích, yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của quản lý đầu tư và xây dựng theo quy định của Chính phủ và phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố.

2. Các tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình và đơn giá xây dựng đặc thù phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.

Điều 15. Quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật

1. Sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của các Bộ, ngành có liên quan, căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố, ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị chuyên ngành của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc quản lý thống nhất các hoạt động đầu tư và xây dựng, khai thác, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Thành phố.

2. Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân Thành phố ban hành:

a) Các quy định về khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn các huyện và quận mới của Thành phố;

b) Các quy định về khuyến khích phát triển các loại hình vận tải hành khách công cộng.

Điều 16. Quản lý và bảo vệ môi trường Thành phố

1. Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành các quy định về:

a) Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển công viên cây xanh trên địa bàn Thành phố;

b) Hỗ trợ về vốn, đất đai, công nghệ và các biện pháp hỗ trợ khác đối với việc di dời hoặc cải tạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các nguồn gây ô nhiễm hiện có khác trong khu vực nội thành.

2. Căn cứ pháp luật về bảo vệ môi trường, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố được quy định cụ thể mức và phương thức đóng góp tài chính đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh gây tổn hại môi trường trên địa bàn thành phố.

Chương 4:

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Điều 17. Quản lý nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố

1. Chính phủ giao chỉ tiêu tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm trên địa bàn Thành phố, bao gồm khoản thu cho ngân sách Trung ương và khoản thu cho ngân sách địa phương. Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân Thành phố có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc việc tiến hành thu bảo đảm theo kế hoạch được giao.

2. Nguồn thu của ngân sách Thành phố gồm:

a) Các khoản thu Thành phố được giữ lại 100% theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

b) Các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách Trung ương và ngân sách Thành phố theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Chính phủ quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cụ thể các khoản thu được giữa Nhà nước với ngân sách thành phố ổn định trong 5 năm;

c) Các khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do Chính phủ giao;

d) Các khoản thu khác do Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành và theo quy định tại Nghị định này.

3. Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành, Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định phân bổ hợp lý các khoản thu thuộc ngân sách địa phương cho ngân sách quận, huyện, phường, xã, thị trấn.

Điều 18. Thẩm quyền huy động các nguồn vốn đầu tư

1. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố được huy động các nguồn vốn trong nước thông qua hình thức vay, phát hành trái phiếu công trình, trái phiếu đô thị theo cơ chế tự vay, tự trả bằng nguồn thu của ngân sách thành phố.

2. Uỷ ban nhân dân Thành phố được vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển và các nguồn tài chính khác để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ngoài các hình thức vay quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Tổng dư nợ các nguồn vốn vay đầu tư hàng năm tại khoản 1, 2 Điều này, không vượt quá tổng mức vốn đầu tư hàng năm của ngân sách Thành phố.

4. Hội đồng nhân dân Thành phố được quyền quyết định các khoản phụ thu, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Pháp lệnh phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và phải phù hợp với mức sống của dân cư trên địa bàn Thành phố.

5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố sau khi được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền quyết định tiếp nhận các khoản viện trợ không hoàn lại cho Thành phố, (không phụ thuộc vào mức viện trợ) trừ các lĩnh vực tôn giáo, quốc phòng, an ninh, chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng có hiệu quả các khoản viện trợ, phản ánh đầy đủ qua ngân sách và thực hiện chế độ báo cáo thu chi nguồn vốn này theo quy định của pháp luật.

6. Uỷ ban nhân dân Thành phố có trách nhiệm củng cố và phát triển "Quỹ đầu tư và phát triển đô thị Thành phố" hiện có, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập các quỹ đầu tư tài chính khác của Thành phố với sự tham gia góp vốn của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và của cá nhân, nhằm tăng cường khả năng thu hút các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển.

Điều 19. Quản lý chi ngân sách Thành phố

1. Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân Thành phố phân bổ chi tiết các khoản chi, sắp xếp nhiệm vụ chi, mức chi phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

2. Ngoài việc phân bổ các khoản chi được cân đối từ nguồn thu ngân sách, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố được phân bổ thêm khoản chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn huy động quy định tại Điều 18 của Nghị định này.

3. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban dân nhân Thành phố chịu trách nhiệm cân đối thu chi ngân sách, bảo đảm các nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố, kể cả việc trả nợ và bổ sung quỹ dự trữ tài chính; đồng thời thực hiện chế độ báo cáo và công khai hoá việc thu, chi ngân sách theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

Điều 20. Tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức

1. Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành và yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn:

a) Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố được Chính phủ ủy quyền quyết định số lượng cụ thể cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân Thành phố;

b) Uỷ ban nhân dân Thành phố quyết định việc sắp xếp, giải thể, thành lập mới các đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Thành phố (riêng đối với các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các trường cao đẳng, đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục).

2. Căn cứ vào tổng biên chế được Chính phủ giao và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, được sự đồng ý của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố xác định và phân bổ chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Thành phố theo hướng tinh giản bộ máy và xã hội hoá các lĩnh vực dịch vụ công.

3. Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành, ủy ban nhân dân Thành phố được quy định các chế độ ưu đãi trong việc tuyển dụng những cán bộ, công chức vào những ngành nghề ít người dự tuyển; được thực hiện hình thức hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế đối với một số chức danh chờ thi tuyển.

4. Trên cơ sở quy định về tiêu chuẩn về bổ nhiệm, điều động, kỷ luật cán bộ, công chức, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố bổ nhiệm, điều động, kỷ luật Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân Thành phố và báo cáo với các Bộ, ngành có liên quan biết.

Điều 21. Về chế độ khuyến khích đối với cán bộ, công chức

Ngoài các chế độ, chính sách chung của Nhà nước áp dụng đối với cán bộ, công chức, ủy ban nhân dân Thành phố được quy định các mức trợ cấp thêm trong phạm vi ngân sách Thành phố nhằm:

1. Thu hút lao động có tay nghề kỹ thuật và chuyên môn cao vào một số lĩnh vực, ngành nghề mũi nhọn, có hiệu quả kinh tế cao, có nhu cầu ưu tiên phát triển.

2. Khuyến khích cán bộ, công chức đến làm việc tại những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và kém phát triển hoặc công việc có tính chất phức tạp, ít người muốn làm.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Tổ chức thực hiện

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc vượt quá thẩm quyền, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phải kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thành phố tổ chức thực hiện Nghị định này.

3. Giao Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm theo dõi tình hình và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thi hành Nghị định này.

4. Các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với thành phố để triển khai thực hiện Nghị định này.

Điều 23. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Các quy định về phân cấp quản lý một số lĩnh vực thuộc Nghị định này chỉ áp dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 93/2001/ND-CP

Hanoi, December 12, 2001

 

DECREE

ON DECENTRALIZATION OF THE MANAGEMENT OF A NUMBER OF DOMAINS TO HO CHI MINH CITY

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on Organization of the People’s Councils and People’s Committees of June 21, 1994;
Pursuant to the Government’s Resolution No. 08/2001/NQ-CP of August 2, 2001 on the contents of its July 2001 regular meeting;
At the proposal of the president of the People’s Committee of Ho Chi Minh City in Report No. 3113/UB-TT of September 7, 2001,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Management of plannings, plans, investment and socio-economic development;

- Management of houses, land and urban technical infrastructure;

- Management of the State budget;

- Organization of apparatus and management of officials and public employees.

Article 2.- Decentralization objectives

The enhancement of management decentralization to Ho Chi Minh City (hereafter called City for short) is aimed to raise the sense of responsibility and create conditions for the promotion of activeness and creativeness of the municipal People’s Council and People’s Committee in promptly settling matters under their respective jurisdictions, fruitfully tapping the City’s potentials and strengths in socio-economic development, in commensuration to its position and role in the country and the region.

Article 3.- Decentralization principles

The management decentralization to the City shall be effected on the following principles:

1. It ensures the concentrated, unified and smooth leadership, direction as well as administration of the Government; at the same time, bringing into play the City’s autonomy, dynamism and creativeness in attaining the socio-economic development targets in the locality.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The management decentralization couples with implementation of the administrative reform program at all administrative levels in order to raise the effectiveness and efficiency of the State management apparatus in the locality; create favorable conditions for enterprises’ operations and the people’s life.

4. It conforms to the current legislation on competence of the Government and the Prime Minister.

5. The management decentralization goes in hand with the enhancement of responsibilities of the municipal People’s Council and People’s Committee and the expansion of democracy as well as publicity for subordinate bodies to participate in discussion and supervision of implementation.

Chapter II

MANAGEMENT OF PLANNINGS, PLANS, INVESTMENT AND SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT

Article 4.- Management of plannings and plans:

1. In the course of organizing the implementation of the overall planning on socio-economic development in the locality, the municipal People’s Council and People’s Committee have the responsibilities:

a/ To elaborate and approve the detailed planning and make partial adjustments thereof in order to ensure its completeness, harmony and conformity with each development stage without changing the ideas and orientations of the overall planning already approved by the Prime Minister.

b/ To act as the main bodies in coordination with the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and centrally-run units located in the City to work out branch plannings and deploy the implementation thereof in the locality.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government have the responsibilities:

a/ To work out strategies and develop branch plannings as well as planning of the southern key economic zone, which shall serve as basis for the municipal People’s Council and People’s Committee to elaborate socio-economic development plannings and plans as well as branch plannings for the City;

b/ To guide and coordinate with the municipal People’s Committee in elaborating socio-economic development plannings and plans and deploying the implementation thereof in the City;

c/ To settle according to their respective jurisdictions or propose the Prime Minister to settle in time problems arising in the course of deploying the implementation of the City’s plannings and plans.

Within 30 days after receiving a proposal from the municipal People’s Committee, the concerned ministries, ministerial-level agencies and/or agencies attached to the Government shall have to reply in writing. Past the above-said time limit, if they have no reply, such shall be considered their consent to the proposal of the municipal Peoples Committee and the concerned agencies shall bear responsibility for the contents falling under their respective jurisdictions. The municipal People’s Committee shall have the right to decide and report to the Prime Minister thereon.

3. Provinces in the southern key economic zone:

The People’s Committees of the provinces and cities in the southern key economic zone shall have to coordinate with Ho Chi Minh City People’s Committee in implementing the overall planning and specialized plannings in the zone, ensuring the comprehensiveness and unanimity on the socio-economic development matters in the entire zone.

Article 5.- Management of investment

1. For a number of investment projects using domestic capital (except for the national security and defense projects of national confidentiality, projects on the establishment and construction of new industrial parks, production of toxic or hazardous substances and explosives, regardless of their sizes), which are managed by the municipal People’s Committee but decided by the Prime Minister, the Prime Minister now only ratifies their feasibility study reports and authorizes the president of the municipal People’s Committee to decide on the investment and deploy the subsequent steps of the process of executing those projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. For projects mentioned in Clause 2 of this Article with investment to be decided by the president of the municipal People’s Committee as assigned by the Prime Minister, the president of the municipal People’s Committee may authorize the presidents of the district People’s Committees and directors of the municipal departments and services to deploy the investment therein. The president of the municipal People’s Committee shall be answerable to the Prime Minister for such authorization.

4. The president of the municipal People’s Committee shall be responsible for deciding and directing the implementation of investment projects under his/her competence in compliance with the City’s socio-economic development plannings and plans as well as the economic, technical and environmental criteria specified in the branch management regulations for each project.

The concerned ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall have to guide, urge and inspect the implementation of investment projects in the City strictly according to law provisions.

Article 6.- Competence in bidding work

The president of the municipal People’s Committee shall be competent to approve bidding plans, bid-consideration criteria, bidding results and appoint contractors for bidding packages of projects falling under the City’s management, strictly abiding by the specific conditions of the Bidding Regulation issued together with the Government’s Decree No.88/1999/ND-CP of September 1, 1999 and Decree No.14/2000/ND-CP of May 5, 2000 amending and supplementing a number of articles of the Bidding Regulation issued together with the Government’s Decree No.88/1999/ND-CP.

Article 7.- Restructuring and reorganization of State enterprises

The president of the municipal People’s Committee shall be competent to decide the equitization, assignment, sale, business contracting, lease and restructuring of State enterprises managed by the municipal People’s Committee. The implementation of the contents of this Article must accord with the relevant law provisions and documents guiding the implementation thereof.

Article 8.- Promulgation of regulations to encourage the socialization of public-utility services and social infrastructure

1. On the basis of the current law provisions, the municipal People’s Council and People’s Committee shall promulgate preferential treatment regimes and specific management mechanism, aiming to encourage all economic sectors to participate in urban public-utility services in the locality in form of contracting, bidding, price-subsidizing public-utility services provided by investors or signing contracts on the procurement of urban public-utility services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Basing itself on the City’s plannings in the fields of education and training, health care, culture, physical training and sports, the municipal People’s Committee shall have the following powers:

a/ To decide on the setting up of semi-public and private general education establishments; the setting up or conversion of the City’s vocational secondary schools, job-training establishments, medical establishments, cultural establishments, physical training and sport establishments, into semi-public establishments.

b/ To decide on the setting up of hospitals of different types in the locality according to the Health Ministry’s regulations on the branch’s conditions and standards.

Article 9.- Management of population and social matters

Basing itself on the resolutions of the municipal People’s Council, the Municipal People’s Committee shall issue:

1. Regulations on migration management and measures to control and restrict spontaneous and illegal immigration; resettlement of population according to planning, ensuring their legitimate rights and interests;

2. Regulations on preferential treatment, creation of favorable conditions for skillful laborers and experts to reside and work in the locality;

3. Regulations on labor management and measures to generate jobs and reduce unemployment rate.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.- Management of houses and land for domestic organizations, households and individuals

Basing itself on the current Land Law and documents guiding the implementation thereof, the municipal People’s Committee shall issue regulations on:

1. Order and administrative procedures for changing land-use purposes, from land of other categories to residential land, in the areas where the detailed planning has already been approved;

2. Order and administrative procedures for the granting of land-use right certificates according to the current land use situation, to organizations, households and individuals;

3. Order and administrative procedures for the transfer of the right to use agricultural, aquacultural and salt-making land in rural and urban districts;

4. Order and administrative procedures for the assignment or lease of land to project investors;

5. Procedures for the lease, sublease and inheritance of land use right as well as the mortgage of and capital contribution with, the land use right value in the City.

Article 11.- Management of houses and land for foreign organizations and individuals as well as overseas Vietnamese

The municipal People’s Committee is authorized to stipulate procedures for the purchase of dwelling houses in association with land use right by overseas Vietnamese being subjects defined in Article 80 of the 2001 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Land Law and guide the implementation of the Land Law and investment in the City.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The municipal People’s Committee shall:

1. Basing itself on the Government’s stipulations on price bracket and principles as well as methods for determining prices of land of different categories as authorized, set prices of land of different categories in the locality according to objectives of the urban development planning and practical conditions of the local real estate market.

2. Establish consultancy companies to determine land prices and land-related architectural projects, thus meeting the requirements of determining the value of compensation or support in cases where the land is recovered by the State; inventory and auction houses and/or manufactories together with the land use right, and other cases.

3. Take responsibility for organizing compensation payment and ground clearance according to the price-setting mechanism prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article and directly recover the whole land areas already planned for construction of projects, irrespective of the projects  objectives, then assign or lease that land to investors for implementation of the projects.

Article 13.- Management of architecture and construction planning

The municipal People’s Committee shall have the following powers and responsibilities:

1. On the basis of Ho Chi Minh City’s overall planning already ratified by the Prime Minister and written consent of the Construction Ministry, to organize the elaboration, consideration and approval of detailed plannings; balance and rationally use budget capital according to the annual plan; and adopt policies to create capital for the formulation of projects on investigation, survey and designing of construction planning.

2. To issue the Regulation on management of architecture and construction planning in the City so as to concretize the State’s regulations and standards on planning, architecture and construction, making them suitable to the practical conditions of the City.

3. To work out and promulgate regulations on landscape architecture in accordance with current regulations, ensuring the preservation of cultural heritage and traditional architectural styles while developing new architectural styles of a modern City rich with national identities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14.- Management of investment and construction

The municipal People’s Committee is authorized to promulgate:

1. Regulations on investment and construction management for projects and construction works in the City, ensuring their compliance with objectives, requirements and basic principles of investment and construction management prescribed by the Government and suitability with the practical conditions of the City.

2. Standards, regulations, processes and specific construction unit prices, which are suited to the City’s practical conditions, after reaching written agreement with the Construction Ministry.

Article 15.- Management of technical infrastructure

1. After getting written consents from the concerned ministries and branches, based on the resolutions of the municipal People’s Council, the municipal People’s Committee shall issue a Regulation on coordination with specialized agencies and units of the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government in exercising the unified management over investment and construction as well as exploitation and use of technical infrastructure projects in the City.

2. Basing itself on the resolutions of the municipal People’s Council, the municipal People’s Committee shall issue:

a/ Regulations on promotion of technical infrastructure development in the new rural and urban districts of the City.

b/ Regulations on promotion of the development of mass transit in various forms.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Basing itself on the resolutions of the municipal People’s Council, the municipal People’s Committee shall issue regulations on:

a/ Encouraging investment in the field of environmental protection and green park development in the City;

b/ Capital, land and technological supports as well as other supportive measures for the relocation or renovation of production and business establishments and other current sources of pollution in the inner City.

2. Basing him-/herself on the legislation on environmental protection, the Ordinance on Handling of Administrative Violations and relevant guiding documents, the president of the municipal People’s Committee shall specify levels and modes of financial contribution by organizations and individuals engaged in production and/or business that cause harms to the City’s environment.

Chapter IV

MANAGEMENT OF STATE BUDGET

Article 17.- Management of State budget revenues in the City

1. The Government shall annually assign norms of the State budget revenues in the City, including the central budget revenues and local budget revenues. Under the Finance Ministry’s guidance, the municipal People’s Committee shall have to direct and urge the collection of such revenues according to the assigned plan.

2. The municipal budget revenues include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The revenues divided in percentages (%) between the central budget and municipal budget under the provisions of the State Budget Law. The Government shall decide on the specific percentages of revenues divided between the State budget and the municipal budget in a stable manner for 5 years;

c/ The targeted additional allocations from the central budget for performance of contingent tasks assigned by the Government;

d/ Other revenues to be decided by the municipal People’s Council according to its competence prescribed by the current law and this Decree.

3. Basing itself on the State Budget Law and legal documents guiding the implementation thereof, the municipal People’s Council shall decide on the rational apportionment of the local budget revenues to the budgets of urban districts, rural districts, wards, communes and district townships.

Article 18.- Competence to mobilize investment capital sources

1. The municipal People’s Council and People’s Committee may mobilize domestic capital sources in forms of borrowing, issuance of project bonds and city bonds according to mechanism of self-borrowing and self-repayment with the municipal budget’s revenues.

2. The municipal People’s Committee may, in addition to the forms of borrowing prescribed in Clause 1 of this Article, borrow capital from the Development Assistance Fund and other financial sources for investment in socio-economic infrastructure construction.

3. The annual debit of investment capital sources mentioned in Clauses 1 and 2 of this Article must not exceed the annual total investment capital of the municipal budget.

4. The municipal People’s Council is competent to decide on surcharges, charges, fees and other collections under the provisions of the State Budget Law; the Ordinance on Charges and Fees and legal documents guiding the implementation thereof in order to meet the City’s socio-economic development requirements, suitable with the City population’s living standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. The municipal People’s Committee shall have to consolidate and develop the existing "Urban Investment and Development Fund of the City"; make suggestions to and propose the Prime Minister to decide on the setting up of other financial investment funds of the City with capital contribution by the State, enterprises of different economic sectors and individuals, in order to further attract capital sources for investment and development.

Article 19.- Management of municipal budget’s expenditures

1. Basing itself on the annually-assigned State budget estimates and the Finance Ministry’s guidance, the municipal People’s Council shall apportion concrete expenditures and assign spending tasks and levels according to the City’s socio-economic development requirements.

2. Besides apportioning expenditures balanced by the State budget, the municipal People’s Council and People’s Committee may make additional allocations for development investment from mobilized capital sources prescribed in Article 18 of this Decree.

3. The municipal People’s Council and People’s Committee shall have to balance budget revenues and expenditures, ensuring the performance of the municipal budget’s spending tasks, including debt repayment and supplement to the financial reserve fund; and at the same time, implement the regime of reporting on and publicizing the public budget revenues and expenditures as prescribed by law.

Chapter V

ORGANIZATION OF APPARATUS AND MANAGEMENT OF OFFICIALS AND PUBLIC EMPLOYEES

Article 20.- Organization of apparatus and management of officials and public employees

1. Basing themselves on the current law provisions and State management requirements in the locality:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The municipal People’s Committee shall decide on the restructuring, dissolution and establishment of public-service units managed by the City (particularly for vocational secondary schools and/or job-training schools of the ministries, ministerial-level agencies or agencies attached to the Government as well as colleges and universities, the provisions of the Education Law shall apply).

2. On the basis of the total payroll assigned by the Government and the socio-economic requirements in each period, after getting consent of the municipal People’s Council, the municipal People’s Committee shall determine and allocate payroll quotas to the City’s administrative and public-service units along the direction of streamlining the apparatus and socializing the public-service domains.

3. Pursuant to the Ordinance on Officials and Public Employees and legal documents guiding the implementation thereof, the municipal People’s Committee may prescribe the preferential treatment regime in the recruitment of officials and public employees for branches and trades where few people want to take recruitment examinations; and apply the contractual regime within the payroll limit to a number of positions pending recruitment examinations.

4. On the basis of the provisions on criteria for appointment, transfer and discipline of officials and public employees, the presidents of the municipal People’s Committee shall appoint, transfer and/or discipline the heads of specialized bodies under the municipal People’s Committee and report such to the concerned ministries and branches.

Article 21.- On incentives for officials and public employees

In addition to the State’s common regime and policies applicable to officials and public employees, the municipal People’s Committee may prescribe different levels of additional support within the municipal budget, aiming to:

1. Attract laborers with high technical and professional skills into a number of spearhead domains, branches and trades with high economic efficiency, which demand development priority.

2. Encourage officials and public employees to work in areas meeting with socio-economic difficulties and underdeveloped areas or to take complicated jobs which few people want to perform.

Chapter VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 22.- Organization of implementation

1. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the chairman of the People’s Council and president of the People’s Committee of Ho Chi Minh City shall have to implement this Decree.

In the course of organizing the implementation, if any problem arises beyond his/her competence, the president of the People’s Committee of Ho Chi Minh City shall have to promptly report it to the Prime Minister for consideration and settlement.

2. The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to guide the City in organizing the implementation of this Decree.

3. To assign the Government Office the responsibility to monitor the implementation of this Decree and periodically report the implementation results to the Prime Minister.

4. The provinces in the southern key economic zone shall have to closely coordinate with the City in implementing this Decree.

Article 23.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its signing.

This Decree’s provisions on the decentralization of management of a number of domains shall apply only to Ho Chi Minh City.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 93/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 quy định phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.863

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.255.127
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!