Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 117/2008/NĐ-CP phòng thủ dân sự

Số hiệu: 117/2008/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 14/11/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 117/2008/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2008

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ PHÒNG THỦ DÂN SỰ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Quốc phòng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về nhiệm vụ; cơ chế bảo đảm đầu tư; tổ chức, huấn luyện; phòng chống khắc phục hậu quả các loại vũ khí công nghệ cao, vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, sinh học (gọi chung là vũ khí hủy diệt lớn) và các thảm họa do thiên nhiên hoặc con người gây ra; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) trong phòng thủ dân sự.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân là công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân là người nước ngoài sinh sống và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phòng thủ dân sự: là bộ phận của hệ thống phòng thủ quốc gia, gồm các biện pháp chủ động phòng, chống chiến tranh hoặc thảm họa do thiên nhiên hoặc do con người gây ra, dịch bệnh nguy hiểm; thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, bảo vệ nhân dân, bảo vệ hoạt động của cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

2. Thảm họa: là những biến động do thiên nhiên, dịch bệnh nguy hiểm hoặc do con người gây ra hoặc do hậu quả chiến tranh làm thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, môi trường tự nhiên.

Điều 4. Nguyên tắc, phương châm hoạt động phòng thủ dân sự

1. Tuân thủ hoạt động quốc phòng, an ninh do pháp luật quy định.

2. Phòng thủ dân sự đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân.

3. Phòng thủ dân sự được tổ chức từ Trung ương đến địa phương, cơ sở và theo vùng lãnh thổ. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện phòng thủ dân sự.

4. Thực hiện phương châm phòng là chính; phát huy vai trò của lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ; tích cực, chủ động, kịp thời phòng tránh, khắc phục hậu quả.

Điều 5. Quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự

1. Nội dung quản lý nhà nước:

a) Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về phòng thủ dân sự;

b) Lập quy hoạch, kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự;

c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, kiến thức về phòng thủ dân sự đến toàn dân;

d) Chỉ đạo, điều hành phòng thủ dân sự;

đ) Quy định và hướng dẫn thực hiện công tác bảo đảm cho phòng thủ dân sự;

e) Thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm về phòng thủ dân sự.

2. Trách nhiệm quản lý nhà nước:

a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự;

b) Bộ Quốc phòng chủ trì giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công trên phạm vi cả nước;

c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công trên phạm vi cả nước;

d) Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự tại địa phương.

Điều 6. Chỉ đạo phòng thủ dân sự

1. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công.

Tư lệnh quân khu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công ở các địa phương trên địa bàn quân khu.

Cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện và Ban chỉ huy quân sự cấp xã tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp về công tác phòng thủ dân sự theo dự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh quân khu.

3. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền và hướng dẫn triển khai thực hiện phòng thủ dân sự trên lĩnh vực ngành trong phạm vi cả nước theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo, tổ chức thực hiện về phòng thủ dân sự ở địa phương theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Cơ quan thường trực về phòng thủ dân sự

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có cơ quan thường trực thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công theo quy định của pháp luật. Cơ quan thường trực về phòng thủ dân sự các cấp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế làm việc của cơ quan thường trực do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định.

2. Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh quân khu tổ chức cơ quan thường trực giúp Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tư lệnh quân khu theo dõi chỉ đạo, hướng dẫn về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công. Cơ quan thường trực phòng thủ dân sự đặt tại Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh quân khu. Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế làm việc của cơ quan thường trực về phòng thủ dân sự của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh quân khu.

3. Ủy ban nhân dân các cấp có cơ quan thường trực giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự. Cơ quan thường trực phòng thủ dân sự cấp tỉnh, cấp huyện đặt tại cơ quan quân sự địa phương hoặc trụ sở của các ngành. Cơ quan thường trực về phòng thủ dân sự cấp xã đặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập, quy định cơ cấu, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thường trực về phòng thủ dân sự cùng cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, quy định cơ cấu, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thường trực về phòng thủ dân sự cấp xã.

5. Cơ quan thường trực phòng thủ dân sự các cấp được sử dụng con dấu của cơ quan cấp mình để giải quyết công việc có liên quan đến phòng thủ dân sự.

Chương 2.

TỔ CHỨC, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG PHÒNG THỦ DÂN SỰ

MỤC 1. TỔ CHỨC PHÒNG THỦ DÂN SỰ

Điều 8. Tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự

1. Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi.

a) Lực lượng nòng cốt gồm:

- Dân quân, công an cấp xã; tự vệ cơ quan, tổ chức;

- Lực lượng phòng thủ dân sự chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân;

- Lực lượng phòng thủ dân sự chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của các Bộ, ngành.

b) Lực lượng rộng rãi: toàn dân tham gia.

2. Tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự nòng cốt ở các cấp.

a) Lực lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của các Bộ, ngành làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;

b) Lực lượng của các Trung tâm khu vực và lực lượng chuyên trách chủ trì làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự ở từng vùng, trên từng lĩnh vực;

c) Tại cấp tỉnh, cấp huyện: tổ chức các đội chuyên trách, kiêm nhiệm làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự trên từng lĩnh vực. Việc tổ chức cụ thể các đội làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng các Bộ có liên quan quy định. Các đội phòng thủ dân sự được biên chế trong các cơ quan, tổ chức thuộc cấp tỉnh, cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực được phân công phụ trách;

d) Tại cấp xã và cơ quan, tổ chức: tổ chức các tổ, đội cơ động phòng chống, khắc phục hậu quả; tổ thông tin liên lạc, thông báo, báo động; các tổ cấp cứu, tải thương; đội bảo vệ sơ tán, phân tán nhân dân, đội bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; đội vệ sinh môi trường. Các tổ, đội phòng thủ dân sự do dân quân tự vệ, công an cấp xã đảm nhiệm. Ban Chỉ huy quân sự, Công an cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, chịu trách nhiệm xây dựng, huấn luyện, quản lý, chỉ huy.

Điều 9. Nhiệm vụ của lực lượng phòng thủ dân sự

1. Tuyên truyền, huấn luyện kiến thức về phòng thủ dân sự.

2. Dự báo các nguy cơ, quy mô, mức độ thiệt hại của khu vực có thể xảy ra thảm họa. Thông báo, truyền lệnh báo động kịp thời khi xảy ra thảm họa.

3. Triển khai thực hiện các biện pháp cần thiết khi có thảm họa, cụ thể:

a) Sơ tán nhân dân, phân tán tài sản của Nhà nước và nhân dân đến khu vực an toàn; tiến hành các biện pháp ngụy trang, che chắn; bảo đảm trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân, lương thực thực phẩm, nước uống và các đồ dùng sinh hoạt thiết yếu cho người trong khu vực xảy ra thảm họa;

b) Quan sát, trinh sát phát hiện kịp thời, đánh dấu, khoanh vùng, tiêu độc, tẩy xạ, diệt trùng cho người, trang bị, phương tiện ở khu vực bị nhiễm phóng xạ, sinh học, hóa chất độc hại;

c) Tiến hành cứu sập, tìm kiếm, cứu nạn, khôi phục các hoạt động công cộng;

d) Sơ cứu, chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất;

đ) Tiếp tế nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và các vật chất cần thiết khác đến các khu vực bị nạn, khu vực bị chia cắt, khôi phục sinh hoạt động bình thường cho các lực lượng trong vùng xảy ra thảm họa;

e) Bảo đảm an ninh trật tự, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường tại những khu vực xảy ra thảm họa.

Điều 10. Phương tiện, trang bị cho lực lượng phòng thủ dân sự

1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành quy định danh mục các loại phương tiện, trang bị, thiết bị, vật tư bảo đảm cho các hoạt động phòng thủ dân sự trong lĩnh vực được phân công theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời hướng dẫn việc sản xuất, dự trữ, sử dụng trong huấn luyện, diễn tập về phòng thủ dân sự và khi có tình huống xảy ra.

2. Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức bảo đảm trang bị, phương tiện, thiết bị, vật tư cần thiết cho lực lượng phòng thủ dân sự thực hiện các biện pháp bảo vệ nhân dân, nền kinh tế quốc dân. Trong trường hợp thi hành lệnh khẩn cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huy động phương tiện, thiết bị, vật tư thuộc địa phương mình để phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Quy hoạch hệ thống công trình phòng thủ dân sự

1. Xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự ở từng cấp khi có chiến tranh phải gắn với quy hoạch thế trận quân sự khu vực phòng thủ. Việc thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch các công trình phòng thủ dân sự được thực hiện theo Điều 14 Nghị định số 152/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về khu vực phòng thủ.

2. Việc quy hoạch hệ thống công trình phòng thủ dân sự ngoài lĩnh vực quốc phòng do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với xây dựng các công trình phòng thủ dân sự; tận dụng các hang, động, địa hình, công trình nửa ngầm, công trình ngầm làm hầm trú ẩn cho nhân dân, cơ quan, tổ chức khi có nguy cơ xảy ra thảm họa hoặc có chiến tranh.

4. Nhà nước có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài xây dựng các công trình ngầm để bảo đảm tính lưỡng dụng.

Điều 12. Xây dựng hệ thống nghiên cứu dự báo, cảnh báo, báo động

Củng cố, xây dựng các trung tâm nghiên cứu, đài quan sát, trạm quan sát, quan trắc về động đất, khí tượng thủy văn, dự báo sóng thần, môi trường, phòng không nhân dân của Trung ương, khu vực, địa phương, tạo thành hệ thống mạng thông tin dự báo, cảnh báo, báo động trên phạm vi cả nước.

Điều 13. Xây dựng công trình phục vụ phòng thủ dân sự

1. Xây dựng các công trình phòng, chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao, vũ khí hủy diệt lớn do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

2. Xây dựng các công trình phòng thủ dân sự ngoài lĩnh vực quốc phòng do Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định.

MỤC 2. HUẤN LUYỆN VỀ PHÒNG THỦ DÂN SỰ

Điều 14. Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập.

1. Các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác để tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và phổ cập kiến thức cơ bản cho toàn dân về phòng thủ dân sự.

2. Việc bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập, phổ cập về các biện pháp phòng, tránh, khắc phục hậu quả các loại vũ khí công nghệ cao, vũ khí hủy diệt lớn và các thảm họa khác cho lực lượng nòng cốt, lực lượng rộng rãi về phòng thủ dân sự được tổ chức hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

3. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, các Bộ, ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xác định nội dung, tổ chức và phương pháp huấn luyện về phòng thủ dân sự trong chương trình huấn luyện phòng thủ dân sự hàng năm.

4. Diễn tập phòng thủ dân sự ở từng địa phương, cơ quan, tổ chức do Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức, dưới sự chỉ đạo của cấp trên trực tiếp.

Điều 15. Thời gian huấn luyện về phòng thủ dân sự

1. Thời gian huấn luyện về phòng thủ dân sự hàng năm cho lực lượng nòng cốt (trừ lực lượng phòng thủ dân sự chuyên trách của Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành) là 02 ngày/năm, trong tổng thời gian huấn luyện quân sự hoặc chuyên môn theo quy định của pháp luật.

2. Đối với học sinh, sinh viên, học viên đào tạo trong các học viện, trường chính trị, hành chính, đoàn thể ở các cấp, thời gian huấn luyện về phòng thủ dân sự là 08 tiết/năm và được thực hiện trong chương trình giáo dục quốc phòng, an ninh của từng năm học.

3. Học tập về phòng thủ dân sự của cán bộ, đảng viên, công chức được thực hiện trong chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.

MỤC 3. HOẠT ĐỘNG PHÒNG THỦ DÂN SỰ

Điều 16. Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự

1. Các cơ quan, tổ chức và địa phương chủ động xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự; hàng năm, từng thời kỳ có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức và địa phương.

2. Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công.

Điều 17. Biện pháp giảm nhẹ hậu quả thảm họa

1. Xây dựng kế hoạch và triển khai trồng rừng đầu nguồn, các dải ven bờ biển, khôi phục rừng ngập mặn, rừng chua phèn, rừng sinh thái; thực hiện các biện pháp phòng, chống cháy rừng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Kiện toàn hệ thống tổ chức phòng, chống lụt bão các cấp, các ngành; củng cố hệ thống dự báo, thông báo, cảnh báo, báo động, bảo đảm thông tin thông suốt đến người dân trong khu vực nguy hiểm trên đất liền và trên biển.

3. Các địa phương vùng núi, biên giới, biển, đảo hiệp đồng chặt chẽ với Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương, Bộ đội Biên phòng, Hải quân, Cảnh sát biển, Công an đóng trên địa bàn, tổ chức lực lượng, phương tiện, sẵn sàng tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ người và phương tiện bị nạn. Các phương tiện tàu, thuyền sản xuất, hoạt động trên biển phải thực hiện chế độ đăng kiểm, trang bị phương tiện phòng thủ dân sự để bảo đảm an toàn khi xảy ra thảm họa.

4. Thực hiện chế độ kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các nguy cơ xảy ra thảm họa. Những vùng thường bị lũ ngập sâu, lũ ống, lũ quét, bị nước biển xói lở, động đất, cháy rừng, phải có phương án cứu hộ, cứu nạn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức có kế hoạch bảo vệ các cơ sở hóa chất, hạt nhân, phóng xạ, tác nhân sinh học độc hại; có biện pháp ứng cứu khắc phục sự cố, xử lý rò rỉ hóa chất độc hại, phóng xạ, cháy nổ, xử lý nước, rác thải, bảo vệ môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành theo quy định của pháp luật.

6. Chuẩn bị kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, dự trữ thuốc men, sẵn sàng cứu trợ nhân dân khi xảy ra thảm họa do dịch bệnh nguy hiểm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Điều 18. Cơ chế xử lý thảm họa

1. Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư Lệnh các quân khu, cơ quan quân sự địa phương các cấp chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp việc thực hiện các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả do chiến tranh gây ra.

2. Các Bộ, ngành chỉ đạo các cơ quan ngành dọc chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp việc thực hiện các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa trên lĩnh vực được phân công phụ trách.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự ở địa phương. Trường hợp vượt quá khả năng của địa phương, báo cáo lên cấp trên trực tiếp qua cơ quan thường trực về phòng thủ dân sự.

4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc cấp tỉnh, cấp huyện trực tiếp chỉ đạo, điều hành lực lượng thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự tại cơ quan, tổ chức mình và sẵn sàng làm nhiệm vụ ở nơi khác theo lệnh của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được điều động lực lượng, phương tiện, vật tư của các cơ quan, tổ chức Trung ương đứng chân trên địa bàn sau khi thống nhất với Bộ, ngành chủ quản.

Điều 19. Tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, báo động

1. Các thông tin liên quan đến nguy cơ hoặc xảy ra thảm họa, được báo cáo về cơ quan thường trực phòng thủ dân sự cùng cấp để kiểm tra và xử lý.

2. Sau khi nhận được thông tin liên quan đến nguy cơ hoặc xảy ra thảm họa; các Bộ; ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, tổ chức thuộc quyền và nhân dân, đồng thời báo cáo cơ quan thường trực về phòng thủ dân sự cấp trên theo quy định.

3. Các phương tiện thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương có trách nhiệm thông tin kịp thời những tin tức liên quan đến phòng thủ dân sự.

Điều 20. Hành động của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp khi có thảm họa

Khi có cảnh báo, thông báo, báo động nguy cơ hoặc xảy ra thảm họa; người đứng đầu các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:

1. Tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực phòng thủ dân sự ở các cấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 7 Nghị định này.

2. Chỉ đạo việc triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo vệ nhân dân, bảo vệ các cơ quan, tổ chức, các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, kiểm tra các công trình phòng, chống thảm họa để đưa vào sử dụng khi cần thiết.

3. Điều hành, chỉ huy các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư chuyên dùng để xử lý các tình huống theo kế hoạch phòng thủ dân sự.

4. Điều hành, chỉ huy các lực lượng thuộc quyền khắc phục hậu quả thảm họa.

5. Chấp hành nghiêm các biện pháp đặc biệt khi có tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 21. Biện pháp bảo vệ nhân dân

1. Chủ động phòng ngừa, chuẩn bị trước các trang bị phòng hộ, phân tán, sơ tán nhân dân đến khu vực an toàn, ít nguy hiểm.

2. Tiến hành cấp cứu, tìm kiếm người và phương tiện bị nạn.

3. Kịp thời cứu trợ và bảo đảm các điều kiện về ăn, ở, vệ sinh cho nhân dân ở những vùng, khu vực bị chia cắt do thảm họa gây ra.

4. Cảnh báo không cho người, phương tiện không có phận sự vào khu vực xảy ra thảm họa.

5. Bảo vệ an ninh trật tự tại khu vực xảy ra thảm họa, nơi sơ tán nhân dân.

6. Tiêu độc, tẩy xạ, diệt trùng, khắc phục hậu quả vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, ổn định đời sống nhân dân, phục hồi và phát triển sản xuất.

7. Hành động của nhân dân:

a) Chấp hành lệnh thông báo, báo động và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan thường trực phòng thủ dân sự và lực lượng phòng thủ dân sự;

b) Các phương tiện, vật dụng bảo vệ cá nhân được chuẩn bị sẵn, sử dụng khi có báo động hoặc hướng dẫn của lực lượng phòng thủ dân sự;

c) Tự mình hoặc giúp đỡ người khác cấp cứu hoặc tiêu độc ban đầu;

d) Chấp hành nghiêm việc sơ tán, ẩn nấp và chỉ được rời khỏi vị trí khi có lệnh, tín hiệu báo an toàn của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.

8. Chấp hành nghiêm các biện pháp đặc biệt khi có tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 22. Biện pháp bảo vệ cơ quan, tổ chức, nền kinh tế quốc dân

1. Chỉ đạo, điều hành thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự theo kế hoạch và sự chỉ đạo của cơ quan thường trực về phòng thủ dân sự cùng cấp.

2. Huy động lực lượng, phương tiện tiến hành sơ tán, phân tán cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cơ sở vật chất của cơ quan, tổ chức đến khu vực an toàn, ít nguy hiểm; tiến hành biện pháp ngụy trang, che chắn, bảo đảm an ninh trật tự nơi ở, làm việc của cơ quan, tổ chức ở nơi sơ tán.

3. Khắc phục hậu quả, nhanh chóng phục hồi sản xuất, công tác.

4. Hành động của lực lượng phòng thủ dân sự:

a) Triển khai lắp đặt các thiết bị an toàn cho các công trình phòng tránh để đưa vào sử dụng; cấp phát các phương tiện phòng hộ cá nhân;

b) Thông báo, báo động, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chấp hành các quy định về trú ẩn và sử dụng các công trình phòng tránh;

c) Tổ chức, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sơ tán khi có lệnh, các lực lượng phòng cháy, chữa cháy, cứu sập, tìm kiếm cứu nạn, tiêu độc, tẩy xạ, diệt trùng sẵn sàng làm nhiệm vụ;

d) Tổ chức xử lý y tế và chôn cất người chết, xác động vật; khử trùng, tiêu tẩy độc và dập dịch; hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện các biện pháp phòng dịch.

đ) Thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh trật tự, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phát hiện, đánh dấu, khoanh vùng, tiêu độc, tẩy xạ, diệt trùng cho người, phương tiện ở khu vực bị nhiễm xạ, ảnh hưởng do sinh học và hóa chất độc hại cách ly khu vực xảy ra thảm họa.

5. Chấp hành nghiêm các biện pháp đặc biệt khi có tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chương 3.

BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG PHÒNG THỦ DÂN SỰ

Điều 23. Cơ chế huy động phương tiện, trang bị, vật tư

1. Việc huy động bằng hình thức trưng mua, trưng dụng phương tiện, trang bị, vật tư của tổ chức, cá nhân để tiến hành các biện pháp phòng thủ dân sự thực hiện theo quy định của Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản.

2. Thẩm quyền quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản để tiến hành các biện pháp phòng thủ dân sự trong trường hợp chưa đến mức ban bố tình trạng chiến tranh, thực hiện theo Điều 24 của Luật trưng mua, trưng dụng tài sản.

Điều 24. Chế độ đối với người được huy động huấn luyện và làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

1. Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian được huy động huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ như sau:

a) Được trợ cấp ngày công lao động từng ngành nghề theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Đối với lao động phổ thông, mức trợ cấp thấp nhất bằng 0,04 so với lương tối thiểu theo quyết định của Chính phủ tại thời điểm đó (gọi tắt là mức lương tối thiểu), đối với lao động có liên quan trực tiếp đến chất phóng xạ, tác nhân sinh học, hóa chất độc hại mức trợ cấp thấp nhất bằng 0,1 so với lương tối thiểu; nếu huấn luyện và làm nhiệm vụ vào ban đêm từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau được tính gấp đôi; làm nhiệm vụ ở nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại thì được bồi dưỡng tại chỗ theo quy định của pháp luật;

b) Khi huấn luyện và làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hàng ngày thì được cấp huy động bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi và về; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;

c) Cấp nào huy động thì cấp đó bảo đảm chi trả.

2. Người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian được huy động huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trả nguyên lương và các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe, khi làm việc trong môi trường độc hại và nơi có phụ cấp khu vực, được hưởng theo chế độ hiện hành. Trường hợp những người làm hợp đồng trong thời gian tham gia huấn luyện, làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự được tạm miễn thực hiện hợp đồng lao động và người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Chi phí cho các khoản nói trên được tính vào ngân sách chi hoạt động thường xuyên của cơ quan.

3. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ, công an xã được huy động huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.

Điều 25. Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự bị ốm đau, tai nạn và chết.

1. Người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự nếu bị ốm đau, tai nạn trong các trường hợp sau đây thì được hưởng chế độ về ốm đau, tai nạn lao động:

a) Bị ốm đau, tai nạn trong khi huấn luyện, thực hiện nhiệm vụ tại nơi làm việc, kể cả trong và ngoài giờ hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

b) Bị ốm đau, tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi huấn luyện hoặc làm nhiệm vụ;

c) Trường hợp vì lý do say rượu hoặc dùng chất ma túy và chất kích thích hủy hoại sức khỏe thì không được hưởng chế độ ghi tại khoản 1 Điều này.

2. Trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp và cơ quan, tổ chức ra quyết định huy động khi xảy ra tai nạn trong thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự:

a) Kịp thời sơ cứu, cấp cứu tại chỗ đối với người bị tai nạn, sau đó chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất;

b) Phải lập biên bản, ghi đầy đủ diễn biến vụ tai nạn, thương tích nạn nhân, mức độ thiệt hại, nguyên nhân xảy ra tai nạn, có chữ ký của người đại diện tập thể cán bộ, nhân viên cùng tham gia huấn luyện, làm nhiệm vụ. Trường hợp bị tai nạn trên đường đi và về, thì biên bản phải có dấu, chữ ký của người đại diện chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn.

3. Chế độ, chính sách đối với người bị ốm đau, tai nạn:

a) Bị ốm đau: người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự bị ốm đau trong khi huấn luyện, làm nhiệm vụ nếu chưa tham gia đóng bảo hiểm y tế thì được thanh toán tiền khám chữa bệnh; nếu bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí như tiêu chuẩn của người tham gia đóng bảo hiểm xã hội;

b) Bị tai nạn:

- Được thanh toán chi phí y tế trong quá trình sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật, xuất viện;

- Sau khi điều trị được cơ quan chức năng giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa theo quy định của pháp luật;

- Trường hợp người chưa chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng chế độ trợ cấp một lần, mức trợ cấp do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì hướng dẫn. Trường hợp người có tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Người bị tai nạn bị mất một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng, biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho việc lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật đối với người tàn tật;

c) Trường hợp bị chết, kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu, nếu người bị chết chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội, thì người trực tiếp mai táng được nhận tiền mai táng bằng 08 (tám) tháng lương tối thiểu và gia đình của người đó được trợ cấp một lần bằng 05 (năm) tháng lương tối thiểu. Nếu người bị chết có tham gia đóng bảo hiểm xã hội, thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

4. Kinh phí chi trả các chế độ khi bị ốm đau, tai nạn do ngân sách địa phương bảo đảm. Đối với người có tham gia đóng bảo hiểm y tế thì tiền khám chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế chi trả; người có tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì chế độ tử tuất và chế độ trợ cấp một lần hoặc hàng tháng do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.

5. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền bị tai nạn, thì được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ.

Điều 26. Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự bị thương, hy sinh

Người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự làm nhiệm vụ theo quy định tại Điều 8 Nghị định này có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân, nếu bị thương, hy sinh thì được xem xét để hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Đền bù thiệt hại phương tiện, trang bị, vật tư được trưng dụng làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự

1. Việc đền bù thiệt hại đối với phương tiện, trang bị, vật tư được trưng dụng thực hiện theo quy định tại Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38 và Điều 39 của Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản.

2. Kinh phí bảo đảm việc chi trả cho đền bù thiệt hại đối với phương tiện, trang bị, vật tư được trưng dụng thực hiện theo Điều 40 của Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản.

Điều 28. Nguồn ngân sách bảo đảm phòng thủ dân sự

1. Ngân sách bảo đảm cho phòng thủ dân sự ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương hàng năm được dự toán vào ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách.

2. Ngân sách cho phòng thủ dân sự của các địa phương hàng năm thuộc ngân sách địa phương bảo đảm.

3. Ngân sách bảo đảm cho phòng thủ dân sự tại các doanh nghiệp được tính vào chi phí quản lý sản xuất, kinh doanh.

Điều 29. Nội dung chi ngân sách cho công tác phòng thủ dân sự

1. Tổ chức lực lượng, huấn luyện về phòng thủ dân sự.

2. Đền bù thiệt hại phương tiện, trang bị, vật tư được trưng dụng, huy động tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra, làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

3. Phương tiện, trang bị, vật tư được trưng mua cho nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

4. Bảo đảm trợ cấp ngày công, tiền ăn; bảo đảm chế độ ốm đau, tai nạn, bị thương hoặc từ trần, hy sinh đối với người được huy động huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.

5. Bảo đảm vật chất, tài liệu, giáo trình huấn luyện, bồi dưỡng, giáo dục về phòng thủ dân sự.

6. Diễn tập phòng thủ dân sự ở các địa phương, cơ quan, tổ chức.

7. Xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình trú ẩn tại các khu sơ tán, các trạm tiếp nhận, kho tàng dự trữ phương tiện, vật tư kỹ thuật, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, thuốc men, nước uống phục vụ nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

8. Xây dựng các công trình phòng thủ dân sự trọng điểm.

9. Thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về phòng thủ dân sự.

10. Phân cấp mua sắm phương tiện, vật tư, xây dựng các công trình phòng thủ dân sự do Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan hướng dẫn.

Chương 4.

TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 30. Trách nhiệm của Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức ở Trung ương

1. Bộ Quốc phòng

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan, giúp Thủ tướng Chính phủ xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công trong phạm vi cả nước;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình, nội dung tuyên truyền giáo dục, huấn luyện, diễn tập, bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự cho lực lượng nòng cốt, cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên, học viên và toàn dân trên lĩnh vực được phân công.

c) Chỉ đạo các quân khu, cơ quan quân sự địa phương các cấp tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện công tác phòng thủ dân sự trên lĩnh vực được phân công;

d) Chỉ đạo xây dựng các công trình phòng thủ dân sự, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thảm họa do chiến tranh gây ra; chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng thuộc quyền làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, khắc phục thảm họa theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.

đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan thẩm định quy hoạch, kế hoạch xây dựng các công trình đáp ứng yêu cầu phòng thủ dân sự quy định tại Điều 11, Điều 12 và Điều 13 của Nghị định này;

e) Giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng công tác phòng thủ dân sự trên lĩnh vực được phân công.

2. Bộ Công an

a) Phối hợp với Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành có liên quan thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b, đ, e khoản 1 Điều này;

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và chính quyền địa phương bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng, khu vực xảy ra thảm họa;

c) Chỉ đạo lực lượng Công an tổ chức lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn, khắc phục thảm họa;

d) Xây dựng, quản lý và sử dụng lực lượng Công an chuyên trách làm nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy.

3. Bộ Y tế

a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế, bệnh viện, viện nghiên cứu, trung tâm y tế dự phòng chuẩn bị lực lượng, trang bị y tế, thuốc men sẵn sàng cơ động cấp cứu, vận chuyển, điều trị người bị nạn; điều trị dự phòng.

b) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc chuẩn bị lực lượng, trang bị y tế, thuốc men sẵn sàng cơ động cấp cứu, vận chuyển, điều trị người bị nạn; điều trị dự phòng, vệ sinh môi trường, dập dịch bệnh nguy hiểm.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm nhẹ hậu quả thảm họa quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 17 của Nghị định này;

b) Phối hợp xây dựng kế hoạch và thực hiện việc bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm đáp ứng yêu cầu phòng thủ dân sự.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường

a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực khắc phục hậu quả thảm họa về môi trường. Chỉ đạo và điều phối việc tổ chức kiểm tra, xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường trên địa bàn liên tỉnh, liên quốc gia, hướng dẫn việc xác định thiệt hại và việc tổ chức khắc phục ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành liên quan xây dựng trung tâm nghiên cứu, hệ thống dự báo, cảnh báo thảm họa thiên nhiên, môi trường liên quan đến phòng thủ dân sự.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan thẩm định theo quy định đối với các dự án, bảo đảm sự kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với đáp ứng yêu cầu phòng thủ dân sự trong thời bình và thời chiến; cân đối ngân sách đầu tư phát triển trong dự toán ngân sách hàng năm để đảm bảo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

7. Bộ Tài chính

a) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản về quản lý và sử dụng ngân sách thực hiện công tác phòng thủ dân sự; phối hợp các Bộ, ngành liên quan bảo đảm ngân sách cho thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự;

b) Chỉ đạo thực hiện kế hoạch dự trữ quốc gia được Nhà nước giao; xuất, cấp kịp thời, đầy đủ vật tư hàng hóa phục vụ công tác phòng thủ dân sự khi có lệnh của cấp có thẩm quyền.

8. Bộ Giao thông vận tải

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và triển khai các kế hoạch, phương án kết hợp việc sử dụng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự; điều hành các đội tìm kiếm, cứu nạn đường bộ, đường thủy, đường không; khi xảy ra thảm họa chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức các đội vận tải để sơ tán nhân dân, phương tiện đến các khu vực an toàn, tiếp tế hậu cần, chuyển thương;

b) Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao chỉ đạo chuyên ngành Hàng hải, Hàng không trong việc cấp phép và phối hợp với lực lượng, phương tiện của nước ngoài thực hiện tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra thảm họa.

9. Bộ Xây dựng

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng các công trình, dự án đầu tư theo các yêu cầu về phòng thủ dân sự;

b) Chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc quyền phối hợp với các địa phương trên địa bàn đứng chân tổ chức các đội khắc phục hậu quả thảm họa, hậu quả chiến tranh;

c) Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phòng thủ dân sự quy định tại Điều 11, Điều 12, và Điều 13 của Nghị định này.

10. Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thống nhất quy định các tần số trực canh, cấp cứu khẩn cấp, xây dựng kế hoạch bảo đảm quyền ưu tiên sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành trên các lĩnh vực về phòng thủ dân sự;

b) Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng mạng thông tin liên lạc, thông báo, báo động giữa các đài quan sát, trạm quan sát, trung tâm nghiên cứu với cơ quan thường trực phòng thủ dân sự các cấp theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này;

c) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông huy động lực lượng, phương tiện của ngành tham gia bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ nhiệm vụ phòng thủ dân sự; sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng tiến hành tuyên truyền, giáo dục về phòng thủ dân sự cho toàn dân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này.

11. Bộ Công Thương

a) Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, khai thác điện nguyên tử, khoáng sản, hóa chất độc hại, vật liệu nổ công nghiệp để hạn chế nguy cơ xảy ra thảm họa trong lĩnh vực công nghiệp; quản lý chặt chẽ việc xuất nhập khẩu các loại hóa chất độc hại, gây nguy hiểm; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch dự trữ nguồn năng lượng để duy trì các hoạt động quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và phục vụ nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo và hướng dẫn việc xử lý các vụ nổ, sập hầm lò ở các cơ sở sản xuất, khai thác điện nguyên tử, than, dầu mỏ, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp;

c) Ổn định giá cả thị trường, bảo đảm các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân trong vùng xảy ra thảm họa và khi có chiến tranh.

12. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cứu trợ xã hội đột xuất, làm tốt chính sách với người tham gia làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự khi bị ốm đau, tai nạn, bị thương hoặc từ trần, hy sinh;

b) Phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự khi huấn luyện, diễn tập và làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

13. Bộ Ngoại giao

a) Chỉ đạo các cơ quan thuộc Bộ, các cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các nước, các tổ chức quốc tế tìm kiếm cứu nạn đối với người, phương tiện của các tổ chức, cá nhân Việt Nam gặp nạn khi hoạt động trên vùng biển quốc tế bao gồm cả vùng tìm kiếm cứu nạn hàng hải, hàng không;

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chức năng thông qua đường ngoại giao, đề nghị các cơ quan chức năng nước ngoài giúp đỡ tổ chức tìm kiếm cứu nạn người, phương tiện của Việt Nam bị nạn; làm các thủ tục cần thiết và giải quyết các vấn đề phát sinh để đưa người, phương tiện về nước;

c) Phối hợp, hướng dẫn cứu nạn, cứu hộ người và phương tiện nước ngoài gặp thảm họa trên lãnh thổ Việt Nam.

14. Các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương

a) Phối hợp với Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành, cơ quan liên quan ban hành và trình cấp có thẩm quyền các văn bản pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công;

b) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền về nội dung, biện pháp phòng thủ dân sự;

c) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng thủ dân sự trên lĩnh vực được phân công phụ trách. Đồng thời chỉ đạo kịp thời việc tổ chức lực lượng, phương tiện của mình làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo lệnh điều động của cấp có thẩm quyền;

d) Phối hợp với Bộ Quốc phòng tiến hành thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác phòng thủ dân sự.

Điều 31. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ban hành các văn bản hướng dẫn về phòng thủ dân sự ở địa phương theo thẩm quyền; chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

2. Tuyên truyền, vận động trong cán bộ, công chức, viên chức người lao động, nhân dân tham gia phòng thủ dân sự.

3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án huy động lực lượng, phương tiện, vật tư của địa phương, của các cơ quan, tổ chức Trung ương hoạt động tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo sự chỉ đạo của cơ quan thường trực phòng thủ dân sự cấp trên.

4. Chỉ đạo tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện và diễn tập về phòng thủ dân sự cho các lực lượng thuộc quyền.

5. Tổ chức các lực lượng thuộc quyền thực hiện các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, bảo vệ nhân dân khi có chiến tranh.

6. Kiến nghị với các cơ quan thường trực phòng thủ dân sự cấp trên để huy động lực lượng, phương tiện của các Bộ, ngành, địa phương khác phối hợp thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp mình.

7. Thực hiện chế độ, chính sách bảo đảm cho công tác phòng thủ dân sự.

8. Chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về phòng thủ dân sự ở địa phương.

Chương 5.

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 32. Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng thủ dân sự được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

Điều 33. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về công tác phòng thủ dân sự tùy theo mức độ, tính chất vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương 6.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 34. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 35. Trách nhiệm hướng dẫn tổ chức thực hiện

1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo đảm ngân sách và bảo đảm phương tiện, vật tư cho nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính Quốc gia;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu Văn thư, NC (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 117/2008/ND-CP

Hanoi, November 14, 2008

DECREE

ON CIVIL DEFENSE

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Law on National Defense;
At the proposal of the Minister of Defense,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Governing scope

This Decree provides for the tasks; investment guarantee mechanisms; organization and training; prevention and remedy of consequences of hi-tech weapons, nuclear weapons, chemical and biological weapons (referred collectively to as mass destruction weapons) and natural or man-made disasters: the responsibilities of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, Peoples Committees of provinces or centrally run cities (below referred collectively to as provincial level), Peoples Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals and towns (below referred collectively to as district level). Peoples Committees of communes, wards, district towns (below referred collectively to as commune level), political organizations, socio-political organizations and economic organizations (below referred collectively to as agencies and organizations) in civil defense.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Decree applies to Vietnamese agencies, organizations and citizens; foreign agencies, organizations and individuals operating and living in the Vietnamese territory.

If a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party otherwise provides for, that treaty prevails.

Article 3. Interpretation of terms

In this Decree, the terms below are construed as follows:

1. Civil defense is a part of the national defense system, covering measures to actively prevent and combat wars or natural or man-made disasters, dangerous epidemics; to prevent, combat and overcome disaster consequences, to protect people, activities of agencies and organizations and the national economy.

2. Disasters are events caused by nature, dangerous epidemics or humans or brought about by consequences of war which cause heavy human and material losses and serious damage to the natural environment.

Article 4. Principles and guidelines for civil defense activities

1. To comply with defense and security activities prescribed by law.

2. Civil defense is placed under the Partys leadership and direction and the Governments unified management, directly under the leadership and direction by Party committees and administrations at all levels and the heads of agencies or organizations, bringing into full play the aggregate strength of the whole political system and the entire population.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To follow the guideline that prevention is the key; to promote the role of on-spot forces, on-spot equipment, on-spot command and on-spot logistics; to actively and promptly prevent and remedy consequences.

Article 5. State management of civil defense

1. State management contents:

a/ To promulgate, organize the implementation of, legal documents on civil defense;

b/ To formulate plannings and plans to direct the performance of civil defense tasks;

c/ To propagate and disseminate state laws, local regulations and knowledge on civil defense all people;

d/ To direct and administer civil defense;

dd/ To provide and guide civil defense-guaranteeing activities;

e/ To inspect, examine, conduct preliminary and final reviews of, make commendation for, and handle violations related to, civil defense.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The Government shall perform the unified state management of civil defense;

b/ The Ministry of Defense shall assume the prime responsibility for assisting the Government in performing the state management of civil defense in the assigned domain throughout the country;

c/ Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, take responsibility before the Government for performing the state management of civil defense in their assigned domains throughout the country;

d/ Peoples Committees at all levels shall, within the ambit of their tasks and powers, perform the state management of civil defense in their localities.

Article 6. Direction of civil defense

1. The Prime Minister shall direct civil defense nationwide.

2. The Minister of Defense shall assist the Prime Minister in directing civil defense in the assigned domains.

Military zone commanders shall assist the Defense Minister in directing and guiding civil defense in the assigned domains in localities in the military zones.

Provincial, district and commune military commands shall advise the Peoples Committees of the same level on civil defense activities under the direction of the Ministry of Defense and the military zone commands.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The presidents of Peoples Committers at all levels shall, within the ambit of their tasks and powers direct and organize the implementation of civil defense in their localities according to law.

Article 7. Standing bodies for civil defense

1. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall establish their standing bodies for performing civil defense tasks in the assigned domains according to law. Civil defense standing bodies at all levels shall work on a part-time basis. The organizational structure, tasks, powers and working regulations of these bodies shall be decided by ministers, heads of ministerial-level agencies or heads of government-attached agencies.

2. The Ministry of Defense and military zone commands shall organize the standing bodies to assist the Prime Minister, the Minister of Defense and the military zone commanders in following, directing and guiding civil defense in the assigned domains. These civil defense standing bodies shall be located at the Ministry of Defense or military zone commands. The Ministry of Defense shall decide on the establishment and prescribe the organizational structure, tasks, powers and working regulations of the civil defense standing bodies of the Ministry of Defense and the military zone commands.

3. Peoples Committees at all levels shall set up standing bodies to assist the presidents of the Peoples Committees of the same level in directing and organizing the performance of civil defense tasks. Provincial- and district-level civil defense standing bodies shall be located at local military commands or the head quarters of branches. Commune-level civil defense standing bodies shall be located at the offices of commune Peoples Committees.

4. Presidents of provincial or district Peoples Committees shall decide on the establishment and prescribe the organizational structure, tasks and-powers of the civil defense standing bodies of the same level. Presidents of district Peoples Committees shall decide on the establishment and prescribe the organizational structure, tasks and powers of commune-level civil defense standing bodies.

5. Civil defense standing bodies at all levels may use the seals of agencies of the same level for settlement of civil defense-related matters.

Chapter II

CIVIL DEFENSE ORGANIZATION, TRAINING AND OPERATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8.Organization of civil defense forces

1. Civil defense forces comprise core forces and popular forces.

a/ Core forces comprise:

- Commune-level militia and police forces; self-defense forces of agencies or organizations;

- Full-time or part-time civil defense forces of the Peoples Army;

- Full-time or part-time civil defense forces of ministries or branches.

b/ Popular forces are participated by all people.

2. Core civil defense forces are organized at different levels.

a/ Full-time or part-time forces of ministries or branches shall perform civil defense tasks in their assigned domains;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ At provincial and district levels: Full-time or part-time teams shall be organized to perform civil defense tasks in each domain. The specific organization of civil defense teams shall be provided for by the Minister of Defense and concerned ministers. Civil defense teams are included in the payrolls of provincial or district agencies or organizations in accordance with their assigned functions, tasks and domains;

d/ At commune level arid in agencies and organizations: Mobile teams or groups shall be organized to prevent, combat and remedy consequences, including communication, notification and warning team; emergency and medical teams; people evacuation groups; logistic and technical groups; environmental sanitation groups. Civil defense teams and groups shall be staffed by militia, self-defense and commune-police forces. The commune military commands and police offices and the military commands of agencies or organizations shall build, train, manage and command civil defense teams and groups.

Article 9. Tasks of civil defense forces

1. To propagate and train in knowledge on civil defense.

2. To forecast dangers and damage levels in areas prone to disasters. To promptly issue notices and warnings upon the occurrence of disasters.

3. To take necessary measures upon the occurrence of disasters, concretely:

a/ Evacuating people and taking assets of the State and people to safe areas; taking camouflaging and covering measures; supplying personal safety equipment, food and foodstuff, drinking water and essential daily-life things for people in disaster-hit areas;

b/ Conducting observation and espionage for timely detection, marking, zoning off, radioactive contamination, disinfection for people, equipment and facilities in areas affected by radioactivity, biological agents or toxic chemicals;

c/ Conducting collapse salvage, search and rescue, restoration of public activities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



dd/ Supplying fuel, food, foodstuff, medicines and other essentials to disaster-hit areas, isolated areas, restoring normal activities for various forces in disaster-hit areas;

e/ Maintaining security and order; preventing and controlling epidemics and environmental sanitation in disaster-hit areas.

Article 10. Means and equipment for civil defense forces

1. The Ministry of Defense shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries and branches in, prescribing the lists of means, equipment and supplies for civil defense activities in the assigned domains under decisions of the Prime Minister; at the same time guide the manufacture, reserve and use thereof in civil defense training and exercises and occurring circumstances.

2. Peoples Committees at all levels and heads of agencies or organizations shall supply necessary equipment, means and supplies for civil defense forces to take measures to protect people and national economy. In case of execution of urgent orders, Peoples Committee presidents may mobilize means, equipment and supplies in their localities for preventing, combating and remedying disaster consequences according to law.

Article 11. Planning of civil defense work systems

1. The building of the civil defense work system at each level upon occurrence of war must be in line with the planning on military disposition in defense areas. The appraisal and approval of plannings and plans on civil defense works shall be conducted under Article 14 of the Governments Decree No. 152/2007/ND-CP of October 10, 2007, on defense areas.

2. The planning of civil defense work systems outside the national defense domain shall be submitted by ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies to the Prime Minister for decision.

3. Combining socio-economic development with the construction of civil defense works; making full use of caves, grottos, terrains, semi-underground works and underground works as shelters for people, agencies and organizations when there is a danger of disaster or war.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12. Building of forecast, warning and alarming research systems

To consolidate and build research centers, observation posts and stations for earthquake, meteorological and hydrological observation and measurement, tsunami and environmental forecasts, peoples air defense networks at central, regional and local levels, forming forecast, warning, alarming information systems nationwide.

Article 13. Construction of civil defense works

1. The construction of works against enemy attacks by hi-tech weapons or mass destruction weapons shall be stipulated by the Minister of Defense.

2. The construction of civil defense works outside the national defense domain shall be stipulated by ministers, heads of ministerial-level agencies or heads of government-attached agencies.

Section 2. CIVIL DEFENSE TRAINING

Article 14. Propagation, education, training drill and exercise

1. Central and local agencies and organizations may employ mass media and other forms or
propaganda to raise the awareness, consciousness and responsibility of, and popularize the fundamentals on civil defense to, all people.

2. The drill, training and exercise in, and popularization of, measures to prevent, avoid and remedy consequences of hi-tech weapons, mass destruction weapons and other disasters caused to core and popular civil-defense forces shall be organized annually under the Defense Ministrys guidance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Civil defense exercises in each locality, agency or organization shall be organized by the president of local Peoples Committee the head of that agency or organization under the direction of their immediate superiors.

Article 15. Civil defense training duration

1. The duration of annual civil defense training for the core forces (excluding full time civil defense forces of the Ministry of Defense, other ministries and branches) is 2 days/year in the total military or professional training duration prescribed by law.

2. For pupils, students and trainees in academies, political or administrative schools or mass organizations at different levels, the civil defense training duration is 8 periods/year and included in the defense and security education program of every school year.

3. The civil defense study by cadres, Party members and public servants shall be included in the defense and security knowledge training programs prescribed by law.

Section 3. CIVIL DEFENSE ACTIVITIES

Article 16. Elaboration of civil defense plans

1. Agencies, organizations and localities shall take the initiative in elaborating civil defense plans, which shall be adjusted annually or periodically to suit practical situations.

2. The Ministry of Defense, other ministries and relevant branches shall guide the elaboration of civil defense plans in their assigned domains.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Drawing up and implementing plans on forestation in headwater areas and coastal areas and restoration of submerged, alkaline and ecological forests; taking measures against forest fires under the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. Consolidating the system of storm and flood prevention and combat organizations at all levels and branches; strengthening the forecast, notification, warning and alarming systems, ensuring smooth communication to people in danger land and sea areas.

3. Mountainous, border, coastal and island localities shall closely coordinate with the regular army, local army, border guard, navy, coast guard and local police in readying forces and means for search, salvage and rescue of people and means in distress. Vessels operating on the sea must observe regulations on registration and equipment of civil defense means in order to ensure safety upon the occurrence of disasters.

4. Conducting inspection to promptly detect and handle disaster dangers. Areas prone to deep flooding, flash floods, erosion and landslide caused by sea water, earthquakes and forest fires shall work out salvage and rescue plans under the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

5. Ministries, branches, localities, agencies and organizations shall work out plans to protect chemical, nuclear and radiation and toxic biological agent facilities; take measures to cope with and overcome incidents, handle toxic chemical leakages, radiation, fire and explosion, to treat wastewater and garbage and protect the environment under the guidance of the Ministry of National Resources and Environment, the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Industry and Trade and other ministries and branches as prescribed by law.

6. Preparing plans to prevent and combat epidemics and reserving medicines to be ready for relief to people upon occurrence of disasters caused by dangerous epidemics under the guidance of the Ministry of Health.

Article 18. Disaster response mechanisms

1. The Ministry of Defense shall direct the military zone commands and local military commands at all levels to advise the Peoples Committees of the same level on the application of measures to ward off, combat and overcome war consequences.

2. Ministries and branches shall direct local specialized agencies to advise the Peoples Committees of the same level on the application of measures to ward off, combat and overcome disaster consequences in their assigned domains.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The heads of provincial -and district-levels agencies or organizations shall personally direct and administer their respective forces in performing civil defense tasks at their agencies or organizations and stand ready for performing tasks in other places when so ordered by the presidents of Peoples Committees of the same level. Provincial-level Peoples Committee presidents may mobilize forces, means and supplies of central agencies and organizations stationed in their localities after reaching agreement with their managing ministries or branches.

Article 19. Receipt and processing of information, notices, warning

1. All information on the danger or occurrence of disasters must be reported to civil defense standing bodies of the same level for examination and processing.

2. After receiving information on the danger or occurrence of disasters, ministries, branches or Peoples Committees at different levels shall notify them to their respective agencies, organizations and people and concurrently report thereon to superior civil defense standing bodies according to regulations.

3. Central and local mass media shall promptly carry news related to civil defense.

Article 20. Actions by ministries, branches or Peoples Committees at various levels upon the occurrence of disasters

Upon warnings, notices or alarms on danger or occurrence of disasters, heads of ministries, branches or Peoples Committees at various levels shall:

1. Organize and maintain the operations of civil defense standing bodies at various levels under decisions of competent authorities defined in Article 7 of this Decree.

2. Direct the application of emergency measures to protect people, agencies, organizations, economic, social, defense and security activities and check anti-disaster facilities for use when necessary.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Administer and command forces under their management to overcome disaster consequences.

5. Strictly follow special measures upon a state of emergency under current provisions of law.

Article 21. Measures to protect people

1. To proactively take preventive measures, prepare in advance protective equipment, and evacuate people to safe areas.

2. To give first aid and search and rescue people and means in distress.

3. To promptly provide relief and ensure food, accommodation and hygiene for people in regions or areas isolated by disasters.

4. To give warnings against entry into disaster-hit areas by unauthorized people and means.

5. To maintain security and order in disaster-hit areas and evacuation places.

6. To conduct detoxication, radioactive decontamination; disinfection of the environment, and address environmental hygiene consequences; to prevent and combat epidemics, stabilize peoples life and restore and develop production.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To abide by notification and alarming orders and strictly follow instructions of civil defense standing bodies and forces;

b/ To ready personal protective devices for use upon alarms or instructions of civil defense forces;

c/ To give first aid or initial detoxication to themselves or help other persons do so;

d/ To strictly abide by the orders on evacuation and shelter and only leave such places upon orders or safety signals of competent bodies or persons.

8. To strictly comply with special measures upon a state of emergency according to current provisions of law.

Article 22. Measures to protect agencies, organizations and national economy

1. To direct and administer the application of civil-defense measures according to plans and instructions of civil defense standing bodies of the same level.

2. To mobilize forces and means for evacuation of cadres, public servants, laborers and facilities of agencies and organizations to safe areas; to apply camouflaging and covering measures and maintain security and order at dwelling and working places of evacuated agencies and organizations.

3. To address consequences and quickly restore production and routine activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To install safety equipment for sheltering works; to supply personal protective devices;

b/ To issue notices, alarms and guide cadres, public servants and laborers to observe regulations on sheltering and use of sheltering works;

c/ To organize and guide cadres, public servants and laborers to evacuate upon orders; fire-fighting, collapse salvage, search and rescue, detoxication, radioactive decontamination and disinfection forces to stand ready for assigned tasks;

d/ To organize medical treatment and burial of dead persons and animals; to disinfect and decontaminate affected areas and stamp out epidemics; to guide cadres, public servants and laborers to apply anti-epidemic measures;

dd/ To apply measures to maintain security and order, ensure food hygiene and safety, environmental protection; to detect mark and zone off areas affected by radio-activity, biological agents or toxic chemicals, isolating disaster-hit areas and conduct decontamination and disinfection for people and means therein.

5. To strictly comply with special measures upon a state of emergency according to current provision of law.

Chapter III

ASSURANCE OF CIVIL DEFENSE ACTIVITIES

Article 23. Mechanisms for mobilization of means, equipment and supplies

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The competence to decide on compulsory purchase and acquisition of assets for application of civil defense measures when it is not to the extent of declaring a state of war complies with Article 24 of the Law on Compulsory Purchase and Acquisition of Assets.

Article 24. Entitlements for persons mobilized for civil defense training and performance of civil defense tasks

1. Persons, who are not salaried by the state budget, when being mobilized for civil defense training and performance of civil defense tasks by decisions of competent authorities, are entitled to the followings:

a/ Profession-based work day allowances at levels prescribed by provincial-level Peoples Committees. For manual laborers, the minimum allowance level equals 0.04 of the minimum salary under the Governments decision currently in effect (referred to as minimum salary level); for laborers directly exposed to radioactive substances, biological agents or toxic chemicals, the minimum allowance level equals 0.1 of the minimum salary; if they attend training or perform tasks from 22.00 hours to 06.00 hrs of the following day, the allowance level will double; if they perform tasks at dangerous or hazardous places, they will enjoy allowances as prescribed by law,

b/ When they attend training or perform civil-defense tasks at places far away from their residences, being unable to travel to and fro daily, they will be provided by mobilizing authorities with food and accommodation, travel means and expenses or with return tickets and food allowances at levels prescribed by provincial- level Peoples Committees.

c/ Mobilizing authorities shall make the payments.

2. Persons, who are salaried by the state budget, while being mobilized for civil defense training and performance of civil defense tasks by decisions of competent authorities, will be fully paid with salaries, welfare benefits, travel allowances and ticket money by the agencies or organizations where they work: if they work in a hazardous environment or at places eligible for region-based allowances, they are entitled to benefits under current regulations. Contractual laborers, while being mobilized for civil defense training and performance of civil defense tasks, will be temporarily exempt from contractual performance and are not required to pay social insurance.

The above-said expenses will be calculated into budget expenditures for regular activities of agencies.

3. Militia and self-defense officers and combatants and commune policemen who are mobilized for civil defense training and performance of civil defense tasks by decisions of competent authorities are entitled to benefits prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Persons participating in the civil defense forces, if getting sick or accidents in the following circumstances, are entitled to ailment and labor accident allowances:

a/ Getting sick or accidents while on training or duty at working places during both working and non-working hours under decisions of competent authorities;

b/ Getting sick or accidents on their way from their dwelling places to working places and vice versa or while on duty;

c/ If getting health damage due to the use of alcohol, narcotics or other stimulants, they are not entitled to the allowances defined in Clause 1 of this Article.

2. Liabilities of direct commanders and agencies or organizations that issue mobilization decisions upon the occurrence of accidents in the performance of civil defense tasks:

a/ To promptly give first aid and on-spot emergency to victims before transferring them to nearest medical establishments;

b/ To make written records fully describing the accident development, the victims injury, damage levels, causes of accidents, and signed by representatives of collectives of cadres and personnel participating in training or on duty. If they get accidents en route, the records must be stamped and signed by representatives of administrations of the localities where the accidents occur.

3. Benefits and policies applicable to persons getting sick or accidents:

a/ Getting sick: Persons participating in the civil defense forces who get sick while on training or duty, will be paid for their expenses if they have not yet bought health insurance premiums; if they die, they will receive death allowances and funeral costs like social insurance buyers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Being paid for medical expenses from the time of receiving first aid and emergency treatment till complete hospitalization and being discharged from hospital;

- After hospitalization, being recommended by functional bodies for assessment of their working capacity at medical examination councils according to law;

- In case persons who do not buy social insurance premiums have their working capacity reduced by 5% or higher, they will be entitled to lump-sum allowances at levels guided by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs. If they are social insurance buyers, they will enjoy allowances prescribed by the law on social insurance;

- If a victim loses one or several bodily parts or functions as manifest in various forms of disability, reducing his/her activity capacity and hampering his/her labor, daily-life activities and study, he/she will be entitled to the preferential treatment prescribed by law for disabled people;

c/ In case of death, including death during the first-time hospitalization, if the dead persons do not buy social insurance premiums, persons who directly conduct their funerals will receive funeral money equal to 8 (eight) months of minimum salary and their families will be given a lump-sum allowance equal to 5 (five) months of minimum salary. If dead persons are social insurance buyers, they will enjoy benefits and policies under the law on social insurance.

4. Sickness and accident allowances will be paid by local budgets. For health insurance buyers, hospitalization costs will be covered by the health insurance fund; for social insurance buyers, death allowances and lump-sum of annual allowances will be covered by the social insurance fund.

5. Militia and self-defense officers and combatants performing civil defense tasks under decisions of competent authorities and getting accidents are entitled to benefits prescribed by the law on militia and self-defense forces.

Article 26. Benefits and policies applicable to civil defense personnel who are wounded or lay down their lives

Persons participating in the civil defense forces who perform tasks defined by Article 8 of this Decree, displayed courageous acts to save people or assets of the State, or people, then get wounded or sacrificed their lives, will be considered for enjoyment of preferential policies under law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The compensation for damage caused to acquisitioned means, equipment and supplies complies with Articles 34, 35, 36, 37, 38 and 39 of the Law on Compulsory Purchase and Acquisition of Assets.

2. The fund for payment of compensation for damage caused to acquisitioned means, equipment and supplies complies with Article 40 of the Law on Compulsory Purchase and Acquisition of Assets.

Article 28. Budget sources for civil defense

1. Annual budgets for civil defense at ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, other central agencies or organizations are estimated in the state budget according to the State Budget Law.

2. .Annual budgets for civil defense in localities are supplied by local budgets.

3. Budgets for civil defense at enterprises are accounted as their production and business costs.

Article 29. Budget expenditures for civil defense activities

1. Organization of civil defense forces and training activities.

2. Compensation for damage caused to means, equipment and supplies acquisitioned or mobilized for civil defense training, exercises, examinations and task performance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Payment for workday and food allowances; sickness, accident, injury or death allowances for persons-mobilized for civil defense training and task performance under law.

5. Supply of material conditions, documents and syllabuses on civil defense training and education.

6. Civil defense exercises in localities, agencies and organizations.

7. Construction of infrastructures, sheltering works at evacuation places, reception stations, warehouses for reserve means, technical supplies, fuel, food, foodstuff, medicines and drinking water for civil defense tasks.

8. Construction of key civil defense works.

9. Inspection, examination, preliminary and final review of civil defense activities and commendation.

10. The decentralization of procurement of means and supplies and construction of civil defense works will be guided by the Ministry of Defense in coordination with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and concerned bodies.

Chapter IV

IMPLEMENTATION RESPONSIBILITIES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Ministry of Defense

a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and concerned ministries and branches in, assisting the Prime Minister in planning and directing the implementation of civil defense tasks in the assigned domains throughout the country;

b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, concerned ministries and branches in, formulating programs on, and contents of, civil defense propagation, education, training and exercise for the core forces, cadres and public servants, pupils, students, trainees and all people in the assigned domains;

c/ To direct the military zones and local military commands of all levels to advise the Peoples Committees of corresponding levels in carrying out civil defense activities in the assigned domains;

d/ To direct the construction of civil defense works, search and rescue, address of disaster consequences caused by wars; to direct and command forces under its management to perform the tasks of salvage, rescue and disaster remedy under the Prime Ministers assignment;

dd/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Construction and concerned ministries and branches in, appraising plannings and plans on construction of works defined in Articles 11,12 and 13 of this Decree to meet civil defense requirements;

e/ To assist the Prime Minister in organizing the inspection, preliminary and final review of, and commendation for, civil defense activities in the assigned domains.

2. The Ministry of Public Security

a/ To coordinate with the Ministry of Defense and concerned ministries and branches in performing the tasks specified at Points a, b, e and f, Clause 1 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To direct police forces to organize personnel and means for search and rescue as well as disaster remedy;

d/ To build, manage and employ the full-time police force for fire prevention and fighting under the Law on Fire Prevention and Fighting.

3. The Ministry of Health

a/ To direct and guide medical establishments, hospitals, institutes and preventive medicine centers to ready personnel, medical equipment and medicines for mobile emergency treatment, transport and hospitalization of victims, and provide preventive treatment;

b/ To direct its attached agencies, organizations and units to ready personnel, medical equipment and medicines for emergency treatment, transport and hospitalization of victims: preventive treatment, environmental sanitation and stamp out of dangerous epidemics.

4. The Ministry of Agriculture and Rural Development

a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, branches and localities in, applying all measures specified in Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 17 of this Decree to mitigate disaster consequences;

b/ To coordinate in formulating and implementing food security plans, meeting civil defense requirements.

5. The Ministry of Natural Resources and Environment

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Defense, the Ministry of Information and Communication and concerned ministries and branches in, building research centers, natural and environmental disaster- forecast and- warning systems related to civil defense.

6. The Ministry of Planning and Investment

To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Defense, the Ministry of Finance and concerned ministries and branches in, appraising projects according to regulations, ensuring the combination of socio-economic development with civil defense requirements during peace and war time; to incorporate development investment budgets in annual budget estimates to ensure the performance of civil defense tasks by ministries, branches and localities.

7. The Ministry of Finance

a/ To promulgate or submit to competent authorities for promulgation documents on the management and use of civil defense budgets; to coordinate with concerned ministries and branches in ensuring budgets for the performance of civil defense tasks;

b/ To direct the implementation of plans on national reserves assigned by the State; to provide in time and adequately supplies and commodities in service of civil defense activities on competent authorities orders.

8. The Ministry of Transport

a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Defense and concerned ministries and branches and provincial-level Peoples Committees in, formulating and realizing plans and schemes for combined use of forces, means, equipment and supplies for civil defense tasks; administer land, waterway and airway search and rescue teams; and upon occurrence of disasters, to direct and guide localities in organizing teams to evacuate people and means to safe areas, logistical supply and medical evacuation;

b/ To coordinate with the Ministry of Defense and the Ministry of Foreign Affairs in directing the maritime and air transport sectors in permitting and coordinating with foreign forces and means in search and rescue activities upon occurrence of disasters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To assume prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, promulgating documents guiding construction norms and standards applicable to works and investment projects according to civil defense requirements;

b/ To direct enterprises under its management in coordinating with localities where they are stationed in organizing teams to overcome disaster or war consequences;

c/ To coordinate with the Ministry of Defense and the Ministry of Planning and Investment in appraising socio-economic development plannings and plans to meet the civil defense requirements specified in Articles 11, 12 and 13 of this Decree.

10. The Ministry of Information and Communication

a/ To assume prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, specifying frequencies for stand-by duties or emergency rescue, working out plans to ensure the rights to priority use of means of communication in service of civil defense direction and administration;

b/ To coordinate with the Ministry of Defense and the Ministry of Natural Resources and Environment in, building communication, notification and alarm networks between observation posts, observation and measurement stations, research centers and civil defense standing bodies at all levels according to Article 12 of this Decree;

c/ To direct its attached agencies and units, post and telecommunications enterprises in mobilizing personnel and means of the branch for participating in ensuring communication in civil defense tasks; to use mass media for civil defense propagation and education to all people as provided for in Clause 1, Article 14 of this Decree.

11. The Ministry of Industry and Trade

a/ To strictly manage the production and exploitation of nuclear electricity, minerals, toxic chemicals, industrial explosives in order to minimize the danger of disasters in the industrial domain; to strictly manage the export and import of toxic and dangerous chemicals; to coordinate with the Ministry of Planning and Investment in formulating plans for energy reserves in order to maintain defense, security and socio-economic activities and serve civil defense tasks;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To stabilize market prices, ensuring essential goods items for people in disaster-hit areas and upon occurrence of wars.

12. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches, agencies and provincial-level Peoples Committees in, providing emergency social relief and properly applying policies to persons performing civil defense tasks when they are sick, get accidents, are injured or dead or sacrifice their lives;

b/ To coordinate with the Ministry of Defense in guiding the benefits and policies for civil defense personnel when they are on training, exercises or perform civil defense tasks.

13. The Ministry of Foreign Affairs

a/ To direct its attached units, overseas Vietnamese diplomatic missions and consulates to coordinate with foreign countries and international organizations in search for and rescue of people and means of Vietnamese organizations or individuals in distress when operating at international seas, including maritime and airway search and rescue zones;

b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries and branches through diplomatic channels, in requesting foreign functional bodies to assist in organizing search for and rescue of Vietnamese people and means in distress; carrying out necessary procedures and solving arising problems in order to bring home such people and means;

c/ To coordinate in, and guide the salvage and rescue of foreign individuals and means in distress in the Vietnamese territory.

14. Ministries, branches and other central agencies and organizations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To propagate and educate cadres, public servants and laborers under their management in civil defense contents and measures;

c/ To direct their attached agencies and units in organizing the implementation of civil defense plans and measures in the domains under their charge; at the same time direct in time the organization of their forces and means for the performance of civil defense tasks on the mobilization orders of competent authorities;

d/ To coordinate with the Ministry of Defense in conducting the inspection, examination, preliminary and final review of civil defense activities.

Article 31. Responsibilities of Peoples Committees at various levels

1. To promulgate according to their competence guiding documents on civil defense in their localities; direct the thorough study and implementation of civil defense tasks.

2. To propagate and mobilize cadres, public servants, laborers and commoners to participate in civil defense.

3. To formulate and realize plans and schemes on mobilization of personnel, means and supplies of their localities, of central agencies or organizations operating in the localities to perform civil defense tasks under the direction of superior civil defense standing bodies.

4. To direct the organization of force building, training and exercises on civil defense for personnel under their management.

5. To organize forces under their respective management to apply measures to ward off, combat and address disaster consequences and protect people once wars break out.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. To implement regulations and policies applicable to civil defense activities.

8. To direct and conduct the inspection, examination, preliminary and final review of, and commendation for, civil defense activities in localities.

Chapter V

Commendation and handling of violations

Article 32. Commendation

Organizations and individuals that record achievements in civil defense activities shall be commended according to state regulations.

Article 33. Handling of violations

Organizations and individuals that commit violations related to civil defense activities shall be disciplined, administratively handled or examined for penal liability according to law, depending on the severity and nature of their violations.

Chapter VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 34. Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.

Article 35. Responsibilities for guiding the implementation

1. The Ministry of Defense shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in guiding the implementation of this Decree.

2. The Ministry of Defense shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Finance Ministry in, guiding the provision of budget, means and supplies for performance of civil defense tasks.

3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial/municipal Peoples Committees and concerned bodies shall implement this Decree.

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 117/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 về phòng thủ dân sự

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.828

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.110.171
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!