|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị định 62/2002/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi Nghị định 67/1999/NĐ-Cp
Số hiệu:
|
62/2002/NĐ-CP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị định
|
Nơi ban hành:
|
Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phan Văn Khải
|
Ngày ban hành:
|
14/06/2002
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 62/2002/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2002
|
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 62/2002/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2002 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/1999/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 8 NĂM 1999 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998;
Theo đề nghị của Tổng Thanh tra Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nay sửa đổi, bổ sung các điều: Điều 5, Điều 12, Điều 13, Điều 15, Điều 17 và Điều 43 của Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 1999 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo như sau:
1. Điều 5 được sửa đổi như sau:
"Điều 5. Cơ quan Nhà nước khi nhận được đơn khiếu nại thì xử lý như sau:
1. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và có đủ các điều kiện quy định tại Điều 1 của Nghị định này thì cơ quan nhận được phải thụ lý để giải quyết; trong trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại;
2. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình nhưng không đủ các điều kiện thụ lý để giải quyết theo quy định tại Điều 1 của Nghị định này thì có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại biết rõ lý do;
3. Đối với đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì cơ quan nhận được có trách nhiệm xử lý nội dung khiếu nại theo quy định tại điểm 1, điểm 2 và điểm 5 của Điều này, còn nội dung tố cáo thì xử lý theo quy định tại Điều 43 của Nghị định này;
4. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì cơ quan cấp trên trực tiếp xử lý như quy định tại khoản 2 Điều 17 của Nghị định này;
5. Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, đơn khiếu nại về vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng thì cơ quan nhận được đơn không có trách nhiệm thụ lý mà thông báo và chỉ dẫn cho người khiếu nại bằng văn bản. Việc thông báo chỉ thực hiện một lần đối với một vụ việc khiếu nại; trong trường hợp người khiếu nại gửi kèm giấy tờ, tài liệu là bản gốc liên quan đến vụ việc khiếu nại thì cơ quan nhận được đơn trả lại các giấy tờ, tài liệu đó cho người khiếu nại".
2. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 12.
1. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo.
a) Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh Thanh tra cấp tỉnh xem xét, kết luận và kiến nghị việc giải quyết;
b) Đối với khiếu nại mà Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại, khiếu nại mà Giám đốc Sở đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của mình thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Chánh Thanh tra cấp tỉnh tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết;
c) Căn cứ vào báo cáo xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giải quyết hoặc uỷ quyền cho Chánh Thanh tra cấp tỉnh ra quyết định giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Nghị định này và theo thời hạn quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo. Quyết định giải quyết đối với khiếu nại nêu tại điểm a khoản 1 Điều này là quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; quyết định giải quyết đối với khiếu nại nêu tại điểm b khoản 1 Điều này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
Đối với những vụ việc phức tạp thì trước khi ký quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải tham khảo ý kiến của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về những nội dung có liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Bộ, ngành đó.
Khi tham khảo ý kiến phải nêu rõ nội dung vụ việc và những nội dung cần tham khảo ý kiến. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nhận được đề nghị tham khảo ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh Thanh tra cấp tỉnh được uỷ quyền ra quyết định giải quyết có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan; nếu là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng thì gửi Tổng Thanh tra Nhà nước; nếu là quyết định giải quyết lần đầu thì gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tiếp theo đối với vụ việc khiếu nại đó; đối với những vụ việc phức tạp thì mời người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan, đại diện cơ quan có liên quan đến để công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thi hành, tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình; kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị cấp dưới trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trước khi ký quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với những vụ việc phức tạp, có nhiều người khiếu nại về một nội dung, phải trực tiếp đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại trước đó, người có quyền và lợi ích liên quan.
Khi tổ chức đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải công bố báo cáo kết quả thẩm tra xác minh vụ việc, những chứng cứ, căn cứ pháp luật liên quan đến giải quyết vụ việc và thông báo dự kiến xử lý vụ việc đó. Những người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra bằng chứng liên quan đến vụ việc và những yêu cầu của mình. Việc đối thoại phải được lập thành biên bản".
3. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 13.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo.
a) Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ giao cho Thủ trưởng Cục, Vụ, đơn vị chức năng hoặc Chánh Thanh tra cùng cấp xem xét, kết luận và kiến nghị việc giải quyết;
b) Đối với khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại mà thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì giao cho Chánh Thanh tra cùng cấp tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết;
c) Căn cứ vào báo cáo xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ra quyết định giải quyết trong thời hạn quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo. Quyết định giải quyết khiếu nại nêu tại điểm a khoản 1 Điều này là quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; quyết định giải quyết khiếu nại nêu tại điểm b khoản 1 Điều này của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
Đối với những vụ việc phức tạp thì trước khi ký quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phải tham khảo ý kiến của Bộ, ngành về những nội dung có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành đó và của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc khiếu nại.
Khi tham khảo ý kiến phải nêu rõ nội dung vụ việc và những nội dung cần tham khảo ý kiến. Cơ quan nhận được đề nghị tham khảo ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích có liên quan và Tổng Thanh tra Nhà nước; đối với những vụ việc phức tạp thì mời người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan, đại diện cơ quan có liên quan đến để công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm thi hành, tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình; kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của mình trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trước khi ký quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với những vụ việc phức tạp, có nhiều người khiếu nại về một nội dung, phải trực tiếp đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại trước đó, người có quyền và lợi ích liên quan.
Khi tổ chức đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải công bố báo cáo kết quả thẩm tra xác minh vụ việc, những chứng cứ, căn cứ pháp luật liên quan đến giải quyết vụ việc và thông báo dự kiến xử lý vụ việc đó. Những người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra bằng chứng liên quan đến vụ việc và những yêu cầu của mình. Việc đối thoại phải được lập thành biên bản".
4. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 15.
1. Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng phải được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh.
Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng chỉ được xem xét lại khi phát hiện có tình tiết mới hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Người đã ra quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng khi phát hiện có tình tiết mới hoặc quyết định giải quyết khiếu nại đó có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, hoặc có yêu cầu của những người quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì phải tự xem xét lại để ban hành quyết định mới thay thế quyết định giải quyết khiếu nại có vi phạm pháp luật.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ khi phát hiện quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình có tình tiết mới hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì yêu cầu người đã ban hành quyết định đó xem xét lại; trong thời hạn 30 ngày, nếu yêu cầu đó không được thực hiện thì tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Tổng Thanh tra Nhà nước khi phát hiện quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có tình tiết mới hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì yêu cầu người đã ban hành quyết định đó xem xét lại; trong thời hạn 30 ngày, nếu yêu cầu đó không được thực hiện thì tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Thời hiệu yêu cầu xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều này là 12 tháng, kể từ ngày quyết định đó có hiệu lực thi hành".
5. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 17.
1. Thủ trưởng cơ quan Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị cấp dưới giải quyết kịp thời các khiếu nại thuộc thẩm quyền.
2. Thủ trưởng cơ quan Nhà nước khi nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền của cấp dưới trực tiếp nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì yêu cầu cấp dưới phải giải quyết, đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết của cấp dưới và áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với người thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại đó. Trong trường hợp cần áp dụng biện pháp vượt quá thẩm quyền của mình thì kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý".
6. Điều 43 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 43.
1. Cơ quan Nhà nước nhận được đơn tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:
a) Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải thụ lý để giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị định này.
b) Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì chậm nhất là trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được phải chuyển đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo và các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có) cho người có thẩm quyền giải quyết.
c) Không xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới.
d) Nếu tố cáo hành vi phạm tội thì chuyển cho cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát xử lý theo quy định tại Điều 71 của Luật Khiếu nại, tố cáo.
2. Trong trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì cơ quan nhận được phải báo ngay cho cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn.
3. Trong trường hợp Thủ trưởng cơ quan Nhà nước các cấp, các ngành nhận được thông tin người tố cáo bị đe doạ, trù dập, trả thù thì phải có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan chức năng liên quan làm rõ, có biện pháp bảo vệ người tố cáo, ngăn chặn và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật người có hành vi đe doạ, trù dập, trả thù người tố cáo".
Điều 2. Tổng Thanh tra Nhà nước, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.
Điều 3. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái Nghị định này đều bãi bỏ.
Nghị định 62/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/1999/NĐ-Cp Hướng dẫn Luật Khiếu nại, tố cáo
THE GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
|
No:
62/2002/ND-CP
|
Hanoi, June 14, 2002
|
DECREE AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF
ARTICLES OF THE GOVERNMENT�S
DECREE No. 67/1999/ND-CP OF AUGUST 7, 1999 WHICH DETAILED AND GUIDED THE
IMPLEMENTATION OF THE LAW ON COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS THE GOVERNMENT Pursuant to the December 25,
2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 2, 1998 Law on Complaints and Denunciations;
At the proposal of the State Inspector General, DECREES: Article 1.- To hereby amend and
supplement Articles 5, 12, 13, 15, 17 and 43 of the August 7, 1999 Decree
No.67/1999/ND-CP detailing and guiding the implementation of the Law on
Complaints and Denunciations as follows: 1. Article 5 is amended as
follows: "Article
5.- Upon receiving letters of complaint, the State bodies shall handle them
as follows: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 2. For letters of complaint
which fall under their settling jurisdiction but fail to satisfy the conditions
for being accepted, processed and settled according to the provisions in
Article 1 of this Decree, the receiving agencies shall have to reply the
complainants in writing, clearly stating the reasons therefor; 3. For letters of complaint,
which contain both complaints and denunciations, the receiving agencies shall
have to handle the complaints according to the provisions at Points 1, 2 and 5
of this Article and the denunciations according to the provisions in Article 43
of this Decree; 4. For letters of complaint
which fall under the settling jurisdiction of their subordinate agencies but
have been left unsettled past the prescribed time limits, the immediate
superior bodies shall directly handle them as provided for at Point 2, Article
17 of this Decree; 5. For letters of complaint
which do not fall under their settling jurisdiction and letters of complaint
about matters which have been settled by the final decisions, the
complaint-receiving bodies shall not have to accept and process them but issue
written notices and guidance thereon to the complainants. The notification
shall be made only once for each complained matter; where a complainant sends together
with the letter of complaint the original documents or papers relating to the
complained matter, the complaint-receiving body shall return them to the
complainant." 2. Article 12 is amended and
supplemented as follows: "Article
12.- 1. The presidents of the
provincial-level People’s Committees shall
have to settle complaints falling under their jurisdiction according to the
order and procedures prescribed in the Law on Complaints and Denunciations. a/ With regard to complaints
about their own administrative decisions and/or acts, the presidents of the
provincial-level People’s Committees shall
assign the heads of the specialized agencies under the provincial-level People’s Committees or the provincial-level chief
inspectors to consider them, make conclusions thereon and propose solutions
thereto; b/ With regard to complaints
which have already been settled by the presidents of the district-level People’s
Committees or the directors of the provincial-level Services but are further
lodged and have contents falling within the scope of their management, the
provincial-level People’s Committee
presidents shall assign the provincial-level chief inspectors to make
verifications and conclusions thereon and propose solutions thereto; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. For complicated matters, before
signing the final complaint-settling decisions, the provincial-level People’s Committee presidents shall have to consult
ministries, ministerial-level agencies or agencies attached to the Government
on the contents related to the latter’s
State management functions. In consultation, the matters
contents and the to be-consulted contents must be pointed out. The ministries,
ministerial-level agencies and agencies attached to the Government that receive
the written consulting requests shall have to reply within 15 days thereafter. 2. The provincial-level People’s Committee presidents or chief inspectors
authorized to issue settling decisions shall have to send such decisions to the
complainants, the complained persons and the persons with involved rights and
interests; if they are the final complaint-settling decisions, they shall also
be sent to the State Inspector General; if they are the first
complaint-settling decisions, they shall be sent to the ministers, the heads of
the ministerial-level agencies and the heads of the agencies attached to the
Government, who are competent to continue settling such complaints; for
complicated matters, the complainants, the complained persons, the persons with
involved rights and interests and the representatives of the concerned agencies
shall be invited to witness the publicization of the complaint-settling
decisions. 3. The provincial-level People’s Committee presidents shall have to enforce and
organize the enforcement of legally effective complaint-settling decisions
within the ambit of their responsibilities; and inspect and urge the
enforcement thereof by their subordinate agencies and units. 4. The provincial-level People’s
Committee presidents shall, before signing the final complaint-settling
decisions on complicated cases where many persons complain about one matter,
have to talk directly with the complainants, the complained persons, the
persons having previously settled the complaints and the persons with involved
rights and interests. When organizing such dialogues,
the complaint-settling persons shall have to make public the
matter-verification reports, evidences and legal bases relating to the
settlement of the matters and announce the planned handling thereof. The
dialogue participants shall have the right to give their opinions and evidences
related to the matters as well as their requests. The dialogues must be recorded
in writing." 3. Article 13 is amended and
supplemented as follows: "Article
13.- 1. The ministers, the heads of
the ministerial-level agencies and the heads of the agencies attached to the
Government shall have to settle complaints falling under their jurisdiction
according to the order and procedures prescribed in the Law on Complaints and
Denunciations. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. b/ With regard to complaints
which have already been settled by the heads of the bodies under the
ministries, the ministerial-level agencies or the agencies attached to the
Government, the presidents of the provincial-level People’s Committees or the directors of the
provincial/municipal Services, but which are still further lodged and fall
under their settling jurisdiction, the chief inspectors of the same level shall
be assigned to make verifications and conclusions thereon and propose solutions
thereto; c/ Basing themselves on the
verification reports, conclusions and proposed solutions to the settlement of
complaints, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies and the
heads of the agencies attached to the Government shall issue the settling
decisions within the time limits prescribed in the Law on Complaints and
Denunciations. The decisions on the settlement of complaints mentioned at Point
a, Clause 1 of this Article shall be the first complaint-settling decisions;
the decisions on the settlement of complaints mentioned at Point b, Clause 1 of
this Article, of the ministers or the heads of the ministerial-level agencies,
shall be the final ones. For complicated matters, before
signing the final complaint-settling decisions, the ministers or the heads of
the ministerial-level agencies shall have to consult other ministries and/or
branches on the contents related to the latter’s
State management domains, as well as the provincial-level People’s Committees of the localities where the complained
matters arise. In consultation, the matters
contents and the to be-consulted contents must be pointed out. The consulted
agencies shall have to reply within 15 days after receiving the written
consulting requests. 2. The ministers, the heads of
the ministerial-level agencies and the heads of the agencies attached to the
Government shall have to send the complaint-settling decisions to the
complainants, the complained persons, the persons with involved rights and
interests and the State Inspector General; for complicated matters, the
complainants, the complained persons, the persons with involved rights and
interests and the representatives of concerned agencies shall be invited to
witness the publicization of the complaint-settling decisions. 3. The ministers, the heads of
the ministerial-level agencies and the heads of the agencies attached to the
Government shall have to enforce and organize the enforcement of the legally
effective complaint-settling decisions within the ambit of their responsibilities;
and inspect and urge the agencies and units under their management in the
enforcement thereof. 4. The ministers and the heads
of the ministerial-level agencies shall, before signing the final
complaint-settling decisions on complicated cases where many persons complain
about one matter, have to talk directly with the complainants, the complained
persons, the persons having previously settled the complaints and the persons
with involved rights and interests. When organizing such dialogues,
the complaint-settling persons shall have to make public the
matter-verification reports, evidences and legal bases relating to the
settlement of the matters and notify the planned handling thereof. The dialogue
participants shall have the right to give their opinions and evidences related
to the matters as well as their requests. The dialogues must be recorded in
writing." 4. Article 15 is amended and
supplemented as follows: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 1. The final decisions on the
settlement of complaints must be strictly implemented by responsible
organizations and individuals. The final decisions on the
settlement of complaints shall be reviewed only upon the detection of new
circumstances or signs of law violations, which cause damage to the State�s interests or legitimate rights and interests of
citizens, agencies and/or organizations. The persons who have issued the
final complaint-settling decisions, when detecting new circumstances or finding
out that such decisions breach law, thus causing damage to the State�s interests or legitimate rights and interests of
citizens, agencies and/or organizations or if requested by the persons defined
in Clauses 2 and 3 of this Article, shall have to review such decisions in
order to issue the new ones in replacement of the law-breaking decisions on the
settlement of complaints. 2. The ministers, the heads of
the ministerial-level agencies and/or the heads of the agencies attached to the
Government, when detecting that the final complaint-settling decisions of provincial-level
People’s Committee presidents
having contents related to the State management functions of their respective
ministries or branches reveal new circumstances or signs of law violation, thus
causing damage to the State’s
interests or legitimate rights and interests of citizens, agencies and/or
organizations, shall request the decision makers to review them; within 30
days, if their request fails to be met, they shall make verification and
conclusions and propose the Prime Minister to consider and decide thereon. 3. The State General Inspector,
upon detecting that the final complaint-settling decisions of ministers or
heads of the ministerial-level agencies reveal new circumstances or signs of
law violations, thus causing damage to the State’s
interests or legitimate rights and interests of citizens, agencies and/or
organizations, shall request the decision makers to review them; within 30
days, if his request is not met, he shall make verification, conclusions and
propose the Prime Minister to consider and decide thereon. 4. The statute of limitations
for the review of final decisions on the settlement of complaints prescribed in
Clauses 2 and 3 of this Article shall be 12 months as from the dates such
decisions take effect." 5. Article 17 is amended and
supplemented as follows: "Article
17.- 1. The heads of the State bodies
shall have to direct, inspect and urge their subordinate agencies and units in
promptly settling complaints falling under their respective competence. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 6. Article 43 is amended and
supplemented as follows: "Article
43.- 1. Upon receiving written
denunciations, a State body shall have to classify and handle them as follows: a/ If the denunciations fall
under its settling jurisdiction, it shall have to accept, process and settle
them in strict compliance with the order and procedures prescribed in the Law
on Complaints and Denunciations and this Decree. b/ If the denunciations do not
fall under its settling jurisdiction, within 10 days after receiving them, it
shall have to transfer the written denunciations or recorded oral denunciations
as well as relevant documents and evidences to the competent persons for settlement. c/ Denunciations with unknown or
falsified the names, with unknown addresses or with copied signatures instead
of the original ones or denunciations which have already been considered and
concluded by competent authorities but further lodged without new documents or
evidences shall not be considered and settled. d/ The denunciations about
criminal acts shall be forwarded to the investigation agency and procuracy for
handling according to the provisions of Article 27 of the Law on Complaints and
Denunciations. 2. Where a denounced act causes
or threatens to cause serious harms to the State’s
and collectives interests or the citizens life and properties, the
denunciation-receiving body shall have to immediately report it to the
functional agency for preventive measures. 3. In cases where the heads of
the State bodies of different levels or branches receive information that the
denouncers have been intimidated, maltreated for retaliation or revenged, they
shall have to direct or coordinate with the relevant functional agencies in
verifying the information and taking measures to protect the denouncers and
prevent such acts, and propose the competent authorities to handle according to
law provisions the persons who have committed acts of intimidating, maltreating
or revenging the denouncers." ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article 3.- This Decree takes
effect 15 days after its signing. The previous regulations, which are contrary
to this Decree, are hereby annulled. ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Nghị định 62/2002/NĐ-CP ngày 14/06/2002 sửa đổi Nghị định 67/1999/NĐ-Cp Hướng dẫn Luật Khiếu nại, tố cáo
9.602
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|