Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 114/2003/NĐ-CP cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn

Số hiệu: 114/2003/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 10/10/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 114/2003/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2003

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 114/2003/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2003 VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Nghị định này quy định về chức danh, tiêu chuẩn, nghĩa vụ, quyền lợi, những việc không được làm, chế độ chính sách và quản lý cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức cấp xã).

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của Nghị định này là cán bộ, công chức quy định tại điểm g và điểm h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức, làm việc tại Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của cấp xã, bao gồm:

1. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ (sau đây gọi chung là cán bộ chuyên trách cấp xã), gồm có các chức vụ sau đây:

a) Bí thư, Phó Bí thư đảng ủy, Thường trực đảng ủy (nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác đảng), Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập đảng ủy cấp xã);

b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;

d) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.

2. Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã (gọi chung là công chức cấp xã), gồm có các chức danh sau đây:

a) Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy);

b) Chỉ huy trưởng quân sự;

c) Văn phòng - Thống kê;

d) Địa chính - Xây dựng;

đ) Tài chính - Kế toán;

e) Tư pháp - Hộ tịch;

g) Văn hoá - Xã hội.

Điều 3. Yêu cầu đối với cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ, công chức cấp xã là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ được giao.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức cấp xã

Công tác cán bộ, công chức cấp xã đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy đảng, bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Điều 5. Trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ, công chức cấp xã có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Nghị định này; các quy định cụ thể về chế độ, chính sách, tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã; các quy định của Pháp lệnh Chống tham nhũng, Pháp lệnh Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến cán bộ, công chức cấp xã.

Chương 2:

TIÊU CHUẨN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ

Điều 6. Tiêu chuẩn chung

Cán bộ, công chức cấp xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:

1. Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực và tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

2. Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;

3. Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Điều 7. Tiêu chuẩn cụ thể

Cán bộ, công chức cấp xã phải bảo đảm tiêu chuẩn cụ thể do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định:

1. Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ chuyên trách cấp xã làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp Trung ương quy định.

2. Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ chuyên trách cấp xã làm việc trong Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và tiêu chuẩn của công chức cấp xã do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định.

Chương 3:

NGHĨA VỤ, QUYỀN LỢI VÀ NHỮNG VIỆC KHÔNG ĐƯỢC LÀM CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ

Điều 8. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ, công chức cấp xã có những nghĩa vụ sau đây:

1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới xây dựng địa phương phát triển về mọi mặt;

2. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ công vụ theo đúng quy định của pháp luật;

3. Có nếp sống lành mạnh, tôn trọng nhân dân, không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền;

4. Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, điều lệ của cơ quan, tổ chức; giữ gìn và bảo vệ của công; bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;

5. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chủ động sáng tạo, phối hợp trong công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao; đạt tiêu chuẩn theo thời hạn quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ, công chức;

6. Gương mẫu thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân;

7. Chấp hành sự điều động, quyết định phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; khi có căn cứ để cho là quyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả việc thi hành quyết định đó;

8. Cán bộ, công chức cấp xã chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; cán bộ, công chức cấp xã giữ chức vụ lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Thực hiện Quy chế làm việc

Cán bộ, công chức cấp xã có trách nhiệm thực hiện Quy chế làm việc giữa Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng và bức xúc của địa phương.

Điều 10. Quyền lợi của cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ, công chức cấp xã có các quyền lợi sau đây:

1. Được nghỉ lễ, nghỉ hàng năm và nghỉ việc riêng theo quy định của Bộ luật Lao động. Trong trường hợp có lý do chính đáng được nghỉ không hưởng lương, sau khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý và sử dụng cán bộ, công chức cấp xã;

2. Được hưởng lương và các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công tác phí, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, thôi việc và các quy định khác;

3. Được ưu tiên trong việc xét tuyển, thi tuyển vào làm việc ở các tổ chức, cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn;

4. Cán bộ, công chức là nữ còn được hưởng các quyền lợi quy định tại khoản 2 Điều 109, các điều 111, 113, 114, 115, 116, và 117 của Bộ luật Lao động;

5. Có quyền tham gia hoạt động chính trị, xã hội theo quy định của pháp luật; được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ, được quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác; được khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công vụ được giao;

6. Có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc làm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình cho là trái pháp luật đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những khiếu nại, tố cáo và khởi kiện đó;

7. Khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được pháp luật và nhân dân bảo vệ;

8. Cán bộ, công chức hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được xem xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật; bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được xem xét để áp dụng chính sách chế độ tương tự như đối với thương binh.

Điều 11. Những việc cán bộ, công chức cấp xã không được làm

Cán bộ, công chức cấp xã không được làm những việc sau đây:

1. Chây lười trong công tác, trốn tránh trách nhiệm hoặc thoái thác nhiệm vụ, công vụ; gây bè phái, mất đoàn kết, cục bộ hoặc tự ý bỏ việc;

2. Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc;

3. Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, bệnh viện tư, trường học tư;

4. Bí thư đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình vào làm công việc: Tài chính - Kế toán, Địa chính - Xây dựng.

chương 4:

BẦU CỬ, TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ

Điều 12. Bầu cử cán bộ chuyên trách cấp xã

1. Việc bầu cử cán bộ chuyên trách cấp xã của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thực hiện theo Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

2. Việc bầu cử cán bộ chuyên trách cấp xã trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Điều 13. Tuyển dụng công chức cấp xã

1. Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác, tiêu chuẩn và số lượng của chức danh cần tuyển dụng.

2. Người được tuyển dụng làm công chức phải có phẩm chất đạo đức, đủ tiêu chuẩn và thông qua thi tuyển. Việc tuyển dụng công chức ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vùng dân tộc thiểu số thì có thể thực hiện thông qua xét tuyển.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, tổ chức việc tuyển dụng công chức cấp xã theo Quy chế tuyển dụng công chức của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Người được tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự đủ thời gian 06 tháng. Khi hết thời gian tập sự, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ vào tiêu chuẩn và kết quả công việc của người tập sự, nếu đủ tiêu chuẩn thì đề nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định tuyển dụng; nếu không đủ tiêu chuẩn tuyển dụng thì cho thôi việc.

Điều 14. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ, công chức cấp xã có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn và nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, công chức cấp xã.

2. Việc đào tạo cán bộ, công chức cấp xã căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn đối với từng chức vụ và tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng chức danh .

3. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do ngân sách nhà nước cấp. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.

Điều 15. Thôi việc, bỏ việc

1. Cán bộ, công chức cấp xã được thôi việc và hưởng chế độ thôi việc trong các trường hợp: do thực hiện việc tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức; do nghỉ công tác chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí; có nguyện vọng xin thôi việc và được cơ quan, tổ chức cấp huyện đồng ý.

2. Cán bộ, công chức cấp xã tự ý bỏ việc thì bị xử lý kỷ luật, không được hưởng chế độ thôi việc và quyền lợi khác, phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định của pháp luật.

3. Trong thời gian đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cán bộ, công chức cấp xã không được thôi việc trước khi có quyết định xử lý.

Chương 5:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 16. Khen thưởng

1. Cán bộ, công chức cấp xã có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét khen thưởng theo các hình thức sau đây:

a) Giấy khen;

b) Bằng khen;

c) Danh hiệu vinh dự nhà nước;

d) Huy chương;

đ) Huân chương.

2. Việc khen thưởng cán bộ, công chức cấp xã được thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Điều 17. Kỷ luật và xử lý vi phạm

1. Việc kỷ luật, bãi nhiệm đối với cán bộ chuyên trách cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

2. Cán bộ, công chức cấp xã vi phạm các quy định của pháp luật, nếu chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm để xem xét kỷ luật theo một trong những hình thức sau đây:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Hạ bậc lương;

d) Cách chức;

đ) Buộc thôi việc.

3. Công chức cấp xã bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức thì bị kéo dài thời gian nâng bậc lương thêm một năm.

4. Cán bộ, công chức cấp xã bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì không được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn ít nhất một năm, kể từ khi có quyết định kỷ luật.

5. Cán bộ, công chức cấp xã làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

6. Cán bộ, công chức cấp xã có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại cho người khác thì phải hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.

7. Cán bộ, công chức cấp xã vi phạm pháp luật mà có dấu hiệu của tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

8. Cán bộ, công chức cấp xã phạm tội bị toà án nhân dân phạt tù mà không được hưởng án treo thì phải buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Điều 18. Tạm đình chỉ công tác

Trong thời gian đang bị xem xét kỷ luật, cán bộ, công chức cấp xã có thể bị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý ra quyết định tạm đình chỉ công tác nếu xét thấy cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xác minh hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm. Thời hạn tạm đình chỉ không quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 03 tháng; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác, nếu không bị xử lý thì cán bộ, công chức cấp xã được tiếp tục làm việc. Cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian bị đình chỉ công tác được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.

Cán bộ, công chức cấp xã không có lỗi thì sau khi tạm đình chỉ công tác, được bố trí trở lại vị trí công tác cũ; trường hợp cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể được bố trí về vị trí công tác cũ.

Điều 19. Thẩm quyền xử lý kỷ luật

1. Việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức cấp xã do cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức quyết định theo quy trình: Hội đồng kỷ luật của cơ quan, tổ chức cấp xã xem xét và đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp huyện quyết định.

2. Thành phần và quy chế hoạt động cụ thể của Hội đồng kỷ luật do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp tỉnh quy định.

Điều 20. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Cán bộ, công chức cấp xã khi bị kỷ luật có quyền khiếu nại về quyết định kỷ luật đối với mình đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Phục hồi danh dự, quyền lợi khi bị oan sai

Cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai thì được phục hồi danh dự, quyền lợi và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Quản lý hồ sơ khen thưởng và kỷ luật

Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức cấp xã có trách nhiệm quản lý hồ sơ khen thưởng, kỷ luật của cán bộ, công chức.

Các quyết định về khen thưởng và kỷ luật được lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức cấp xã.

Chương 6:

QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ

Điều 23. Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã

Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã bao gồm:

1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế về cán bộ, công chức;

2. Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức;

3. Quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ, công chức;

4. Quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã và hướng dẫn thực hiện;

5. Tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng và phân cấp quản lý cán bộ, công chức;

6. Ban hành quy chế tuyển dụng, chế độ tập sự đối với công chức;

7. Đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, công chức;

8. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức;

9. Thực hiện công tác thống kê cán bộ, công chức;

10. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định về cán bộ, công chức;

11. Chỉ đạo, tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo với cán bộ, công chức.

Điều 24. Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã của Bộ Nội vụ

Bộ Nội vụ có nhiệm vụ và quyền hạn giúp Chính phủ quản lý cán bộ, công chức cấp xã theo các nội dung sau đây:

1. Trình Chính phủ các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức;

2. Trình Chính phủ ban hành và hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức;

3. Quy định tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã;

4. Hướng dẫn việc quy định số lượng cán bộ, công chức;

5. Hướng dẫn việc quản lý và phân cấp quản lý cán bộ, công chức;

6. Hướng dẫn việc xây dựng quy chế tuyển dụng, sử dụng công chức;

7. Quản lý về nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

8. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với cán bộ, công chức;

9. Thống kê, tổng hợp số lượng cán bộ, công chức.

Điều 25. Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý cán bộ, công chức cấp xã theo các nội dung sau đây:

1. Quyết định cụ thể số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ;

2. Xây dựng quy chế tuyển dụng, điều động, miễn nhiệm, cho thôi việc và chế độ tập sự cán bộ, công chức;

3. Xây dựng nội dung, chương trình, bồi dưỡng, cập nhật nâng cao trình độ; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức;

4. Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức;

5. Thanh tra, kiểm tra thực hiện các quy định đối với cán bộ, công chức;

6. Chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức;

7. Quy định thành phần và quy chế hoạt động của Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức;

8. Thống kê số lượng, chất lượng cán bộ, công chức trong phạm vi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 26. Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã của Uỷ ban nhân dân cấp huyện

Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý cán bộ, công chức cấp xã theo các nội dung sau đây:

1. Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và từng bước thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức;

2. Tổ chức việc thi tuyển hoặc xét tuyển, quyết định tuyển dụng, điều động, miễn nhiệm, cho thôi việc công chức cấp xã và quản lý công chức, hồ sơ công chức cấp xã theo hướng dẫn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

3. Tổ chức việc thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức;

4. Tổ chức việc bồi dưỡng cán bộ, công chức;

5. Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức;

6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về cán bộ, công chức;

7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật;

8. Thống kê, đánh giá số lượng, chất lượng cán bộ, công chức trong phạm vi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Điều 27. Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã của Uỷ ban nhân dân cấp xã

Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý cán bộ, công chức cấp xã theo các nội dung sau đây:

1. Trực tiếp quản lý đội ngũ công chức;

2. Thực hiện các quy định về chế độ, chính sách đôí với cán bộ, công chức;

3. Thực hịên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

4. Đề nghị cơ quan, tổ chức cấp có thẩm quyền khen thưởng cán bộ, công chức cấp xã theo thẩm quyền;

5. Xem xét và đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp huyện về kỷ luật và xử lý vi phạm đối với công chức;

6. Giải quyết việc khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật;

7. Thống kê số lượng, đánh giá chất lượng và việc bố trí, sử dụng đội ngũ công chức;

8. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp giấy khen cho công chức có thành tích.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 28. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.

Điều 29. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 114/2003/ND-CP

Hanoi, October 10, 2003

 

DECREE

ON THE COMMUNE, WARD AND DISTRICT TOWNSHIP OFFICIALS AND PUBLIC EMPLOYEES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of Government;
Pursuant to the February 26, 1998 Ordinance on Officials and Public Employees and the April 29, 2003 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Officials and Public Employees;
At the proposal of the Minister of Home Affairs,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Subjects of regulation

Subjects governed by this Decree are officials and public employees prescribed at Points g and h, Clause 1, Article 1 of the Ordinance on Officials and Public Employees, who work at the People's Councils, People's Committees, political organizations or socio-political organizations of the commune level, including:

1. People who are elected to hold posts for given terms (hereinafter referred collectively to as the commune-level full-time officials), including the following posts:

a/ The Party Committee secretaries, deputy-secretaries and standing members (for localities where there are no full-time deputy-secretaries in charge of Party work) as well as Party cell secretaries and deputy-secretaries (for localities where the commune-level Party Committees have not yet been set up);

b/ Chairmen and vice-chairmen of the People's Councils;

c/ Presidents and vice-presidents of the People's Committees;

d/ Presidents of Fatherland Front Committees, secretaries of Ho Chi Minh communist youth unions; presidents of women's unions, presidents of peasants' associations, and presidents of war veterans' associations.

2. People who are recruited and assigned to hold professional titles in the commune-level People's Committees (referred collectively to as the commune-level public employees), including the following titles:

a/ Chiefs of the public security sections (where the regular public-security forces have not yet been arranged);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Officials of the Office-Statistical Sections;

d/ Officials of the Cadastral-Construction Sections;

e/ Officials of the Finance-Accounting Sections;

f/ Officials of the Justice-Civil Status Sections;

g/ Officials of the Sections for Culture and Social Affairs.

Article 3.- Requirements on the commune-level officials and public employees

The commune-level officials and public employees are public servants of the people, subject to the supervision by the people, must constantly foster their moral qualities and study to raise their professional qualifications and working capabilities in order to well perform the assigned tasks and public duties.

Article 4.- Principles for managing the commune-level officials and public employees

The work on the commune-level officials and public employees is placed under the uniform leadership of the Party Committees, ensuring the principles of collectivity and democracy in parallel with bringing into full play the sense of responsibility of the heads of agencies, organizations or units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The commune-level officials and public employees shall have to observe the provisions in this Decree; the specific regulations on regimes and policies for, and criteria of, the commune-level officials and public employees; the regulations of the Anti-Corruption Ordinance, the Ordinance on Thrift Practice and Wastefulness Combat and other legal documents related to the commune-level officials and public employees.

Chapter II

CRITERIA OF COMMUNE-LEVEL OFFICIALS AND PUBLIC EMPLOYEES

Article 6.- General criteria

The commune-level officials and public employees must meet the following criteria:

1. Having the spirit of profound patriotism, being steadfast to the pursuits of national independence and socialism; having capability, to organize and mobilize people to well realize the Party's guidelines and the State's policies and laws;

2. Being diligent, thrifty, upright, fully devoted to the public interests, impartial, and public-minded, skilled in their jobs and dedicated to the people; being incorrupt and resolute to fight corruption; having sense of discipline in their work; being honest and not opportunistic, keeping close contact with the people and being trusted by the people;

3. Having knowledge on political theory, the Party's viewpoints and guidelines as well as the State's policies and law; having educational levels and professional qualifications as well as being capable and in good health condition to work with efficiency, meeting the assigned tasks' requirements.

Article 7.- Specific criteria

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Specific criteria of the commune-level full-time officials in political organizations and socio-political organizations shall be set by the central-level political organizations and socio-political organizations.

2. Specific criteria of the commune-level full-time officials in the People's Councils and the People's Committees, and criteria of the commune-level public employees shall be set by the Minister of Home Affairs.

Chapter III

OBLIGATIONS AND INTERESTS OF THE COMMUNE-LEVEL OFFICIALS AND PUBLIC EMPLOYEES, AND THINGS THEY MUST NOT DO

Article 8.- Obligations of the commune-level officials and public employees

The commune-level officials and public employees shall have the following obligations:

1. To be loyal to the Socialist Vietnamese Fatherland, strive to carry out the renewal cause to develop localities all-sidedly;

2. To strictly abide by the Party's guidelines and undertakings as well as the State's policies and laws; to perform their tasks and public duties strictly according to law provisions;

3. To have a healthy lifestyle, respect the people, not to be bureaucratic, authoritarian or bumblelike;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. To regularly study to raise qualifications; be creative, innovative and coordinative in their work in order to fulfil the assigned tasks and public duties; meet the criteria set by agencies or organizations competent to manage and employ officials and public employees within the prescribed time limit;

6. To be exemplary in implementing the Regulation on democracy in communes, wards and district townships; keep close contact with the people, take part in activities of population communities where they reside, listen to the people's opinions and place themselves under the supervision by the people;

7. To abide by the decisions on job transfer or assignment of competent agencies or organizations; when having grounds to believe that such decisions contravene law, to promptly report thereon to the decision-makers; in cases where such decisions must still be implemented, to report thereon to the immediate superior authorities of the decision-makers and not be held responsible for the consequences of the implementation of such decisions;

8. The commune-level officials and public employees shall be held responsible before law for the performance of their tasks and public duties; the commune-level officials and public employees holding the leading positions shall also be held responsible for the performance of the tasks and public duties by officials and public employees under their management according to law provisions.

Article 9.- Implementation of the working regulations

The commune-level officials and public employees shall have to implement the working regulations among the Party Committees, People's Councils, People's Committees and Fatherland Front Committees in settling important and burning issues in their respective localities.

Article 10.- Interests of the commune-level officials and public employees

The commune-level officials and public employees shall enjoy the following interests:

1. To be entitled to public holidays, annual leaves and leaves for personal reasons as prescribed in the Labor Code. In cases where there are plausible reasons, they can take unpaid leaves after obtaining the consents of the heads of the agencies or organizations which manage and employ the commune-level officials and public employees;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To be prioritized in recruitment consideration or examination for working in the State's organizations or agencies of the district or higher level when they fully meet the prescribed conditions and criteria;

4. Female officials and public employees shall also be entitled to the interests prescribed in Clause 2 of Article 109, and Articles 111, 113, 114, 115, 116 and 117 of the Labor Code;

5. To be entitled to participate in political and social activities according to law provisions; be given conditions for study to raise their qualifications, entitled to conduct scientific research and creation; be commended and/or rewarded when they splendidly discharge their assigned tasks and public duties;

6. To be entitled to lodge complaints, denunciations or lawsuits against agencies', organizations' or individuals' deeds which they consider to be contrary to law to competent agencies or organizations according to law provisions and be held responsible before law for such complaints, denunciations or lawsuits;

7. When performing their tasks and public duties, to be protected by law and people;

8. Officials and public employees who lay down their lives while performing their tasks and public duties shall be considered for recognition as martyrs according to law provisions; or who get injured while performing their tasks and public duties shall be considered for application of policies and regimes like for war invalids.

Article 11.- Things must not be done by the commune-level officials and public employees

The commune-level officials and public employees must not do the following things:

1. Being lazy in their work, shirking their responsibilities or refusal to discharge their tasks or public duties; sowing factionalism, discord or sectionalism or arbitrarily abandoning their jobs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Establishing, taking part in the establishment, management or administration of private enterprises, limited liability companies, joint-stock companies, partnerships, private hospitals or private schools;

4. Party Committee secretaries, chairmen and vice chairmen of People's Councils as well as presidents and vice-presidents of People's Committees must not arrange their spouses, parents, children or blood siblings to work in the finance-accounting or cadastral-construction sections.

Chapter IV

ELECTION, RECRUITMENT AND EMPLOYMENT OF COMMUNE-LEVEL OFFICIALS AND PUBLIC EMPLOYEES

Article 12.- Election of the commune-level full-time officials

1. The election of the commune-level full-time officials in the People's Councils or the People's Committees shall comply with the Law on Election of Deputies to the People's Councils and the Law on Organization of the People's Councils and the People's Committees.

2. The election of the commune-level full-time officials in political organizations and socio-political organizations shall comply with the charters of the political organizations and socio-political organizations.

Article 13.- Recruitment of commune-level public employees

1. The recruitment of commune-level public employees must be based on work demands, working positions as well as criteria and number of the to be-recruited titles.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The presidents of the district-level People's Committees shall direct and organize the recruitment of commune-level public employees according to the Regulation on recruitment of public employees, issued by the provincial-level People's Committees.

4. The recruits must undergo a probationary period of full 6 months. Upon the expiry of the probationary duration, the presidents of the commune-level People's Committees shall base themselves on the criteria and working results of the probationers to propose the presidents of the district-level People's Committees to consider, and decide on, the recruitment if the probationers fully meet the set criteria, or let them give up their jobs if they fail to fully meet the recruitment criteria.

Article 14.- Training and fostering of commune-level officials and public employees

1. Agencies and organizations competent to manage and employ the commune-level officials and public employees shall have to work out plannings and plans on training, fostering, creating sources of, and raising qualifications and capabilities of, commune-level officials and public employees.

2. The training of commune-level officials and public employees shall be based on the plannings, plans and criteria for each post as well as professional criteria of each title.

3. The training and fostering of the commune-level officials and public employees are funded by the State budget. The regimes on training and fostering the commune-level officials and public employees shall be prescribed by competent agencies or organizations.

Article 15.- Job severance and abandonment

1. The commune-level officials and public employees may give up their jobs and enjoy the job severance regime in the following cases: the standardization of officials and public employees is effected; they leave their jobs, failing to fully meet the conditions for retirement regime enjoyment; or they wish to give up their jobs and it is approved by the district-level agencies or organizations.

2. Those commune-level officials and public employees who arbitrarily abandon their jobs shall be disciplined and not entitled to the severance regime or other interests, and must pay compensation for training expenses according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter V

COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 16.- Commendation

1. The commune-level officials and public employees who have recorded achievements in the performance of their tasks and public duties shall be considered for commendation in the following forms:

a/ Papers of merit;

b/ Certificates of merit;

c/ State honorary titles;

d/ Medals;

e/ Orders.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17.- Disciplining and handling of violations

1. The disciplining or dismissal of commune-level full-time officials shall comply with law provisions and charters of political organizations or socio-political organizations.

2. The commune-level officials and public employees who violate law provisions, but not seriously enough for penal liability examination, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be considered for disciplining in one of the following forms:

a/ Reprimand;

b/ Caution;

c/ Salary reduction;

d/ Demotion;

e/ Dismissal.

3. The commune-level public employees who are disciplined in form of reprimand, caution or demotion shall have their salary-raising duration prolonged for one more year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The commune-level officials and public employees who lose or damage equipment, or commit other acts of causing damage to the State properties must pay compensation therefor according to law provisions.

6. The commune-level officials and public employees who commit acts of law violation in the performance of their tasks or public duties, which cause damage to other people, must refund their agencies or organizations the amounts already paid as compensation to the victims by such agencies or organizations according to law provisions.

7. The commune-level officials and public employees who commit acts of law violation with criminal signs shall be examined for penal liability according to law provisions.

8. The commune-level officials and public employees who commit crimes and are sentenced to imprisonment by People's Courts shall be forced to leave their jobs as from the date such judgment or decision takes legal effect.

Article 18.- Temporary work suspension

While being considered for a discipline, commune-level officials or public employees may be subject to work suspension under decisions of competent managing agencies or organizations if deeming that their continued working may cause difficulties to the verification of their violations or they may continue to commit other violation acts. The time limit for such temporary suspension shall not exceed 15 days and may be prolonged in special cases but must not exceed 3 months; past this time limit, if the commune-level officials or public employees are not handled, they may continue to work. While being subject to work suspension, commune-level officials or public employees shall still enjoy salaries according to the Government's regulations.

Commune-level officials and public employees who are found not guilty shall be re-instated in their former working positions; in cases where commune-level officials or public employees are disciplined in form of reprimand, caution or salary reduction, they may be, depending on the nature and seriousness of their violations, re-instated in their former working positions.

Article 19.- Disciplining competence

1. The disciplining of commune-level officials and public employees shall be decided by the agencies or organizations managing officials and public employees according to the following process: The disciplining councils of the commune-level agencies or organizations shall consider and propose the district-level competent agencies or organizations to decide thereon.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 20.- Complaints and settlement of complaints

The commune-level officials and public employees, when being disciplined, may lodge their complaints about the disciplining decisions against them with the competent agencies or organizations, which shall have to settle such complaints according to law provisions.

Article 21.- Having honor and interests restored when being subject to unjust or wrong disciplining

The commune-level officials and public employees, who are unjustly and wrongly disciplined or examined for penal liability as concluded by competent agencies or organizations, shall have their honor and interests restored and be compensated for damage according to law provisions.

Article 22.- Management of commendation and disciplining dossiers

Agencies and organizations managing the commune-level officials and public employees shall have to manage commendation and disciplining dossiers of officials and public employees.

The commendation and disciplining decisions shall be kept in the files of commune-level officials and public employees.

Chapter VI

MANAGEMENT OF COMMUNE-LEVEL OFFICIALS AND PUBLIC EMPLOYEES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The contents of management of the commune-level officials and public employees include:

1. Promulgating, and organizing the implementation of, legal documents, charters and regulations on officials and public employees;

2. Elaborating plannings and plans on building the contingent of officials and public employees;

3. Prescribing titles and criteria of officials and public employees;

4. Prescribing the number of the commune-level officials and public employees and guiding the implementation thereof;

5. Organizing the management and employment, and decentralizing the management, of officials and public employees;

6. Promulgating regulations on recruitment of, and probationary regime for, public employees;

7. Training, fostering and evaluating officials and public employees;

8. Directing and organizing the implementation of the salary regime as well as preferential treatment, commendation and disciplining regimes and policies for officials and public employees;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. Inspecting and examining the implementation of the regulations on officials and public employees;

11. Directing and organizing the settlement of complaints and denunciations against officials and public employees.

Article 24.- Contents of the management of commune-level officials and public employees by the Ministry of Home Affairs

The Ministry of Home Affairs shall have the task and power to assist the Government in managing the commune-level officials and public employees according to the following contents:

1. Submitting to the Government legal documents on officials and public employees;

2. Submitting to the Government for promulgation and guiding the implementation of, salary regime as well as preferential treatment, commendation and disciplining regimes for officials and public employees;

3. Prescribing the criteria of the commune-level officials and public employees;

4. Guiding the prescription of the number of officials and public employees;

5. Guiding the management and decentralizing the management of officials and public employees;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Managing contents, programs and teaching courses of training and fostering officials and public employees;

8. Inspecting and examining the implementation of the regulations by officials and public employees;

9. Gathering statistics on, and summing up, the number of officials and public employees.

Article 25.- Contents of the management of commune-level officials and public employees by the provincial-level People's Committees

The provincial-level People's Committees shall manage the commune-level officials and public employees according to the following contents:

1. Deciding on the specific numbers of the commune-level officials and public employees under the guidance of the Ministry of Home Affairs;

2. Elaborating the regulations on recruitment, transfer, relief from office and job-severance of, as well as probationary regime for, officials and public employees;

3. Elaborating contents and programs, fostering and updating information for raising qualifications of, and organizing training and fostering for, officials and public employees;

4. Guiding the implementation of preferential treatment, commendation and disciplining regimes and policies for officials and public employees;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Directing the settlement of complaints and denunciations against officials and public employees;

7. Prescribing the composition and working regulations of the Councils for disciplining officials and public employees;

8. Gathering statistics on the quantity and quality of officials and public employees in the provinces or centrally-run cities.

Article 26.- Contents of the management of commune-level officials and public employees by the district-level People's Committees

The district-level People's Committees shall manage the commune-level officials and public employees according to the following contents:

1. Elaborating plannings and plans on building the contingent of officials and public employees and step by step standardizing officials and public employees;

2. Organizing recruitment examinations or consideration; deciding on recruitment, transfer, relief from office and job-severance for commune-level public employees; and managing the commune-level public employees and their dossiers under the guidance of the provincial-level People's Committees;

3. Organizing the implementation of salary regime as well as preferential regimes and policies for officials and public employees;

4. Organizing the fostering of officials and public employees;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Inspecting and examining the implementation of regulations on officials and public employees;

7. Settling complaints and denunciations against officials and public employees according to law provisions;

8. Gathering statistics on, and appraising, the quantity and quality of officials and public employees in rural and urban districts as well as provincial towns and cities.

Article 27.- Contents of the management of commune-level officials and public employees by the commune-level People's Committees

The commune-level People's Committees shall manage the commune-level officials and public employees according to the following contents:

1. Directly managing the contingent of public employees;

2. Implementing regulations on regimes and policies for officials and public employees;

3. Materializing plans on training and fostering of officials and public employees;

4. Proposing competent agencies or organizations to commend and/or reward commune-level officials and public employees according to their respective competence;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Settling complaints and denunciations against officials and public employees according to law provisions;

7. Gathering statistics on, and appraising, the quality as well as arrangement and employment of, the contingent of public employees;

8. The presidents of the commune-level People's Committees shall grant papers of merit to public employees having recorded achievements.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 28.- Implementation effect

This Decree takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette, annulling all previous regulations contrary to this Decree.

Article 29.- Implementation responsibilities

The Minister of Home Affairs shall guide the implementation of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


94.468

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.156.140
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!