|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị định 53/2004/NĐ-CP kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc ủy ban nhân dân các cấp
Số hiệu:
|
53/2004/NĐ-CP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị định
|
Nơi ban hành:
|
Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phan Văn Khải
|
Ngày ban hành:
|
18/02/2004
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
CHÍNH
PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
53/2004/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 2 năm 2004
|
NGHỊ ĐINH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 53/2004/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 02 NĂM 200VỀ KIỆN
TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY LÀM CÔNG TÁC DÂN TỘC THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Để thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá IX về công tác dân tộc;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.
Nguyên tắc kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân
tộc
1. Tăng cường trách nhiệm quản
lý nhà nước về công tác dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
2. Phù hợp với nhiệm vụ, khối lượng
công việc và yêu cầu thực tiễn ở địa phương về công tác dân tộc.
3. Tinh gọn, hiệu quả; tổ chức sở,
ban, phòng quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực phù hợp với chủ trương cải
cách hành chính.
Điều 2.
Tiêu chí và mô hình tổ chức làm công tác dân tộc ở tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh)
1. Thành lập Ban Dân tộc là cơ
quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về lĩnh vực công tác dân tộc, có con dấu, tài khoản riêng khi có ít nhất một
trong ba tiêu chí sau:
a) Có trên 20.000 (hai mươi
nghìn) người dân tộc thiểu số sống tập trung thành cộng đồng làng, bản;
b) Có dưới 5.000 (năm nghìn) người
dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển;
c) Có đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cư;
biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số nước ta và nước láng giềng thường
xuyên qua lại.
2. Đối với
những tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhưng chưa đáp ứng các điều
kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì tổ chức làm công tác dân tộc theo một
trong hai mô hình sau:
a) Ban Dân
tộc trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp Ủy ban nhân
dân tỉnh về công tác chuyên môn, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh bảo đảm cơ sở vật
chất, kinh phí, phương tiện và điều kiện làm việc;
b) Sở có chức
năng quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có công tác dân tộc và
công tác chuyên môn khác có liên quan nhiều đến công tác dân tộc, trực thuộc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Tiêu chí
và mô hình tổ chức làm công tác dân tộc ở quận, huyện, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện):
Căn cứ đặc điểm, khối lượng công
việc quản lý nhà nước về dân tộc trên địa bàn huyện, tổ chức làm công tác dân tộc
cấp huyện thực hiện như sau:
a) Thành
lập Phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện khi có một trong hai tiêu chí
sau:
- Có ít nhất 5.000 (năm nghìn)
người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển;
- Có đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cư;
biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số nước ta và nước láng giềng thường
xuyên qua lại.
b) Đối với những huyện có đồng
bào dân tộc thiểu số sinh sống nhưng chưa đủ các tiêu chí nêu trên thì tổ chức
làm công tác dân tộc thực hiện theo mô hình sau:
- Thành lập phòng quản lý nhà nước
đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có công tác dân tộc và công tác chuyên môn khác
có liên quan nhiều đến công tác dân tộc trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
nhưng phải bảo đảm số phòng ở cấp huyện theo quy định của Nghị định số
12/2001/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2001 của Chính phủ;
- Bố trí cán bộ chuyên trách
công tác dân tộc trong Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hoặc
phòng chuyên môn khác hiện có của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Đối với xã, phường, thị trấn
(sau đây gọi chung là cấp xã) có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa
bàn không thành lập tổ chức riêng, nhưng phân công một Ủy viên Ủy ban nhân dân
cấp xã kiêm nhiệm theo dõi, tổ chức thực hiện công tác dân tộc.
Điều 3.
Thẩm quyền thành lập cơ quan làm công tác dân tộc thuộc Ủy
ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn
cứ vào nguyên tắc và tiêu chí kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc quy
định tại Nghị định này, xây dựng đề án kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác
dân tộc các cấp của địa phương mình trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét,
quyết định.
2. Đối với những tỉnh đã thành lập
cơ quan làm công tác dân tộc thì không phải làm thủ tục thành lập lại.
3. Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức
và biên chế của cơ quan làm công tác dân tộc theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; gửi báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ
Nội vụ và Ủy ban Dân tộc về công tác kiện toàn tổ chức làm công tác dân tộc ở địa
phương.
Điều 4.
Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 5.
Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân
tộc, Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi thực hiện Nghị định
này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nghị định 53/2004/NĐ-CP về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc ủy ban nhân dân các cấp
THE GOVERNMENT
-----------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------
|
No.
53/2004/ND-CP
|
Hanoi,
February 18, 2004
|
DECREE ON ORGANIZATIONAL CONSOLIDATION OF THE ETHNIC
AFFAIRS APPARATUSES UNDER THE PEOPLE’S COMMITTEES OF ALL LEVELS THE GOVERNMENT Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25,
2001;
In furtherance of the Resolution of the 7th plenum of the Party Central
Committee (the IXth Congress) on ethnic work;
At the proposals of the Minister of Home Affairs and the Minister-Director of
the Nationality Committee, DECREES: Article 1.- Principles for organizational
consolidation of the ethnic affairs apparatuses 1. Enhancing their
responsibility for State management over the ethnic work, thus meeting the
requirements and tasks in the new situation. 2. Suiting the tasks, workloads
and practical requirements of the ethnic work in localities. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article 2.- Criteria and models
of ethnic affairs organizations in the provinces and centrally-run cities
(hereinafter collectively referred to as the provincial level) 1. Ethnic affairs boards shall
be established as advisory bodies to assist the provincial-level People’s
Committees in performing the function of State management over the ethnic work,
and have their own seals and bank accounts when at least one of the following
criteria is met: a/ Over 20,000 (twenty thousand)
ethnic minority people live together in communities in villages or hamlets; b/ Under 5,000 (five thousand)
ethnic minority people need the State’s concentrated support or assistance for
development; c/ Ethnic minority people reside
in the geographical areas of crucial security and defense importance;
geographical areas of intermingled farming and residence; border regions where
a great number of ethnic minority people from our country and neighboring
countries constantly travel across the borderlines. 2. For the provinces where
ethnic minority people reside, which, however, do not meet the criteria
prescribed in Clause 1 of this Article, the ethnic affairs bodies shall be
organized after one of the following two models: a/ Ethnic affairs boards under
the provincial People’s Committees and subject to the latter’s direct direction
in their professional work. The offices of the provincial People’s Committees
shall ensure the material bases, operation funding, working facilities and
conditions for the ethnic affairs boards; b/ Provincial/municipal Services
with function of State management over many branches and domains, including the
ethnic work and other professional works much related to the ethnic work, which
are attached to the provincial People’s Committees. 3. Criteria and models of the
ethnic affairs organizations in urban districts, rural districts, provincial
capitals or cities (hereinafter collectively referred to as the district
level): ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. a/ Establishing ethnic affair
sections under the district-level People’s Committees when one of the following
two criteria is met: - At least 5,000 (five thousand)
ethnic minority people need the State’s concentrated support or assistance for
development; - Ethnic minority people reside
in the geographical areas of crucial security and defense importance; geographical
areas of intermingled farming and residence; border regions where a great
number of ethnic minority people from our country and neighboring countries
constantly travel across the borderlines. b/ For the districts where
ethnic minority people reside, which, however, do not meet the above-said
criteria, the ethnic affairs bodies shall be organized after one of the
following models: - Establishment of sections for
State management over many branches and domains, including the ethnic work and
other professional works much related to the ethnic work, which are attached to
the district-level People’s Committees, provided that the number of
district-level sections must comply with the provisions of the Government’s
Decree No. 12/2001/ND-CP of March 27, 2001; - Arrangement of full-time
cadres in charge of ethnic work in the offices of the People’s Councils and the
People’s Committees or in other existing professional sections of the
district-level People’s Committees. 4. For communes, wards and
district townships (hereinafter collectively referred to the commune level)
where ethnic minority people reside, no separate organization shall be
established, but one member of the commune-level People’s Committees shall be
assigned to monitor and organize on a part-time basis the performance of the
ethnic work. Article 3.- Competence to
establish ethnic affairs bodies under the People’s Committees of all levels 1. The provincial-level People’
Committees shall base themselves on the principles and criteria for organizational
consolidation of the ethnic affairs apparatuses defined in this Decree to work
out schemes on organizational consolidation of the ethnic affairs apparatuses
of their respective localities, then submit them to the People’s Councils of
the same level for consideration and decision. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3. The presidents of the
provincial-level People’s Committees shall prescribe the functions, tasks,
powers, organizational structure and State payrolls of the ethnic affairs
bodies under the guidance of the Minister of Home Affairs and the
Minister-Director of the Nationality Committee; send reports on consolidation
of ethnic affairs organizations in their respective localities to the Prime
Minister, the Nationality Committee and the Ministry of Home Affairs. Article 4.- Implementation effect
This Decree takes effect 15 days
after its publication in the Official Gazette. Article 5.- Implementation
responsibilities The Minister-Director of the
Nationality Committee and the Minister of Home Affairs shall have to guide and
monitor the implementation of this Decree. The ministers, the heads of the
ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the
Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and
centrally-run cities shall have to implement this Decree. ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Nghị định 53/2004/NĐ-CP ngày 18/02/2004 về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc ủy ban nhân dân các cấp
14.347
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|