CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
42/2010/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2010
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT
THI ĐUA, KHEN THƯỞNG VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THI ĐUA,
KHEN THƯỞNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ
chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003 và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2005 (sau đây gọi
tắt là Luật Thi đua, Khen thưởng), bao gồm: nội dung thi đua, tổ chức phong
trào thi đua, tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua; các hình thức, đối tượng, tiêu
chuẩn khen thưởng; thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng; quỹ thi đua, khen thưởng;
quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể được khen thưởng; hành vi vi phạm, xử lý
hành vi vi phạm; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua,
khen thưởng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng
đối với công dân Việt Nam, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
nghề nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, đơn vị lực lượng vũ
trang nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức
nước ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam.
Điều 3. Nguyên tắc thi đua và căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua
1. Nguyên tắc thi
đua được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Thi
đua, Khen thưởng.
2. Việc xét tặng
các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua; mọi cá nhân, tập thể
tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ
tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh
hiệu thi đua.
Điều 4. Nguyên tắc khen thưởng và căn cứ khen thưởng
1. Nguyên tắc khen
thưởng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật
Thi đua, Khen thưởng.
2. Khen thưởng phải
đảm bảo thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, không nhất thiết phải khen theo
trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao
hơn; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng càng
lớn thì được xem xét, đề nghị khen thưởng với mức cao hơn; khen thưởng tập thể
nhỏ và cá nhân là chính.
Điều 5. Quỹ thi đua, khen thưởng
1. Lập quỹ thi
đua, khen thưởng để tổ chức các phong trào thi đua và công tác khen thưởng.
2. Quỹ thi đua,
khen thưởng được hình thành từ ngân sách nhà nước, từ quỹ khen thưởng của các
doanh nghiệp, đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài và các nguồn
thu hợp pháp khác.
3. Nghiêm cấm sử dụng
quỹ thi đua, khen thưởng vào mục đích khác.
Chương II
THI ĐUA VÀ DANH
HIỆU THI ĐUA
Mục 1. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG THI ĐUA
Điều 6. Hình thức tổ chức thi đua
Thi đua thường
xuyên được tổ chức thực hiện hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm nhằm thực
hiện mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình công tác đề ra.
Thi đua theo đợt
(hoặc thi đua theo chuyên đề) được tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ công tác
trọng tâm, đột xuất theo từng giai đoạn và thời gian được xác định.
Điều 7. Nội dung tổ chức phong trào thi đua
1. Xác định rõ mục
tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó đề ra các chỉ tiêu và nội dung
thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải đảm bảo khoa học,
phù hợp với thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương và có tính khả thi.
2. Căn cứ vào đặc
điểm, tính chất công tác, lao động, nghề nghiệp, phạm vi và đối tượng tham gia
thi đua để có hình thức tổ chức phát động thi đua cho phù hợp, coi trọng việc
tuyên truyền về nội dung và ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách
nhiệm, ý thức tự giác của quần chúng, đa dạng hoá các hình thức phát động thi
đua; chống mọi biểu hiện phô trương, hình thức trong thi đua.
3. Triển khai các
biện pháp tổ chức vận động thi đua, theo dõi quá trình tổ chức thi đua, tổ chức
chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và phổ biến các kinh nghiệm tốt trong các đối
tượng tham gia thi đua.
4. Sơ kết, tổng kết
phong trào, đánh giá kết quả thi đua; đối với đợt thi đua dài ngày phải tổ chức
sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm; kết thúc đợt thi đua tiến hành tổng kết,
đánh giá kết quả, lựa chọn công khai để khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu
biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua.
Điều 8. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai
tổ chức phong trào thi đua
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước,
Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng
Kiểm toán Nhà nước, Tổng giám đốc các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước
được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các cấp và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì, phối hợp với tổ
chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp cùng cấp để tổ chức
phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi mình quản lý, chủ động phát
hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xứng đáng để khen thưởng hoặc
đề nghị khen thưởng; tổ chức tuyên truyền, nhân rộng các điển hình, giữ vững và
phát huy tác dụng của các điển hình trong hoạt động thực tiễn.
2. Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Tổ chức và phối
hợp với các cơ quan nhà nước để phát động, triển khai các cuộc vận động, các
phong trào thi đua, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình tiên tiến;
b) Phối hợp, thống
nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, tham gia với các cơ quan chức năng
để tuyên truyền, động viên đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tham gia
phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng;
c) Giám sát việc
thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng; kịp thời phản ánh, đề xuất các giải
pháp để thực hiện các quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và của Nghị định
này.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng
1. Cơ quan chuyên
trách công tác thi đua, khen thưởng các cấp căn cứ vào nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể
của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm để tham mưu, đề xuất
với lãnh đạo Đảng, chính quyền về chủ trương, nội dung, chương trình, kế hoạch,
biện pháp thi đua; đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, vận động các tầng
lớp nhân dân tham gia phong trào thi đua; chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc hướng dẫn, tổ chức các phong trào
thi đua và kiểm tra việc thực hiện; tham mưu sơ kết, tổng kết các phong trào
thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến; đề xuất khen thưởng và kiến nghị đổi
mới công tác thi đua, khen thưởng.
2. Bộ Nội vụ (Ban
Thi đua - Khen thưởng Trung ương) có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch nước, Thủ
tướng Chính phủ về nội dung và tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi toàn quốc.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan thông tin đại chúng
Các cơ quan thông
tin đại chúng có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền chủ trương, chính sách,
pháp luật về thi đua, khen thưởng; phổ biến, nêu gương các điển hình tiên tiến,
gương người tốt, việc tốt; phát hiện các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc
trong phong trào thi đua; đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi
đua, khen thưởng.
Mục 2. DANH HIỆU THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA
Điều 11. Các danh hiệu thi đua
1. Các danh hiệu
thi đua đối với cá nhân: “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ,
ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương”, “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”,
“Chiến sỹ tiên tiến”.
2. Các danh hiệu
thi đua đối với tập thể: “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Cờ thi đua cấp Bộ, ngành,
tỉnh, đoàn thể trung ương”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”,
“Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”; ''Thôn văn hóa'', ''Bản văn
hóa'', ''Làng văn hóa'', ''Ấp văn hóa'', ''Tổ dân phố văn hóa''.
Danh hiệu thi đua
đối với hộ gia đình là “Gia đình văn hóa”.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn
thực hiện danh hiệu và tiêu chuẩn thi đua đối với tập thể, cá nhân trong lực lượng
dân quân tự vệ, bảo vệ dân phố, công an xã, thị trấn.
Điều 12. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ tiên tiến”
1. Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong các cơ quan,
đơn vị; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân thuộc
Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt 4 tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật Thi đua, Khen thưởng được xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sỹ tiên tiến”.
2. Người lao động
làm việc ở các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh, xã viên hợp tác xã nông nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và trong các lĩnh vực khác gương mẫu chấp hành tốt
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết, tương trợ,
tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, hoạt động xã hội
và lao động có năng suất cao thì đơn vị trực tiếp quản lý xét tặng danh hiệu
“Lao động tiên tiến”.
Điều 13. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”
Danh hiệu “Chiến sỹ
thi đua cơ sở” được xét tặng cho cá nhân đạt 2 tiêu chuẩn sau đây:
1. Là “Lao động
tiên tiến” hoặc “Chiến sỹ tiên tiến”;
2. Có sáng kiến cải
tiến kỹ thuật, có giải pháp công tác, có đề tài nghiên cứu hoặc áp dụng công
nghệ mới để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác, hoặc mưu trí, sáng
tạo trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc.
Sáng kiến cải tiến
kỹ thuật, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu hoặc áp dụng công nghệ mới phải
được Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở công nhận. Hội đồng xét duyệt sáng
kiến cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận danh hiệu
“Chiến sĩ thi đua cơ sở” quyết định thành lập.
Điều 14. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể
trung ương”
1. Danh hiệu “Chiến
sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương” được xét tặng cho cá nhân
đạt 2 tiêu chuẩn sau đây:
a) Có thành tích tiêu
biểu xuất sắc trong số những cá nhân 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi
đua cơ sở”;
b) Thành tích,
sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân đó có tác dụng ảnh
hưởng đối với Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương và do Hội đồng Khoa học,
sáng kiến cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương xem xét, công nhận.
Hội đồng Khoa học,
sáng kiến cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương do Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể
trung ương quyết định thành lập.
2. Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng cơ quan Trung ương của các đoàn thể,
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chánh án Toà
án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán
Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
xem xét, quyết định công nhận “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể
trung ương”.
Điều 15. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”
1. Danh hiệu “Chiến
sỹ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân đạt 2 tiêu chuẩn sau đây:
a) Có thành tích
tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân 2 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ
thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương”;
b) Thành tích, sáng
kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân đó có phạm vi ảnh hưởng
rộng đối với toàn quốc.
2. Việc đánh giá mức
độ ảnh hưởng của sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu do Hội đồng
Khoa học, sáng kiến cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương xem xét, công nhận.
Điều 16. “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh,
đoàn thể trung ương”
1. “Cờ thi đua của
Chính phủ”, “Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương” được xét tặng
hàng năm cho những tập thể đạt tiêu chuẩn quy định tại các Điều
25 và 26 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
2. “Cờ thi đua của Chính phủ” tặng cho các tập thể tiêu biểu xuất sắc
trong toàn quốc được lựa chọn trong số những tập thể đã được tặng “Cờ thi đua cấp
Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương”, bao gồm: những tập thể dẫn đầu trong từng
lĩnh vực, ngành nghề toàn quốc và những tập thể tiêu biểu nhất trong phong trào
thi đua toàn quốc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Trước ngày 31
tháng 3 hàng năm, các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương, các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương đăng ký “Cờ thi đua của Chính phủ” với Ban Thi đua - Khen thưởng
Trung ương.
4. Việc công nhận
là tập thể tiêu biểu xuất sắc để được xét tặng “Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh,
đoàn thể trung ương” phải được thông qua bình xét, đánh giá, so sánh theo các
khối hoặc cụm thi đua do Bộ, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương tổ chức.
Điều 17. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Tập thể lao động tiên
tiến”, “Đơn vị quyết thắng”, “Đơn vị tiên tiến”
Các danh hiệu “Tập
thể lao động xuất sắc”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị quyết thắng”,
“Đơn vị tiên tiến” (đối với lực lượng vũ trang nhân dân) được thực hiện theo
quy định tại các Điều 27 và 28 của Luật Thi đua, Khen thưởng và
được xét tặng hàng năm.
Điều 18. Danh hiệu “Gia đình văn hóa”, danh hiệu thôn, bản, làng, ấp, tổ
dân phố văn hóa và tương đương
1. Việc tặng các
danh hiệu ''Gia đình văn hóa'', ''Thôn văn hóa'', ''Bản văn hóa'', ''Làng văn
hóa'', ''Ấp văn hóa'', ''Tổ dân phố văn hóa'' và tương đương được thực hiện
theo quy định tại các Điều 29 và 30 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
2. Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện quyết định tặng danh hiệu ''Thôn văn hóa'', ''Bản văn hóa'',
''Làng văn hóa'', ''Ấp văn hóa'', ''Tổ dân phố văn hóa'' và tương đương.
Điều 19. Danh hiệu, tiêu chuẩn thi đua của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
nghề nghiệp
Danh hiệu thi đua,
tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp do cơ
quan Trung ương của các tổ chức này hướng dẫn thực hiện sau khi thống nhất với
Bộ Nội vụ.
Chương III
HÌNH THỨC, ĐỐI
TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
Mục 1. HUÂN CHƯƠNG
Điều 20. “Huân chương Sao vàng”
1. ''Huân chương
Sao vàng'' là huân chương cao quý nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
2. ''Huân chương
Sao vàng'' để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt được một trong các tiêu chuẩn
sau:
a) Tham gia cách mạng
từ năm 1935 về trước, hoạt động liên tục, có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc
trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã
đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, ủy viên Bộ
Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội,
Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Phó Bí thư Trung ương Cục, Thường vụ xứ ủy, Bí thư khu ủy, Trưởng ban của Đảng ở
Trung ương, Bộ trưởng và các chức vụ tương đương; hoặc được phong quân hàm Thượng
tướng lực lượng vũ trang nhân dân;
b)
Tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945, hoạt động liên tục, có công lao to
lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm
khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tổng Bí thư Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó
Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam; hoặc được phong quân hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhân
dân;
c) Có quá trình tham gia liên tục trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ (từ 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), có công lao to lớn, đặc biệt
xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm
lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; hoặc
được phong quân hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân trước ngày 30 tháng 4
năm 1975;
d) Có quá trình công tác liên tục trong kháng chiến chống Mỹ (từ 1954
đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) hoặc thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc (từ sau
ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay), có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong
sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm
nhiệm một trong các chức vụ: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, 2 nhiệm kỳ (từ
08 đến 10 năm);
đ) Có công lao to
lớn, có công trình, tác phẩm đặc biệt xuất sắc, có tác động sâu rộng, tạo ra sự
chuyển biến tích cực, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển ở một trong các lĩnh vực:
chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực khác của đất nước,
được Nhà nước thừa nhận, tôn vinh;
e) Nguyên thủ quốc
gia nước ngoài có công lao to lớn đối với dân tộc Việt Nam được Nhà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận, tôn vinh.
3.
''Huân chương Sao vàng'' để tặng cho tập thể có quy mô lớn: Bộ, Ban, ngành,
đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cấp Quân khu, Quân
đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục thuộc Bộ, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty
nhà nước (và tương đương) do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập có bề dày
truyền thống, có công lao, cống hiến to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng
và của dân tộc, thành tích có phạm vi ảnh hưởng rộng hoặc tập thể có chức năng,
nhiệm vụ đặc biệt, đạt được các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng
thưởng "Huân chương Hồ Chí Minh" từ 10 năm trở lên;
b) Có quá trình
xây dựng và phát triển từ 45 năm trở lên;
c) Lập được thành
tích xuất sắc liên tục từ 10 năm trở lên trước thời điểm đề nghị, trong thời
gian đó 5 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc “Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ”, nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
4.
Tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc 10 năm trước thời điểm đề nghị, trong
thời gian đó 5 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc “Bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ", nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững
mạnh và đã có thời gian 20 năm kể từ khi được tặng thưởng ''Huân chương Sao
vàng'' lần thứ nhất thì được xét tặng thưởng ''Huân chương Sao vàng'' lần thứ
2.
5.
Tập thể người nước ngoài có công lao đặc biệt to lớn đối với dân tộc Việt Nam,
được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận, tôn vinh được xét tặng
thưởng “Huân chương Sao vàng”.
Điều 21. “Huân chương Hồ Chí Minh”
1. "Huân
chương Hồ Chí Minh" để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công lao to lớn,
có nhiều thành tích xuất sắc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Tham gia hoạt động
cách mạng từ năm 1935 về trước, hoạt động liên tục, có công lao to lớn, có nhiều
thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm
khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Bí thư, Phó Bí thư tỉnh uỷ,
Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương; hoặc
được phong quân hàm Trung tướng lực lượng vũ trang nhân dân;
b)
Tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945, hoạt động liên tục, có công lao to
lớn, có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc,
không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Trưởng ban của
Đảng ở Trung ương, Xứ ủy viên, Khu ủy viên, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương;
hoặc được phong quân hàm Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Có quá trình tham gia liên tục trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ (từ 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), có công lao to lớn, có nhiều
thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm
khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí
thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc chức vụ
tương đương 1 nhiệm kỳ (từ 3 đến 5 năm); hoặc được phong quân hàm Đại tướng lực
lượng vũ trang nhân dân;
d) Có quá trình công tác liên tục trong kháng chiến chống Mỹ (từ 1954 đến
ngày 30 tháng 4 năm 1975) hoặc thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (từ sau ngày
30 tháng 4 năm 1975 đến nay), có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc,
không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Tổng Bí thư Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ
tướng Chính phủ 1 nhiệm kỳ (từ 3 đến 5 năm);
Ủy viên Bộ Chính
trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ
tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc các
chức vụ tương đương liên tục 2 nhiệm kỳ (từ 8 đến 10 năm); hoặc được phong quân
hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân từ 10 năm trở lên;
đ) Có công lao to
lớn, có công trình, tác phẩm đặc biệt xuất sắc có tác động sâu rộng, thúc đẩy sự
phát triển một trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ
thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao và các lĩnh vực
khác được Nhà nước thừa nhận, tôn vinh;
e) Người nước
ngoài có công lao to lớn đối với dân tộc Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam thừa
nhận, tôn vinh.
2.
"Huân chương Hồ Chí Minh" để tặng cho tập thể có quy mô lớn: Bộ, Ban,
ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cấp Quân
khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục thuộc Bộ, Tập đoàn kinh tế, Tổng
công ty nhà nước (và tương đương) do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
có bề dày truyền thống, có công lao, cống hiến to lớn trong sự nghiệp cách mạng
của Đảng và của dân tộc, thành tích có phạm vi ảnh hưởng rộng hoặc tập thể có
chức năng, nhiệm vụ đặc biệt, lập được thành tích xuất sắc, đạt các tiêu chuẩn
sau:
a) Đã được tặng
“Huân chương Độc lập” hạng nhất hoặc “Huân chương Quân công” hạng nhất từ 5 năm
trở lên;
b) Có quá trình
xây dựng và phát triển từ 35 năm trở lên;
c) Lập được thành
tích xuất sắc liên tục từ 5 năm trở lên trước thời điểm đề nghị, trong thời
gian đó 3 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc “Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ”; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
3.
Tập thể lập được nhiều thành tích xuất sắc 5 năm trước thời điểm đề nghị, trong
thời gian đó, 3 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc “Bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ”, nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh và đã có
thời gian 10 năm kể từ khi được tặng thưởng "Huân chương Hồ Chí Minh"
lần thứ nhất thì được xét tặng thưởng "Huân chương Hồ Chí Minh" lần
thứ 2.
4. Tập thể nước
ngoài có nhiều thành tích xuất sắc đối với dân tộc Việt Nam, được Nhà nước Việt
Nam thừa nhận, tôn vinh, được xét tặng thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh”.
Điều 22. “Huân chương Độc lập” hạng nhất
1. “Huân chương Độc
lập” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc,
đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a)
Tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945, hoạt động liên tục, có thành tích
đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết
điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung
ương, Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ
tương đương hoặc được phong quân hàm Trung tướng lực lượng vũ trang nhân dân;
b) Tham gia hoạt động liên tục trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ (từ 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), có thành tích đặc biệt xuất sắc
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm
nhiệm một trong các chức vụ: Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng và chức
vụ tương đương; Khu uỷ viên, Bí thư tỉnh ủy, thành uỷ trực thuộc Trung ương,
Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương, liên tục 2
nhiệm kỳ (từ 8 đến 10 năm); hoặc được phong quân hàm Thượng tướng lực lượng vũ
trang nhân dân;
c) Tham gia hoạt động liên tục trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (từ
1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) hoặc thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (từ
sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay), đã có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc,
không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Ủy viên Bộ Chính
trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ
tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, liên tục
1 nhiệm kỳ (từ 3 đến 5 năm); hoặc được phong quân hàm Đại tướng lực lượng vũ
trang nhân dân;
Trưởng ban của Đảng
ở Trung ương, Bộ trưởng và chức vụ tương đương, Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực
thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở
Trung ương, 3 nhiệm kỳ (từ 13 đến 15 năm); hoặc được phong quân hàm Thượng tướng
lực lượng vũ trang nhân dân từ 10 năm trở lên;
d) Có thành tích,
công trình, tác phẩm xuất sắc có tác dụng thúc đẩy sự phát triển ở một trong
các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công
nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao và các lĩnh vực khác được Nhà nước công
nhận, tôn vinh;
đ) Người nước
ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích đặc biệt xuất sắc đối với
Nhà nước Việt Nam được Bộ, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương công nhận, đề nghị.
2. “Huân chương Độc
lập” hạng nhất để tặng cho tập thể đạt được các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng
thưởng “Huân chương Độc lập” hạng nhì từ 5 năm trở lên;
b) Có quá trình
xây dựng và phát triển từ 25 năm trở lên;
c) Lập được thành
tích xuất sắc liên tục từ 5 năm trở lên trước thời điểm đề nghị, trong thời
gian đó 2 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc “Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ” (hoặc 1 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 3 lần được tặng
''Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương''), nội bộ đoàn kết, tổ
chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
3. Tập thể nước
ngoài có thành tích xuất sắc đối với Nhà nước Việt Nam, được Bộ, Ban, ngành,
đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công nhận, đề nghị,
được xét tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng nhất.
Điều 23. “Huân chương Độc lập” hạng nhì
1. “Huân chương Độc
lập” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc,
đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa, có nhiều thành tích xuất sắc
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm
nhiệm một trong các chức vụ: Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng
và chức vụ tương đương, Phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ
tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó trưởng đoàn thể
chính trị - xã hội ở Trung ương 1 nhiệm kỳ (từ 3 đến 5 năm);
b) Tham gia hoạt động liên tục trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống
Mỹ (từ 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), có nhiều thành tích xuất sắc trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một
trong các chức vụ:
Trưởng ban của Đảng
ở Trung ương, Bộ trưởng và chức vụ tương đương, Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ trực
thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung
ương, 1 nhiệm kỳ (từ 3 đến 5 năm);
Phó Trưởng ban của
Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng và chức vụ tương đương, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành
ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương, liên tục 2 nhiệm
kỳ (từ 8 đến 10 năm);
c) Tham gia hoạt động liên tục trong thời kỳ chống Mỹ (từ 1954 đến ngày
30 tháng 4 năm 1975) hoặc thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (từ sau ngày 30
tháng 4 năm 1975 đến nay), đã có nhiều thành tích xuất sắc, không phạm khuyết
điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Trưởng ban của Đảng
ở Trung ương, Bộ trưởng và chức vụ tương đương, Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc
Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung
ương, 2 nhiệm kỳ (từ 8 đến 10 năm); hoặc được phong quân hàm Thượng tướng lực
lượng vũ trang nhân dân từ 5 năm trở lên;
Phó Trưởng ban của
Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng và chức vụ tương đương, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành
ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Phó trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương, 3 nhiệm kỳ (từ
13 đến 15 năm);
d) Có thành tích,
có công trình, tác phẩm xuất sắc có tác dụng thúc đẩy sự phát triển ở một trong
các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công
nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao và các lĩnh vực khác, được cấp có thẩm
quyền công nhận, đề nghị;
đ) Người nước
ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích xuất sắc đối với Nhà nước Việt
Nam được các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương công nhận, đề nghị.
2. “Huân chương Độc
lập” hạng nhì để tặng cho tập thể đạt được các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng
thưởng “Huân chương Độc lập” hạng ba từ 5 năm trở lên;
b) Có quá trình
xây dựng và phát triển từ 20 năm trở lên;
c) Lập được thành
tích xuất sắc liên tục từ 5 năm trở lên trước thời điểm đề nghị, trong thời
gian đó, 2 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc “Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ” (hoặc 1 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 2 lần được tặng
''Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương''), tổ chức Đảng, đoàn thể
trong sạch, vững mạnh.
3. Tập thể nước
ngoài có thành tích xuất sắc đối với Nhà nước Việt Nam, được Bộ, Ban, ngành,
đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công nhận, đề nghị,
được xét tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng nhì.
Điều 24. “Huân chương Độc lập” hạng ba
1. “Huân chương Độc
lập” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc, đạt một
trong các tiêu chuẩn sau:
a) Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa, có thành tích xuất sắc,
không phạm khuyết điểm lớn, đã giữ một trong các chức vụ: Cục trưởng, Vụ trưởng
ở Trung ương, Tỉnh ủy viên, Thành uỷ viên, Trưởng ban, ngành cấp tỉnh (và chức
vụ tương đương) hoặc người tham gia hoạt động liên tục ở chiến trường miền Nam
thời kỳ chống Mỹ từ 1964 đến 1975, đã đảm nhiệm chức vụ Huyện uỷ viên hoặc chức
vụ tương đương trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;
b) Tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ (từ 1945 đến ngày
30 tháng 4 năm 1975), có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó
Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng và chức vụ tương đương, Phó Bí thư
tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương 1 nhiệm kỳ (từ 3 đến 5
năm);
c) Tham gia trong thời kỳ chống Mỹ (từ 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm
1975) hoặc thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975
đến nay), có thành tích xuất sắc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một
trong các chức vụ:
Trưởng ban của Đảng
ở Trung ương, Bộ trưởng và chức vụ tương đương, Bí thư tỉnh uỷ, thành ủy trực
thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở
Trung ương, 1 nhiệm kỳ (từ 3 đến 5 năm); hoặc được phong quân hàm Thượng tướng
lực lượng vũ trang nhân dân;
Phó Trưởng ban của
Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng và chức vụ tương đương, Phó Bí thư tỉnh uỷ, thành
ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Phó trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương, 2 nhiệm kỳ (từ 8
đến 10 năm);
d) Người có thành
tích xuất sắc, có công trình, tác phẩm có tác dụng thúc đẩy sự phát triển ở một
trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học,
công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao hoặc các lĩnh vực khác được cấp có
thẩm quyền công nhận, đề nghị;
đ) Người nước
ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích xuất sắc đối với Nhà nước Việt
Nam, được Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương công nhận, đề nghị.
2. “Huân chương Độc
lập” hạng ba để tặng cho tập thể đạt được các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng
thưởng “Huân chương Lao động” hạng nhất từ 5 năm trở lên;
b) Có quá trình
xây dựng và phát triển từ 15 năm trở lên;
c) Lập được thành
tích xuất sắc liên tục từ 5 năm trở lên trước thời điểm đề nghị, trong thời
gian đó được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc “Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ” hoặc 3 lần được tặng ''Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể
trung ương''.
3. Tập thể nước
ngoài có thành tích xuất sắc đối với Nhà nước Việt Nam, được Bộ, Ban, ngành,
đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công nhận, đề nghị,
được xét tặng “Huân chương Độc lập” hạng ba.
Điều 25. “Huân chương Quân công” hạng nhất
1. “Huân chương
Quân công” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cán bộ, sĩ quan, chiến sỹ công
tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, công an xã, dân quân tự vệ chấp
hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không phạm
khuyết điểm lớn, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được Nhà nước
tặng thưởng “Huân chương Quân công” hạng nhì, sau đó lập được chiến công xuất sắc,
quả cảm trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu (hoặc hy sinh anh dũng), thành tích
đạt là tấm gương sáng trong toàn quốc;
b) Đã được Nhà nước
tặng thưởng “Huân chương Quân công” hạng nhì từ 5 năm trở lên, trong thời gian
đó có nhiều thành tích trong huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố quốc phòng
toàn dân và an ninh nhân dân; đã được công nhận là “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”
hoặc được tặng ''Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ'';
c) Cán bộ, sĩ quan
Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thời gian phục vụ từ 35 năm trở lên,
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cương vị công tác được giao, đã từng đảm nhiệm
một trong các chức vụ: Bộ trưởng, Thứ trưởng, Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng
cục Chính trị hoặc chức vụ tương đương; hoặc được phong quân hàm Đại tướng, Thượng
tướng lực lượng vũ trang nhân dân, từ 5 năm trở lên.
2. “Huân chương
Quân công” hạng nhất để tặng cho tập thể đạt được các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng
thưởng “Huân chương Quân công” hạng nhì từ 5 năm trở lên;
b) Có quá trình
chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng và trưởng thành từ 25 năm trở
lên;
c) Lập được thành
tích xuất sắc liên tục 5 năm trở lên trước thời điểm đề nghị, trong thời gian
đó 2 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc “Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ” (hoặc 1 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 3 lần được tặng
''Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương''), nội bộ đoàn kết, tổ
chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
Điều 26. “Huân chương Quân công” hạng nhì
1. “Huân chương
Quân công” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cán bộ, sĩ quan, chiến sỹ trong
Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, công an xã, dân quân tự vệ hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ trên cương vị công tác được giao, chấp hành tốt chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không phạm khuyết điểm lớn, đạt được một
trong các tiêu chuẩn sau đây:
a) Đã được Nhà nước
tặng thưởng “Huân chương Quân công” hạng ba, sau đó lập được chiến công xuất sắc,
dũng cảm trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu (hoặc hy sinh anh dũng), thành tích
đạt là tấm gương sáng trong toàn quân;
b) Đã được Nhà nước
tặng thưởng “Huân chương Quân công” hạng ba từ 5 năm trở lên, trong thời gian
đó có nhiều thành tích trong huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố quốc phòng
toàn dân và an ninh nhân dân; đã được Nhà nước tặng một trong các hình thức
khen thưởng: ''Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ'' hoặc 2 lần ''Chiến sỹ thi
đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương'';
c) Có thời gian phục vụ từ 35 năm trở lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,
đã từng đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tư lệnh Quân khu, Tổng cục trưởng thuộc
Bộ Công an, hoặc chức danh tương đương được xếp cùng nhóm chức vụ có cùng hệ số
phụ cấp chức vụ lãnh đạo, từ 5 năm trở lên.
2. “Huân chương
Quân công” hạng nhì để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng
thưởng “Huân chương Quân công” hạng ba từ 5 năm trở lên;
b) Có quá trình
chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng và trưởng thành từ 20 năm trở
lên;
c) Lập được thành
tích xuất sắc liên tục 5 năm trở lên trước thời điểm đề nghị, trong thời gian
đó 2 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc “Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ” (hoặc 1 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 2 lần được tặng
''Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương''), nội bộ đoàn kết, thống
nhất, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
Điều 27. “Huân chương Quân công” hạng ba
1. “Huân chương
Quân công” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cán bộ, sĩ quan, chiến sỹ trong
Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, công an xã, dân quân tự vệ hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ được giao, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, không phạm khuyết điểm lớn, đạt được một trong các tiêu chuẩn
sau:
a) Lập được chiến
công xuất sắc, quả cảm trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu (hoặc hy sinh anh
dũng), thành tích đạt là tấm gương sáng trong toàn Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng,
Binh chủng, Tổng cục trở lên, đã được Nhà nước tặng thưởng “Huân chương Chiến
công” hạng nhất hoặc “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất;
b) Đã được Nhà nước
tặng thưởng ''Huân chương Chiến công'' hạng nhất hoặc “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc”
hạng nhất trước thời điểm đề nghị từ 5 năm trở lên, trong thời gian đó có nhiều
thành tích trong huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố quốc phòng toàn dân và
an ninh nhân dân; đã được tặng một trong các hình thức khen thưởng: 2 lần được
tặng ''Bằng khen của cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương'' hoặc 1 lần được
tặng danh hiệu ''Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương'';
c) Có thời gian phục vụ Quân đội nhân dân, Công an nhân dân từ 35 năm
trở lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không vi phạm khuyết điểm lớn, đã từng đảm
nhiệm một trong các chức vụ: Tư lệnh Quân đoàn, Phó Tổng cục trưởng thuộc Bộ
Công an, hoặc chức danh tương đương được xếp cùng nhóm chức vụ có cùng hệ số phụ
cấp chức vụ lãnh đạo, từ 5 năm trở lên.
2. “Huân chương
Quân công” hạng ba để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng
thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất hoặc ''Huân chương Chiến công'' hạng
nhất, từ 5 năm trở lên;
b) Có quá trình
chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng và trưởng thành từ 15 năm trở
lên;
c) Lập được thành
tích xuất sắc 5 năm trước thời điểm đề nghị, trong thời gian đó được tặng thưởng
“Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc 3 lần được tặng ''Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh,
đoàn thể trung ương''; nội bộ đoàn kết, thống nhất, tổ chức Đảng, đoàn thể
trong sạch, vững mạnh.
Điều 28. “Huân chương Lao động” hạng nhất
1. “Huân chương
Lao động” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân quy định tại các khoản
2, 3 và 4 Điều này.
2. Đạt tiêu chuẩn
quy định tại điểm a hoặc b khoản 2 Điều 42 của Luật Thi đua,
Khen thưởng.
3. Tiêu chuẩn về
quá trình cống hiến lâu dài trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 của Luật Thi đua, Khen thưởng, cụ thể
là:
a) Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa, có thành tích xuất sắc,
không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Cục trưởng,
Phó Vụ trưởng ở trung ương, Phó Trưởng ban, ngành cấp tỉnh và chức vụ tương
đương;
b) Tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (từ 1945 đến ngày
30 tháng 4 năm 1975), hoạt động liên tục, có nhiều thành tích xuất sắc trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một
trong các chức vụ:
Phó Trưởng ban của
Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng và chức vụ tương đương, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành
ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng
đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương;
Vụ trưởng, Thường
vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, từ 10 năm trở
lên;
c) Tham gia thời kỳ
chống Mỹ (từ 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) hoặc thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc (từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay), có nhiều thành tích xuất sắc,
không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Trưởng ban của Đảng
ở Trung ương, Bộ trưởng và chức vụ tương đương, Bí thư tỉnh uỷ, thành ủy trực
thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở
Trung ương;
Phó Trưởng ban của
Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng và chức vụ tương đương, Phó Bí thư tỉnh uỷ, thành
ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Phó trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương, từ 5 năm trở
lên;
Vụ trưởng, Thường
vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, từ 15 năm trở
lên.
4. Người nước
ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp cho
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước Việt Nam được Bộ, Ban, ngành,
đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công nhận, đề nghị.
5. “Huân chương
Lao động” hạng nhất để tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại
khoản 3 Điều 42 của Luật Thi đua, Khen thưởng. Trường hợp lập
được thành tích xuất sắc, đột xuất phải là những thành tích có phạm vi ảnh hưởng
lớn, sâu rộng được nêu gương, học tập trong toàn quốc của Bộ, Ban, ngành, đoàn
thể trung ương hoặc toàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 29. “Huân chương Lao động” hạng nhì
1. “Huân chương
Lao động” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân quy định tại các khoản 2,
3 và 4 Điều này.
2. Đạt tiêu chuẩn
quy định tại điểm a hoặc b khoản 1 Điều 43 của Luật Thi đua,
Khen thưởng.
3. Tiêu chuẩn về
quá trình cống hiến lâu dài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43
Luật Thi đua, Khen thưởng, cụ thể là:
a) Tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (từ 1945 đến ngày
30 tháng 4 năm 1975), hoạt động liên tục, có nhiều thành tích xuất sắc trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không phạm khuyết điểm lớn, đã từng giữ một
trong các chức vụ:
Vụ trưởng, Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (thời gian giữ chức vụ từ 6 năm đến dưới 10
năm);
Giám đốc Sở, Trưởng
ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng và các chức vụ
tương đương, từ 10 năm trở lên;
b) Tham gia thời kỳ chống Mỹ (từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975)
hoặc thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến
nay), đạt nhiều thành tích xuất sắc, không phạm khuyết điểm lớn, đã từng giữ một
trong các chức vụ:
Vụ trưởng, Thường
vụ tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, thời gian giữ các chức vụ từ 10 năm đến dưới 15 năm;
Giám đốc Sở, Trưởng
ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, Trưởng đoàn thể
chính trị - xã hội cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng và các chức vụ tương đương, từ 15 năm trở
lên.
4. Người nước
ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp cho
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước Việt Nam, được các Bộ, Ban,
ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công nhận, đề
nghị.
5. “Huân chương
Lao động” hạng nhì để tặng cho tập thể đạt được một trong các tiêu chuẩn quy định
tại khoản 2 Điều 43 Luật Thi đua, Khen thưởng. Trường hợp đạt
được thành tích xuất sắc, đột xuất phải là những thành tích có phạm vi ảnh hưởng
được nêu gương, học tập trong từng lĩnh vực của cấp Bộ, Ban, ngành, đoàn thể
trung ương hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 30. “Huân chương Lao động” hạng ba
1. “Huân chương
Lao động” hạng ba tặng hoặc truy tặng cho cá nhân quy định tại các khoản 2, 3
và 4 Điều này.
2. Đạt được tiêu
chuẩn quy định tại điểm a hoặc b khoản 1 Điều 44 của Luật Thi
đua, Khen thưởng.
3. Tiêu chuẩn về
quá trình cống hiến lâu dài trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể quy định tại điểm c khoản 1 Điều 44 của Luật Thi đua, Khen thưởng, cụ thể
là:
a) Tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (từ 1945 đến ngày
30 tháng 4 năm 1975), hoạt động liên tục, có thành tích xuất sắc, không phạm
khuyết điểm lớn, đã từng giữ các chức vụ:
Vụ trưởng, Thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, thời gian giữ chức vụ 5 năm;
Giám đốc Sở, Trưởng
ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận và Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội
cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị
xã, Phó Vụ trưởng và chức vụ tương đương từ 6 năm đến dưới 10 năm;
b) Tham gia thời kỳ
chống Mỹ (từ 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) hoặc thời kỳ xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay), đạt
thành tích xuất sắc, không vi phạm khuyết điểm lớn, đã giữ các chức vụ:
Vụ trưởng, Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, thời gian giữ chức vụ từ 6 năm đến dưới 10
năm;
Giám đốc Sở, Trưởng
ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận và Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội
cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị
xã, Phó Vụ trưởng và chức vụ tương đương từ 10 năm đến dưới 15 năm.
4. Người nước
ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp cho
sự phát triển kinh tế - xã hội của nước Việt Nam, được Bộ, Ban, ngành, đoàn thể
trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công nhận, đề nghị.
5. “Huân chương
Lao động” hạng ba để tặng cho tập thể đạt được một trong các tiêu chuẩn quy định
tại khoản 2 Điều 44 của Luật Thi đua, Khen thưởng. Trường
hợp lập được thành tích xuất sắc, đột xuất phải là những thành tích đạt được có
phạm vi ảnh hưởng được nêu gương, học tập trong Sở, Ban, ngành, quận, huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, được Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương hoặc tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương công nhận.
Điều 31. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất
1. “Huân chương Bảo
vệ Tổ quốc” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích trong huấn
luyện, xây dựng lực lượng, củng cố quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, chấp
hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không vi
phạm khuyết điểm lớn, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng
thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì trước thời điểm đề nghị 5 năm, sau
đó đã được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” hoặc được tặng “Bằng
khen của Thủ tướng Chính phủ”;
b) Có phát minh,
sáng chế, công trình khoa học, tác phẩm xuất sắc cấp Nhà nước hoặc đã được Giải
thưởng Nhà nước về đề tài liên quan đến phục vụ quốc phòng, an ninh được cơ
quan có thẩm quyền công nhận;
c) Lập được thành
tích đặc biệt xuất sắc, đột xuất, phạm vi ảnh hưởng lớn trong toàn quốc, đã được
Nhà nước tặng thưởng ''Huân chương Chiến công'' hạng ba hoặc “Huân chương Bảo vệ
Tổ quốc” hạng ba trở lên;
d) Có thời gian phục vụ từ 35 năm trở lên, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ trên cương vị công tác được giao, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Tư
lệnh Quân đoàn, Sư đoàn trưởng, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương hoặc chức danh tương đương được xếp cùng nhóm chức vụ có cùng hệ số
phụ cấp chức vụ lãnh đạo, từ 10 năm trở lên.
2. “Huân chương Bảo
vệ Tổ quốc” hạng nhất để tặng cho tập thể có thành tích trong huấn luyện, xây dựng
lực lượng, củng cố quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, đạt một trong các
tiêu chuẩn sau:
a) Đạt tiêu chuẩn
quy định tại điểm a khoản 3 Điều 45 của Luật Thi đua, Khen thưởng;
b) Lập được thành
tích đặc biệt xuất sắc, đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, trong huấn
luyện, trong xây dựng lực lượng, củng cố quốc phòng toàn dân và an ninh nhân
dân, có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong toàn quốc.
Điều 32. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì
1. “Huân chương Bảo
vệ Tổ quốc” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích trong huấn
luyện, xây dựng lực lượng, củng cố quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, chấp
hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không vi phạm
khuyết điểm lớn, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đạt tiêu chuẩn
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 46 của Luật Thi đua, Khen thưởng;
b) Có phát minh,
sáng chế, có công trình khoa học hoặc tác phẩm xuất sắc được Giải thưởng cấp Bộ,
ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố thuộc Trung ương về đề tài phục vụ
quốc phòng, an ninh;
c) Đã được tặng
thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba trước thời điểm đề nghị 5 năm trở
lên, trong thời gian đó lập được thành tích xuất sắc, đột xuất, phạm vi ảnh hưởng
lớn trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân, được cấp Bộ công nhận;
d) Có thời gian phục vụ từ 35 năm trở lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,
đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Sư đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng, Phó
Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hoặc chức danh tương
đương được xếp cùng nhóm chức vụ có cùng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, từ 10
năm trở lên.
2. “Huân chương Bảo
vệ Tổ quốc” hạng nhì để tặng cho tập thể có thành tích trong huấn luyện, xây dựng lực
lượng, củng cố quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, đạt một trong các tiêu
chuẩn sau:
a) Đạt tiêu chuẩn
quy định tại điểm a khoản 2 Điều 46 của Luật Thi đua, Khen thưởng;
b) Lập được thành
tích đặc biệt xuất sắc, đột xuất, có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương
trong toàn quân.
Điều 33. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba
1. “Huân chương Bảo
vệ Tổ quốc” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích trong huấn
luyện, xây dựng lực lượng, củng cố quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, chấp
hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không vi
phạm khuyết điểm lớn, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đạt tiêu chuẩn
quy định tại điểm a hoặc b khoản 1 Điều 47 của Luật Thi đua,
Khen thưởng;
b) Lập được thành
tích đặc biệt xuất sắc, đột xuất, phạm vi ảnh hưởng lớn trong toàn Quân khu,
Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục hoặc cấp tương đương, đã được tặng
thưởng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”;
c) Có thời gian phục vụ từ 30 năm trở lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,
đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Trung đoàn trưởng, Trung đoàn phó, hoặc chức
danh tương đương được xếp cùng nhóm chức vụ có cùng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh
đạo, từ 10 năm trở lên.
2. “Huân chương Bảo
vệ Tổ quốc” hạng ba để tặng cho tập thể có thành tích trong huấn luyện, xây dựng
lực lượng, củng cố quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, đạt một trong các
tiêu chuẩn sau:
a) Đạt tiêu chuẩn
quy định tại điểm a khoản 2 Điều 47 của Luật Thi đua, Khen thưởng;
b) Lập được thành
tích xuất sắc, đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng
trong toàn Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục.
Điều 34. “Huân chương Chiến công” hạng nhất
1. ''Huân chương
Chiến công'' hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cán bộ, chiến sỹ trong Quân đội
nhân dân, Công an nhân dân, công an xã, dân quân tự vệ và trong các tầng lớp
nhân dân, đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Lập được chiến
công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, chấp hành tốt chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không vi phạm khuyết điểm
lớn;
b) Chủ động, mưu
trí, sáng tạo, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ
quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, góp phần giữ vững an ninh
chính trị, trật tự, an toàn xã hội; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;
c) Thành tích đạt
được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong toàn quốc, được Nhà nước
ghi nhận.
2. ''Huân chương
Chiến công'' hạng nhất để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an
nhân dân, dân quân tự vệ và trong các tầng lớp nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau
đây:
a) Lập được thành
tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, chấp hành tốt chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng,
đoàn thể trong sạch, vững mạnh;
b) Trung thành với
Tổ quốc và nhân dân; chủ động, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao
trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu
tranh với tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được giao;
c) Thành tích đạt
được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong toàn quốc, được Nhà nước
ghi nhận.
Điều 35. “Huân chương Chiến công” hạng nhì
1. ''Huân chương
Chiến công'' hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cán bộ, chiến sỹ trong Quân đội
nhân dân, Công an nhân dân, công an xã, dân quân tự vệ và trong các tầng lớp
nhân dân, đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Lập được chiến
công xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, chấp hành tốt chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không vi phạm khuyết điểm lớn;
b) Chủ động, mưu
trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ
quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, góp phần giữ vững an ninh
chính trị, trật tự, an toàn xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
c) Thành tích đạt
được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong toàn quân hoặc toàn lực
lượng Công an nhân dân, được cấp Bộ, ngành, địa phương ghi nhận.
2. ''Huân chương
Chiến công'' hạng nhì để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân
dân, lực lượng tự vệ, nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Lập được thành
tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, chấp hành tốt chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng,
đoàn thể trong sạch, vững mạnh;
b) Trung thành với
Tổ quốc và nhân dân; chủ động, sáng tạo, mưu trí, đạt hiệu quả cao trong chiến
đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội
phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao;
c) Thành tích đạt
được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong toàn quân, được cấp Bộ,
ngành, địa phương ghi nhận.
Điều 36. “Huân chương Chiến công” hạng ba
1. ''Huân chương
Chiến công'' hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cán bộ, chiến sỹ trong Quân đội
nhân dân, Công an nhân dân, công an xã, dân quân tự vệ và trong các tầng lớp
nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Đã dũng cảm, mưu
trí, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu,
chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không vi
phạm khuyết điểm lớn;
b) Mưu trí, dũng cảm,
đạt hiệu quả cao trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh
quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật
tự, an toàn xã hội; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
c) Thành tích đạt
được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong toàn Quân khu, Quân đoàn,
Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục, được cấp có thẩm quyền ghi nhận.
2. ''Huân chương
Chiến công'' hạng ba để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân
dân, dân quân tự vệ và trong các tầng lớp nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Lập được thành
tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, chấp hành tốt chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng,
đoàn thể trong sạch, vững mạnh;
b) Trung thành với
Tổ quốc và nhân dân; chủ động, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả trong
chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh
với tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao;
c) Thành tích đạt
được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong toàn Quân khu, Quân đoàn,
Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục, được cấp có thẩm quyền ghi nhận, đề nghị.
Điều 37. “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”
“Huân chương Đại
đoàn kết dân tộc” để tặng hoặc truy tặng cho người có công lao xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
1. Có công đóng
góp hoặc có sáng kiến trong việc đề xuất những chủ trương và có thành tích vận
động các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, tổ chức thực hiện có hiệu quả, đóng góp
thiết thực cho sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc.
2. Có quá trình cống
hiến liên tục cho sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc, đã giữ các chức vụ là Chủ
tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam 10 năm trở lên hoặc có ít nhất 15 năm liên tục đảm nhiệm chức vụ cấp trưởng
của các tổ chức thành viên trong hệ thống Mặt trận từ cấp tỉnh trở lên.
Các đối tượng quy
định tại khoản này nếu đã được tặng hoặc truy tặng Huân chương các loại theo
quy định tại khoản 1 các Điều 20, 21, 22, 23, 24, 28, 29 và 30 của Nghị định
này thì chưa xét tặng (hoặc truy tặng) “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”.
3. Các nhân sĩ,
trí thức, chức sắc tôn giáo, người dân tộc thiểu số, các doanh nhân tiêu biểu
và người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích xứng đáng trong việc vận động, xây
dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam công nhận, đề nghị.
Điều 38. “Huân chương Dũng cảm”
“Huân chương Dũng
cảm” để tặng hoặc truy tặng cho các cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân, Công an
nhân dân; dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ, công chức, viên chức và các tầng
lớp nhân dân, không phân biệt lứa tuổi, có hành động dũng cảm trong đấu tranh
phòng, chống tội phạm, cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân; đạt
được một trong những tiêu chuẩn sau:
1. Không sợ hy
sinh tính mạng, dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân khi
gặp hoả hoạn, thiên tai, tai nạn, thảm hoạ; dũng cảm bảo vệ tài sản của Nhà nước,
tính mạng và tài sản của công dân trước bọn tội phạm hoặc dũng cảm xung phong
vào những nơi nguy hiểm do dịch bệnh gây ra nhằm bảo vệ tính mạng của nhân dân;
thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm
vi tỉnh, thành phố, khu vực trở lên.
2. Đã hy sinh anh
dũng trong khi cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân, được nhân dân
kính phục, nêu gương, học tập.
Điều 39. “Huân chương Hữu nghị”
1. “Huân chương Hữu
nghị” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân và tổ chức nước ngoài đạt các tiêu chuẩn
sau đây:
a) Có tinh thần
đoàn kết hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ,
luật pháp và phong tục, tập quán Việt Nam;
b) Có đóng góp lớn
trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của
Việt Nam, có nhiều thành tích trong việc củng cố và phát triển mối quan hệ hữu
nghị và sự hợp tác tốt đẹp trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an
ninh, ngoại giao, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, bảo vệ môi trường, văn hoá, xã
hội và các lĩnh vực khác giữa Việt Nam với các nước, các khu vực, liên khu vực,
các tổ chức nước ngoài, các tổ chức quốc tế.
2. Bộ Ngoại giao
hướng dẫn cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn “Huân chương Hữu nghị” sau khi thống
nhất với Bộ Nội vụ.
Mục 2. HUY CHƯƠNG
Điều 40. “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”, “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”,
“Huy chương Chiến sỹ vẻ vang”
1. Đối tượng, tiêu
chuẩn khen thưởng “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”, “Huy chương Vì an ninh Tổ
quốc”, “Huy chương Chiến sỹ vẻ vang” được thực hiện theo quy định tại các Điều 54, 55 và 56 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
2. Ngoài mức thời
gian công tác quy định tại các Điều 54, 55 và 56 của Luật Thi
đua, Khen thưởng, người được tặng Huy chương phải có tinh thần tích cực
công tác, học tập, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trung thành với sự nghiệp
cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn.
3. Bộ Quốc phòng,
Bộ Công an hướng dẫn cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn các Huy chương quy định tại
khoản 1 Điều này sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ.
Điều 41. “Huy chương Hữu nghị”
1. “Huy chương Hữu
nghị” để tặng cho cá nhân người nước ngoài trong thời gian công tác hoặc làm việc
tại Việt Nam đạt các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có tinh thần
đoàn kết, hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ,
luật pháp và phong tục, tập quán Việt Nam;
b) Có những đóng
góp tích cực trong việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị và
sự hợp tác tốt đẹp trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao,
khoa học, kỹ thuật, công nghệ, bảo vệ môi trường, văn hóa, xã hội và các lĩnh vực
khác giữa Việt Nam với các nước, các khu vực, liên khu vực, các tổ chức nước
ngoài, các tổ chức quốc tế.
2. Bộ Ngoại giao
hướng dẫn cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn “Huy chương Hữu nghị” sau khi thống
nhất với Bộ Nội vụ.
Mục 3. DANH HIỆU VINH DỰ NHÀ NƯỚC
Điều 42. Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”
1. Tiêu chuẩn xét
tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho các bà mẹ có nhiều
cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và
làm nghĩa vụ quốc tế thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Quy định danh hiệu
vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" ngày 29 tháng 8 năm 1994
và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
2. Những bà mẹ đã
được tuyên dương danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” mà đạt được
điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 59 của Luật Thi
đua, Khen thưởng thì vẫn được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam
Anh hùng”.
Điều 43. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”
1. Danh hiệu “Anh
hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có hành động
anh hùng, trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có thành tích đặc
biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an
toàn xã hội; có phẩm chất đạo đức cách mạng, là tấm gương mẫu mực về mọi mặt, đạt
được các tiêu chuẩn sau:
a) Dũng cảm, mưu
trí, hy sinh quên mình, đạt được thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu,
huấn luyện, trong giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, được Binh chủng,
Quân chủng, Quân đoàn hoặc Quân khu tôn vinh, học tập;
b) Say mê nghiên cứu,
có sáng kiến cải tiến hoặc giải pháp có giá trị; có công trình nghiên cứu có
giá trị đặc biệt, được ứng dụng vào thực tiễn hoạt động quân sự, an ninh hoặc
kinh tế, xã hội đem lại hiệu quả thiết thực;
c) Có trình độ kỹ
thuật, chiến thuật giỏi, chuyên môn, nghiệp vụ thành thạo; không ngừng nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ;
có công lớn trong việc bồi dưỡng về kỹ thuật, chiến thuật, chuyên môn, nghiệp vụ
cho đồng đội;
d) Có bản lĩnh
chính trị vững vàng, có phẩm chất, đạo đức, lối sống lành mạnh, có tác phong
làm việc khoa học, kiên định lập trường trước mọi hy sinh, thử thách; nêu cao
tinh thần đoàn kết, hợp tác, tương trợ, đoàn kết quân dân, là hạt nhân xây dựng
sự đoàn kết, nhất trí trong tập thể;
đ) Đã được tặng
thưởng “Huân chương Chiến công” hạng nhất hoặc “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng
nhất (trừ trường hợp lập được thành tích đột xuất).
2. Tập thể có
thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, là tấm gương mẫu mực về mọi mặt, đạt được các tiêu chuẩn sau:
a) Dũng cảm, mưu
trí, sáng tạo trong chiến đấu và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, là ngọn cờ tiêu
biểu trong phong trào thi đua quyết thắng (đối với quân đội) hoặc phong trào
thi đua thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy, phong trào vì an ninh Tổ quốc (đối với
Công an nhân dân), có nhiều đóng góp vào sự phát triển của ngành;
b) Dẫn đầu toàn
quân trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đổi mới phương
pháp lãnh đạo, chỉ huy, lập nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học,
kỹ thuật mới phục vụ chiến đấu, huấn luyện và công tác;
c) Dẫn đầu trong
việc bồi dưỡng, đào tạo về kỹ thuật, chiến thuật, về chuyên môn, nghiệp vụ và
chính trị cho cán bộ, chiến sỹ; quản lý tốt vũ khí và cơ sở vật chất kỹ thuật,
an toàn tuyệt đối về người và tài sản;
d) Dẫn đầu trong việc
chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; gương mẫu
chấp hành kỷ luật, điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân và Công an nhân
dân; nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, hợp tác, giúp đỡ và đoàn kết nhân dân,
chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ;
đ) Tổ chức Đảng
trong sạch, vững mạnh, tổ chức chính quyền, đoàn thể vững mạnh toàn diện; tích
cực gương mẫu tham gia các phong trào ở địa phương nơi đóng quân, được chính
quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương tin yêu;
e) Đã được tặng
thưởng “Huân chương Chiến công” hạng nhất hoặc “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng
nhất (trừ trường hợp lập được thành tích đột xuất).
Điều 44. Danh hiệu “Anh hùng Lao động”
1. Danh hiệu “Anh hùng
Lao động” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có hành động anh hùng, trung thành
với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, lập được thành tích đặc biệt xuất sắc,
có phẩm chất đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng về mọi mặt, đạt được các tiêu
chuẩn sau:
a) Có tinh thần
dám nghĩ, dám làm, lao động sáng tạo, đạt năng suất lao động, chất lượng và hiệu
quả công tác cao nhất tỉnh, thành phố hoặc ngành (có cùng tính chất công việc
và cùng ngành nghề), đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đơn vị, địa
phương, ngành và đất nước;
b) Có nhiều thành
tích trong công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ
mới; có sáng kiến cải tiến hoặc giải pháp có giá trị, có sản phẩm, công trình
khoa học hoặc có tác phẩm sáng tạo văn học, nghệ thuật nổi tiếng, có giá trị đặc
biệt, được ứng dụng trong sản xuất, công tác, đem lại hiệu quả cao về kinh tế,
xã hội;
c) Có bản lĩnh
chính trị vững vàng, có công lớn trong việc bồi dưỡng, đào tạo cho đồng nghiệp
và thế hệ trẻ hoặc trong việc hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, kinh
nghiệm sản xuất, kinh doanh cho địa phương, cho ngành;
d) Có tinh thần
trách nhiệm cao, nỗ lực, vượt khó, tận tụy với công việc, cần, kiệm, liêm,
chính, chí công, vô tư; chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng
và pháp luật của Nhà nước; nêu cao tinh thần hợp tác, tương trợ; là hạt nhân
xây dựng sự đoàn kết, thống nhất; là tấm gương sáng xây dựng cuộc sống văn hoá
trong đơn vị và gia đình;
đ) Đã được tặng
thưởng “Huân chương Lao động” hạng nhất hoặc “Huân chương Chiến công” hạng nhất
(trừ trường hợp lập được thành tích đột xuất).
2. Tập thể có
thành tích đặc biệt xuất sắc, trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, là tấm gương sáng, mẫu mực về mọi mặt, đạt được các tiêu chuẩn sau:
a) Là tập thể tiêu
biểu dẫn đầu toàn quốc về các mặt: năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã
hội, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngành và đất
nước;
b) Dẫn đầu toàn quốc
trong việc đổi mới công nghệ, có nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ
khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến
kỹ thuật và bảo vệ môi trường sinh thái;
c) Dẫn đầu trong
việc bồi dưỡng, đào tạo trình độ về mọi mặt cho cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động; là điển hình về công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ để các tập thể khác noi theo;
d) Dẫn đầu trong
việc triển khai và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, đảm bảo tốt quyền lợi của người lao động, quản lý tốt tiền vốn,
tài sản, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản;
đ) Tập thể đoàn kết,
nhất trí, tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, tổ chức chính quyền, đoàn thể vững
mạnh toàn diện, được chính quyền địa phương và nhân dân ca ngợi;
e) Đã được tặng
thưởng “Huân chương Lao động” hạng nhất (trừ trường hợp lập được thành tích đột
xuất).
Điều 45. Danh hiệu Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sỹ, Nghệ nhân
Tiêu chuẩn xét tặng
danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy
thuốc ưu tú”, “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ
nhân ưu tú” thực hiện theo quy định tại các Điều 62, 63, 64 và
65 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
Mục 4. “GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH”, “GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC”
Điều 46. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”
“Giải thưởng Hồ
Chí Minh” để xét tặng cho tác giả của một hoặc nhiều tác phẩm, công trình
nghiên cứu khoa học, công nghệ, giáo dục và văn học, nghệ thuật đạt các tiêu
chuẩn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 67 của Luật
Thi đua, Khen thưởng.
Điều 47. “Giải thưởng Nhà nước”
“Giải thưởng Nhà
nước” để xét tặng cho tác giả của một hoặc nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu
khoa học, công nghệ, giáo dục, những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị
cao về khoa học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng, có tác dụng và ảnh hưởng lớn
trong xã hội, đạt các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và
c khoản 1 Điều 68 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
Mục 5. KỶ NIỆM CHƯƠNG, HUY HIỆU
Điều 48. Kỷ niệm
chương và Huy hiệu
Việc tặng Kỷ niệm
chương và Huy hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 69 của
Luật Thi đua, Khen thưởng.
Các Bộ, Ban,
ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội
- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp đăng ký với Ban Thi đua - Khen thưởng
Trung ương trước khi ban hành Kỷ niệm chương và Huy hiệu.
Mục 6. BẰNG KHEN, GIẤY KHEN
Điều 49. Bằng khen
1.
“Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho tập thể và cá nhân đạt được
tiêu chuẩn theo quy định tại Điều
71 Luật Thi đua, Khen thưởng.
2. Bằng khen của
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn
phòng Chủ tịch nước, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan
Trung ương của các đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương để tặng cho các cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt 2 lần liên
tục danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc những cá nhân lập được thành tích
xuất sắc được bình xét trong các đợt thi đua theo đợt, theo chuyên đề do Bộ,
ngành, đoàn thể trung ương hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát động.
3. Bằng khen của
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng
Chủ tịch nước, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm
toán Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung
ương của các đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương để tặng cho các tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt 2 lần liên tục
danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng” hoặc những tập thể
lập được thành tích xuất sắc được bình xét trong các đợt thi đua theo đợt, theo
chuyên đề do Bộ, ngành, đoàn thể trung ương hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương phát động.
Điều 50. Giấy khen
1. Giấy khen để tặng
cho tập thể, cá nhân của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại các Điều 74, 75 và 76 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
2. Giấy khen của
các tổ chức khác quy định tại khoản 3 Điều 76 của Luật Thi đua,
Khen thưởng, bao gồm các đối tượng sau đây:
a) Các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
b) Các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
dịch vụ và các lĩnh vực khác.
3. Việc tặng thưởng
Giấy khen được tiến hành thường xuyên, kịp thời cho các cá nhân, tập thể hoàn
thành tốt nhiệm vụ ngay sau khi kết thúc đợt thi đua ngắn ngày, đợt thi đua
theo chuyên đề, hoặc hoàn thành một hạng mục công trình và do Thủ trưởng cơ
quan, đơn vị quản lý trực tiếp xem xét, quyết định tặng thưởng giấy khen.
Chương IV
THẨM QUYỀN QUYẾT
ĐỊNH, TRAO TẶNG; THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
Mục 1. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VÀ TRAO TẶNG
Điều 51. Thẩm quyền
Thẩm quyền quyết định
tặng thưởng và trao tặng các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng, các
danh hiệu vinh dự Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước thực
hiện theo quy định tại các Điều 77, 78, 79, 80 và 81 của Luật
Thi đua, Khen thưởng.
Điều 52. Lễ trao tặng
Lễ trao tặng danh
hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng, Huân chương, Huy chương, “Cờ thi đua của
Chính phủ” và ''Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ'' được thực hiện theo quy định
tại Nghị định số 154/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ quy định
“về nghi thức Nhà nước trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm; trao tặng và đón nhận
danh hiệu vinh dự nhà nước, Huân chương, Huy chương, “Cờ thi đua của Chính phủ”,
''Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” đảm bảo tổ chức trang trọng và tiết kiệm.
Mục 2. THỦ TỤC HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
Điều 53. Quy định chung về thủ tục trình khen thưởng
1. Cấp nào quản lý
về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quỹ lương thì cấp
đó có trách nhiệm khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng đối với các đối
tượng thuộc phạm vi quản lý.
2. Việc khen thưởng
đại biểu Quốc hội chuyên trách, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân
các cấp được thực hiện theo quy định sau:
a) Đại biểu Quốc hội
chuyên trách ở trung ương và các tập thể cơ quan của Quốc hội do Văn phòng Quốc
hội làm đầu mối tổng hợp hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ;
b) Đại biểu Quốc hội
chuyên trách ở địa phương và đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, tập thể Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Văn phòng Đoàn đại
biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tổng hợp hồ sơ, thủ tục trình Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khen thưởng hoặc trình cấp
trên khen thưởng.
3. Tập thể, cá
nhân làm chuyên trách công tác đảng, đoàn thể thực hiện theo nguyên tắc cấp nào
quản lý về tổ chức, cán bộ và quỹ lương thì cấp đó có trách nhiệm xét khen thưởng
hoặc trình cấp trên khen thưởng.
4. Việc xét tặng hoặc truy tặng “Huân chương Sao vàng”, "Huân
chương Hồ Chí Minh" cho cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản
lý do Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, kết luận.
5. Việc xét tặng
“Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh” cho tập thể do Ban Cán sự Đảng
Chính phủ xem xét, kết luận; trường hợp đặc biệt, Ban Cán sự Đảng Chính phủ báo
cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
6. Ban Tổ chức
Trung ương Đảng cho ý kiến về các nội dung quản lý cán bộ: quá trình công tác,
chức vụ và thời gian đảm nhận chức vụ, các hình thức khen thưởng và kỷ luật (nếu
có) đối với các trường hợp cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý đề nghị hình thức
khen thưởng từ Huân chương trở lên, danh hiệu Anh hùng và “Chiến sỹ Thi đua
toàn quốc”.
7. Ban thường vụ tỉnh
uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, Ban Cán sự Đảng, Đảng đoàn Bộ, ngành, đoàn
thể trung ương xem xét, cho ý kiến trước khi trình Thủ tướng Chính phủ:
a) Khen thưởng cho
các trường hợp cán bộ thuộc diện cấp uỷ Đảng quản lý;
b) Các hình thức
khen thưởng: ''Huân chương Sao vàng'', "Huân chương Hồ Chí Minh",
“Huân chương Độc lập” (các hạng), danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Thầy thuốc
nhân dân”, “Nghệ sỹ nhân dân”, “Nghệ nhân nhân dân”, danh hiệu “Chiến sỹ thi
đua toàn quốc”, danh hiệu “Anh hùng Lao động”, “Anh hùng Lực lượng vũ trang
nhân dân”;
c) Các hình thức
khen thưởng khác thực hiện theo quy định tại các văn bản có liên quan.
8. Đối với các hội
ở trung ương và địa phương:
a) Các hội là tổ chức
chính trị - xã hội - nghề nghiệp ở trung ương trình Thủ tướng Chính phủ khen
thưởng gồm: Hội có tổ chức Đảng đoàn, hoặc tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ khối
cơ quan Trung ương;
b) Các hội là
thành viên do Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam quyết định thành lập
do Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam khen thưởng hoặc trình cấp trên
khen thưởng;
c) Các hội nghề
nghiệp khác ở trung ương do Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực đó
khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng;
d) Các hội là tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp thuộc địa phương do Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khen thưởng hoặc trình cấp
trên khen thưởng.
9. Đối với các tổ
chức kinh tế ngoài quốc doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cấp nào quyết định cổ phần hoá, quyết định
thành lập hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho tổ chức đó thì cấp đó
trình khen thưởng.
Đối với các công
ty, tổng công ty nhà nước (đã cổ phần hóa) thuộc Bộ, ngành quản lý nhà nước do
Bộ, ngành đó khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng, kể cả các công ty, tổng
công ty đã chuyển giao phần vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn
nhà nước quản lý.
10. Các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng (trừ những đơn vị là thành viên thuộc
các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định
thành lập).
11. Đối với các
khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương nào, do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố đó khen thưởng
và trình cấp trên khen thưởng.
12. Cấp nào chủ
trì phát động các đợt thi đua theo chuyên đề, khi tổng kết lựa chọn các điển
hình, thì cấp đó khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng.
Bộ, Ban, ngành,
đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát động thi đua
theo chuyên đề, thi đua theo đợt chủ yếu sử dụng hình thức khen thưởng của cấp
mình; trường hợp thành tích xuất sắc, tiêu biểu có tác dụng đối với toàn quốc
thì đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen hoặc Thủ tướng Chính phủ đề nghị
Chủ tịch nước tặng Huân chương.
13. Việc lấy ý kiến
hiệp y khen thưởng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng cấp Nhà
nước và lấy ý kiến của các cơ quan chức năng có liên quan do Ban Thi đua - Khen
thưởng Trung ương thực hiện theo quy định tại khoản 15 Điều này.
14. Đối với các cơ
quan, đơn vị trung ương (đóng trên địa bàn địa phương) thuộc Bộ, ngành, đoàn thể
trung ương quản lý, những nội dung sau đây được thể hiện trong báo cáo thành
tích, không phải làm thủ tục hiệp y:
a) Việc chấp hành
chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
b) Tổ chức đảng,
đoàn thể trong sạch, vững mạnh, nội bộ đoàn kết, nhất trí;
c) Thực hiện chế độ
bảo hiểm cho công nhân và người lao động theo quy định của pháp luật;
d) Đảm bảo môi trường
trong quá trình sản xuất, kinh doanh và an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh an
toàn thực phẩm (ghi rõ trích lục văn bản và nội dung xác nhận của cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền).
15. Đối với các cơ
quan, đơn vị thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý (có hệ thống tổ
chức ngành dọc ở trung ương), khi trình các hình thức khen thưởng cấp nhà nước
phải lấy ý kiến hiệp y của Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương có chức năng quản
lý ngành và lĩnh vực đó bao gồm:
a) Đối tượng đề
nghị khen thưởng: về tổ chức là cấp trực thuộc trực tiếp Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và cá nhân là cấp trưởng của đơn vị cùng cấp;
b) Hình thức khen
thưởng phải lấy ý kiến hiệp y bao gồm: ''Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ'',
Huân chương các loại, danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, danh hiệu ''Anh
hùng Lao động'', danh hiệu ''Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân'';
c)
Khi có văn bản xin ý kiến của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương sau 15 ngày
kể từ khi nhận được văn bản đề nghị (tính theo dấu bưu điện), cơ quan được xin
ý kiến có trách nhiệm trả lời. Trường hợp không có ý kiến trả lời, tiếp sau 10
ngày Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương sẽ tiến hành các thủ tục trình khen
thưởng theo quy định.
16.
Đối với những đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước, khi trình các hình
thức khen thưởng cấp nhà nước cho đơn vị và Thủ trưởng đơn vị, phải có xác nhận
của cơ quan tài chính về những nội dung sau:
a) Xác nhận số tiền
thuế và các khoản thu khác thực tế đã nộp trong năm so với đăng ký;
b) Tỷ lệ % về số nộp
ngân sách nhà nước so với năm trước;
c) Đã nộp đủ, đúng
các loại thuế, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật và nộp đúng thời
hạn.
17. Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn
phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh án Toà án nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo cơ quan Trung ương của
các đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương chịu trách nhiệm về thủ tục và nội dung hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ.
18.
Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thẩm định hồ sơ khen thưởng và trình Thủ
tướng Chính phủ chậm nhất 15 ngày đối với các hồ sơ đủ điều kiện, 30 ngày đối với
các trường hợp phải có ý kiến hiệp y. Việc xem xét hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu
Anh hùng được thực hiện theo Quy chế của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung
ương.
19. Ban Thi đua -
Khen thưởng Trung ương hướng dẫn thực hiện về thủ tục và cấp trình khen thưởng
đối với các Tập đoàn kinh tế và Tổng Công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ
quyết định thành lập, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh.
20. Trong một năm,
không trình hai hình thức khen thưởng cấp nhà nước cho một đối tượng, trừ các
trường hợp khen thưởng thành tích đột xuất. Các trường hợp đề nghị tặng thưởng
Huân chương có tiêu chuẩn liên quan đến ''Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ'',
thì sau 2 năm được tặng ''Bằng khen Thủ tướng Chính phủ'' mới đề nghị xét tặng
Huân chương.
21.
Văn phòng Chính phủ tổng hợp hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày nhận được tờ trình của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương và hồ
sơ theo quy định. Văn phòng Chủ tịch nước trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định
khen thưởng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có văn bản đề nghị của Thủ tướng
Chính phủ và hồ sơ theo quy định.
22. Các hình thức
khen thưởng cấp nhà nước đối với các danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”,
“Anh hùng Lao động”, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” được lấy ý kiến
nhân dân trên Internet do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thực hiện.
Bộ Nội vụ (Ban Thi
đua - Khen thưởng Trung ương) chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên
quan quy định nội dung, hình thức lấy ý kiến nhân dân trên Cổng thông tin điện
tử của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
Điều 54. Thủ tục xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”
1. Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn
phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Thủ tướng Chính phủ
xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” qua Ban Thi đua - Khen thưởng
Trung ương. Bộ Nội vụ quy định thủ tục xét tặng danh hiệu ''Chiến sỹ thi đua
toàn quốc'' đối với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và
Kiểm toán Nhà nước.
Ban Thi đua - Khen
thưởng Trung ương thẩm định hồ sơ, lấy ý kiến hiệp y các trường hợp theo phân cấp
quản lý cán bộ và căn cứ tiêu chuẩn quy định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,
quyết định.
2. Danh hiệu “Chiến
sỹ thi đua toàn quốc” được xét tặng hàng năm. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ gửi
đến Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chậm nhất ngày 01 tháng 6 năm sau.
3.
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ gồm có:
a) Tờ trình kèm
theo danh sách đề nghị tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” (02 bản) của
Bộ, Ban, ngành, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) 01 bản báo cáo
thành tích và 01 bản tóm tắt thành tích của cá nhân đề nghị tặng danh hiệu “Chiến
sỹ thi đua toàn quốc”, có xác nhận của cấp trình Thủ tướng Chính phủ;
c) Báo cáo tóm tắt
về nội dung các đề tài, sáng kiến, kinh nghiệm, các giải pháp trong công tác và
quản lý đem lại hiệu quả thiết thực được Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ,
ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác nhận (02
bản);
d) Biên bản và kết
quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ, Ban, ngành, đoàn thể
trung ương, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các trường hợp đề nghị
Thủ tướng Chính phủ phong tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” phải có số
phiếu đồng ý của các thành viên Hội đồng từ 90% trở lên (02 bản).
Điều 55. Hồ sơ, thủ tục xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua các cấp và
danh hiệu thi đua khác
1.
Các danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương”, “Chiến
sỹ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ tiên tiến”, “Tập thể lao động
xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”
được xét tặng hàng năm. Thủ tục, hồ sơ xét tặng các danh hiệu trên đây do các Bộ,
ngành, đoàn thể trung ương và địa phương quy định cụ thể, phù hợp với quy định
tại Điều 84 Luật Thi đua, Khen thưởng.
2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định và hướng dẫn tiêu chuẩn
danh hiệu “Gia đình văn hóa”, ''Thôn văn hóa'', ''Làng văn hóa'', ''Bản văn
hóa'', ''Ấp văn hóa'', ''Tổ dân phố văn hóa''.
Căn cứ quy định của
Luật Thi đua, Khen thưởng và hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn cụ thể về tiêu
chuẩn xét tặng các danh hiệu “Gia đình văn hóa”, ''Thôn văn hóa'', ''Làng văn
hóa'', ''Bản văn hóa'', ''Ấp văn hóa'', ''Tổ dân phố văn hóa'', phù hợp với đặc
điểm cụ thể của từng địa phương.
Điều 56. Hồ sơ, thủ tục xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”
1. Hồ sơ đề nghị tặng
“Cờ thi đua của Chính phủ” do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ
tịch nước, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo cơ
quan Trung ương của các đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương trình Thủ tướng Chính phủ qua Ban Thi đua - Khen thưởng
Trung ương. Bộ Nội vụ quy định về hồ sơ, thủ tục xét tặng “Cờ thi đua của Chính
phủ” đối với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm
toán Nhà nước.
Chậm nhất ngày 30
tháng 4 năm sau, các Bộ, ngành, địa phương phải có tờ trình và hồ sơ đề nghị gửi
đến Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; riêng hệ thống giáo dục đào tạo quốc
dân trình chậm nhất vào ngày 30 tháng 11 hàng năm.
2. “Cờ thi đua của
Chính phủ” được xét tặng hàng năm.
3. Ban Thi đua -
Khen thưởng Trung ương thẩm định thành tích, hồ sơ và trình Thủ tướng Chính phủ.
4. Chính phủ uỷ
quyền cho Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”.
5.
Hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” gồm có:
a) Tờ trình kèm
theo danh sách tập thể được đề nghị “Cờ thi đua của Chính phủ” (02 bản) của Bộ,
Ban, ngành, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương;
b) 01 bản báo cáo
thành tích và 01 bản tóm tắt thành tích của tập thể được đề nghị “Cờ thi đua của
Chính phủ”, có xác nhận của cấp trình Thủ tướng Chính phủ;
c) Biên bản và kết
quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ, Ban, ngành, đoàn thể
trung ương, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (02 bản).
6. Trường hợp đề
nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” cho các đơn vị tiêu biểu là các Bộ, Ban,
ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Tập đoàn
kinh tế và Tổng công ty nhà nước được các cụm, khối thi đua suy tôn trong phong
trào thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức sẽ có hướng dẫn
riêng.
Điều 57. Hồ sơ, thủ tục xét tặng Huân chương các loại
1. Hồ sơ đề nghị tặng
Huân chương các loại do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc
hội, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, lãnh đạo cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Thủ tướng Chính phủ qua Ban Thi đua
- Khen thưởng Trung ương.
2. Ban Thi đua -
Khen thưởng Trung ương thẩm định hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xét, đề nghị
Chủ tịch nước quyết định.
3. Việc xét tặng
''Huân chương Sao vàng'', "Huân chương Hồ Chí Minh" được thực hiện
theo thông báo ý kiến của Bộ Chính trị về xét tặng thưởng Huân chương bậc cao.
4.
Hồ sơ đề nghị tặng thưởng Huân chương các loại gồm có:
a) Tờ trình của Bộ,
Ban, ngành, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (03 bản);
b) 01 bản báo cáo
thành tích và 02 bản báo cáo tóm tắt thành tích của các trường hợp đề nghị khen
thưởng, có ý kiến xác nhận của cấp trình Thủ tướng Chính phủ;
c) Biên bản và kết
quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ, Ban, ngành, đoàn thể
trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (03 bản).
5.
Hồ sơ đề nghị khen thưởng cho người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài gồm
03 bộ, mỗi bộ gồm có: tờ trình và bản báo cáo tóm tắt thành tích của cấp trình
Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp cá
nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng do có sáng kiến, phát minh, sáng chế, ứng
dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ và trong các lĩnh vực khác phải có
xác nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Điều 58. Hồ sơ, thủ tục xét tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”
1. Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo cơ quan Trung ương của các đoàn
thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình
Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng ''Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ'' qua Ban
Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Bộ Nội vụ quy định về hồ sơ, thủ tục xét tặng
“Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” đối với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao và Kiểm toán Nhà nước.
2. Hồ sơ đề nghị tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ gồm có:
a) Tờ trình của Bộ,
Ban, ngành, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (02 bản);
b) 01 bản báo cáo
thành tích và 01 bản báo cáo tóm tắt thành tích của các trường hợp đề nghị khen
thưởng, có ý kiến xác nhận của cấp trình Thủ tướng Chính phủ;
c) Biên bản và kết
quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ, Ban, ngành, đoàn thể
trung ương, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (02 bản).
3. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thẩm định hồ sơ, trình Thủ tướng
Chính phủ quyết định.
Điều 59. Hồ sơ, thủ tục xét tặng “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”
1. “Huân chương Đại
đoàn kết dân tộc” được xét tặng hàng năm vào dịp Quốc khánh 2 tháng 9 và ngày
thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất ngày 18 tháng 11.
2. Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc cấp tỉnh, thành phố có trách nhiệm xem xét, đề xuất trường hợp đủ tiêu
chuẩn, thông qua Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh xét; đối với các Bộ,
Ban, ngành, đoàn thể trung ương do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ, Ban,
ngành, đoàn thể trung ương xét. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, lãnh đạo cơ quan Trung ương của các
đoàn thể trình Thủ tướng Chính phủ.
Ban Thi đua - Khen
thưởng Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ.
Điều 60. Hồ sơ, thủ tục xét tặng Huy chương
1. “Huy chương
Quân kỳ quyết thắng”, “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”, “Huy chương Chiến sỹ vẻ
vang” các hạng được xét tặng 02 lần vào dịp 19 tháng 5 và Quốc khánh 2 tháng 9
hàng năm do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ qua Ban Thi đua
- Khen thưởng Trung ương.
“Huy chương Hữu
nghị” do Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Liên hiệp các Tổ chức hữu
nghị Việt Nam và các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương trình Thủ tướng Chính phủ qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung
ương.
2. Hồ sơ trình khen thưởng Huy chương gồm có:
a) Tờ trình của Bộ,
Ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (03 bản);
b) Bản danh sách
trích ngang của các trường hợp đề nghị khen thưởng Huy chương (03 bản).
Điều 61. Hồ sơ, thủ tục đơn giản
1. Các trường hợp
xét khen thưởng theo thủ tục đơn giản được thực hiện theo quy định tại Điều 85 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
2. Bộ trưởng, Thủ
trưởng ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét và
đề nghị khen thưởng ngay sau khi cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc,
đột xuất.
3. Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản gồm có:
a) Tờ trình
đề nghị của cấp Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (03 bản);
b) Bản tóm tắt
thành tích của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ hành động, thành tích, công
trạng để đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản (03 bản).
4. Trường hợp khen
thưởng đảm bảo bí mật an ninh quốc gia do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn
sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ.
Điều 62. Hồ sơ, thủ tục xét tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”
1. Hồ sơ đề nghị tặng
danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương trình Thủ tướng Chính phủ qua Ban Thi đua - Khen thưởng
Trung ương.
2. Bộ Nội vụ (Ban
Thi đua - Khen thưởng Trung ương) chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu
“Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.
Việc tặng hoặc
truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được tiến hành hàng năm nhân dịp
kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 tháng 12.
Điều 63. Hồ sơ, thủ tục xét tặng danh hiệu “Tỉnh anh hùng”, “Thành phố
anh hùng”, danh hiệu “Anh hùng Lao động”, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân
dân”
1. Hồ sơ đề nghị tặng
danh hiệu “Tỉnh anh hùng”, “Thành phố anh hùng”, “Anh hùng Lao động”, “Anh hùng
Lực lượng vũ trang nhân dân” (sau đây gọi tắt là danh hiệu Anh hùng) do Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn
phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Chánh án
Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm
toán Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương trình Thủ tướng Chính phủ qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
2. Trên cơ sở đề
nghị của các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, ý kiến đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương và của
cơ quan chức năng có liên quan, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thẩm định,
trình Thủ tướng Chính phủ.
3. Hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu Anh hùng gồm có:
a) Tờ trình của
các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(có ý kiến nhất trí đề nghị bằng văn bản của cấp uỷ Đảng cùng cấp);
b) Báo cáo thành
tích của các đối tượng được đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng có xác nhận của
cấp trình Thủ tướng Chính phủ;
c) Biên bản và kết
quả bỏ phiếu kín đề nghị tặng danh hiệu Anh hùng của Hội đồng Thi đua - Khen
thưởng cấp Bộ, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương. Các trường hợp trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước phong tặng
danh hiệu Anh hùng phải có số phiếu đồng ý của các thành viên Hội đồng từ 90%
trở lên.
4. Hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu Anh hùng quy định tại khoản 3 Điều này
gồm 03 bộ bản chính và 20 bộ photocopy.
Điều 64. Hồ sơ, thủ tục xét tặng danh hiệu “Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ
sĩ, Nghệ nhân”
Danh hiệu “Nhà
giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú”, “Nghệ
sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú” được gọi tắt
là danh hiệu “Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sỹ, Nghệ nhân” nhân dân, ưu tú.
1. Danh hiệu “Nhà
giáo, Thầy thuốc, Nghệ sĩ, Nghệ nhân” nhân dân, ưu tú do Hội đồng cấp nhà nước
của các danh hiệu nêu trên xét, trình Thủ tướng Chính phủ qua Ban Thi đua -
Khen thưởng Trung ương.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (danh hiệu Nhà giáo), Bộ Y tế (danh hiệu Thầy
thuốc), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (danh hiệu Nghệ sĩ), Bộ Công thương
(danh hiệu Nghệ nhân) phối hợp với Bộ Nội vụ, hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn,
quy trình, thủ tục hồ sơ, trình các danh hiệu nêu trên.
3. Ban Thi đua -
Khen thưởng Trung ương tổng hợp hồ sơ thủ tục, trình Thủ tướng Chính phủ.
4. Hồ sơ trình các danh hiệu “Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sĩ, Nghệ nhân”
nhân dân, ưu tú gồm 03 bộ, mỗi bộ gồm có:
a) Tờ trình của Hội
đồng cấp nhà nước (kèm theo danh sách);
b) Tóm tắt thành
tích cá nhân, có xác nhận của Hội đồng cấp Nhà nước;
c) Biên bản và kết
quả bỏ phiếu kín của Hội đồng cấp Nhà nước.
5. Danh hiệu “Nhà
giáo, Thầy thuốc, Nghệ sĩ, Nghệ nhân” nhân dân, ưu tú do Hội đồng cấp Nhà nước
xét, trình Thủ tướng Chính phủ 2 năm một lần.
Điều 65. Hồ sơ, thủ tục xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” và “Giải thưởng
Nhà nước”
1. “Giải thưởng Hồ
Chí Minh” và “Giải thưởng Nhà nước” do Hội đồng cấp Nhà nước về lĩnh vực khoa học,
công nghệ và Hội đồng cấp Nhà nước về lĩnh vực văn học, nghệ thuật xét, trình
Thủ tướng Chính phủ qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
2. Ban Thi đua -
Khen thưởng Trung ương tổng hợp hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ.
3. “Giải thưởng Hồ
Chí Minh” xét và công bố 5 năm một lần, “Giải thưởng Nhà nước” xét và công bố 2
năm một lần vào dịp Quốc khánh 2 tháng 9.
4. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ gồm 03 bộ, mỗi bộ gồm có:
a) Tờ trình của Hội
đồng cấp Nhà nước;
b) Báo cáo thành
tích và các văn bản, tư liệu của tác giả có liên quan đến công trình, tác phẩm,
cụm công trình, cụm tác phẩm, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
c) Biên bản và kết
quả bỏ phiếu kín của Hội đồng giải thưởng cấp nhà nước.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì,
phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng
“Giải thưởng Hồ Chí Minh” và “Giải thưởng Nhà nước”.
Điều 66. Tổ chức tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho cá nhân và
tổ chức
Việc tổ chức tôn
vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho cá nhân, tổ chức được thực hiện theo quy
định của Thủ tướng Chính phủ.
Chương V
QUỸ THI ĐUA KHEN
THƯỞNG
Mục 1. LẬP, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
Điều 67. Nguồn và mức trích quỹ
1. Quỹ thi đua, khen
thưởng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước được hình thành từ nguồn
ngân sách nhà nước với mức tối đa bằng 20% tổng quỹ tiền lương theo ngạch, bậc
của cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và tiền công được duyệt cả năm
và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài và các nguồn
thu hợp pháp khác.
2. Quỹ thi đua
khen thưởng của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được hình thành từ nguồn ngân sách
nhà nước hàng năm với mức tối đa bằng 1,0% chi ngân sách thường xuyên đối với mỗi
cấp ngân sách thuộc các tỉnh đồng bằng, thành phố và mức trích tối đa bằng 1,5%
chi ngân sách thường xuyên đối với mỗi cấp ngân sách thuộc các tỉnh miền núi,
trung du, Tây Nguyên, vùng sâu, vùng xa và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức
trong nước, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác.
3. Quỹ thi đua,
khen thưởng của tổ chức chính trị, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và tổ chức chính trị - xã hội được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước (căn cứ tính
chất hoạt động của từng tổ chức, Bộ Tài chính thống nhất tỷ lệ cấp hàng năm) và
từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, ngoài nước và các nguồn thu
hợp pháp khác.
4. Đối với các tổ
chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp do các tổ chức
này tự quyết định từ nguồn khả năng tài chính của mình và từ nguồn đóng góp của
cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài và từ các nguồn thu hợp pháp khác.
5. Quỹ thi đua,
khen thưởng của các doanh nghiệp nhà nước được trích từ quỹ thi đua, khen thưởng
của đơn vị theo quy định tại Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm
2009 của Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước
và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác và nguồn đóng góp của cá
nhân tổ chức trong nước, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác.
6. Việc thành lập,
quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (trừ các doanh nghiệp nhà nước
quy định tại khoản 5 Điều này) được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
7. Quỹ thi đua,
khen thưởng của các hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hợp
tác xã vận tải, hợp tác xã xây dựng, hợp tác xã nghề cá, nghề muối và trong các
lĩnh vực khác được trích từ quỹ không chia của hợp tác xã (mức trích do hợp tác
xã quyết định) và nguồn đóng góp của các cá nhân, tổ chức trong nước, ngoài nước
và các nguồn thu hợp pháp khác.
Điều 68. Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng
1. Quỹ thi đua,
khen thưởng được sử dụng để:
a) Chi cho in ấn
giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, làm các kỷ niệm chương, huy hiệu, cờ thi
đua, khung bằng khen;
b) Chi tiền thưởng
hoặc tặng phẩm lưu niệm cho các cá nhân, tập thể;
c) Ban Thi đua -
Khen thưởng Trung ương chi các khoản kinh phí để in ấn bằng, làm khung bằng, cờ,
Huân chương, Huy chương đối với các hình thức khen thưởng do Thủ tướng Chính phủ
và Chủ tịch nước Quyết định khen thưởng từ nguồn ngân sách nhà nước;
d) Trích 20% trong
tổng Quỹ thi đua, khen thưởng của từng cấp để chi cho công tác tổ chức, chỉ đạo
các phong trào thi đua.
2. Cá nhân, tập thể
được khen thưởng ngoài việc được công nhận các danh hiệu thi đua, Cờ Thi đua,
danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước; tặng
thưởng Huân chương, Huy chương, Bằng khen, Kỷ niệm chương, Giấy khen kèm theo
khung bằng; còn được thưởng tiền hoặc hiện vật có giá trị tương đương quy định
tại các Điều 71, 72, 73, 75 và 76 Nghị định này theo nguyên tắc:
a) Danh hiệu thi
đua, hình thức khen thưởng cao hơn thì mức tiền thưởng cao hơn;
b) Trong cùng một
hình thức, cùng một mức khen, mức tiền thưởng đối với tập thể cao hơn mức tiền
thưởng đối với cá nhân;
c) Trong cùng một
thời điểm, cùng một đối tượng khen thưởng nếu đạt được các danh hiệu thi đua và
hình thức khen thưởng khác nhau, thì được nhận tiền thưởng (hoặc tặng phẩm kèm
theo) đối với mỗi danh hiệu và hình thức khen thưởng có mức thưởng cao nhất;
d) Trong cùng một thời
điểm, một đối tượng đạt nhiều danh hiệu thi đua, các danh hiệu đó có thời gian
để đạt được thành tích khác nhau thì được nhận tiền thưởng của các danh hiệu.
3. Người Việt Nam ở
nước ngoài, cá nhân tập thể người nước ngoài, được khen các danh hiệu thi đua,
các hình thức khen thưởng và kèm theo tặng phẩm lưu niệm.
Điều 69. Quản lý quỹ thi đua, khen thưởng
1. Quỹ thi đua,
khen thưởng của cấp nào do cơ quan thi đua, khen thưởng cấp đó quản lý; nguồn
trích, tỷ lệ và mức trích trên cơ sở dự toán kế hoạch; việc quyết toán căn cứ số
chi thực tế theo đúng chế độ, chính sách quy định.
2. Thủ trưởng cơ
quan cấp nào ra quyết định khen thưởng thì cấp đó chịu trách nhiệm chi tiền thưởng
từ nguồn tiền thưởng do cấp mình quản lý.
Các tập thể, cá
nhân thuộc Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, địa phương được Thủ tướng Chính
phủ, Chủ tịch nước quyết định khen thưởng thì Bộ, Ban, ngành, đoàn thể, địa
phương đó có trách nhiệm chi thưởng từ ngân sách nhà nước của cấp mình và hạch
toán chi thành mục riêng.
Mục 2. MỨC TIỀN THƯỞNG VÀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI
Điều 70. Cách tính tiền thưởng
1. Tiền thưởng cho
tập thể, cá nhân được khen thưởng được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu
chung do Chính phủ quy định đang có hiệu lực vào thời điểm ban hành quyết định
công nhận các danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự Nhà nước hoặc quyết định
khen thưởng.
2. Tiền thưởng sau
khi nhân với hệ số mức lương tối thiểu chung được làm tròn số lên hàng chục
ngàn đồng tiền Việt Nam.
Điều 71. Danh hiệu thi đua
1. Đối với cá
nhân:
a) Danh hiệu “Chiến
sĩ thi đua toàn quốc” được tặng Bằng, Huy hiệu và được thưởng 4,5 lần mức lương
tối thiểu chung;
b) Danh hiệu “Chiến
sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương” được tặng giấy chứng nhận,
huy hiệu và được thưởng 3,0 lần mức lương tối thiểu chung;
c) Danh hiệu “Chiến
sĩ thi đua cơ sở” được thưởng 1,0 lần mức lương tối thiểu chung;
d) Danh hiệu “Lao
động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” được thưởng 0,3 lần mức lương tối thiểu
chung.
2. Đối với tập thể:
a) Danh hiệu “Tập
thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng” được tặng Giấy chứng nhận và được
thưởng 1,5 lần mức lương tối thiểu chung;
b) Danh hiệu “Tập
thể Lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” được tặng Giấy chứng nhận và được
thưởng 0,8 lần mức lương tối thiểu chung;
c) Danh hiệu “Gia
đình văn hóa” được cấp giấy chứng nhận (trường hợp tiêu biểu được kèm theo tiền
thưởng 0,1 lần mức lương tối thiểu chung);
d) Danh hiệu “Thôn
văn hoá”, “Làng văn hoá”, “Ấp văn hoá”, “Bản văn hoá”, “Tổ dân phố văn hoá” được
tặng giấy chứng nhận và được thưởng 1,5 lần mức lương tối thiểu chung;
đ) Danh hiệu “Cờ
thi đua của Chính phủ” được tặng cờ và được thưởng 24,5 lần mức lương tối thiểu
chung;
e) Danh hiệu “Cờ
thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương” được tặng cờ và được thưởng
15,5 lần mức lương tối thiểu chung.
Điều 72. Huân chương các loại
1. Cá nhân được tặng
hoặc truy tặng huân chương các loại được tặng Bằng, Huân chương kèm theo mức tiền
thưởng như sau:
a) “Huân chương
Sao vàng”: 46,0 lần mức lương tối thiểu chung;
b) “Huân chương Hồ
Chí Minh”: 30,5 lần mức lương tối thiểu chung;
c) “Huân chương Độc
lập” hạng nhất, “Huân chương Quân công” hạng nhất: 15,0 lần mức lương tối thiểu
chung;
d) “Huân chương Độc
lập” hạng nhì, “Huân chương Quân công” hạng nhì: 12,5 lần mức lương tối thiểu
chung;
đ) “Huân chương Độc
lập” hạng ba, “Huân chương Quân công” hạng ba: 10,5 lần mức lương tối thiểu
chung;
e) “Huân chương
Lao động” hạng nhất, ''Huân chương Chiến công'' hạng nhất, “Huân chương Bảo vệ
Tổ quốc” hạng nhất: 9,0 lần mức lương tối thiểu chung;
g) “Huân chương
Lao động” hạng nhì, ''Huân chương Chiến công'' hạng nhì, “Huân chương Bảo vệ Tổ
quốc” hạng nhì, “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”: 7,5 lần mức lương tối thiểu
chung;
h) “Huân chương
Lao động” hạng ba, ''Huân chương Chiến công'' hạng ba, “Huân chương Bảo vệ Tổ
quốc” hạng ba và “Huân chương Dũng cảm”: 4,5 lần mức lương tối thiểu chung.
2. Tập thể được tặng
thưởng Huân chương các loại, được tặng thưởng Bằng, Huân chương kèm theo mức tiền
thưởng gấp 2 lần mức tiền thưởng đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 73. Danh hiệu vinh dự nhà nước
1. Bà mẹ được tặng
hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” được tặng Huy hiệu, Bằng
danh hiệu và được thưởng: 15,5 lần mức lương tối thiểu chung.
2. Cá nhân được tặng
hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao
động” được tặng Bằng, Huy hiệu Anh hùng và được thưởng: 15,5 lần mức lương tối
thiểu chung.
Tập thể được tặng
danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” được tặng
Bằng, Huy hiệu và kèm theo mức tiền thưởng gấp 2 lần mức tiền thưởng đối với cá
nhân.
3. Cá nhân được
phong tặng danh hiệu: “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, “Thầy thuốc nhân
dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”, “Nghệ nhân nhân
dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được tặng thưởng Huy hiệu, Bằng khen và mức tiền thưởng
đối với danh hiệu “nhân dân” là: 12,5 lần mức lương tối thiểu chung; danh hiệu
“ưu tú” là: 9,0 lần mức lương tối thiểu chung.
Điều 74. “Giải thưởng Hồ Chí Minh” và “Giải thưởng Nhà nước”
1. “Giải thưởng Hồ
Chí Minh” và “Giải thưởng Nhà nước” về khoa học và công nghệ được cấp Bằng và
tiền thưởng do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ
(Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ quyết
định.
2. “Giải thưởng Hồ
Chí Minh” và “Giải thưởng Nhà nước” về văn học nghệ thuật được tặng thưởng Bằng
và tiền thưởng do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Tài chính và
Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) thống nhất trình Thủ tướng
Chính phủ quyết định.
Điều 75. Bằng khen, Giấy khen
1. Đối với cá
nhân:
a) “Bằng khen của
Thủ tướng Chính phủ” được tặng Bằng và được thưởng 1,5 lần mức lương tối thiểu
chung;
b) “Bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương” được tặng Bằng
và được thưởng 1,0 lần mức lương tối thiểu chung;
c) Cá nhân được tặng
giấy khen quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 74 Luật
Thi đua, Khen thưởng được kèm theo mức tiền thưởng 0,3 lần mức lương tối
thiểu chung;
d) Cá nhân được tặng
Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được kèm theo mức tiền thưởng
0,15 lần mức lương tối thiểu chung.
2. Đối với tập thể:
a) “Bằng khen của
Thủ tướng Chính phủ”, “Bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương” được
tặng Bằng và được thưởng gấp 2 lần mức tiền thưởng đối với cá nhân quy định tại
các điểm a, b khoản 1 Điều này.
b) Tập thể được tặng
giấy khen các cấp được kèm theo tiền thưởng gấp 2 lần tiền thưởng đối với cá
nhân quy định tại các điểm c, d khoản 1 Điều này.
Điều 76. Huy chương, Kỷ niệm chương
1. Cá nhân được tặng
Huy chương các loại, được tặng Bằng, Huy chương và được thưởng 1,5 lần mức
lương tối thiểu chung.
2. Cá nhân được tặng
Kỷ niệm chương của Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương được tặng Giấy chứng nhận,
Kỷ niệm chương và được thưởng không quá 0,6 lần mức lương tối thiểu chung.
Điều 77. Các quyền lợi khác
Cá nhân được tặng
danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương”, danh hiệu
“Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, được tặng Huân chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước,
''Giải thưởng Hồ Chí Minh'', ''Giải thưởng Nhà nước'', ngoài việc được khen thưởng
theo quy định của Nghị định này, được ưu tiên xét lên lương sớm trước thời hạn,
ưu tiên cử đi nghiên cứu, học tập, công tác, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ ở trong nước và nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
Chương VI
QUYỀN, NGHĨA VỤ
CỦA CÁ NHÂN, TẬP THỂ; HÀNH VI VI PHẠM, XỬ LÝ VI PHẠM; KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG; TƯỚC VÀ PHỤC HỒI DANH HIỆU
Điều 78. Quyền của cá nhân, tập thể trong thi đua, khen thưởng
1. Được tham gia
các phong trào thi đua do Nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động.
2. Được đề nghị
xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật.
3. Có quyền góp ý
hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng cho cá
nhân, tập thể có đủ thành tích và tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
4. Đề nghị cấp có
thẩm quyền không xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng, thu hồi các danh hiệu,
hình thức khen thưởng đã được tặng hoặc khen thưởng không đúng tiêu chuẩn,
không đúng thủ tục do pháp luật quy định.
Điều 79. Nghĩa vụ của cá nhân, tập thể trong thi đua, khen thưởng
1. Nghiêm chỉnh chấp
hành các quy định của pháp luật, của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác
thi đua, khen thưởng.
2. Không góp ý
mang tính xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tập thể được dự kiến xét tặng
danh hiệu, hình thức khen thưởng hoặc đã được tặng danh hiệu, hình thức khen
thưởng.
3. Từ chối nhận
danh hiệu hoặc hình thức khen thưởng không xứng đáng với thành tích và không
đúng tiêu chuẩn, thủ tục do pháp luật quy định.
Điều 80. Hành vi vi phạm và hình thức xử lý đối với cá nhân, tập thể được
khen thưởng
Hành vi vi phạm của
cá nhân hoặc tập thể được khen thưởng:
a) Vi phạm các khoản 3 và 4 Điều 14 của Luật Thi đua, Khen thưởng;
b) Cố tình che dấu
hành vi vi phạm chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước để đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng;
c) Dùng tiền, các
lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác nhằm mua chuộc người, cơ quan có thẩm quyền
khen thưởng để được khen thưởng;
d) Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào công tác khen thưởng.
2. Hình thức xử lý
đối với cá nhân, tập thể có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Bị huỷ bỏ quyết định khen thưởng và bị thu hồi hiện vật, tiền thưởng
đã nhận;
b) Tuỳ theo tính
chất, mức độ của hành vi vi phạm, người vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành
chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật;
c) Tuỳ theo tính
chất, mức độ của hành vi vi phạm, người đứng đầu tập thể có hành vi vi phạm khoản
1 Điều này bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
d) Cơ quan có thẩm
quyền công bố trên phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm và hình
thức xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tập thể quy định
tại các điểm a, b và c khoản này.
Điều 81. Hành vi vi phạm và hình thức xử lý đối với người và cơ quan có
thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định khen
thưởng
1. Hành vi vi phạm
của người hoặc tập thể có thẩm quyền trong quá trình thực hiện thủ tục và quyết
định khen thưởng:
a) Xác nhận sai sự
thật về thành tích của cá nhân, tập thể;
b) Làm giả hồ sơ,
giấy tờ cho người khác để đề nghị khen thưởng;
c) Nhận tiền, các
lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác để khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp
có thẩm quyền khen thưởng;
d) Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để ra quyết định khen thưởng trái pháp luật;
đ) Không thực hiện
đúng quy trình, thủ tục xét khen thưởng theo quy định tại Nghị định này và các
văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Hình thức xử lý
đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này:
Cá nhân, tổ chức
có hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị
xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây
thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 82. Khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng
1. Cá nhân, tổ chức
có quyền khiếu nại về:
a) Nhận xét sai sự
thật của cấp có thẩm quyền đối với thành tích và khuyết điểm của mình trong hồ
sơ, thủ tục, trình cấp có thẩm quyền xét khen thưởng;
b) Cá nhân, cấp có
thẩm quyền thực hiện không đúng thủ tục, quy trình trình cấp có thẩm quyền khen
thưởng.
2. Cá nhân có quyền
tố cáo cấp có thẩm quyền về:
a) Hành vi vi phạm
Điều 14 Luật Thi đua, Khen thưởng;
b) Quyết định khen
thưởng cho cá nhân, tập thể không đúng tiêu chuẩn, không đúng quy định của pháp
luật;
Hành vi trù dập cá
nhân của cấp có thẩm quyền.
3. Hình thức khiếu
nại, tố cáo:
a) Trực tiếp gặp
người, cơ quan có thẩm quyền khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng;
b) Gửi văn bản đến
người, cơ quan có thẩm quyền khen thưởng.
Điều 83. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua,
khen thưởng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 84. Thủ tục, hồ sơ tước hoặc phục hồi danh hiệu
1. Cá nhân được tặng
thưởng danh hiệu: “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân
dân”, “Anh hùng Lao động”, “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, “Thầy thuốc
nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”, “Nghệ nhân
nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” mà vi phạm pháp luật, bị toà án xét xử bằng hình
thức từ phạt tù nhưng cho hưởng án treo trở lên và bản án đã có hiệu lực pháp
luật thì bị tước danh hiệu.
2. Căn cứ quyết định
đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương,
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã trình khen thưởng cho các trường hợp
vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này, sau 30 ngày kể từ ngày bản
án có hiệu lực pháp luật, có trách nhiệm làm các thủ tục trình Thủ tướng Chính
phủ đề nghị Chủ tịch nước ra quyết định tước danh hiệu vinh dự nhà nước.
Hồ sơ đề nghị tước
danh hiệu vinh dự nhà nước gồm có:
a) Tờ trình Thủ tướng
Chính phủ của cấp Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
b) Báo cáo tóm tắt
nội dung vi phạm pháp luật và bản án hoặc quyết định của Tòa án.
3. Trường hợp bị
xét xử oan, sai được cơ quan có thẩm quyền minh oan, sửa sai thì cá nhân được
phục hồi và trao lại danh hiệu đã bị tước.
Hồ sơ đề nghị phục
hồi và trao lại danh hiệu vinh dự nhà nước gồm có:
a) Tờ trình Thủ tướng
Chính phủ của cấp Bộ, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
b) Báo cáo tóm tắt
nội dung thuyết minh, giải trình và ý kiến của cơ quan có thẩm quyền.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 85. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2010 và thay thế Nghị định số
121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
2. Bãi bỏ những quy
định trước đây trái với Nghị định này.
3. Bộ trưởng Bộ Nội
vụ quy định việc thực hiện Nghị định này. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương
giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện Nghị định
này.
4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Nội vụ xây dựng, ban hành thông tư
liên tịch quy định các chức danh tương đương trong Quân đội nhân dân và Công an
nhân dân để xét khen thưởng cho các cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
5. Căn cứ Luật Thi
đua, Khen thưởng và Nghị định này, tổ chức chính trị, Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước tổ chức thực hiện công tác thi đua,
khen thưởng ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
6. Các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị
và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính QG;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TCCV (10b). N
|
TM.
CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|