Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 53/1998/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 21/07/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 53/1998/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 1998

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 53 /1998/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 7 NĂM 1998 VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam ngày 28 tháng 3 năm 1998;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Cảnh sát biển Việt Nam được tổ chức theo Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam ngày 28 tháng 3 năm 1998.

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Vietnam marine police.

Bộ Quốc phòng trực tiếp tổ chức, quản lý và điều hành mọi hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Điều 2. Mọi hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đều phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam; tôn trọng và tuân thủ các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Điều 3. Mọi tổ chức, cá nhân và phương tiện hoạt động trên các vùng biển từ đường cơ sở ra đến ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn và chấp hành pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Chương 2:

TỔ CHỨC, TRANG BỊ CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM

Điều 4. Hệ thống tổ chức của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam gồm:

1. Cục Cảnh sát biển

2. Các Vùng Cảnh sát biển. Trong cơ cấu của Vùng Cảnh sát biển có các Hải đoàn, Hải đội và Đội Cảnh sát biển.

3. Trường đào tạo Cảnh sát biển.

Tổ chức, biên chế, trang bị cụ thể của các cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 5. Cục trưởng Cục Cảnh sát biển do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Giúp việc cho Cục trưởng có một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm.

Cục Cảnh sát biển có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, có kinh phí tổ chức, xây dựng và hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại Hải Phòng, có cơ quan thường trực tại Hà Nội và có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 6. Các Vùng Cảnh sát biển được tổ chức tương ứng ở các Vùng Hải quân. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát biển.

Điều 7. Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam được trang bị các phương tiện, vũ khí, thiết bị cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.

Điều 8. Cờ hiệu, phù hiệu, trang phục của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như sau:

1. Cờ hiệu:

a) Cờ lệnh hình tam giác cân, nền xanh nước biển, chiều cao 1,5m, cạnh đáy 1,0m, có quốc huy ở giữa và mũi tên màu vàng chạy ngang phía sau.

Cờ lệnh treo trên cột cờ cao 2,5m cắm ở cuối tầu.

b) Ký hiệu có 2 vạch màu da cam và màu trắng liền kề nhau, chiều dài của vạch bằng thành tàu (mép trên của thành tàu đến mớn nước).

Vạch số 1 màu da cam đặt ở điểm cuối của mũi tàu giáp với điểm đầu của thân tàu, chếch 300 - 400, chiều rộng 0,5m - 1,0m (tuỳ theo kích thước tàu) tiếp đến vạch số 2 màu trắng, chiều rộng bằng 1/4 vạch số 1.

Ký hiệu được biểu hiện ở 2 bên thân tàu.

c) Thân tàu sơn màu xanh nước biển, đài chỉ huy sơn màu trắng.

Trên thân tàu:

+ Phần trước hai vạch hiệu lệnh viết số tàu màu trắng;

+ Phần sau hai vạch hiệu lệnh viết chữ in hoa màu trắng:

CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM (HÀNG TRÊN)

VIETNAM MARINE POLICE (HÀNG DƯỚI).

2. Phù hiệu ngành.

Phù hiệu ngành của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hình lá chắn trên nền tím than, xung quanh viền đỏ 2mm, ở giữa có mỏ neo, hai bên có bông lúa, phía dưới có chữ CSB màu đỏ, phía trên có ngôi sao vàng năm cánh.

3. Trang phục.

a) Quân hiệu của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hình tròn, đường kính 33mm, giữa có sao vàng lồng hình mỏ neo màu tím than đặt trên nền đỏ tươi, xung quanh có hai bông lúa, có nửa bánh xe màu vàng, trên nửa bánh xe có chữ CSB màu đỏ.

Quân hiệu sử dụng kèm theo cành tùng kép:

+ Cấp tướng: Cành tùng kép mầu vàng.

+ Cấp tá, uý, hạ sĩ quan, binh sĩ: Cành tùng kép màu bạc.

b) Cấp hiệu, phù hiệu của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện theo Nghị định số 74-HĐBT ngày 26 tháng 4 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về "Quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và lễ phục của Quân đội nhân dân Việt Nam", Nghị định số 78-HĐBT ngày 27 tháng 3 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về "Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 74-HĐBT ngày 26 tháng 4 năm 1982" và Nghị định số 61-CP ngày 21 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ "về việc sửa đổi, bổ sung về cấp hiệu, phù hiệu, quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp". Riêng đối với Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có một số điểm bổ sung, sửa đổi như sau:

- Nền cấp hiệu màu tím than

- Đường viền cấp hiệu màu vàng

- Cúc cấp hiệu có hình mỏ neo và chữ CSB màu đỏ

- Nền phù hiệu màu tím than; hình phù hiệu giống như hình cúc cấp hiệu.

c) Quân phục của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam gồm hai loại mùa đông và mùa hè.

Bộ Quốc phòng quy định cụ thể về chế độ trang bị hàng năm, kiểu dáng và cách may mặc.

Điều 9. Trong khi làm nhiệm vụ tàu, thuyền và các phương tiện khác của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam phải treo Quốc kỳ và Cờ hiệu Cảnh sát biển; cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển phải mang phù hiệu và mặc trang phục theo quy định.

Chương 3:

HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM

Điều 10. Cục Cảnh sát biển thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa việt Nam.

Điều 11. Cục trưởng Cục Cảnh sát biển là người đứng đầu Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, lãnh đạo điều hành theo chế độ thủ trưởng trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.

Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức điều hành Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và phối hợp với các lực lượng khác có liên quan để thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Cục trưởng Cục Cảnh sát biển phân công cho các phó Cục trưởng phụ trách từng mặt công tác hoặc từng nhiệm vụ; sử dụng có hiệu quả các cơ quan giúp việc đồng thời thường xuyên giáo dục nâng cao trách nhiệm và trình độ của cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền.

Điều 12. Các Vùng Cảnh sát biển thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Phân định phạm vi quản lý của các Vùng Cảnh sát biển như sau:

1. Vùng 1 quản lý các vùng biển và thềm lục địa từ cửa sông Bắc Luân tỉnh Quảng Ninh đến Mũi Độc tỉnh Hà Tĩnh.

2- Vùng 3 quản lý các vùng biển và thềm lục địa từ Mũi Độc tỉnh Hà Tĩnh đến Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định.

3- Vùng 4 quản lý các vùng biển và thềm lục địa từ Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định đến bờ Bắc cửa Định An tỉnh Sóc Trăng.

4- Vùng 5 quản lý các vùng biển và thềm lục địa từ bờ Bắc cửa Định An tỉnh Sóc Trăng đến Hà Tiên tỉnh Kiên Giang.

Điều 13. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển là người trực tiếp chỉ huy, tổ chức điều hành các đơn vị Cảnh sát biển thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động của mình; quan hệ và phối hợp chặt chẽ với chỉ huy các đơn vị bộ đội Biên phòng và các lực lượng khác có liên quan để thực hiện nhiệm vụ.

Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển thường xuyên giáo dục, nâng cao trách nhiệm và trình độ của các cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền.

Điều 14. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển tổ chức và triển khai thực hiện chế độ trực ban trên từng khu vực biển, kế hoạch tuần tra định kỳ và không định kỳ của Lực lượng Cảnh sát biển thuộc quyền.

Khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật trên biển hoặc theo lệnh của cấp trên, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển điều động lực lượng và các phương tiện thuộc quyền nhanh chóng đến nơi xảy ra vụ việc để xử lý theo thẩm quyền.

Điều 15. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ và có những quyền hạn cụ thể quy định tại Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam; phối hợp với các lực lượng hữu quan trên biển triển khai công tác để thường xuyên, liên tục quản lý tình hình trên biển, sớm phát hiện, nhận biết về các sự việc, sự cố xảy ra và xử lý theo thẩm quyền hoặc lập hồ sơ vi phạm, đồng thời báo cáo khẩn cấp lên Chỉ huy cấp trên trực tiếp của mình.

Điều 16. Trong vùng nội thuỷ, khi có yêu cầu, Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có trách nhiệm phối hợp, trợ giúp các lực lượng chuyên ngành khác thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo các hoạt động trên biển thực hiện đúng các quy định của pháp luật; trường hợp Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam chủ động phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật thì phải lập tức thông báo cho các lực lượng chuyên ngành, tạm thời bắt giữ người và phương tiện phạm pháp qủa tang, sau đó chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Trong vùng biển từ đường cơ sở ra đến ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam độc lập thực thi các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Trường hợp cần thiết Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có thể phối hợp các lực lượng chuyên ngành hữu quan hoạt động duy trì việc chấp hành pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; các ngành hữu quan có thể uỷ thác cho Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện một số hoạt động nhất định thuộc chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của ngành mình và nội dung, phạm vi uỷ thác do Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành hữu quan quy định.

Chương 4:

KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 18. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển có thành tích trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.

Điều 19. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển vi phạm những quy định của Nghị định này và những quy định khác của pháp luật có liên quan hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm không hoàn thành nhiệm vụ của mình thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 1998.

Điều 21. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 53/1998/ND-CP

Hanoi, July 21, 1998

 

DECREE

ON THE ORGANIZATION AND ACTIVITIES OF THE VIETNAM MARINE POLICE

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on the Vietnam Marine Police of March 28, 1998;
At the proposal of the Minister of National Defense
,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The Vietnam Marine Police is organized according to the Ordinance on the Vietnam Marine Police of March 28, 1998.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Ministry of Defense shall directly organize, manage and direct all activities of the Vietnam Marine Police.

Article 2.- All activities of the Vietnam Marine Police must comply with the prescriptions of Vietnamese law; respect and observe the related international conventions which the Socialist Republic of Vietnam has signed or adhered to.

Article 3.- All organizations, individuals and means operating in the sea areas from the base line to the outer border line of the exclusive economic zone and the continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam shall have to submit to the control and inspection by the Vietnam Marine Police in assuring security, order and safety and observing Vietnamese law and the related international conventions which the Socialist Republic of Vietnam has signed or adhered to.

Chapter II

ORGANIZATION AND EQUIPMENT OF VIETNAM MARINE POLICE

Article 4.- The organizational system of the Vietnam Marine Police includes:

1. The Vietnam Marine Police Department.

2. The Marine Police Sectors. The structure of a Marine Police Sector comprises Regiments, Groups and Squads of Marine Police.

3. The Training School of Marine Police.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.- The Head of the Marine Police Department shall be appointed by the Prime Minister at the proposal of the Minister of Defense. He is assisted by a number of Deputy Department Heads to be appointed by the Minister of Defense.

The Marine Police Department has the legal person status and a seal of its own, has a budget for organization, building and operations supplied by the State budget, can open its own accounts at the State Treasury, and has its head office in Hai Phong, its permanent office in Hanoi and its representative in Ho Chi Minh City.

Article 6.- The Marine Police Sectors are organized correspondingly with the Navy Sectors. The Commander of a Marine Police Sector shall be appointed by the Minister of Defense at the proposal of the Head of the Marine Police Department.

Article 7. - The Vietnam Marine Police is supplied with the necessary means, weapons and equipment to carry out its tasks.

Article 8.- The service flag, insignia and uniform of the Vietnam Marine Police are provided for as follows:

1. Ensign:

a/ The command flag has the shape of an isosceles color marine blue, 1.5 m high, 1 m at the base, the national emblem in the center with a yellow arrow crossing in the background.

The command flag shall be hung on a mast 2.5 m high planted at the stern.

b/ The insignia has two parallel stripes, one color orange and the other color white, running from the upper edge of the hull to the water level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The insignia number is depicted on either side of the ship.

c/ The ship hull is painted in marine blue, the command tower is painted in white.

On the ship hull:

+ On the stem two command stripes with the number of the ship painted in white.

+ On the stem two command stripes in white capital letters.

CANH SAT BIEN VIET NAM (upper line)

VIETNAM MARINE POLICE (lower line)

2. Service insignia.

The service insignia of the Vietnam Marine Police has the shape of a shield on a dark blue background with a 2 mm red brim and an anchor at the center flanked by two rice ears and the red lettered CSB underneath and a five-point star overhead.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The military badge of the Vietnam Marine Police is round in form, 33 mm in diameter, with a golden star interlaced with a dark blue anchor on a crimson background, surrounded by two rice ears, with a golden half-wheel marked with the letters CSB in red.

The military badge in service is framed by a double laurel:

+ General rank: golden double laurel

+ Colonel rank, company and non commissioned officers, rank-and-file: double laurel silver color.

b/ Rank badges and insignias of the Vietnam Marine Police shall conform with Decree No.74-HDBT of April 26, 1982 of the Council of Ministers (now the Government) concerning the "Regulations on military signs, rank badges, insignias and ceremonial uniform of the Vietnam People's Army", Decree No.78-HDBT of March 27, 1991 of the Council of Ministers (now the Government) on "Modifying and supplementing Decree No.74-HDBT of April 26, 1982" and Decree No.61-CP of October 21, 1996 of the Government on "Modifying and supplementing the regulations on the insignias, badges and ranks of professional armymen". In particular, with regard to the Vietnam Marine Police there are the following amendments and modifications:

- Background of rank badge: color dark blue

- Border of rank badge: color yellow

- Rank button: with an anchor figure and the letters CSB in red.

- Background of insignia: color dark blue, figure of insignia like figure of rank badge.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Ministry of Defense shall make concrete provisions for the regime of annual equipment, style and form of tailoring.

Article 9.- While on duty the ships, boats and other means of the Vietnam Marine Police have to fly the National Flag and the Command Flag of the Marine Police; the officers and troops of the Marine Police must wear the badge and the prescribed uniform.

Chapter III

ACTIVITIES OF THE VIETNAM MARINE POLICE

Article 10.- The Vietnam Marine Police carries out its managerial function for security, order and safety and ensures the observance of the law of the Socialist Republic of Vietnam and the related international conventions which the Socialist Republic of Vietnam has signed or adhered to in the sea areas and on the continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 11.- The Head of the Marine Police Department is the Head of the Vietnam Marine Police. He leads and directs according to the regime of chief responsible person on the basis of ensuring the principle of democratic centralism.

The Head of the Marine Police Department has the duty to direct and organize the operations of the Vietnam Marine Police and coordinate actions with the related forces in carrying out the tasks and powers defined in the Ordinance on the Vietnam Marine Police.

The Head of the Marine Police Department shall assign responsibilities to the Deputy Heads of Department in each domain of work or each duty; he shall have to use effectively the assistant agencies and permanently educate the officers and men under his authority to raise their sense of responsibility and their standards.

Article 12.- The Marine Police Sectors shall have to carry out their tasks and powers defined in the Ordinance on the Vietnam Marine Police.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Sector 1 shall manage the sea areas and the continental shelf from the estuary of Bac Luan river in Quang Ninh province to Mui Doc in Ha Tinh province.

2. Sector 3 manages the sea areas and the continental shelf from Mui Doc in Ha Tinh province to Cu LaoXanh in Binh Dinh province.

3. Sector 4 manages the sea areas and the continental shelf from Cu Lao Xanh in Binh Dinh province to the northern bank of Dinh An estuary in Soc Trang province.

4. Sector 5 manages the sea areas and the continental shelf from the northern bank of Dinh An estuary in Soc Trang province to Ha Tien in Kien Giang province.

Article 13.- The Commander of a Marine Police Sector is the man who directly commands and organizes the direction of the Marine Police units under his authority to carry out the tasks within their scope of activity; he shall keep in touch and closely coordinate with the commanders of the units of Border Guards and the related forces in the discharge of his duty.

The Commander of a Marine Police Sector shall have to regularly educate and raise the sense of responsibility and standard of the officers and men under his authority.

Article 14.- The Commander of a Marine Police Sector shall organize and implement the regime of guard duty on each sea area, the plan of regular and irregular patrol of the Marine Police under his authority.

When detecting signs of violation of law on the sea or on orders from the higher authority, the Commander of a Marine Police Sector shall have to mobilize the forces and means under his authority to expeditiously arrive at the place where the violation occurs in order to deal with it according to his competence.

Article 15.- The officers and men of the Marine Police shall perform the duties and have concrete powers defined at the Ordinance on the Vietnam Marine Police and coordinate with the related forces on the sea in carrying out their activities in order to regularly and continuously monitor the situation on the sea, promptly detect and take cognizance of the incidents and accidents and handle them according to their competence or record them into the dossier of violation and at the same time report them urgently to their immediate higher level of command.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17.- Within the area from the base line to the outer boundary of the exclusive economic zone and continental shelf of Vietnam, the Vietnam Marine Police shall independently carry out the tasks and powers provided for in the Ordinance on the Vietnam Marine Police. In cases of necessity, the Vietnam Marine Police may coordinate with the related specialized forces to carry out activities in order to maintain the observance of law and handle the acts of violation of law; the related branches may assign to the Vietnam Marine Police a number of given activities under its function and professional task and within the contents and scope of assignment to be defined by the Ministry of Defense and the related Ministries and branches.

Chapter IV

AWARDS AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 18.- Officers and men of the Marine Police with meritorious records in the implementation of their tasks shall be awarded according to the common regulations of the State.

Article 19.- Officers and men of the Marine Police who violate the provisions of this Decree and related provisions of law or who show irresponsibility and fail to accomplish their tasks shall, depending on the character and extent of the violation, be disciplined or examined for penal liability as prescribed by law.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 20.- This Decree takes effect on the 1st of September 1998.

Article 21.- The Minister of Defense, the Head of the Vietnam Marine Police Department, the other Ministers, the Heads of ministerial-level agencies, the Heads of agencies attached to the Government, the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 53/1998/NĐ-CP ngày 21/07/1998 về tổ chức và hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.437

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.50.71
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!