Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 39-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 18/05/1994 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 39-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 1994

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 39-CP NGÀY 18-5-1994 VỀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA KIỂM LÂM 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Chương VII Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 12 tháng 8 năm 1991;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,

NGHỊ ĐỊNH:

I- HỆ THỐNG TỔ CHỨC KIỂM LÂM

Điều 1.- Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách thừa hành pháp luật về quản lý rừng và bảo vệ rừng được tổ chức từ Trung ương đến huyện.

Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp chịu trách nhiệm trước Chính phủ lãnh đạo, quản lý thống nhất lực lượng Kiểm lâm về tổ chức, biên chế, kinh phí, trang bị kỹ thuật, nghiệp vụ, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý rừng bảo vệ rừng trong phạm vi cả nước.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) chịu trách nhiệm trước Chính phủ trực tiếp quản lý toàn diện và chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của lực lượng Kiểm lâm ở địa phương, bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh pháp luật về rừng và việc quản lý, bảo vệ, sử dụng phát triển tốt tài nguyên rừng ở địa phương.

Điều 2.- Hệ thống tổ chức Kiểm lâm gồm có:

a) Ở Trung ương: Cục Kiểm lâm trực thuộc Bộ Lâm nghiệp.

b) Ở tỉnh nơi có rừng: Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh.

c) Ở huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (say đây gọi chung là huyện) nơi có rừng: Hạt Kiểm lâm trực thuộc Chi cục Kiểm lâm.

Ở các đầu mối giao lưu lâm sản quan trọng (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt) và những trung tâm chế biến, tiêu thụ lâm sản, khi cần thiết được thành lập Hạt Phúc kiểm lâm sản trực thuộc Chi cục Kiểm lâm. Việc thành lập, giải thể và quy định nhiệm vụ của Hạt Phúc kiểm lâm sản do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định sau khi thoả thuận với Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp.

Cơ quan Kiểm lâm các cấp có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.

Điều 3.-

a) Cục Kiểm lâm do Cục trưởng phụ trách, có một đến hai Phó Cục trưởng giúp việc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Cục trưởng, Phó cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp quyết định.

b) Chi cục Kiểm lâm do Chi cục trưởng phụ trách, có một đến hai Phó Chi cục trưởng giúp việc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chi cục trưởng do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định sau khi có sự thoả thuận của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Chi cục trưởng do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định.

c) Hạt Kiểm lâm, Hạt Phúc kiểm lâm sản do Hạt trưởng phụ trách, có một đến hai Phó Hạt trưởng giúp việc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng do Chi cục trưởng Kiểm lâm quyết định sau khi có sự thoả thuận của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.

II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN VÀ VIÊN CHỨC KIỂM LÂM

Điều 4.- Cục Kiểm lâm là cơ quan tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quản lý rừng và bảo vệ rừng trong phạm vi cả nước, đồng thời là cơ quan chỉ đạo chuyên ngành về chuyên môn, nghiệp vụ và thừa hành pháp luật, đấu tranh ngăn chặn các hành vi phạm pháp luật về quản lý rừng và bảo vệ rừng. Cục Kiểm lâm có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Theo dõi việc thi hành pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ về quản lý rừng bảo vệ rừng, quản lý lưu thông lâm sản. Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp những chủ trương, biện pháp cần thiết để thực hiện tốt pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ trong lĩnh vực này.

2. Xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp để Bộ ban hành hoặc trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ, quy tắc, quy chế, biển báo, mẫu biểu pháp lý cần thiết thuộc lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các văn bản quy định đó.

3. Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp việc tổ chức quản lý, bảo vệ các hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất. Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thực hiện việc quản lý, bảo vệ các hệ thống rừng nói trên và các khu rừng chưa giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp.

4. Phát hiện và đề xuất để Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp thực hiện thẩm quyền kiến nghị, đình chỉ thi hành những văn bản quy định của các cơ quan, tổ chức, địa phương, có nội dung trái pháp luật và các quy định của Bộ về quản lý và bảo vệ rừng.

5. Hướng dẫn, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động toàn dân tham gia bảo vệ và xây dựng vốn rừng, xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng, đấu tranh ngăn chặn mọi hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.

6. Chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý theo thẩm quyền các vụ vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và lưu thông lâm sản.

7. Quản lý tổ chức, biên chế, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng Kiểm lâm trong cả nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp.

Điều 5.- Chi cục Kiểm lâm là cơ quan tham mưu giúp Uỷ ban Nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quản lý rừng và bảo vệ rừng ở địa phương, đồng thời là cơ quan thừa hành pháp luật về quản lý rừng và bảo vệ rừng, Chi cục Kiểm lâm có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Nắm tình hình tài nguyên rừng, việc quản lý rừng, bảo vệ rừng ở địa phương. Đề xuất với Uỷ ban Nhân dân tỉnh Kế hoạch, biện pháp tổ chức chỉ đạo thực hiện việc quản lý, bảo vệ tốt tài nguyên rừng và lâm sản ở địa phương.

2. Tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ, quy chế, quy tắc của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản ở địa phương.

3. Trực tiếp chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm, Hạt Phúc Kiểm lâm sản thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, tuần tra rừng; kiểm tra, thanh tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản ở địa phương.

4. Quản lý những diện tích rừng ở địa phương chưa giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng.

5. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục về quản lý, bảo vệ rừng và vận động nhân dân bảo vệ, phát triển vốn rừng. Hướng dẫn, chỉ đạo việc xây dựng lực lượng và hoạt động của lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở.

6. Quản lý tổ chức, biên chế, kinh phí, trang bị, bồi dưỡng nghiệp vụ và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho lực lượng Kiểm lâm ở địa phương theo hướng dẫn của Bộ Lâm nghiệp.

7. Phát hiện và đề xuất với Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh xử lý những quy định của các cấp chính quyền và các cơ quan trong tỉnh có những nội dung trái pháp luật và các quy định của Nhà nước về quản lý rừng và bảo vệ rừng.

8. Phối hợp với Uỷ ban Nhân dân huyện xây dựng phương án, kế hoạch quản lý rừng, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện và chỉ đạo thực hiện tốt các phương án, kế hoạch đó.

Điều 6.- Viên chức Kiểm lâm khi thừa hành nhiệm vụ quản lý rừng và bảo vệ rừng phải tuân theo pháp luật, thực hiện đúng chức năng, quyền hạn được giao; phải mặc đồng phục, mang phù hiệu, cấp hiệu và biển hiệu Kiểm lâm.

Điều 7.- Viên chức Kiểm lâm khi làm nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về bảo vệ rừng có quyền:

a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp tình hình, số liệu, tài liệu cần thiết có liên quan đến việc kiểm tra, thanh tra.

b) Khi thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý rừng bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, được kiểm tra hiện trường (kể cả ở bến cảng, nhà ga, trên các phương tiện vận chuyển, nhà tư nhân, trong cơ quan, xí nghiệp, đơn vị).

c) Trong trường hợp phát hiện những hoạt động của tổ chức, cá nhân có nguy cơ trực tiếp gây cháy rừng, tàn phá rừng, gây ô nhiễm nặng môi trường rừng thì được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đó tạm đình chỉ những hoạt động đó và báo cáo ngay lên cấp có thẩm quyền giải quyết.

d) Được quyền yêu cầu người điều khiển các phương tiện vận tải đang chuyên chở lâm sản trên đường thuỷ, đường bộ dừng lại để kiểm soát lâm sản.

e) Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm các cấp được quyền yêu cầu chính quyền địa phương huy động nhân lực, phương tiện cần thiết để kịp thời chữa cháy, diệt trừ dịch sâu bệnh hại rừng, ngăn chặn các hành vi khác tàn phá, huỷ hoại tài nguyên rừng và xử lý kịp thời các vi phạm theo thẩm quyền được giao.

g) Trong trường hợp cần thiết được sử dụng vũ khí và các phương tiện chuyên dùng theo quy định của pháp luật.

Điều 8.- Thẩm quyền xử phạt của viên chức Kiểm lâm.

a) Được xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định tại Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính và Nghị định số 14-CP ngày 5-12-1992 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng.

b) Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm các cấp được khởi tố, điều tra hình sự trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng theo quy định tại Điều 93 Bộ Luật Tố tụng hình sự và Điều 29 Pháp lệnh Tổ chức điều tra đối với các hành vi phạm tội quy định tại Điều 181, 194 và 216 của Bộ Luật hình sự.

Điều 9.- Viên chức Kiểm lâm hoặc tổ chức Kiểm lâm lợi dụng chức quyền làm sai pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước thì bị xử lý theo pháp luật.

III. BIÊN CHẾ, KINH PHÍ VÀ CHẾ ĐỘ TRANG BỊ CỦA KIỂM LÂM

Điều 10.- Biên chế và kinh phí cho trang bị, hoạt động của Kiểm lâm thuộc biên chế, kinh phí sự nghiệp do Ngân sách Nhà nước đài thọ.

Điều 11.- Kiểm lâm được trang bị đồng phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, cờ hiệu, vũ khí và các phương tiện chuyên dùng cần thiết khác.

a) Đồng phục của Kiểm lâm có loại mùa đông và loại mùa hè may theo kiểu và mầu thống nhất; có mũ mềm và mũ lưỡi trai.

b) Phù hiệu Kiểm lâm gắn trên mũ phía trước. Phù hiệu làm bằng kim loại, hình tròn, đường kính 32 mm, có chữ "Kiểm lâm" nằm ở trong phù hiệu có hình lá cây và ngôi sao nhỏ năm cánh dập nổi.

c) Cấp hiệu Kiểm lâm: Có hai loại gắn ở ve áo và ở cầu vai áo. Cấp hiệu Kiểm lâm nền mầu xanh lá cây và được phân biệt theo cấp bậc Kiểm lâm.

d) Biển hiệu Kiểm lâm gắn ở phía trên nắp túi áo ngực bên trái. Biển hiệu có dán ảnh, ghi rõ họ, tên, số hiệu của viên chức Kiểm lâm và tên đơn vị.

e) Cờ hiệu Kiểm lâm mầu xanh lá cây, hình tam giác cân có hai cạnh dài, giữa cờ có phù hiệu Kiểm lâm.

Kèm theo Nghị định này có bản Phụ lục thuyết minh cụ thể phù hiệu, cấp bậc, biển hiệu, cờ hiệu Kiểm lâm.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12.- Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp có trách nhiệm:

a) Quy định chức năng, nhiệm vụ, bộ máy làm việc của Cục Kiểm lâm.

b) Thống nhất với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức, hoạt động và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng Kiểm lâm; quy định mối quan hệ công tác giữa cơ quan Kiểm lâm với cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp ở các cấp; xây dựng tổng biên chế cho lực lượng Kiểm lâm và phân bổ cụ thể biên chế Kiểm lâm tuỳ theo yêu cầu của công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng ở từng địa phương.

c) Quy định và hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý rừng, bảo vệ rừng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, các tổ chức quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và lực lượng quần chúng bảo vệ ở cơ sở.

Điều 13.- Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan Kiểm lâm các cấp ở địa phương theo hướng dẫn của Bộ Lâm nghiệp và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

b) Quy định trách nhiệm của Uỷ ban Nhân dân huyện, xã quản lý, bảo vệ rừng ở địa phương và việc phối hợp với các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia thực hiện các quy định về quản lý rừng và bảo vệ rừng, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về rừng và giám sát hoạt động của lực lượng Kiểm lâm ở địa phương.

Điều 14.- Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ban hành, các quy định khác trước đây trái với Nghị định này bị bãi bỏ.

Điều 15.- Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp, Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC

THUYẾT MINH VỀ PHÙ HIỆU, CẤP HIỆU, CỜ HIỆU, BIỂN HIỆU KIỂM LÂM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 39-CP ngày 18-5-1994 của Chính phủ)

I. PHÙ HIỆU

1. Phù hiệu đeo trên mũ mềm.

Làm bằng kim loại, hình tròn, đường kính 32mm. Ngôi sao vàng dập nổi trên nền đỏ hình tròn có đường kính 17mm, đường viền nổi xung quanh rộng 1 mm. Từ ngôi sao có các tia nổi chiếu ra; có hai lá cây dập nổi mạ vàng ôm lấy phù hiệu, hai cuống lá bắt chéo nhau ở phía dưới hình tròn. ở khoảng trống phía dưới hình tròn và bên trên cuống lá có các chữ kiểm lâm mầu xanh lá cây; khoảng trống này có chiều cao là 6 mm và chiều dài là 26 mm; chiều cao của chữ Kiểm lâm là 3 mm.

2. Phù hiệu đeo trên mũ lưới trai.

Có hai lá cây dập nổi mạ bạc ôm lấy phù hiệu, hai cuống lá bắt chéo nhau, có chiều rộng nhất là 60 mm, chiều cao 40 mm.

II. CẤP HIỆU

A. Cấp hiệu gắn ở ve áo:

Trong lực lượng Kiểm lâm có 15 cấp hiệu, từ cấp Cục trưởng Cục Kiểm lâm đến Kiểm lâm viên. Cấp hiệu hình bình hành, bằng dạ mầu xanh lá cây sẫm, có chiều dài 52 mm, chiều cao 32 mm. Có hai loại: loại viền vàng và loại viền bạc. Trên nền cấp hiệu có gắn phù hiệu thu nhỏ ở góc và sao, vạch thể hiện cấp chức vụ.

1. Cục trưởng Cục Kiểm lâm: 4 sao đính phía trên hai vạch bạc (rộng 2 mm), cấp hiệu viền vàng (rộng 1,5 mm).

2. Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm: 3 sao đính phía trên hai vạch bạc, cấp hiệu viền vàng.

3. Chi Cục trưởng Kiểm lâm: 2 sao đính phía trên hai vạch bạc, cấp hiệu viền vàng.

4. Phó Chi cục trưởng Kiểm lâm: 1 sao đính phía trên hai vạch bạc, cấp hiệu viền vàng.

5. Hạt trưởng Kiểm lâm: 4 sao đính phía trên một vạch bạc, cấp hiệu viền vàng.

6. Phó Hạt trưởng Kiểm lâm: 3 sao đính phía trên một vạch bạc, cấp hiệu viền vàng.

7. Trưởng phòng Cục Kiểm lâm: 2 sao đính phía trên 2 vạch bạc, cấp hiệu viền bạc.

8. Phó Trưởng phòng Cục Kiểm lâm: 1 sao đính phía trên hai vạch bạc, cấp hiệu viền bạc.

9. Trưởng phòng Chi cục Kiểm lâm: 4 sao đính phía trên một vạch bạc, cấp hiệu viền bạc.

10. Phó Trưởng phòng Chi cục Kiểm lâm: 3 sao đính phía trên một vạch, cấp hiệu viền bạc.

11. Trạm trưởng Kiểm lâm: 2 sao đính phía trên một vạch bạc, cấp hiệu viền bạc.

12. Kiểm lâm viên chính: 3 sao đính phía trên một vạch bạc, cấp hiệu viền bạc.

13. Kiểm lâm viên: 2 sao đính phía trên một vạch bạc, cấp hiệu viền bạc.

14. Kiểm lâm sơ cấp: 1 sao đính phía trên một vạch bạc, cấp hiệu viền bạc.

15. Những viên chức Kiểm lâm khác: Cấp hiệu viền bạc chính giữa có phù hiệu thu nhỏ, đường kính 20 mm.

B. Cấp hiệu gắn ở cầu vai: Nền cấp hiệu bằng dạ, mầu xanh lá cây sẫm. Dài 115 mm, rộng 36 mm; có hai loại: Loại viền vàng, loại viền bạc, viền rộng 2 mm. Trên nền cấp hiệu có sao bạc và vạch bạc nằm ngang thể hiện cấp chức vụ. Cấp hiệu gắn ở cầu vai áp dụng đối với cán bộ Kiểm lâm giữ chức vụ lãnh đạo. Tuỳ theo cấp, chức vụ mà có số sao, vạch, mầu tương ứng như cấp hiệu gắn ở ve áo.

III. BIỂN HIỆU

- Làm bằng bìa cứng, màu ghi nhạt, hình chữ nhật, ép Plastic, kích thước 5,5 x 8,5 cm.

- Đính phía trên túi ngực bên trái.

- Phía trên in tên cơ quan của cán bộ, mầu đỏ. Phía dưới, bên trái dán ảnh mầu cỡ 3 cm x 4 cm, bên phải in tên người đeo biển và số hiệu Kiểm lâm.

IV. CỜ HIỆU

- Làm bằng xa-tanh hoặc vải mềm.

- Nền cờ mầu xanh lá cây sẫm.

- Cờ hình tam giác cân: Cạnh đáy 28 cm; hai cạnh bên dài tạo thành chiều cao của tam giác cân là 45 cm.

- Có 1 phù hiệu Kiểm lâm, hình tròn đường kính 10 cm gắn ở trung tâm cờ.

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No: 39-CP

Hanoi, May 18, 1994

 

DECREE

ON THE SYSTEM OF ORGANIZATION AND THE TASKS AND POWERS OF THE FOREST RANGER SERVICE

Pursuant to the Law on Organization of the Government on the 30th of September 1992;
Pursuant to Chapter VII of the Law on the Protection and Development of Forests on the 12th of August 1991;
At the proposal of the Minister of Forestry and the Minister-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel.

DECREES:

I. ORGANIZATION OF THE FOREST RANGER SERVICE

Article 1.- The Forest Ranger Service is the specialized force to enforce legislation on the management of forests and protection of the forests. It is organized from the center down to the districts.

The Minister of Forestry is accountable to the Government for exercising unified leadership and management of the Forest Ranger Service in terms of organization, personnel, expenditures, technical equipment and professional matters in order to well implement the task of managing and protecting the forests throughout the country.

The People's Committee in the provinces and cities directly under the Central Government (hereafter called Province) is accountable to the Government for exercising direct and overall management, guidance and inspection of the Forest Ranger Service's activities in the localities in order to ensure strict enforcement of legislation on forests and the management, protection, effective use and development of the forestry resources in the localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ At the center: the Forest Ranger Department is directly attached to the Ministry of Forestry.

b/ In a woodland province: Forest Ranger Sub-Department is directly attached to the Provincial People's Committee.

c/ In the woodland district, towns and cities directly attached to the province (hereafter called District): the Forest Ranger Sector in directly under the Forest Ranger Sub-Department.

At the major transport junctions for forestry products (roads, waterways and railways) and the processing and marketing centers for forestry products, a forestry products control sector directly under the Forest Ranger Sub-Department may be set up. The establishment and dissolution of the Forest Products Control Sector and its tasks shall be decided by the Provincial People's Committee after consultation with the Minister of Forestry.

The Forest Ranger Office at all levels has the legal person status, its office and seal, and is entitled to open its bank account at the State Treasury.

Article 3.-

a/ The Forest Ranger Department has a department head assisted by one or two deputy department heads. The nomination and dismissal of the head and deputy heads of the Forest Ranger Department is decided by the Minister of Forestry.

b/ A Forest Ranger Sub-Department has a head of sub-department assisted by one or two deputy heads of sub-department. The nomination and dismissal of the sub-department head is decided by the Chairman of the Provincial People's Committee after consultation with the Minister of Forestry. The nomination and dismissal of the deputy heads of the sub-department is decided by the Chairman of the Provincial People's Committee.

c/ The Forest Ranger Sector and the Forestry Products Control Sector have heads of sector assisted by one or two deputy heads of sector. The nomination and dismissal of the head and deputy head of sector is decided by the Head of Forest Ranger Sub-Department after consultation with the Organization Committee of the provincial administration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4.- The Forest Ranger Department is the advisory office to assist the Minister of Forestry in the discharge of the State function in the management of forests and protection of forests throughout the country. It is at the same time a specialized office to provide professional guidance and to enforce the laws and prevent law-breaking acts in the management and protection of forests. The Forest Ranger Department has the following concrete tasks and powers:

1. To monitor the implementation of the laws, policies, regimes and regulations on the management and protection of forests and on the management of the circulation of forest products. To advise the Minister of Forestry on the necessary undertakings and measures aimed at carrying out well the laws, policies, regimes and regulations in this domain.

2. To elaborate legal documents, policies, regimes, regulations, rules, and the necessary warning signs and legal registration or reporting forms in the management and protection of forests, management of the forest products; provide guidance in the implementation of these documents and regulations; and submit them to the Minister of Forestry or to the authorized State offices for promulgation.

3. To advise the Minister of Forestry on the management and preservation of the protection forests, the special-use forests and the production forests. To guide and help the localities to effect the management and preservation of the above said forests and also the forests which are not yet allocated to any organization or individual as prescribed by the Minister of Forestry.

4. To detect the regulations issued by any office, organization and locality in contravention of law or contrary to the regulations of the Ministry on the management and protection of forests, and advise the Minister of Forestry on the exercise of his authority to make recommendations on or to order the cessation of the execution of these regulations.

5. To provide guidance in the campaign of education and persuasion among the entire population to take part in the protection and building of the forests resources, and to fight against all acts of violation of legislation on forest protection.

6. To provide guidance in the control, inspection and handling within its jurisdiction of the violations of legislation on the management and protection of forests and the circulation of forestry products.

7. To manage the organization, personnel and technical equipment of the material and technical bases, to organize professional training and to foster the professional standard of the forest rangers throughout the country as prescribed by the Minister of Forestry.

Article 5.- The Forest Ranger Sub-Department is the office advising the Provincial People's Committee on the discharge of the State function on the management and protection of forests in the locality. It is at the same time the office to enforce legislation on management and protection of forests. It has the following concrete tasks and powers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To organize the enforcement of State policies, regimes, rules and regulations on the management and protection of forests and the management of forestry products in the locality.

3. To directly guide the Forest Ranger Sectors and Forestry Products Control Sector in the management and protection of forests and patrolling of forests, and in the control, inspection and handling within its jurisdiction the violations of legislation on the management and protection of forests and the management of forestry products in the locality.

4. To manage the forest areas in the locality which are not yet allocated to any organization or individual for management and use.

5. To organize campaigns of awareness and education about the management and protection of forests and mobilization of the population to protect and develop the forest resources. To direct the building of the grassroots force of the masses in the protection of forests and guide their activities.

6. To manage the organization, personnel, expenditures and equipment to provide professional training and build up the material and technical bases of the Forest Ranger Service in the locality under the guidance of the Ministry of Forestry.

7. To detect the regulations of the administration at various levels and of any office in the province which contravene legislation and State regulations on the management and protection of forests; and to advise the Chairman of the Provincial People's Committee how to settle the matter.

8. To coordinate action which the District People's Committee in working out plans for the management and protection of forests within the district and provide guidance for the good execution of these plans.

Article 6.- While discharging their duty of managing and protecting forests, the employees of the Forest Ranger Service have to observe the law, strictly abide by their function and their vested powers, must wear uniforms, and carry the insignia and badges of the Forest Ranger Service.

Article 7.- While discharging their duty of controlling and inspecting the implementation of legislation on the protection of forests, the Forest Ranger Service employees have the right:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/When detecting signs of a violation of legislation on the management and protection of forests and the management of forestry products, they are entitled to conduct inspection on the spot (including sea ports, railway stations, transport means, private houses, offices, factories and military units).

c/ In the event of the detection of the activities of an organization or an individual which directly threaten to cause forest fire or any other forest destruction and serious pollution to the forest environment, they are entitled to request that organization or individual to suspend such activities so that they may report immediately to the authorized echelon for settlement.

d/ They are entitled to ask the driver of a transport means carrying forestry products on a waterway or overland to stop for inspection of the forestry products.

e/ The heads of the Forest Ranger Service at all levels are entitled to ask the local authorities to mobilize the necessary manpower and means to fight a forest fire, or to wipe out a forest pest, or to check an act of ravaging or destroying the forest resource. They are also entitled to handle the violations within their jurisdiction.

g/ In case of necessity they may use weapons and special-purpose means as prescribed by law.

Article 8.- Competence of Forest Ranger Service employees in handling violations:

a/ They are entitled to hand administrative sanctions within the competence stipulated in the Ordinance on Administrative Violations and Decree No. 14-CP on the 5th of December 1992 of the Government on sanctions against administrative violations in the management and protection of forests.

b/ The heads of the Forest Ranger Service at all levels are entitled to ask for prosecution and criminal investigation in the domain of management and protection of forests as stipulated in Article 93 of the Code on Criminal Proceedings and Article 29 of the Ordinance on the Organization of Investigation into Criminal Acts defined in Articles 181, 194 and 216 of the Penal Code.

Article 9.- An employee or an organization of the Forest Ranger Service that misuses his post and power to act contrarily to law, regimes and policies of the State shall be dealt with according to law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.- The personnel and expenditures for the equipment and activities of the Forest Ranger Service belong to the personnel and professional expenditures covered by the State budget.

Article 11.- The personnel of the Forest Ranger Service are supplied with uniforms, insignias, badges, ID badges, service flags and weapons and other necessary special use equipments.

a/ The uniform of the Forest Ranger Service has two categories, one for winter and one for summer, made on a unified style and color complete with a cap or a kepi.

b/ The insignia of the Forest Ranger Service is pinned on the front of the cap or kepi. The insignia is made of metal, round in shape, 32mm in diameter with a green leaf and a small five-point star in relief and the inscription "Kiem Lam" in Vietnamese.

c/ The Forest Ranger badge is in two kinds: pinned on the lapel or on shoulder-strap.

It has a green background and grade signs of the Forest Ranger Service.

d/ The Forest Ranger ID badge is pinned on the upper cover of the left breast pocket. It carries a photo and the full name and number of the employee together with the name of his unit.

e/ The service flag of the Forest Ranger Service is a green triangle with two long sides and the insignia of the service in the middle.

Attached to this Decree is an Appendix concretely specifying the insignia, grades, badges and flag of the Forest Ranger Service.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12.- The Minister of Forestry has the responsibility:

a/ To define the function, task and working apparatus of the Forest Ranger Department.

b/ To issue, in consultation with the Government Commission on Organization and Personnel, the Status on the organization, activity and professional criteria and norms of the Forest Ranger Service to define the working relations between the Service and the State managerial office for forestry at all levels, to work out the plan for total personnel of the Forest Ranger Service and for its distribution according to the demand of the management and protection of forests in each locality.

c/ To define and direct the organization and operations of the forest management and protection force among the units engaged in forestry production and business, the organizations for the management of special-purpose forests, protection forests, and the popular force for the protection of forests at the grassroots.

Article 13.- The Chairman of the People's Committee of the provinces and the cities directly under to the Central Government has the responsibility:

a/ To define the concrete responsibilities, powers and organization of the Forest Ranger Service at various levels, in the localities under the guidance of the Ministry of Forestry and the Government Commission on Organization and Personnel.

b/ To define the responsibilities of the district and commune People's Committees in the management and protection of the forests in the localities, and in coordinating actions with the mass and social organizations, to motivate and educate the population to join in the implementation of the regulations on forest management and protection and in preventing the violations of legislation on forestry, and supervising the activities of the Forest Ranger Service in the localities.

Article 14.- This Decree takes effect from the date of promulgation. All earlier regulations which are contrary to this Decree are annulled.

Article 15.- The Minister of Forestry, the Minister-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel, the ministers and heads of ministerial-level agencies, the heads of the offices attached to the government, the chairmen of the People's Committees in the provinces and in the cities directly under the Central Government are duty bound to carry out this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

 

APPENDIX

SPECIFICATIONS ON INSIGNIA, ECHELON BADGES, SERVICE FLAG AND ID BADGE OF THE FOREST RANGER SERVICE

(Issued in conjunction with Decree of the Government No. 39-CP on the 18th of May, 1994)

I. INSIGNIA

1. Insignia on cap:

Made of metal, round in shape, 32mm in diameter. A golden-star in relief on a red background 17mm in diameter with a rim 1mm wide. Relief rays radiate from the star. Two golden relief leaves circumvent the insignia, the two stalks crossing at the lower part of the insignia. The word "Kiem Lam" green color is placed in the vacant space below the star and above the leaf stalks. This vacant space is 6mm high and 26mm wide. The word "Kiem Lam" is 3 mm high.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Two silver relief leaves circumvent the insignia, their stalks crossing, 60mm at the widest and 40mm in height.

II. RANK BADGES

A. Badge on the lapel:

There are 15 ranks in the Forest Ranger Service from the department head to forest guard. The rank badge is parallelogram in dark green drape, 52mm long and 32mm high, either golden or silver rims. A miniature service insignia is stuck to the badge with differentiation by the number and colors of the stars and bars.

1. The Head of the Forest Ranger Department: 4 stars above 2 silver bars (2 mm wide), golden rim (1.5mm wide).

2. Deputy Head of Department: 3 stars above 2 silver bars, golden rim.

3. Head of Sub-Department: 2 stars above 2 silver bars, golden rim.

4. Deputy Head of Sub-Department: 1 star above 2 silver bars, golden rim.

5. Head of Sector: 4 stars above 1 silver bar, golden rim.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Head of Section of Department: 2 stars above 2 silver bars, silver rim.

8. Deputy Head of Section of Department: 1 star above 2 silver bars, silver rim.

9. Head of Section of Sub-Department: 4 stars above 1 silver bar, silver rim.

10. Deputy Head of Section of Sub-Department: 3 stars above 1 silver bar, silver rim.

11. Head of station: 2 stars above 1 silver bar, silver rim.

12. Chief forest guard: 3 stars above 1 silver bar, silver rim.

13. Forest guard: 2 stars above 1 silver bar, silver rim.

14. Primary-level forest guard: 1 star above 1 silver bar silver rim.

15. Other forest ranger service employees: silver rim, service insignia in the middle, 20 mm in diameter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bark green drape, 115 mm long, 36mm wide, with golden or silver rim, 2 mm wide. A silver star and silver rank differentiation bars are stuck to this background. The shoulder badge is used only for Forest Ranger Service officials at leading posts. The number of stars and bars correspond to the rank and post of the carrier in the same way as the lapel badges.

III. SERVICE ID BADGE

- Made of hard paper, beige color, rectangular in shape, protected by a plastic sheet, size: 5.5 x 8.5 cm.

- Pinned above the left breast pocket.

- The upper part of the ID badge in red is printed with the name of the office of the carrier. The lower part is stuck on the left with a color photo size 3cm x 4cm, and on the right with the name of the carrier and serial number of the Forest Ranger Service.

IV. SERVICE FLAG

- Made of satin or soft cloth.

- Color dark green.

- Isosceles in shape: base side 28cm wide and the other two sides forming and isosceles triangle with a height of 45cm:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 39-CP ngày 18/05/1994 về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


23.241

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.161.132
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!