Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kết luận 08/KL-TTrB hành nghề y tư nhân bảo hiểm y tế xã hội hóa quản lý giá đấu thầu thuốc Bà Rịa Vũng Tàu

Số hiệu: 08/KL-TTrB Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Thanh tra Bộ Y tế Người ký: Đặng Văn Chính
Ngày ban hành: 22/01/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
THANH TRA BỘ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/KL-TTrB

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2016

 

KẾT LUẬN THANH TRA

VỀ VIỆC THANH TRA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HÀNH NGHỀ Y TƯ NHÂN, BẢO HIỂM Y TẾ, XÃ HỘI HÓA Y TẾ, QUẢN LÝ GIÁ THUỐC VÀ ĐẤU THẦU THUỐC, CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TẠI SỞ Y TẾ TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

Thực hiện Quyết định số 163/QĐ-TTrB ngày 06/8/2015 của Chánh thanh tra Bộ Y tế về công tác quản lý nhà nước về hành nghề y tư nhân, thực hiện chính sách pháp luật bảo hiểm y tế, xã hội hóa y tế, quản lý giá thuốc và đấu thầu thuốc, các hoạt động dịch vụ Dân Số Kế hoạch hóa gia đình tại Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Từ ngày 11/8/2015 đến ngày 25/8/2015 Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra tại Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, địa chỉ số 1 Phạm Văn Đồng, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ngày 12/11/2015, Đoàn thanh tra có báo cáo kết quả thanh tra trình Chánh thanh tra Bộ Y tế. Trong quá trình xây dựng kết luận thanh tra, đồng chí Chánh thanh tra Bộ Y tế yêu cầu Đoàn thanh tra làm rõ một số nội dung trong Báo cáo. Căn cứ các tài liệu thanh tra bổ sung, Đoàn thanh tra hoàn thiện Báo cáo trình Chánh thanh tra Bộ.

Xét Báo cáo kết quả thanh tra ngày 16/11/2015 của Đoàn Thanh tra, ý kiến giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra,

Chánh Thanh tra Bộ Y tế, Kết luận như sau:

I. KHÁI QUÁT CHUNG

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được thành lập ngày 12/8/1991, thuộc miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp Biển Đông. Đây là một tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích tự nhiên là 1.988,65 km2, dân số năm 2014 là 1.095.000 người, mật độ dân số 530 người/km2. Tỉnh gồm 8 đơn vị hành chính cấp huyện: Thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa, huyện Châu Đức, huyện Đất Đỏ, huyện Long Điền, huyện Tân Thành, huyện Xuyên Mộc và huyện Côn Đảo. Trong đó Côn Đảo là một huyện đảo gồm 16 hòn đảo nằm cách Vũng Tàu 180 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 230 km.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội hệ thống ngành Y tế của tỉnh cũng phát triển không ngừng.

- Hệ điều trị: gồm 01 bệnh viện tỉnh, 01 bệnh viện đa khoa khu vực, 01 bệnh viện chuyên khoa Tâm thần, 01 bệnh viện chuyên khoa Mắt, 8 Trung tâm Y tế huyện, thành phố.

- Hệ dự phòng: gồm Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng Chống bệnh xã hội, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm CSSKSS, Trung tâm Kim nghiệm Dược phẩm Mỹ phẩm, Trung tâm TTGDSK, Trung tâm Giám định y khoa tỉnh, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục DS-KHHGĐ và Trường Trung cấp Y tế.

- Hệ thống y tế tư nhân: gồm 1.626 cơ sở. Trong đó, 765 cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; 861 cơ sở hành nghề dược.

II. KẾT QUẢ KIỂM TRA, XÁC MINH

A. Công tác quản lý nhà nước của Sở Y tế về hành nghề Y tư nhân

1. Tổ chức thực hiện

1.1. Tổ chức bộ máy

Phòng Quản lý Hành nghề Y, Dược của Sở Y tế được thành lập ngày 27/10/2008 theo Quyết định 3836/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, gồm 03 biên chế, phòng có chức năng:

- Tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và kinh doanh thuốc theo quy định của pháp luật; xây dựng, quy hoạch và phát triển hệ thống hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và kinh doanh thuốc trên địa bàn tỉnh.

- Dự thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện việc quản lý hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và kinh doanh thuốc theo quy định của Bộ Y tế và các ngành liên quan trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt;

- Tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế thành lập Hội đồng tư vấn cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; thành lập tổ thư ký thẩm định cấp chứng chỉ hành nghề Y, Dược;

- Hướng dẫn, giám sát kiểm tra thực hiện các điều kiện hành nghề của các tổ chức khám bệnh, chữa bệnh và kinh doanh thuốc theo quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan;

- Tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về hành nghề y, dược tư nhân.

- Xây dựng kế hoạch hàng năm về công tác quản lý HNYDTN, phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc Sở Y tế và các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ sở hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp nhận, hướng dẫn thủ tục hồ sơ cấp phép lĩnh vực hành nghề y, dược; cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cho cá nhân người hành nghề trong đơn vị y tế công lập và tư nhân; cấp giấy phép hoạt động cho các đơn vị y tế công lập và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.

1.2. Ban hành các văn bản chỉ đạo

- Quyết định số 270/QĐ-SYT ngày 05/7/2012 của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc thành lập Tổ thư ký thẩm định hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

- Quyết định số 274/QĐ-SYT ngày 06/7/2012 của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc thành lập Đoàn thẩm định hồ sơ cấp, cấp lại điều chỉnh GPHĐ khám, chữa bệnh;

- Quyết định số 726/QĐ-SYT ngày 11/12/2012 của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu về việc thành lập Hội đồng tư vấn cấp, cấp lại CCHN;

- Quyết định số 273/QĐ-SYT ngày 06/7/2012 về Quy chế hoạt động tổ tư vấn;

- Quyết định số 1339/QĐ-UBND ngày 13/6/2013 của UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu về việc công bố 20 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực khám chữa bệnh thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế;

- Quyết định số 355/QĐ-SYT ngày 20/6/2013 của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc thành lập Hội đồng tư vấn cấp, cấp lại giấy phép hoạt động khám chữa bệnh;

- Công văn số 64/SYT-QLHNYD ngày 10/01/2014 của Sở Y tế về việc quản lý hành nghề khám chữa bệnh tư nhân;

- Văn bản số 1037/SYT-QLHNYD ngày 20/5/2014 của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu về việc nhắc nhở làm hồ sơ các tổ chức cá nhân làm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

- Văn bản số 2532/SYT-QLHNYD ngày 28/10/2014 của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu về việc triển khai Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09/6/2014 của Bộ Khoa học công nghệ và Bộ Y tế; Thông tư số 29/2014/TT- BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế;

- Văn bản số 2112/SYT-QLHNYD ngày 5/8/2015 của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu về việc hướng dẫn trạm y tế và phòng khám đa khoa khu vực làm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh.

1.3. Công tác tập huấn, tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật

Năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, Sở Y tế đã tổ chức tập huấn, phổ biến cho các Sở, ngành có liên quan của tỉnh, các đơn vị trong ngành, các cơ sở hành nghề y tư nhân trên toàn tỉnh về:

- Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009; các văn bản hướng dẫn thi hành Luật khám bệnh, chữa bệnh;

- Nghị định 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh;

- Thông tư 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế về hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Thông tư 29/TT-BYT ngày 04/12/2012 của Bộ Y tế quy định thủ tục cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học;

- Thông tư 16/TT-BYT ngày 22/5/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm về bác sỹ gia đình và phòng khám bác sỹ gia đình;

- Văn bn số 562/KCB-HN ngày 22/5/2015 của Cục Quản lý KCB cho phép điều chỉnh thời gian cấp CCHN, GPHĐ (giảm 5 ngày so với quy định );

- Văn bản số 5855/BYT-KCB ngày 28/8/2014 của Bộ Y tế về việc kéo dài lộ trình cấp CCHN, GPHĐ đối với bệnh viện đến ngày 01/01/2016;

1.4. Công tác kim tra, giám sát hoạt động HNYTN

Theo báo cáo số 131/BC-SYT ngày 24/8/2015 của SY tế, năm 2014 Thanh tra Sở Y tế và Phòng y tế 8 huyện, thành phố thành lập 04 đoàn thanh tra, kiểm tra các cơ sở HNYTN. Sáu tháng đầu năm 2015 thành lập 02 đoàn thanh kiểm tra, 01 đoàn giám sát các cơ sở HNYTN kết quả như sau:

* Thanh kiểm tra:

- Tổng số cơ sở hành nghề y được kiểm tra: 268

Trong đó: Vi phạm: 110 cơ sở (chiếm 42% sốsở được thanh tra); Nhắc nhở: 80 cơ sở; Phạt tiền: 16 cơ sở, tổng số tiền phạt 213.550.000đ; Ngừng hoạt động: 13 cơ sở; Đang xử lý 01).

- Tổng số cơ sở y dược cổ truyền được kiểm tra: 258

Trong đó: Vi phạm: 88 cơ sở (chiếm 34% số cơ sở được thanh tra); Nhắc nhở 59 cơ sở; Phạt tiền: 10 cơ sở với tổng số tiền phạt 22.550.000đ; ngừng hoạt động 19 cơ sở.

* Giám sát: 11 cơ sở

- Phòng khám đa khoa: 03; Phòng khám chuyên khoa Răng hàm mặt: 04; Phòng khám chuyên khoa ngoại: 03; Dịch vụ răng giả: 01.

1.5. Công tác cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

Sở Y tế thực hiện Quy trình xét cấp, cấp lại Chứng chỉ hành nghề và Giấy phép hoạt động theo nguyên tắc “một cửa”’

- Bộ phận một cửa xem xét và tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, lập phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả gửi cho khách hàng, chuyển giao hồ sơ cho phòng Quản lý hành nghề Y, Dược. Tổ thư ký (thường trực là phòng QLHNYD) xử lý; Tổ thư ký tiến hành thẩm định nội dung hồ sơ, trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (sau khi đã thẩm định đủ điều kiện đối với cơ sở xin cấp, cấp lại giấy phép hoạt động) trình Hội đồng để xét cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động, trình Giám đốc Sở Y tế ký cấp; Chng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động được trả tại bộ phận một cửa.

- Thời gian từ khi nhận hồ sơ xin cấp GPHĐ đến khi cấp là 55 ngày. Thời gian từ khi nhận hồ sơ xin cấp CCHN đến khi cấp là 35 ngày. Các trường hợp không cấp, cấp lại đều được thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, bộ phận một cửa sẽ có văn bản thông báo cho khách hàng để hoàn chỉnh hồ sơ trong đó nêu rõ cần bổ sung tài liệu, nội dung gì.

- Gửi thông báo cho UBND huyện thuộc tỉnh danh sách các cơ sở KCB đã được cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động.

Kết quả kiểm tra ngẫu nhiên 50 hồ sơ cấp GPHĐ, 50 hồ sơ cấp CCHN được lưu tại phòng Quản lý hành nghề Y, Dược của Sở Y tế.

Nhn xét:

+ Những mặt làm được

- Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã thực hiện theo nguyên tắc “một cửa” trong công tác tiếp nhận, cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh và giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám, chữa bệnh. Việc quản lý đã từng bước được hoàn thiện, tạo điều kiện cho các cơ sở thực hiện đúng quy định của pháp luật, thuận tiện và nhanh chóng.

- Danh mục hồ sơ cấp CCHN và GPHĐ được quản lý trên máy vi tính bằng phần mềm do Bộ Y tế triển khai; danh mục được sắp xếp theo nội dung hành nghề (Y, Dược)... thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm tra, kiểm soát.

- Hồ sơ được lưu giữ tại Phòng Quản lý hành nghề Y, Dược; được bảo quản theo quy định.

Theo báo cáo của Sở Y tế, tính đến ngày 30/6/2015, Sở Y tế đã cấp xong chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh cho người hành nghề thuộc các cơ sở y tế công lập trong toàn tỉnh, với số lượng 2.860 chứng chỉ hành nghề và cấp GPHĐ cho 6/11 bệnh viện công lập đạt (55%), cấp GPHĐ cho 6/91 Phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã, phường đạt (6,6%).

Sở Y tế đã cấp được 2.920 CCHN khám, chữa bệnh cho người hành nghề khám, chữa bệnh tư nhân (đạt 98% số lượng CCHN phải cấp theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh). Cấp GPHĐ cho 765 cơ sở hành nghề khám, chữa bệnh tư nhân (đạt 100%).

- Thời gian cấp CCHN và GPHĐ đúng quy trình đã ban hành.

+ Những tồn tại

- Biên bản thẩm định sử dụng theo mẫu thống nhất của Sở Y tế, nhưng còn sơ sài, chưa thể hiện hết các chi tiết về phạm vi hoạt động chuyên môn, nhân lực, trang thiết bị, dụng cụ y tế, xử lý rác thải, nước thải y tế...

- Hồ sơ lưu được sắp xếp riêng từng cơ sở, nhưng các tài liệu trong hồ sơ sắp xếp không theo trình tự nhất định nên chưa thuận tiện cho việc tra cứu.

- Tỷ lệ cấp GPHĐ cho các cơ sở y tế công lập còn thấp, đặc biệt là các Phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã, phường (6,6%). Lý do, hồ sơ cấp GPHĐ của 2/3 trong số 84 Trạm y tế xã phường không xuất trình được Quyết định thành lập Trạm y tế. Vì vậy, số trạm y tế này chưa đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp GPHĐ.

+ Khó khăn

- Nhân lực làm công tác Quản lý hành nghề y, dược còn ít, chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ.

- Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của người hành nghề do nhiều cơ sở đào tạo cấp, cách ghi còn khác nhau, không ghi rõ thời gian đào tạo, hệ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có văn bằng không rõ đào tạo hệ y sỹ, y tá hay điều dưỡng nên khó khăn cho việc xác định phạm vi chuyên môn khi cấp chứng chỉ hành nghề;

- Hiện nay mức thu phí, lệ phí cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh loại hình dịch vụ y tế và các phòng chẩn trị y học cổ truyền, mức thu là 4.650.000 đồng/1 cơ sở, nên nhiều cơ sở gặp khó khăn về kinh phí khi cấp giấy phép hoạt động; một số cơ sở do khó khăn về kinh phí nên chưa làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động.

2. Việc thực hiện những quy định của pháp luật tại một số cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn tỉnh

2.1. Phòng khám đa khoa Việt Tâm thuộc Công ty cổ phần Phòng khám Đa khoa Việt Tâm

a) Đánh giá chung

PKĐK Việt Tâm được thành lập từ 01/8/2013, nằm trên Quốc lộ 51, thuộc p Phước Thạnh, xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Phòng khám bao gồm 01 tòa nhà 3 tầng với diện tích mặt bằng 550 m2; Diện tích sử dụng 1.650m2. Tổng số 36 nhân viên trong đó có 15 bác sỹ (9 bác sỹ làm việc thường xuyên, 6 bác sỹ làm việc không thường xuyên), 03 dược sỹ Trung học, 01 cử nhân xét nghiệm, 01 kỹ thuật viên xét nghiệm, 01 cử nhân chn đoán hình ảnh, còn lại điều dưỡng và nhân viên khác.

Phòng khám có 11 chuyên khoa trong đó có 9 khoa lâm sàng và 02 khoa cận lâm sàng, 03 phòng chức năng, phòng khám trang bị máy Xquang, siêu âm, xét nghiệm .. phục vụ cho khám, chẩn đoán và điều trị.

b) Kết quả thanh tra

- Phòng khám có hồ sơ pháp lý theo quy định, có hợp đồng lao động với người lao động, thực hiện đầy đủ việc đóng Bo hiểm xã hội cho nhân viên. Các bác sỹ phụ trách phòng khám chuyên khoa có quyết định phân công phụ trách chuyên môn. Nhân viên thôi việc có biên bản chấm dứt hợp đồng lao động.

- Tại thời điểm thanh tra phòng khám cơ bản thực hiện các quy chế chuyên môn theo phạm vi hoạt động chuyên môn đã được Sở Y tế phê duyệt.

+ Phòng cấp cứu có đủ dụng cụ, phương tiện cấp cứu. Hộp chống shock phản vệ có đủ thuốc theo quy định, thuốc còn hạn sử dụng;

+ Hồ sơ bệnh án ngoại trú thực hiện theo mẫu quy định, ghi chép rõ ràng.

+ Bảng giá dịch vụ khám, chữa bệnh được niêm yết công khai;

+ Phòng khám đã thực hiện phân loại rác thải y tế ngay tại các khoa phòng, trang bị túi ni lon với màu sắc theo quy định. Có hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với Công ty TNHH Bảo Vân. Hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt với Công ty cổ phần dịch vụ đô thị Tân Thành;

+ Phòng chụp Xquang có Giấy phép số 02/GP/SKHCN ngày 23/01/2014 giấy phép tiến hành công việc bức xạ (Sử dụng thiết bị XQ chẩn đoán y tế) của Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

- Phòng khám còn có một số tồn tại sau:

+ Có biển hiệu nhưng, biển hiệu ghi chưa đầy đủ, thiếu số giấy phép hoạt động và tên bác sỹ phụ trách chuyên môn;

+ Tại thời điểm thanh tra có 03 nhân viên chưa đeo bin tên trong khi đang làm việc;

+ Danh mục thuốc cấp cứu chưa được Giám đốc Phòng khám phê duyệt.

2.2. Phòng khám đa khoa Mỹ Xuân thuộc Công ty TNHH Triệu Anh Quân

a) Đánh giá chung

PKĐK Mỹ Xuân được thành lập theo Quyết định số 01/QĐ-TAQ ngày 20/10/2010 của Công ty TNHH Triệu Anh Quân, địa chỉ tại Ấp Bến Đình, xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Phòng khám gồm một tòa nhà một tầng với tổng diện tích sử dụng 564m2. Phòng khám có 11 chuyên khoa trong đó 9 khoa lâm sàng và 02 khoa cận lâm sàng. Tổng số nhân viên 24 người, với 12 bác sỹ (10 bác sỹ làm việc thường xuyên, 2 bác sỹ làm việc không thường xuyên), 04 dược sỹ trung học, 01 cử nhân xét nghiệm, kỹ thuật viên, 6 điều dưỡng. Phòng khám được trang bị một số máy móc như Xquang, siêu âm, xét nghiệm phục vụ cho thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng.

b) Kết quả thanh tra

- Phòng khám có hồ sơ pháp lý hoạt động theo quy định. Cơ sở sạch sẽ, đảm bảo diện tích.

- Có đủ hồ sơ, hợp đồng lao động với nhân viên và thực hiện việc đóng BHXH cho nhân viên. Các bác sỹ phụ trách phòng khám chuyên khoa có hồ sơ theo quy định.

- Tại thời điểm thanh tra phòng khám cơ bản thực hiện các quy chế chuyên môn để phục vụ khám, chữa bệnh theo phạm vi hoạt động chuyên môn đã được phê duyệt.

+ Phòng cấp cứu có đủ y, dụng cụ, phương tiện cấp cứu. Hộp chống shock phản vệ có đủ cơ số theo quy định, thuốc còn hạn. Tủ thuốc cấp cứu có đầy đủ thuốc theo danh mục, không có thuốc cận hạn và hết hạn. Phòng chụp Xquang có giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị Xquang chẩn đoán y tế.

+ Bảng giá dịch vụ khám, chữa bệnh được phòng khám niêm yết công khai tại phòng tiếp đón.

+ Hồ sơ bệnh án ngoại trú thực hiện theo mẫu quy định.

- Phòng khám đã thực hiện phân loại rác thải y tế ngay tại các khoa phòng có trang bị túi nilon với màu sắc theo quy định. Có hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với Công ty cổ phần môi trường Sao Việt. Hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt với Công ty cổ phần dịch vụ Đô thị Tân Thành.

- Phòng khám còn có một số tồn tại sau:

+ Có biển hiệu, nhưng ghi chưa đầy đủ như: thiếu số giấy phép hoạt động, chưa có tên bác sỹ phụ trách chuyên môn.

+ Tại thời điểm thanh tra có 02 nhân viên chưa đeo biển tên khi làm việc.

+ Một số bệnh án ngoại trú lưu chưa được giám đốc phòng khám phê duyệt

+ Sổ tiếp đón bệnh nhân chưa đúng mẫu scủa Bộ Y tế, phần triệu chứng còn sơ sài, phần điều trị mới chỉ thống kê tên thuốc sử dụng.

+ Danh mục thuốc cấp cứu chưa được Giám đốc phòng khám phê duyệt.

B. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật Bảo hiểm y tế

1. Tại Sở Y tế

Đoàn thanh tra đã nghe đại diện Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu báo cáo các nội dung thanh tra theo đề cương và tiến hành kiểm tra, xác minh các nội dung thanh tra, kết quả như sau:

1.1. Về việc triển khai các văn bản liên quan đến chính sách pháp luật BHYT

Sở Y tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện BHYT, phối hợp với các ban ngành có liên quan hướng dẫn, tuyên truyền Luật BHYT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, cụ thể như sau:

* Các văn bản triển khai Luật BHYT

- T trình số 1695/TTr-SYT ngày 05/9/2012 của Sở Y tế về việc đề nghị ban hành mức giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở KCB của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính;

- Tờ trình số 1154/TTr-SYT-STC-BHXH ngày 26/6/2012 của liên Sở Y tế - Sở tài chính-Bảo hiểm xã hội về việc đề nghị phê duyệt mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính;

- Văn bản số 3171/SYT-NVY ngày 30/12/2014 của Sở Y tế ban hành về việc triển khai thực hiện các văn bản Quy phạm pháp luật về Bảo hiểm y tế có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015;

- Văn bn số 9508/UBND-VP ngày 12/12/2014 của UBND tỉnh về việc triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bo hiểm y tế;

- Văn bn số 1239/SYT-NVY ngày 18/5/2015 của Sở Y tế về việc hướng dẫn đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám, chữa bệnh bo hiểm y tế;

- Văn bản số 1227/SYT-NVY ngày 18/5/2015 của Sở Y tế về việc hướng dẫn lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình;

- Công văn số 1432/SYT-NVY ngày 25/9/2009 của Sở Y tế về việc triển khai Thông tư số 10/2007/TT-BYT hướng dẫn đăng ký KCB ban đầu và chuyển tuyến KCBBHYT;

- Văn bản số 1297/LN-SYT-BHXH ngày 16/8/2011 của liên ngành Sở Y tế - BHXH hướng dẫn về việc Đăng ký KCB ban đầu.

* Về việc xây dựng giá dịch vụ kỹ thuật thanh toán BHYT

- Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND ngày 10/9/2012 của UBND tỉnh ban hành mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;

- Quyết định số 44/2014/QĐ-UB ngày 05/9/2014 của UBND tỉnh ban hành danh mục giá bổ sung một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

* Về thuốc, VTYT: theo báo cáo năm 2014 Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu đấu thầu thuốc tập trung làm cơ sở thanh toán chi phí KCB BHYT.

1.2. Về trách nhiệm thực hiện chính sách pháp luật BHYT

Việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc Sở Y tế theo quy định tại Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế, Thông tư số 41/2014/TT-LT BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện BHYT và các văn bản pháp luật hướng dẫn Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT:

a. Về việc xác định các đơn vị đủ điều kiện đăng ký KCB ban đầu BHYT:

- Sở Y tế đã thành lập Đoàn thẩm định Phân tuyến kỹ thuật lần đầu theo Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT; Thông tư số 37/2014/TT-BYT, ngày 17/11/2014 của Bộ Y tế, hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

- Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có Hướng dẫn liên ngành số 1297/LN-SYT-BHXH ngày 16/8/2011 về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu theo quy định.

b. Về phân bổ thẻ BHYT cho các cơ sở KCB ban đầu trên địa bàn tỉnh

Hằng năm, Sở Y tế có văn bản yêu cầu các đơn vị khám bệnh, chữa bệnh cung cấp sớm khả năng đáp ứng công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT: Về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế; tổ chức số bàn khám bệnh cũng như khả năng tăng cường khi bệnh nhân đông, nhất là khâu tiếp đón, thu viện phí, xét nghiệm; khả năng tối đa có thể tiếp nhận được bao nhiêu thẻ BHYT. Trên cơ sở đó để Bảo hiểm xã hội tỉnh phân bổ thẻ đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT theo quy định.

1.3. Về việc tổ chức KCB BHYT

Sở Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện thực hiện cải tiến quy trình KCB theo Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn Quy trình khám bệnh của khoa Khám bệnh của bệnh viện. Sở Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện tổ chức triển khai Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12 tháng 7 năm 2013 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.

1.4. Về việc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật BHYT

Theo báo cáo, Sở Y tế đã phối hợp tốt với BHXH tỉnh tổ chức thanh, kiểm tra về BHYT theo Quyết định số 698/QĐ-BHXH ngày 07/8/2014. Các đơn vị được kiểm tra gồm BV Mắt, BV Tâm Thần, Ban Bảo vệ Sức khỏe cán bộ tỉnh ủy, 06 phòng khám đa khoa khu vực, 35 trạm Y tế xã phường.

Kết quả các cuộc thanh tra, kiểm tra theo báo cáo, các đơn vị đã tổ chức thực hiện công tác KCB BHYT, thực hiện chỉ định điều trị hợp lý, an toàn hiệu quả, thực hiện tốt công tác thống kê tổng hợp báo cáo; nội dung thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định, bảo đảm quyền lợi cho người có thẻ BHYT cơ bản theo quy định.

Kết quả thanh tra theo các nội dung thanh tra tại Sở Y tế cho thấy:

- Ưu điểm

Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu đã tham mưu cho UBND tỉnh và phối hợp với các cơ quan ban ngành trong tỉnh triển khai tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế tới các cấp chính quyền, tổ chức chính trị xã hội và người dân. Tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt giá các dịch vụ y tế làm cơ sở thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định. Chỉ đạo các cơ sở y tế tổ chức thực hiện đăng ký KCB ban đầu; khám bệnh, chữa bệnh; chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo các quy định của chính sách, pháp luật BHYT.

- Khó khăn, vướng mắc

+ Cơ quan BHXH tỉnh không thanh toán cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các DVKT có tên không thống nhất theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTB&XH ngày 26/01/2006 của Bộ Y tế - Bộ Tài Chính- Bộ LĐTB & XH bổ sung TTLB số 14/TTLB ngày 30/9/1995 của liên Bộ Y tế - Tài Chính - LĐTB &XH - Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn thực hiện việc thu một phần viện phí; Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012, Ban hành mức giá tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và Thông tư số 43/2013/ TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế Quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Giá một số dịch vụ kỹ thuật không phù hợp với thực tế.

2. Tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT

Đoàn đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, xác minh nội dung thanh tra tại Bệnh viện Bà Rịa, Bệnh viện Lê Lợi và PKĐK tư nhân Việt Tâm, PKĐK tư nhân Mỹ Xuân, kết quả như sau:

2.1. Về việc triển khai thực hiện các văn bn liên quan chính sách, pháp luật BHYT

Tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thanh tra cơ bản đã căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật về BHYT, các văn bản chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tập huấn cho cán bộ, viên chức bệnh viện và triển khai khám bệnh, chữa bệnh BHYT và đảm bảo quyền lợi người bệnh BHYT theo quy định.

2.2. Về việc triển khai khám bệnh, chữa bệnh BHYT

a) Về hợp đồng và thanh lý hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT

- Hợp đồng: Các cơ sở được thanh tra Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT được xây dựng có nội dung cơ bản theo mẫu hợp đồng đã ban hành theo Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của BYT-BTC, và Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của BYT, BTC hướng dẫn thực hiện BHYT; chủ thể ký hợp đồng đúng theo quy định; thời gian ký hợp đồng năm 2015 của Bệnh viện Bà Rịa và Bệnh viện Lê Lợi chậm so với quy định, hợp đồng ký ngày 20/8/2015 (bệnh viện giải trình: ký chậm do bệnh viện và BHXH tỉnh không thống nhất được phương thức thanh toán).

- Thanh lý hợp đồng: Tính đến thời điểm thanh tra bệnh viện và BHXH tỉnh chưa thanh lý hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT năm 2014.

b) Về tổ chức khám bệnh, chữa bệnh BHYT

Các cơ sở được thanh tra cơ bản đã căn cứ vào quy chế bệnh viện, Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn quy trình khám bệnh của bệnh viện nhm rút ngắn thời gian chờ, tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao được chất lượng khám chữa bệnh để tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh BHYT.

c) Về đăng ký KCB ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT

Các cơ sở được thanh tra cơ bản thực hiện đăng ký KCB ban đầu, chuyển tuyến theo Thông tư số 37/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014, hướng dẫn đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến KCB BHYT; Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014, quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám chữa bệnh.

d) Về việc áp giá, sử dụng dịch vụ y tế.

- Các bệnh viện được thanh tra, cơ bản sử dụng dịch vụ y tế và giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thanh toán chi phí KCB với cơ quan BHXH tỉnh (tại PKĐK tư nhân phần chênh lệch giá do người bệnh tự thỏa thuận trả).

- Đoàn thanh tra đã kiểm tra sắc xuất một số Bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú (Mu 01/BV) tại mỗi bệnh viện, kết quả cho thấy:

+ Bảng kê cơ bản được ghi chép các nội dung theo mẫu quy định;

+ Các Bảng kê được chọn kiểm tra các dịch vụ kỹ thuật, thuốc được chỉ định sử dụng cơ bản trong danh mục và giá đúng với giá được phê duyệt tại bệnh viện;

+ Mức thanh toán với người bệnh BHYT cơ bản đúng theo nhóm đối tượng BHYT.

- Đoàn thanh tra kiểm tra sắc xuất một số Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh nội trú (Mẫu số 02/BV) tại mỗi bệnh viện kết quả cho thấy:

+ Bảng kê cơ bản được ghi chép các nội dung theo mẫu quy định;

+ Các Bảng kê được chọn kiểm tra cơ bản các dịch vụ kỹ thuật, thuốc được chỉ định sử dụng trong danh mục và giá khớp đúng giá được phê duyệt tại bệnh viện;

+ Mức thanh toán với người bệnh BHYT cơ bản đúng theo nhóm đối tượng BHYT.

đ) Về việc thanh toán, quyết toán chi phí KCB BHYT

Theo báo cáo và kiểm tra, xác minh cho thấy:

- Thời gian thanh, quyết toán chi phí KCB BHYT chậm theo quy định:

+ Bệnh viện Lê Lợi: năm 2014, BHXH chưa thanh toán là trên 20,6 tỷ đồng; năm 2015 tính đến 31/7/2015, BHXH tỉnh chưa thanh toán trên 28,6 tỷ đồng (số chi phí quý I &II/2015 chưa được thanh toán); Chi phí Dịch túi ba ngăn, theo Công văn số 4186/BHXH- CSYT ngày 03/11/2014 của BHXH Việt Nam thông báo tạm thời chưa thanh toán, đến ngày 18/11/2014 bệnh viện nhận được công văn này và ngưng sử dụng ngay trong ngày, nhưng BHXH Đồng Nai đã không thanh toán từ ngày 01/10/2014, với số tiền là 142.349.998đ.

+ Bệnh viện Bà Rịa: năm 2014 chi phí vượt quỹ quý III,IV là 12.877.192.846 đồng, đến nay chưa được quyết toán; Chi phí Dịch túi ba ngăn, theo Công văn số 4186/BHXH- CSYT ngày 03/11/2014 thông báo tạm thời chưa thanh toán quý IV năm 2014 là 70.139.974 đồng.

- Chi phí 23 loại thuốc có hàm lượng, dạng bào chế, dạng phối hợp, ít phổ biến cao theo công văn số 894/BHXH.DVT ngày 20/3/2015 của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tại thời điểm thanh tra các bệnh viện chưa được thanh toán là: bệnh viện Bà Rịa 86.864.121 đồng; Bệnh viện Lê Lợi 1.626.541.570 đồng.

2.3. Về việc giám định đảm bảo quyền li người bệnh BHYT

Theo báo cáo của bệnh viện, BHXH tỉnh giám định với hình thức giám định trên hồ sơ, sổ sách (giám định tập trung sau khi người bệnh ra viện). Khoảng 1 tháng/lần, bệnh viện và BHXH họp để thống nhất những vướng mắc trong việc giám định, thanh toán chi phí KCB BHYT. Bệnh viện cho là việc giám định tập trung dẫn đến việc thanh toán quý chậm hơn so với trước đây.

Kết quả thanh tra một số cơ sở KCB BHYT trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy:

- Ưu điểm:

Các cơ sở KCB BHYT được thanh tra, cơ bản đã căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT; xây dựng danh mục, áp giá dịch vụ y tế tại cơ sở; thanh toán chi phí KCB và đảm bảo quyền lợi người bệnh có thẻ BHYT theo quy định.

- Khó khăn, vướng mắc:

+ Thời gian thanh toán quý giữa BHXH tỉnh với các cơ sở KCB BHYT chậm so với quy định của Luật BHYT, các văn bản hướng dẫn và hợp đồng đã ký dẫn đến khó khăn trong việc hạch toán chi phí của bệnh viện;

+ Chi phí 23 loại thuốc có hàm lượng, dạng bào chế, dạng phối hợp, có giá cao theo công văn số 894/BHXH.DVT ngày 20/3/2015 của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tại thời điểm thanh tra các bệnh viện chưa được thanh toán: Bệnh viện Bà Rịa số tiền 86.864.121 đồng; Bệnh viện Lê Lợi số tiền là 1.626.541.570 đồng;

+ Bảo hiểm xã hội tỉnh không thanh toán chi phí thay băng vết thương theo công văn số 2050/BYT-KHTC-DV của Bộ Y tế, về thay băng vết thương chiều dài dưới 15 cm áp dụng trong trường hợp thay băng với người bệnh ngoại trú. Đối với người bệnh nội trú, chỉ áp dụng trong trường hợp thay băng vết thương bị nhiễm trùng;

+ Chi phí Dịch túi ba ngăn, theo Công văn số 4186/BHXH- CSYT ngày 03/11/2014 của BHXH Việt Nam thông báo tạm thời chưa thanh toán, đến thời điểm thanh tra các bệnh viện chưa được cơ quan BHXH tỉnh thanh toán;

+ Một số DVKT đã được UBND tỉnh phê duyệt giá theo Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND, ngày 10/9/2012 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nhưng BHXH không thanh toán như: lau mát, tắm bé, phun khí dung nội khoa, phá thai bằng thuốc, sắc thuốc đông y, thay băng vết thương > 15cm (nội trú).

C. Việc thực hiện xã hội hóa Y tế

1. Tại Sở Y tế

a) Cơ sở pháp lý

Sở Y tế đã tổ chức thực hiện các văn bản liên quan đến chính sách Xã hội hóa y tế: Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính Phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính Phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh công lập; Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ tế hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản đliên doanh liên kết phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập và công văn số 3295/BYT-KH-TC ngày 26/5/2010 của Bộ Y tế về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP;

b) Quy trình Xã Hội hóa

Sở Y tế hướng dẫn quy trình xã hội hóa cho các đơn vị

- Các cơ sở liên doanh, liên kết, góp vốn liên doanh bàn bạc ý tưởng trong Cấp ủy chi bộ, Ban Giám đốc, Ban chấp hành công đoàn và triển khai đến tổ công đoàn và toàn thể cán bộ - công nhân viên để thăm dò và lấy ý kiến của công đoàn viên, được đồng thuận cao BGĐ tiến hành các bước sau:

- Lập đề án liên doanh, liên kết, góp vốn liên doanh với các nội dung theo hướng dẫn của Thông tư 05/2007/TT-BYT, gửi Sở Y tế xin phê duyệt.

- Sở Y tế thực hiện phê duyệt đề án.

- Sau khi được Sở Y tế phê duyệt, đơn vị triển khai thực hiện đầu tư.

c) Kết quả triển khai liên doanh, liên kết các dịch vụ XHH

Theo báo cáo của Sở Y tế từ năm 2014 đến nay có 2 đơn vị triển khai xã hội hóa (Bệnh viện Lê Lợi và Trung tâm Y tế Thành phố Bà Rịa).

2. Đoàn thanh tra thực tế tại bệnh viện Lê Lợi

Bệnh viện Lê Lợi là bệnh viện đa khoa khu vực hạng II, trực thuộc Sở Y tế có quy mô 420 giường bệnh, gồm 20 khoa phòng với tổng số 518 cán bộ nhân viên.

Bệnh viện thực hiện khám, chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế, hàng năm bệnh viện khám và điều trị cho khoảng 15.000 đến 20.000 lượt bệnh nhân.

Tại thời điểm thanh tra bệnh viện đang thực hiện 01 đề án xã hội hóa có tên: “Khu phòng dịch vụ điều trị theo yêu cu” từ năm 2008.

Với hình thức:

+ Bệnh viện Lê Lợi góp 220 m2 đất

+ Ông Phạm Mạnh Tường góp vốn 1.265.415.926 đồng (Xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị phòng, thiết bị y tế).

Tỷ lệ phân chia lợi nhuận: Từ 2008-7/2013: Bệnh viện 30%; Ông Phạm Mạnh Tường 70%. Từ 8/2013 đến nay: Bệnh viện 50%; Ông Phạm Mạnh Tường 50%.

Kết quả thực hiện đề án: Trong thời k thanh tra như sau:

- Năm 2013:

+ Tổng doanh thu: 954.508.500 đồng

+ Lợi nhuận sau thuế: 250.526.279 đồng

+ Phân chia lợi nhuận: Bệnh viện Lê Lợi: 102.921.789 đồng

Ông Phạm Mạnh Tường: 147.604.490 đồng

- Năm 2014:

+Tổng doanh thu: 967.476.200 đồng

+ Lợi nhuận sau thuế: 309.157.142 đồng

+ Phân chia lợi nhuận: Bệnh viện Lê Lợi: 154.578.412 đồng

Ông Phạm Mạnh Tường: 154.578.412 đồng

Nhn xét:

*Hiệu quả của việc liên doanh, liên kết

Việc triển khai Đề án đã góp phần nâng cao dịch vụ khám, chữa bệnh của Bệnh viện; phục vụ được nhu cầu khám, chữa bệnh theo yêu cầu của nhân dân đồng thời góp phần cải thiện thu nhập chính đáng cho cán bộ, nhân viên bệnh viện.

* Về quy trình, các bước trin khai thực hiện đề án:

- Ngày 15/3/2008 bệnh viện tổ chức hội nghị gồm: Ban giám đốc, Ban chấp hành công đoàn, trưởng các khoa phòng, nội dung thông báo chủ trương triển khai xã hội hóa khu nhà nằm điều trị theo yêu cầu.

- Ngày 25/3/2008 họp cấp ủy mở rộng bàn về chủ trương xã hội hóa khu nhà dịch vụ.

- Tháng 3 năm 2008 bệnh viện xây dựng Đề án “Khu phòng dịch vụ điều trị theo yêu cầu” tại bệnh vin Lê lợi, giám đốc bệnh viện đã phê duyệt đề án.

- Ngày 08/04/2008 bệnh viện có tờ trình số 240/TT-BV gửi Sở Y tế về việc xã hội hóa phòng điều trị theo yêu cầu.

- Ngày 14/04/2008 SY tế có văn bản số 492/YT-KTTV đồng ý cho bệnh vin Lê Lợi triển khai đề án “Khu phòng dịch vụ điều trị theo yêu cầu” theo hình thức xã hội hóa.

- Ngày 15/9/2008 bệnh viện Lê Lợi và ông Phạm Mạnh Tường ký “Hợp đồng hợp tác kinh doanh khu nhà điều trị theo yêu cầu” số 048/HĐHTKD.

- Ngày 15/9/2013 bệnh viện Lê Lợi và ông Phạm Mạnh Tường ký “Hợp đồng hợp tác kinh doanh khu nhà điều trị theo yêu cầu” số 1294/HĐHTKD (sau khi Hợp đồng 048/HĐHTKD hết thời hạn).

* Những tồn tại:

- Đề án được xây dựng chưa dựa trên cơ sở pháp lý là Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế về Hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh đmua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập”.

- Đối tác liên doanh trong đề án là ông Phạm Mạnh Tường không phải là tổ chức có pháp nhân như quy định của Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế.

- Hằng năm kết quả thực hiện đề án chưa báo cáo với Sở Y tế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

D. Giá thuốc và đấu thầu thuốc

1. Công tác quản lý nhà nước về giá thuốc

a) Công tác tiếp nhận hồ sơ kê khai li giá thuốc

- Trên địa bàn tỉnh có 01 cơ sở sản xuất thuốc Công ty Dược phẩm trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Leung Kai Fook Việt Nam;

- Quyết định số 1339/QĐ-UBND ngày 31/7/2013 về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế, tất cả các thủ tục đều được công bố trên cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh và cổng thông tin điện tử của Sở Y tế (có danh mục Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế kèm theo).

- Công tác tiếp nhận hồ sơ, xem xét kê khai lại giá thuốc thực hiện theo Thông tư 50/2011/TTLT-BYT-BTC-BCT ngày 30/12/2011.

b) Hoạt động của Tổ công tác liên ngành xem xét việc kê khai lại giá thuốc

- Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có Quyết định số 431/QĐ-SYT ngày 01/07/2014 về việc thành lập Tổ công tác Liên ngành xem xét việc kê khai lại giá thuốc của các cơ sở sản xuất thuốc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổ công tác liên ngành gồm lãnh đạo Sở y tế, đại diện lãnh đạo các phòng chuyên môn của Sở, đại diện Sở Công thương và đại diện Sở Tài chính.

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ kê khai lại giá thuốc của các cơ sở sản xuất, tổ công tác liên ngành tổ chức họp xem xét tính hợp lý việc kê khai lại giá thuốc, yêu cầu doanh nghiệp giải trình hoặc điều chỉnh.

- Năm 2014 Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tiếp nhận Hồ sơ kê khai lại giá thuốc của 03 mặt hàng thuốc dùng ngoài của Công ty Dược phẩm TNHH Leung Kai Fook Việt Nam. Sau khi xem xét hồ sơ, xin ý kiến của các phòng ban, ngành liên quan, Sở Y tế đã có công văn số 2747/SYT-TCKT ngày 14/11/2014 đề nghị Công ty điều chỉnh lại bản kê chi phí bán hàng, quảng cáo.. Năm 2015 Công ty gửi lại hồ sơ kê khai giá thuốc và đã được Sở Y tế chấp thuận (có các hồ sơ và biên bản kèm theo).

- Báo cáo Bộ Y tế kết quả kê khai lại của 03 mặt hàng thuốc của Công ty Dược phẩm TNHH Leung Kai Fook Việt Nam theo quy định.

c) Công tác quản lý giá thuốc

Văn bản chỉ đạo đã ban hành

- Công văn số 995/SYT-NVD ngày 30/6/2011 gửi các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc, Trưởng phòng Y tế huyện, thị, thành phố; Giám đốc Công ty cổ phần dược - Mỹ phẩm (MP) về việc triển khai thực hiện Thông tư 15/2011/TT-BYT ngày 19/4/2011 của Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện;

- Công văn số 1964/SYT-NVD ngày 10/9/2013 gửi Giám đốc các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc về việc Tăng cường quản lý giá thuốc tại nhà thuốc, quầy thuốc trong bệnh viện;

- Công văn số 1891/SYT-NVD ngày 10/7/2015 gửi Giám đốc các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc về việc làm rõ thặng số bán lẻ đối với giá thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện;

d) Công tác Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về quản lý giá thuốc

Năm 2014 Sở Y tế tổ chức 02 cuộc kiểm tra:

- Quyết định số 11/QĐ-SYT ngày 08/01/2014 về việc Thành lập Đoàn kiểm tra hành nghề khám, chữa bệnh tư nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng tàu;

- Quyết định số 67/QĐ-SYT ngày 24/02/2014 về việc Thành lập Đoàn kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc, trang thiết bị y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh;

Năm 2015 Sở Y tế tổ chức 03 cuộc kiểm tra:

- Quyết định số 18/QĐ-SYT ngày 15/01/2015 về việc Thành lập Đoàn kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc, trang thiết bị y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng tàu;

- Quyết định số 30/QĐ-SYT ngày 21/01/2015 về việc Thành lập Đoàn kiểm tra các đơn vị khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế năm 2015;

- Quyết định số 110/QĐ-SYT ngày 13/3/2015 về việc kiện toàn Đoàn liên ngành kiểm tra hành nghề khám, chữa bệnh tư nhân năm 2015;

Trong 6 tháng đầu năm 2015 Sở Y tế đã kiểm tra 31 cơ sdược tư nhân (nhắc nhở 02 cơ s; phạt tiền 16 cơ sở với số tiền là 74.500.000 VNĐ; 02 cơ sở ngừng hoạt động). Phòng Y tế các huyện/thành phố kiểm tra 254 cơ sở dược tư nhân (nhắc nhở 40 cơ sở; phạt tiền 19 cơ sở với số tiền là 78.500.000 VNĐ).

2. Đấu thầu mua thuốc, vật tư y tế

2.1. Gói thầu mua thuốc 2014

2.1.1. Chuẩn bị đấu thầu

- Công văn 1447/UBND.VP, ngày 11/3/2013 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho phép Sở Y tế đấu thầu tập trung và Công văn số 6718/ UBND.VP, ngày 27/9/2013 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giao cho Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thẩm định kế hoạch đấu thầu mua thuốc năm 2014;

- Căn cứ nhu cầu sử dụng thuốc của các cơ sở khám chữa bệnh công lập trong tỉnh, Sở Y tế xây dựng Kế hoạch số 75/KH-SYT ngày 07/10/2013 của Sở Y tế về việc đấu thầu mua thuốc năm 2014 cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn;

- Kế hoạch đấu thầu được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2576/QĐ-UBND ngày 07/11/2013 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc phê duyệt Kế hoạch đấu thầu mua thuốc năm 2014 cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Trong đó:

* Phân chia gói thầu thành 6 gói:

+ Gói 1: Thuốc theo tên generic:

1.533 mặt hàng             Trị giá gói thầu 451.738.699.024đ

+ Gói 2: Thuốc theo tên biệt dược:

215 mặt hàng                Trị giá gói thầu 74.275.942.352đ

+ Gói 3: Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

153 mặt hàng                Trị giá gói thầu 87.045.123.630đ

+ Gói 4: Dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền:

168 mặt hàng                Trị giá gói thầu 6.697.053.000 đồng

+ Gói 5: Vắc xin:

47 mặt hàng                  Trị giá gói thầu 25.944.98.480 đồng

+ Gói 6: Vật tư y tế:

78 Mặt hàng                  Trị giá gói thầu 23.544.363.310 đồng

* Hình thức đấu thầu:

+ Gói 1, gói 2, gói 3, gói 5 đấu thầu rộng rãi, xét thầu từng mặt hàng

+ Gói 4, gói 6 đấu thầu rộng rãi, xét thầu trọn gói.

- Sở Y tế đã thành lập các tổ chuyên gia đấu thầu và tổ thẩm định thầu:

+ Quyết định số 726/QĐ-SYT ngày 08/11/2013 về việc Thành lập Tổ Chuyên gia đấu thầu mua thuốc năm 2014.

+ Quyết định số 775/QĐ-SYT ngày 09/12/2013 về việc Thành lập Tổ giúp việc đấu thầu mua thuốc năm 2014.

+ Quyết định số 636/QĐ-SYT ngày 07/10/2013 về việc Thành lập Tổ thẩm định

- Căn cứ các Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu các gói mua thuốc năm 2014; Giám đốc Sở Y tế ban hành Quyết định số 727/QĐ-SYT ngày 11/11/2013 về việc phê duyệt Hồ sơ mời thầu các gói thầu.

2.1.2. Tiến hành đấu thầu

* Phát hành hồ sơ mời thầu

- Thông báo mời thầu: được đăng tải đầy đủ thông tin trên số báo Đấu thầu số 229, 230, 231 ra ngày 15,18,21/11/2014.

- Phát hành Hồ sơ mời thầu vào 8h00 ngày 25/11/2014 đến ngày 10/12/2014 (trong giờ hành chính) Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu.

- Việc phát hành HSMT được thực hiện theo đúng quy định.

* Đóng thầu và mở thầu

Các gói thầu được đóng thầu và mời thầu đúng thời gian theo kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt: Đóng thầu hồi 8h00 ngày 10/12/2014, mở thầu 9h00 ngày 10/12/2014.

2.1 3. Đánh giá HSDT

- Tổ chuyên gia đấu thầu đã tiến hành xét thầu cơ bản đúng trình tự và thủ tục đấu thầu bao gồm các bước: Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, đánh giá về mặt kỹ thuật và đánh giá về giá đánh giá.

- Tổ thẩm định đã tiến hành thẩm định kết quđấu thầu thể hiện bằng báo cáo thẩm định.

- Đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra về việc đánh giá năng lực kinh nghiệm của 19 hồ sơ của các nhà thầu (Phụ lục 1); Kiểm tra việc đánh giá kỹ mặt kỹ thuật, đánh giá về giá của 50 hồ sơ mặt hàng thuốc (Phụ lục 2).

2.1.4. Kết quả đu thầu

Căn cứ đề nghị của tổ chuyên gia đấu thầu và tổ thẩm định Giám đốc Sở Y tế có Quyết định số 88/QĐ-SYT ngày 5/3/2014 quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu mua thuốc năm 2014:

- Gói 1:

+ 1.132/1.533 danh mục thuốc trúng thầu

 

+ Số tiền trúng thầu: 239.930.057.694/451.738.699.024 đồng

 

+ 61 nhà thầu trúng thầu

- Gói 2: 

+ 200/215 danh mục thuốc trúng thầu

 

+ Số tiền trúng thầu: 71.505.296.900/74.275.942.352 đồng

 

+ 07 nhà thầu trúng thầu.

- Gói 3: 

+ 133/153 danh mục thuốc trúng thầu

 

+ Số tiền trúng thầu: 74.834.108.348/87.045.123.630 đồng

 

+ 13 nhà thầu trúng thầu.

- Gói 4: 

+ 168/168 danh mục vị thuốc trúng thầu

 

+ Số tiền trúng thầu: 6,157.889.850/6.697.053.000 đồng

 

+ 01 nhà thầu trúng thầu.

- Gói 5: 

+ 40/47 danh mục vắc xin trúng thầu

 

+ Số tiền trúng thầu: 24.029.654.978/25.944.987.480 đồng

 

+ 06 nhà thầu trúng thầu.

- Gói 6: 

+ 78/78 danh mục vật tư y tế trúng thầu

 

+ Số tiền trúng thầu: 22.364.050.926/23.544.363.310 đồng

 

+ 01 nhà thầu trúng thầu.

2.1.5. Thông báo kết quả đấu thầu

Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã thông báo kết quả đấu thầu cho các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, các cơ sở khám chữa bệnh công lập trong tỉnh; Đăng báo đấu thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu.

2.2. Đấu thầu bổ sung với hình thức mua sắm trực tiếp năm 2014

Đđảm bảo đủ thuốc cho nhu cầu khám chữa bệnh của các cơ sở y tế trong những tháng cuối năm 2014, Sở Y tế đã tổng hợp nhu cầu thuốc của các cơ sở y tế để xây dựng Kế hoạch đấu thầu mua sắm bổ sung thuốc, vật tư y tế tiêu hao năm 2014 (theo hình thức mua sắm trực tiếp, áp dụng kết quả đấu thầu thuốc, vật tư y tế năm 2014) và đã được UBND tỉnh phê duyệt:

Kết quả đấu thầu bổ sung như sau:

STT

Tên gói thầu

Kế hoạch được duyệt

Kết quả trúng thu

Số lượng (mặt hàng)

Số tiền (VND)

Số lượng (mặt hàng)

Số tiền (VND)

Gói 1

Thuc theo tên Genengic

664

116,778,377,122

620

111.565.088.938

Gói 2

Thuc theo tên biệt dược

107

22,126,598,051

102

21.218.035.303

Gói 3

Thuc đông y, thuốc tư dược liu

115

34,912,037,158

111

34.548.374.658

Gói 4

Dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền

139

1,114,503,970

139

1.114.503.970

Gói 5

Vc xin

38

12,656,064,557

31

9.268.576.832

Gói 6

Vật tư y tế

50

2,637,721,576

47

2.609.881.456

Tổng số

1.113

190,225,302,434

1050

180.324.461.157

2.3. Gói thầu mua thuốc 2015

2.3.1. Chun bị đấu thầu

- Công văn 1447/UBND-VP ngày 11/3/2013 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho phép Sở Y tế đấu thầu tập trung và Công văn số 6718/ UBND.VP, ngày 27/9/2013 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giao cho Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thẩm định kế hoạch đấu thầu mua thuốc;

- Căn cứ nhu cầu sử dụng thuốc của các cơ sở khám chữa bệnh công lập trong tỉnh, Sở Y tế xây dựng Kế hoạch của Sở về việc đấu thầu mua thuốc năm 2015 cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn;

- Kế hoạch đấu thầu được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 290/QĐ-UBND ngày 06/02/2015 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc phê duyệt Kế hoạch đấu thầu mua thuốc năm 2015 cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Trong đó:

* Phân chia gói thầu thành 6 gói:

+ Gói 1: Thuốc theo tên generic:

1.338 mặt hàng         Trị giá gói thầu 415.374.154.821 đồng

+ Gói 2: Thuốc theo tên biệt dược:

198 mặt hàng            Trị giá gói thầu 105.970.315.872 đồng

+ Gói 3: Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu:

140 mặt hàng            Trị giá gói thầu 137.085.947.540 đồng

+ Gói 4: Dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền:

150 mặt hàng            Trị giá gói thầu 17.142.471.265 đồng

+ Gói 5: Vắc xin:

46 mặt hàng              Trị giá gói thầu 44.619.309.920 đồng

+ Gói 6: Vật tư y tế:

79 Mặt hàng              Trị giá gói thầu 27.241.323.516 đồng

* Hình thức đấu thầu: đấu thầu rộng rãi

+ Gói 1, gói 2, gói 3, gói 5 đấu thầu rộng rãi, một giai đoạn hai túi hồ sơ, xét thầu từng mặt hàng

+ Gói 4, gói 6 đấu thầu rộng rãi, một giai đoạn hai túi hồ sơ, xét thầu trọn gói.

- Sở Y tế đã thành lập các tổ chuyên gia và thầu định:

- Quyết định số 72/QĐ-SYT ngày 09/02/2015 về việc Thành lập Tổ Chuyên gia lựa chọn nhà thầu mua thuốc, vắc xin và vật tư y tế năm 2015;

- Quyết định số 117/QĐ-SYT ngày 16/3/2015 về việc Thành lập Tổ giúp việc lựa chọn nhà thầu mua thuốc, vắc xin và vật tư y tế năm 2015;

- Quyết định số 857/QĐ-SYT ngày 17/12/2014 về việc Thành lập Tổ thẩm định kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu mua thuốc năm 2015;

- Căn cứ các Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu các gói mua thuốc năm 2015; Giám đốc SYT ban hành Quyết định số 83/QĐ-SYT ngày 11/02/2015 phê duyệt Hồ sơ mời thầu các gói thầu mua thuốc, vắc xin, vật tư y tế năm 2015.

2.3.2. Tiến hành đấu thầu

* Phát hành hồ sơ mời thầu

- Thông báo mời thầu: được đăng tải đầy đủ thông tin trên số báo Đấu thầu số 29 ra ngày 29/02/2015.

- Phát hành Hồ sơ mời thầu vào 8h00 ngày 12/02/2015 đến 08h00 ngày 16/3/2015 (trong giờ hành chính) tại Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vùng Tàu.

* Việc phát hành HSMT được thực hiện theo đúng quy định.

* Đóng thầu và mở thầu:

Các gói thầu được đóng thầu và mời thầu đúng thời gian theo kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt: Đóng thầu hồi 8h00 ngày 16/3/2015, mở thầu 9h00 ngày 16/3/2015.

2.3.3. Đánh giá HSDT

- Tổ chuyên gia đấu thầu đã tiến hành xét thầu cơ bản đúng trình tự và thủ tục đấu thầu bao gồm các bước: Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, đánh giá về mặt kỹ thuật và đánh giá về giá đánh giá.

- Tổ thẩm định đã tiến hành thẩm định kết quả đấu thầu thể hiện bng báo cáo thẩm định.

- Đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra về việc đánh giá năng lực kinh nghiệm của 19 hồ sơ của các nhà thầu; Kiểm tra việc đánh giá kmặt kỹ thuật của 50 mặt hàng thuốc.

2.3.4. Kết quả đấu thầu

Căn cứ đề nghị của tổ chuyên gia đấu thầu và tthẩm định Giám đốc SYT có Quyết định số 255/QĐ-SYT ngày 11/6/2015 quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu mua thuốc năm 2015:

- Gói 1:

+ 1.020/1.338 danh mục thuốc trúng thầu

 

+ Số tiền trúng thầu: 290.025.669.813/415.374.154.821 đồng

 

+ 96 nhà thầu trúng thầu

- Gói 2:

+ 194/198 danh mục thuốc trúng thầu

 

+ Số tiền trúng thầu: 102.631.012.555/105.970.315.872 đồng

 

+ 07 nhà thầu trúng thầu.

- Gói 3:

+ 113/140 danh mục thuốc trúng thầu

 

+ Số tiền trúng thầu: 99.942.858.700/137.085.947.540 đồng

 

+ 17 nhà thầu trúng thầu.

- Gói 4:

+ 150/150 danh mục vị thuốc trúng thầu

 

+ Số tiền trúng thầu: 13.573.668.000/17.142.471.265 đồng

 

+ 01 nhà thầu trúng thầu.

- Gói 5:

+ 32/46 danh mục vắc xin trúng thầu

 

+ Số tiền trúng thầu: 30.103.082.280/44.619.309.920 đồng

 

+ 06 nhà thầu trúng thầu.

- Gói 6:

+ 76/79 danh mục vật tư y tế trúng thầu

 

+ Số tiền trúng thầu: 19.825.185.550/27.241.323.516 đồng

 

+ 01 nhà thầu trúng thầu.

2.3.5. Thông báo kết quả đu thầu

Sở Y tế Bà Rịa-Vũng Tàu đã thông báo kết quả đấu thầu cho các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, các cơ sở khám chữa bệnh công lập trong tỉnh, đăng báo Đấu thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu.

3. Việc thực hiện kết quả đấu thầu mua sắm thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh

Đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện kết quả đấu thầu tại 04 cơ sở khám chữa bệnh (02 cơ sở y tế công lập, 02 cơ sở y tế tư nhân) sau:

- Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa

- Bệnh viện Đa khoa Lê Lợi

- Công ty cổ phần Phòng khám đa khoa Việt Tâm.

- Công ty cổ phần Phòng khám đa khoa Mỹ Tâm.

Kết quả thanh tra như sau:

- 4/4 đơn vị được thanh tra đã thực hiện kết quả đấu thầu của SYT Bà Rịa- Vũng Tàu để tiến hành thương thảo và ký hợp đồng mua sắm thuốc vật tư y tế cho nhu cầu sử dụng năm 2014 và năm 2015.

- Kết quả ký hợp đồng cung ứng của các đơn vị đúng với Quyết định số 88/QĐ-SYT ngày 05/3/2014 và Quyết định số 255/QĐ-SYT ngày 11/6/2015 của Giám đốc SYT về việc phê duyệt kết quả đấu thầu mua thuốc năm 2014 và năm 2015 cho các cơ sở khám chữa bệnh về nhà cung cấp, danh mục, tiêu chuẩn, qui cách thuốc vật tư y tế, và số lượng phân bổ trong gói thầu.

- Kết quả kiểm tra xác suất 40 mặt hàng thuốc đã mua sắm đúng số đăng ký, nước sản xuất, hàng sản xuất, quy cách và hạn sử dụng so với kết quả đấu thầu của Sở Y tế.

E. Công tác Dân số - KHHGĐ

1. Tại Sở Y tế

1.1. Công tác quản lý nhà nước

a) Ban hành các văn bản chỉ đạo

- Quyết định số 45/QĐ-SYT ngày 22/01/2014 của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc giao chỉ tiêu - kế hoạch năm 2014;

- Quyết định số 04/QĐ-SYT ngày 06/01/2014 của Giám đốc SYT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu về việc phân giao kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2014;

- Quyết định số 624/QĐ-SYT ngày 29/08/2014 của Giám đốc SYT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch Chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2014;

- Công văn số 81/SYT-TCKT ngày 14/01/2014 của SYT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc thực hiện miễn phí sàng lọc sơ sinh quý I/2014;

- Quyết định số 204/QĐ-SYT ngày 14/04/2014 của SYT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về phê duyệt Đề án xã hội hóa hoạt động sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;

- Quyết định số 70/QĐ-SYT ngày 06/02/2015 của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc giao chỉ tiêu - kế hoạch năm 2015;

- Quyết định số 07/QĐ-SYT ngày 07/01/2015 của Giám đốc SYT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu về việc phân giao kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2015;

- Quyết định số 22/QĐ-SYT ngày 19/01/2015 của SYT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khen thưởng về thực hiện Đề án xã hội hóa hoạt động sàng lọc sơ sinh tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu năm 2014;

- Công văn số 522/SYT-TCKT ngày 11/03/2015 của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu về chuyển giao việc ký hợp đồng và thanh toán trực tiếp với đơn vị thực hiện xét nghiệm sàng lọc sơ sinh cho các Bệnh viện, Trung tâm Y tế các huyện từ quý II/2015;

b) Công tác thanh, kiểm tra, giám sát chuyên ngành Dân Số-Kế hoạch hóa gia đình năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 thanh tra Sở Y tế chưa triển khai.

1.2. Kết quả kiểm tra, xác minh tại Chi cục DS-KHHGĐ

Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh có 03 phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm: Hành chính-Tổng hợp; DS-KHHGĐ; Truyền thông-Giáo dục. Tổng số 12 cán bộ biên chế, 03 hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP.

Cấp huyện gồm: 07 Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thành phố, tổng biên chế 61 người. Riêng huyện Côn Đảo công tác DS-KHHGĐ do Phòng Y tế phụ trách.

Toàn tỉnh có 82 viên chức DS-KHHGĐ thuộc Trạm Y tế; Cộng tác viên có 1.820 người.

1.2.1. Công tác quản lý nhà nước

a) Ban hành các văn bản chỉ đạo

- Quyết định số 05/QĐ-CCDS ngày 14/02/2014 của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về giao chỉ tiêu - kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia v DS-KHHGĐ năm 2014;

- Tờ trình số 03/TTr-CCDS ngày 14/02/2014 của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về xin phê duyệt kế hoạch triển khai chương trình DS-KHHGĐ năm 2014;

- Kế hoạch số 04/KH-CCDS ngày 14/02/2014 của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về Kế hoạch triển khai chương trình DS-KHHGĐ năm 2014;

- Quyết định số 11/QĐ-CCDS ngày 14/03/2014 của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về Phân bổ kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia về DS- KHHGĐ nguồn Trung ương và Địa phương cấp năm 2014;

- Tờ trình số 24/TTr-CCDS ngày 15/09/2014 của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về xin phê duyệt kế hoạch triển khai chương trình DS-KHHGĐ nguồn địa phương bổ sung năm 2014;

- Kế hoạch số 25/KH-CCDS ngày 15/09/2014 của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về Kế hoạch triển khai kinh phí chương trình DS-KHHGĐ nguồn địa phương bổ sung năm 2014;

- Quyết định số 42/QĐ-CCDS ngày 10/10/2014 của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về Phân bổ bổ sung kinh phí và hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ đợt 2 năm 2014 nguồn kinh phí địa phương;

- Công văn số 43/CCDS ngày 24/04/2014 của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc triển khai quyết định 204/QĐ-SYT ngày 14/4/2014 của Sở Y tế tỉnh.

- Công văn số 59/CCDS ngày 14/05/2014 của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc hướng dẫn công tác tư vấn trả kết quả sàng lọc sơ sinh.

- Quyết định s12/QĐ-CCDS ngày 03/03/2015 của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về giao chỉ tiêu - kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về DS-KHHGĐ năm 2015;

- Tờ trình số 03/TTr-CCDS ngày 02/02/2015 của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về xin phê duyệt kế hoạch triển khai chương trình DS-KHHGĐ năm 2015;

- Kế hoạch số 05/KH-CCDS ngày 02/02/2015 của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về Kế hoạch triển khai chương trình DS-KHHGĐ năm 2015;

- Quyết định số 14/QĐ-CCDS ngày 30/03/2015 của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về Phân bổ kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia về DS- KHHGĐ nguồn Trung ương và địa phương cấp năm 2015;

- Công văn số 23/CCDS ngày 28/03/2015 của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về triển khai chương trình sàng lọc sơ sinh năm 2015;

- Công văn số 77/CCDS ngày 30/06/2015 của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về cử học viên tham dự lớp tập huấn tiền sản;

b) Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chuyên ngành DS-KHHGĐ năm 2014 và 06 tháng năm 2015

Trong năm 2014 và 06 tháng đầu năm 2015 Chi cục DS-KHHGĐ đã tổ chức triển khai và phối hợp cùng Trung tâm DS-KHHGĐ các huyện, thành phố thực hiện rà soát tình hình lưu hành các xuất bản phẩm liên quan đến nội dung tuyên truyền, phổ biến các phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Kết quả như sau:

Năm 2014: Phát hiện 02 nhà sách (tại thành phố Vũng Tàu và Bà Rịa) có trưng bày và bán 03 đầu sách vi phạm có nội dung tuyên truyền, phổ biến phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi.

1.2.2. Kết quả thực hiện các hoạt động về việc chấp hành quy định về các hoạt động dịch vụ về sàng lọc trước sinh và sinh

a) Điều kiện thực hiện và thực hiện Quy trình sàng lọc

Trong năm 2014 và 06 tháng đầu năm 2015, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã nhận được 01 máy siêu âm màu 3D từ Tổng cục DS-KHHGĐ cấp cho Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc sử dụng. Tính đến tháng 8 năm 2015 tỉnh đã nhận được 03 máy siêu âm màu 3D và 08 máy siêu âm trắng đen phục vụ cho hoạt động sàng lọc. Từ năm 2007, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã phối hợp với Bệnh viện Từ Dũ, Tp Hồ Chí Minh triển khai chương trình sàng lọc sơ sinh tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho Bệnh viện Lê Lợi và Bà Rịa; Từ năm 2010 đến 2012 triển khai tại Trung tâm Y tế các huyện, kể cả huyện Côn Đảo. Trong năm 2012, đã triển khai quyết định 573/QĐ- BYT của Bộ Y tế đến 100% huyện, thành phố toàn tỉnh.

* Sàng lọc trước sinh

- Tổ chức 01 hội nghị triển khai chương trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh cho các Bệnh viện và Trung tâm Y tế cấp huyện, thành phố.

- Tất cả các cơ sở sản khoa tuyến huyện và tuyến tỉnh đều có máy siêu âm đo được độ mờ da gáy.

- Đã cử 08 bác sĩ sản khoa và cử nhân hộ sinh tham dự lớp tập huấn siêu âm sàng lọc, chn đoán trước sinh tại Bệnh viện Từ Dũ Tp.Hồ Chí Minh.

- Phối hợp với Bệnh viện Từ Dũ, thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thử nghiệm việc xét nghiệm sàng lọc trước sinh bng giọt máu khô cho 700 thai phụ có tuổi thai từ 11 đến 13 tuần 6 ngày tại tuyến tỉnh, huyện và thành phố. Đã phát hiện 13 thai phụ có nguy cơ cao về hội chứng Down; 01 thai phụ có nguy cơ cao về hội chứng Edwards và 01 thai phụ đa nguy cơ cao. Tất cả các trường hợp thai phụ có nguy cơ cao đã được tư vấn và giới thiệu về Bệnh viện Từ Dũ để khám, tư vấn và xét nghiệm nước ối chẩn đoán trước sinh.

* Sàng lọc sơ sinh

- Tập huấn tư vấn sau xét nghiệm sàng lọc sơ sinh cho 104 học viên của Trung tâm DS-KHHGĐ các huyện, thành phố và TYT các xã, phường, thị trấn.

- Tổ chức lớp tập huấn tư vấn sàng lọc sơ sinh và kỹ thuật lấy máu gót chân sàng lọc sơ sinh cho 33 học viên của các Bệnh viện và TTYT huyện, Trạm Y tế và PKĐK khu vực có thực hiện lấy máu gót chân.

- Tổ chức lớp tập huấn knăng tư vấn cộng đồng về sàng lọc trước sinh và sơ sinh năm 2015 cho 151 học viên của TTYT huyện, thành phố, Trung tâm DS-KHHGĐ và TYT xã, phường, thị trấn.

b) Kết quả sàng lọc trước sinh và sơ sinh năm 2014 - 30/06/2015

Kết quả sàng lọc sơ sinh cho 8.763 trẻ sơ sinh; trong đó phát hiện 87 trẻ thiếu men G6PD; 02 trẻ suy giáp và 02 trẻ tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh. Tất cả các trẻ thiếu men được tư vấn và cấp thẻ, các trẻ bị suy giáp và tăng sản tuyến thượng thận đã hướng dẫn thực hiện chăm sóc và điều trị theo quy định.

1.2.3. Kết quả việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật về quản lý và sử dụng các phương tiện tránh thai (PTTT)

a) Quy cách, tiêu chuẩn chất lượng PTTT

Tất cả các loại phương tiện tránh thai Chi cục DS-KHHGĐ đu được tiếp nhận từ Tổng cục DS-KHHGĐ cấp. Các PTTT đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Bộ Y tế, hạn sử dụng đảm bảo đúng quy định, nhãn hiệu hàng hóa theo đúng các loại nhãn hiệu đã đăng ký, các phương tiện tránh thai đều có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt.

b) Định mức phân phối sử dụng

Thực hiện theo Quyết định 199/QĐ-BYT ngày 20/01/2009 của Bộ Y tế về Ban hành quy định về quản lý hậu cần phương tiện tránh thai thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ, cụ thể như sau:

Dụng cụ tử cung: 1,1 chiếc/người mới sử dụng

Thuốc cấy tránh thai: 01 liều/người mới sử dụng

Thuốc tiêm tránh thai: Thời gian 03 tháng: 04 lọ/người/năm. Sử dụng liên tục trong năm, đối với người mới sử dụng thì chỉ tính theo số tháng thực hiện trong năm.

Thuốc viên tránh thai: 13 vỉ/người sử dụng liên tục trong năm, đối với người mới sử dụng thì chỉ tính theo số tháng thực hiện trong năm.

Bao cao su: 100 chiếc/người sử dụng liên tục trong năm, đối với người mới sử dụng thì chỉ tính theo số tháng thực hiện trong năm. Định mức cho triệt sản nam là 20 chiếc bao cao su/trường hợp.

c) Định mức dự phòng an toàn

Thực hiện đúng theo quy định, tuyến tỉnh tồn kho an toàn ít nhất từ 02-03 tháng sử dụng, cụ thể như sau:

Dụng cụ tử cung:

03 tháng

Thuốc viên (uống):

 02 - 03 tháng

Bao cao su:

02 - 03 tháng

Thuốc cấy:

 03 tháng

Thuốc tiêm:

03 tháng

 

 

d) Kho và điều kiện bảo quản

Nhà kho đảm bảo diện tích theo quy định. Không để nước thấm, dột, ánh sáng chiếu trực tiếp vào hàng hóa; có điều hòa nhiệt độ, hút ẩm, nhiệt kế, giá, kệ đảm bảo việc bảo quản phụ tiện tránh thai không bị hư hỏng và mất chất lượng.

Hàng hóa được bảo quản đúng theo quy định của nhà sản xuất.

e) Quản lý về xuất, nhập kho, hồ sơ ssách và chế độ báo cáo

Thực hiện đúng chế độ xuất, nhập kho theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục DS-KHHGĐ. Thực hiện nghiêm các quy định về kiểm tra, đối chiếu khi xuất nhập hàng hóa.

Xuất kho định kỳ theo quy định.

Kim kê: mỗi năm đủ 02 lần vào 01/01 và ngày 01/07 hàng năm.

Hồ sơ, ssách: Quản lý hàng hóa theo mẫu quy định hiện hành của Bộ Tài chính như: Skho, phiếu xuất nhập kho, biên bn giao nhận,...

Chế độ báo cáo: báo cáo hàng quý theo quy định và gửi về Tổng cục DS- KHHGĐ đúng thời gian quy định trên hệ thống phần mềm LMIS (quản lý hậu cần phương tiện tránh thai).

g) Kênh cung cấp các dịch vụ tránh thai

Nguồn miễn phí: Do Tổng cục DS-KHHGĐ cấp

Nguồn tiếp thị xã hội: Do Trung tâm Tư vấn và Cung ứng dịch v(Tổng cục DS-KHHGĐ) phân phối.

h) Phương tiện tránh thai cấp miễn phí

Dụng cụ tử cung: Tồn kho năm 2014: 7.200 chiếc; nhập kho: 21.000 chiếc; xuất kho: 23.200 chiếc. Tồn kho 6 tháng đầu năm 2015: 5.000 chiếc.

Thuốc tiêm tránh thai: Tồn kho năm 2014: 4.000 lọ; nhập kho: 9.000 lọ; xuất kho: 13.000 lọ. Tồn kho 6 tháng đầu năm 2015: 0

Thuốc uống tránh thai:

Thuốc Ideal: Tồn kho năm 2014: 15.200 vỉ; nhập kho 147.200 vỉ; xuất kho: 104.400 vỉ; Tồn kho 6 tháng đầu năm 2015: 58.000 vỉ.

Thuốc Naphalevo: Tồn kho năm 2014: 0 vỉ; nhập kho 24.800 vỉ; xuất kho: 20.000 vỉ; Tồn kho 6 tháng đầu năm 2015: 4.800 vỉ.

Thuốc cấy tránh thai: Tồn kho năm 2014: 0 que; nhập kho: 170 que; xuất kho: 170 que. Tồn kho 6 tháng đầu năm 2015: 0 que.

Bao cao su: Tồn kho năm 2014: 80.000 chiếc; nhập kho: 145.000 chiếc; xuất kho: 210.000 chiếc. Tồn kho 6 tháng đầu năm 2015: 15.000 chiếc.

i) Phương tiện tránh thai tiếp thị xã hội

Bao cao su NighHappy: Tồn năm 2014: 42.000 chiếc, đã bán hết năm 2014.

Thuốc uống tránh thai NightHappy: Tồn năm 2014: 2.235 vỉ, đã bán hết trong năm 2014.

2. Kết quả kiểm tra, xác minh tại Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Đất Đỏ

- Trung tâm DS-KHHGĐ huyện được thành lập theo Quyết định số 2587/QĐ-UBND ngày 5/8/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là cơ quan chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Y tế tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.

- Trung tâm DS-KHHGĐ huyện hiện có 5 biên chế và 01 hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP. Trình độ chuyên môn, 02 đại học (chiếm 40%), 03 trung cấp (chiếm 60%). Cấp xã: có 06 xã và 02 thị trấn, trên 87% chuyên trách DS-KHHGĐ cấp xã có trình độ trung cấp trở lên và đã được tuyn dụng viên chức chính thức của Trạm Y tế.

- Toàn huyện có 127 cộng tác viên DS-KHHGĐ, đây là lực lượng nòng cốt tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chương trình DS/CSSKSS/KHHGĐ.

2.1. Công tác quản lý

a) Ban hành các văn bản chỉ đạo

Căn cứ các quy định, hướng dẫn của Sở y tế; Chi cục DS-KHHGĐ, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện triển khai thực hiện theo các quy định, hướng dẫn.

Thực hiện quyết định 1887/QĐ-UBND ngày 30/8/2015 của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực Nghị quyết số 29/2011/NQ-HĐND tỉnh phê chuẩn Đề án Tăng cường thực hiện công tác DS-KHHGĐ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015. Trung tâm DS-KHHGĐ huyện tham mưu Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ huyện ban hành kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2011 về việc "Tăng cường thực hiện công tác DS-KHHGĐ huyện Đất Đỏ giai đoạn 2011-2015".

Ngày 10 tháng 01 năm 2013 Trung tâm DS-KHHGĐ huyện tham mưu Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ huyện ban hành Quyết định số 94/QĐ-UBND về Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược DS và SKSS giai đoạn 2012- 2015 định hướng đến năm 2020 trên địa bàn huyện Đất Đỏ.

b) Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chuyên ngành DS-KHHGĐ năm 2014 và 06 tháng năm 2015

Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, giám sát và đánh giá chương trình DS-KHHGĐ.

Năm 2014 tổ chức 2 đợt giám sát đầu năm và cuối năm nhằm đánh giá, hỗ trợ cho các xã thị trấn trong công tác chuyên môn, sổ sách, báo cáo.

Năm 2015 xây dựng kế hoạch giám sát 9 tháng đầu năm chương trình DS- KHHGĐ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Hàng tháng tổ chức họp giao ban các xã, thị trấn để đánh giá việc thực hiện chương trình. Đặc biệt trong các đợt thực hiện triển khai chiến dịch CSSKSS đều có giám sát trước và trong thời gian thực hiện chiến dịch.

Năm 2014 và 06 tháng đầu năm 2015 trung tâm DS-KHHGĐ thực hiện rà soát tình hình lưu hành các xuất bản phẩm liên quan đến nội dung tuyên truyền, phổ biến các phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi trên địa bàn huyện. Kết quả như sau:

Rà soát 5/5 nhà sách, chưa phát hiện đầu sách nào vi phạm.

Cử cán sự của Trung tâm DS-KHHGĐ huyện tham dự họp giao ban với cộng tác viên các xã, thị trấn 1 lần/quý, nhằm giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của cộng tác viên, Cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ cấp cơ sở.

2.2. Công tác tổ chức triển khai các hoạt động sàng lọc trước sinh và sơ sinh

a) Điều kiện thực hiện và thc hiện Quy trình sàng lọc

Năm 2012, trung tâm Dân số huyn triển khai Quyết định 573/QĐ-BYT ngày 11/02/2010 của Bộ Y tế đến các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Thường xuyên lồng ghép nội dung truyền thông sàng lọc trước sinh, sơ sinh vào các lớp truyền thông, các buổi tuyên truyền nhóm tại các xã thị trấn trên địa bàn huyện.

Phối hợp Trung tâm Y tế huyện thực hiện tư vấn, vận động người dân thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh.

Năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 đã cấp 7.900 tờ rơi sàng lọc trước sinh; 10.900 tờ rơi sàng lọc sơ sinh. Tư vn cho gia đình 05 trẻ thiếu men G6PD (03 trẻ xã Láng Dài, 01 trẻ xã Phước Hội, 01 trẻ thị trấn Phước Hải).

Hng năm phối hợp với các bộ phận chuyên môn của Trung tâm DS-KHHGĐ xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh tại các xã, thị trấn.

Thống kê, tổng hợp, báo cáo theo quy định: tháng quý, 6 tháng, 9 tháng có tổng hợp báo cáo chương trình sàng lọc trước sinh và sinh theo quy định.

b) Kết quả sàng lọc trước sinh và sơ sinh (năm 2014 đến 30/06/2015)

* Sàng lọc trước sinh năm 2014

Tăng cường hoạt động truyền thông để chuyển đổi hành vi thực hiện sàng lọc trước sinh cho các phụ nữ mang thai, các thai phụ đến trạm y tế khám đều được tư vấn.

Thực hiện Công văn số 29/KH-CCDS ngày 22/10/2014 về việc "Triển khai thử nghiệm lấy giọt máu khô xét nghiệm sàng lọc, chuẩn đoán trước sinh năm 2014". Trung tâm DS-KHHGĐ phối hợp với TTYT huyện thực hiện lấy máu xét nghiệm sàng lọc trước sinh cho 39/40 thai phụ có tuổi thai từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày. Tất cả các thai phụ đều đã được trả kết quả nguy cơ thấp. 6 tháng đầu năm 2015: Tiếp tục lồng ghép vào các bui truyền thông nhóm về nội dung sàng lọc trước sinh cho các phụ nữ chuẩn bị mang thai.

* Sàng lọc sơ sinh

- Năm 2014: Thực hiện Công văn số 70/CCDS ngày 06/6/2014 của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh về việc "Tổ chức lớp tập huấn trả kết quả sàng lọc sơ sinh năm 2014". Trung tâm Dân số đã cử học viên tham dự đầy đủ lớp tập huấn ngày 18/6/2014 do Chi cục tỉnh tổ chức tại hội trường Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Long Điền.

Trả kết quả tư vấn sau sàng lọc cho 342 trẻ, trong đó có 03 trẻ thiếu men G6PD được mời tư vấn và cấp thẻ.

- Sáu tháng đầu năm 2015: Thực hiện Công văn số 53/CCDS ngày 01/6/2015 của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh về việc tổ chức lớp tập huấn kỹ năng tư vấn cộng đồng về sàng lọc trước sinh và sơ sinh năm 2015. Trung tâm Dân số đã cử học viên tham dự đầy đủ lớp tập huấn vào ngày 09/7/2015 do Chi cục tỉnh tổ chức tại hội trường Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Đất Đỏ.

Trả kết quả tư vấn sau sàng lọc cho 120 trẻ, trong đó có 02 trẻ thiếu men G6PD được mời tư vấn và cấp thẻ.

2.3. Việc thực hiện các quy chuẩn kthuật về quản lý và sử dụng các phương tiện tránh thai theo quy định

a) Quy cách, tiêu chuẩn chất lượng phương tiện tránh thai (PTTT)

Tất cả các loại phương tiện tránh thai Trung tâm DS-KHHGĐ đều nhận từ Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cấp. Các PTTT đảm bảo các nội dung sau:

Tiêu chuẩn chất lượng: theo quy định của Bộ Y tế

Giấy phép lưu hành Bộ Y tế cấp: Thực hiện theo đúng quy định

Hạn dùng: Các phương tiện tránh thai đu có hạn sử dụng đúng quy định.

Nhãn hiệu hàng hóa: Theo đúng các loại nhãn hiệu đã đăng ký.

Hướng dẫn sử dụng: Các phương tiện tránh thai đều có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt.

b) Định mức phân phi sử dụng (đối với từng loại PTTT)

Thực hiện theo Quyết định 199/QĐ-BYT ngày 20/01/2009 của Bộ Y tế Ban hành quy định về quản lý hậu cần phương tiện tránh thai thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ, cụ thể như sau:

Dụng cụ tử cung: 1,1 chiếc/người mới sử dụng

Thuốc cấy tránh thai: 01 liều/người mới sử dụng

Thuốc tiêm tránh thai: Thời gian 03 tháng: 04 lọ/người/năm. Sử dụng liên tục trong năm, đối với người mới sử dụng thì chỉ tính theo số tháng thực hiện trong năm.

Thuốc viên tránh thai: 13 vỉ/người sử dụng liên tục trong năm, đối với người mới sử dụng thì chỉ tính theo số tháng thực hiện trong năm.

Bao cao su: 100 chiếc/người sử dụng liên tục trong năm, đối với người mới sử dụng thì chỉ tính theo số tháng thực hiện trong năm. Định mức cho triệt sản nam là 20 chiếc bao cao su/trường hợp.

c) Định mức dự phòng an toàn (đối với từng loại PTTT)

Thực hiện đúng theo quy định, tuyến huyện tồn kho an toàn khoảng 02 tháng sử dụng

d) Kho và điều kiện bảo quản

Trung tâm DS-KHHGĐ huyện hiện đang làm việc tại cơ sở tạm do UBND huyện bố trí, chưa có trụ sở thực thụ. Do đó, không có nhà kho riêng để bảo quản phương tiện tránh thai.

đ) Quản về xuất, nhập kho, hồ sơ ssách và chế độ báo cáo

Xuất, nhập kho: Thực hiện đúng chế độ xuất, nhập kho theo hướng dẫn của Chi cục DS-KHHGĐ. Thực hiện nghiêm các quy định về kiểm tra, đối chiếu khi xuất nhập hàng hóa.

Xuất kho hàng tháng theo đề nghị của các xã, thị trấn.

Kiểm kê: Thực hiện đầy đủ 1 lần/tháng vào ngày cuối cùng của tháng.

Hồ sơ, sổ sách: Quản lý hàng hóa theo mẫu quy định hiện hành của Bộ Tài chính như: Skho, phiếu xuất nhập kho,...

Chế độ báo cáo: Thực hiện báo cáo hàng tháng theo quy định và gửi về Chi cục DS-KHHGĐ trước 4 hàng tháng.

e) Nguồn phương tiện tránh thai

Ngun miễn phí và nguồn tiếp thị đều do Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cấp.

III. KẾT LUẬN

1. Những mặt làm được

1.1. Công tác quản lý Nhà nước của Sở y tế về hành nghề y tư nhân

- Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã thực hiện công tác tiếp nhận, cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề và tiếp nhận, cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám, chữa bệnh theo nguyên tắc “một cửa”. Việc quản lý đã từng bước được hoàn thiện, tạo điều kiện cho các cơ sở thực hiện đúng quy định của pháp luật, thuận tiện và nhanh chóng.

- Danh mục hồ sơ cấp CCHN và GPHĐ được quản lý trên máy vi tính bằng phần mềm do Bộ Y tế triển khai; danh mục được sắp xếp theo nội dung hành nghề, thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm tra, kiểm soát.

- Hồ sơ được lưu giữ tại phòng Quản lý hành nghề Y, Dược, được bảo quản theo quy định.

- Thời gian cấp CCHN và GPHĐ đúng quy trình đã ban hành.

* Tại cơ shành nghề y tư nhân được kiểm tra

- 2/2 cơ sở được thanh tra đều có đủ hồ sơ pháp lý hoạt động theo quy định;

- 2/2 cơ sở tại thời điểm thanh tra cơ bản thực hiện các quy chế chuyên môn về khám, chữa bệnh theo phạm vi hoạt động chuyên môn đã được phê duyệt;

- Thực hiện đúng quy chế quản lý chất thải y tế.

1.2. Việc thực hiện chính sách pháp luật BHYT

Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu đã tham mưu cho UBND tỉnh và phối hợp với các cơ quan ban ngành trong tỉnh triển khai tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật bảo hiểm Y tế tới các cấp chính quyền, tổ chức chính trị xã hội và người dân. Tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt giá các dịch vụ y tế làm cơ sở thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định. Chỉ đạo các cơ sở y tế tổ chức thực hiện đăng ký KCB ban đầu; khám bệnh, chữa bệnh; chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo các quy định của chính sách, pháp luật BHYT.

Các cơ sở KCB BHYT được thanh tra, cơ bản đã căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT; xây dựng danh mục, áp giá dịch vụ y tế tại cơ sở; thanh toán chi phí KCB và đảm bảo quyền lợi người bệnh có thẻ BHYT theo quy định.

1.3. Công tác xã hội hóa y tế

Sở Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế công lập thực hiện công tác xã hội hóa đúng theo quy định, xây dựng đề án, trình và phê duyệt, đảm bo thống nhất giữa Đảng- Chính quyền - Công đoàn tại đơn vị; triển khai rộng rãi và dân chủ đến toàn thể cán bộ công nhân viên. Giá thu các dịch vụ liên doanh, góp vốn được Sở Y tế phê duyệt.

1.4. Công tác quản lý giá thuốc và đấu thầu thuốc

1.4.1. Công tác quản lý giá thuốc

- Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về cơ bản đã thực hiện việc quản lý nhà nước về giá thuốc theo Thông tư 50/2011/TTLT-BYT-BTC-BCT ngày 30/12/2011; Thông tư 15/2011/TT-BYT ngày 19/4/2011 của Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện. Các cơ sở đã chấp hành việc niêm yết giá thuốc và bán theo giá đã niêm yết, không đầu cơ găm hàng tăng giá; các nhà thuốc, quầy thuốc bệnh viện thực hiện thặng số bán lẻ theo Thông tư 15/2011/TT-BYT.

- Trong thời kỳ thanh tra Sở Y tế đã tiếp nhận hồ sơ kê khai giá thuốc của 01 Công ty với 03 mặt hàng, việc tiếp nhận hồ sơ kê khai giá thuốc được Sở Y tế Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện theo đúng quy định của Thông tư 50/2011/TTLT-BYT-BTC-BCT ngày 30/12/2011 việc chấp hành các quy định về quản lý giá thuốc như niêm yết giá, bán theo giá niêm yết của các cơ sở hành nghề.

- Trong các cuộc thanh tra, kiểm tra hành nghề khám chữa bệnh và hành nghề dược tư nhân trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế đã trú trọng kiểm tra nội dung việc chấp hành các quy định về quản lý giá thuốc như niêm yết giá, bán theo giá niêm yết của các cơ sở hành nghề.

1.4.2. Công tác đấu thầu thuốc, vật tư y tế

- Sở Y tế đã tiến hành đấu thầu tập trung mua sắm thuốc, vật tư y tế cho các cơ sở y tế công lập cơ bản đúng các quy định về đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế.

- Danh mục trúng thầu, số lượng thuốc trúng thầu cơ bản phù hợp với nhu cầu sử dụng thuốc chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh.

- Thời gian và tiến độ thực hiện đấu thầu hơi chậm, nhưng năm 2014 Sở Y tế đã đấu thầu bổ sung (mua sắm trực tiếp) để đáp ứng nhu cầu một số thuốc còn thiếu trong cuối năm 2014 và các tháng đầu năm 2015.

- Việc phân chia gói thầu hợp lý, đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, phân nhóm thuốc đúng quy định.

- Trình tự, thủ tục đấu thầu của Sở Y tế về cơ bản tuân thủ các quy định của pháp luật, các nhà thầu trúng thầu đã đáp ứng được tất cả các điều kiện về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính, thương mại trong hồ sơ mời thầu. Giá dự thầu sau sửa đổi, hiệu chỉnh, sai lệch, thương thảo với các nhà thầu đều đảm bảo thấp hơn giá kế hoạch của gói thầu được phê duyệt. Tại thời điểm thanh tra chưa phát hiện có mặt hàng nào trúng thầu cao hơn giá kê khai hoặc kê khai lại.

- Kết quả kiểm tra xác suất việc đánh giá hồ sơ dự thầu của 38 nhà thầu và 100 mặt hàng cơ bản đã đánh giá theo đúng các tiêu chí đã xây dựng trong Hồ sơ mời thầu.

- Kết quả kiểm tra theo xác suất tại các cơ sở khám chữa bệnh đã mua sắm thuốc đúng theo kết quả đấu thầu của Sở Y tế.

- Căn cứ kết quả đấu thầu của Sở Y tế, các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh đã tiến hành mua sắm thuốc phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của cơ sở, không có hiện tượng thiếu thuốc khám chữa bệnh.

1.5. Công tác Dân số- Kế hoạch hóa gia đình

- Việc quản lý các hoạt động dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh, thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quản lý, sử dụng các phương tiện tránh thai của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đem lại hiệu quả nhất định, đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ DS-KHHGĐ trong năm, cụ thể:

Năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 một số chỉ tiêu chủ yếu về chuyên môn đều đạt ở mức cao:

STT

Chỉ tiêu

Năm 2014

06 tháng đu năm 2015

1

Mức giảm tỷ lệ sinh (‰)

0,3 (kế hoạch 0,05)

 

2

Tý số giới tính khi sinh (nam/100 nữ)

110,0

108,0

3

Tỷ lệ sàng lọc trước sinh (%)

46,0 (kế hoạch 45,0)

60,0

4

Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh (%)

55,3 (kế hoạch 55,0)

48,2

5

Tổng số người mới sử dụng BPTT hiện đại (người), trong đó:

 

 

Kế hoạch

54.000

75.417

Thực hiện

69.280

68.180

Tỷ lệ đạt (%)

128,2

90,4

- Việc triển khai sàng lọc trước sinh, sơ sinh đem lại nhiu lợi ích cho người dân như: Cơ hội sinh con khỏe mạnh nhiều hơn; Giảm lo lắng về khả năng sinh con bị dị tật; Lựa chọn ngưng thai kỳ khi phát hiện thai nhi bị dị tật bẩm sinh; Có kế hoạch sinh và chăm sóc trẻ bị dị tật một cách tốt nhất trong trường hợp thai phụ quyết định giữ thai; Giảm chi phí cho gia đình và xã hội; Góp phần cải thiện chất lượng dân số;

Việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quản lý, sử dụng các phương tiện tránh thai cơ bản được tiến hành theo trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật; người dân cơ bản đã được tiếp cận các phương tiện tránh thai min phí thuận tiện và sẵn có góp phn cải thiện mức giảm tỷ lệ sinh;

Lãnh đạo Sở Y tế thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ, có nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về DS-KHHGĐ trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân;

Việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch năm 2014 và 2015 chương trình mục tiêu quốc gia Dân Số-KHHGĐ công khai, minh bạch và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo chuyên ngành DS-KHHGĐ hằng năm được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.

2. Những tồn tại, khó khăn vướng mắc

2.1. Công tác quản lý Nhà nước của Sở y tế về hành nghề y tư nhân

- Hồ sơ lưu được sắp xếp riêng từng cơ sở, nhưng các tài liệu trong hồ sơ sắp xếp không theo trình tự nhất định. Biên bản thẩm định còn sơ sài.

- Tỷ lệ cấp GPHĐ cho các cơ sở y tế công lập còn thp, đặc biệt là các Phòng khám đa khoa khu vực và Trạm y tế xã, phường (6,6%).

* Tại các cơ sở hành nghề y tư nhân được kiểm tra

- 2/2 cơ sở có biển hiệu ghi chưa đầy đủ số giấy phép hoạt động và bác sỹ phụ trách chuyên môn;

- 2/2 cơ sở có nhân viên chưa đeo biển tên trong khi đang làm việc. (5 nhân viên/2 cơ sở);

- Hồ sơ bệnh án lưu chưa được giám đốc phòng khám phê duyệt;

- Stiếp đón bệnh nhân chưa đúng mẫu số của Bộ Y tế, phần triệu chứng ghi còn sơ sài, phần điều trị mới chỉ thống kê tên thuốc sử dụng;

- Danh mục thuốc của tủ cấp cứu chưa được giám đốc phê duyệt.

- Hợp đồng lao động của PKĐK Việt Tâm với người lao động chưa thể hiện đầy đủ nhiệm vụ chuyên môn, thời gian làm việc chưa ghi cụ thể.

* Khó khăn, vướng mc

- Nhân lực làm công tác Quản lý hành nghề y, dược còn ít, chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ.

- Phần mềm điện tử hay bị báo lỗi, nhập chứng minh thư, hộ chiếu không nhập được chữ. Thông tin hành chính địa phương chưa chính xác do mặc định hoặc do đổi tên. Thông tin hành chính xã phường nhiều khi không lưu được;

- Khi cấp CCHN

+ Nhiều văn bng do các trường cấp không có mã số nên không lưu được, văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của người hành nghề do nhiều cơ sở đào tạo cấp, cách ghi còn khác nhau, không ghi rõ thời gian đào tạo, hệ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có văn bằng không rõ đào tạo hệ y sỹ, y tá hay điều dưỡng nên khó khăn cho việc xác định phạm vi chuyên môn khi cấp chứng chỉ hành nghề;

+ Bác sỹ mới tốt nghiệp không có bệnh viện nhận thực hành để có cơ sở cấp CCHN;

+ Việc theo dõi cập nhật kiến thức y khoa liên tục của người hành nghề còn khó khăn;

- Khi cấp GPHĐ

+ 2/3 trong số 84 Trạm y tế xã, phường không xuất trình được quyết định thành lập Trạm y tế. Vì vậy, chưa đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp GPHĐ;

+ Về nhân sự nhiều Trạm Y tế chưa có bác sỹ phụ trách chuyên môn khám, chữa bệnh mà chỉ là y sỹ hoặc điều dưỡng phụ trách trạm;

+ Chưa có chuẩn thẩm định danh mục kỹ thuật, trang thiết bị cho từng loại hình khám, chữa bệnh;

+ Thu phí và lệ phí chưa hợp lý như: Lương y ở vùng sâu vùng xa, dịch vụ tiêm chích thu phí 4.650.000đ/GPHĐ là quá cao;

+ Việc cấp GPHĐ cho cơ sở nha công đã hành nghề có giấy xác nhận của chính quyền địa phương từ năm 1980 trở về trước là kẽ hở trong việc quản lý hành nghề.

2.2. Việc thực hiện chính sách pháp luật BHYT

Khó khăn, vướng mắc trong thanh, quyết toán chi phí KCB BHYT:

- Cơ quan BHXH tỉnh chưa thanh toán cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các DVKT có tên không thống nhất theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTB&XH ngày 26/01/2006 của Bộ Y tế - Bộ Tài Chính- Bộ LĐTB & XH bổ sung TTLB số 14/TTLB ngày 30/9/1995 của liên Bộ Y tế - Tài Chính - LĐTB &XH - Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn thực hiện việc thu một phần viện phí; Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012, Ban hành mức giá tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và Thông tư số 43/2013/ TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế Quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Giá một số dịch vụ kỹ thuật không phù hợp với chi phí thực tế.

- Thời gian thanh toán quý giữa BHXH tỉnh với các cơ sở KCB BHYT chậm so với quy định của Luật BHYT, các văn bản hướng dẫn và hợp đồng đã ký dẫn đến khó khăn trong việc hạch toán chi phí của bệnh viện;

- Chi phí 23 loại thuốc có hàm lượng, dạng bào chế, dạng phối hợp, có giá cao theo công văn số 894/BHXH.DVT ngày 20/3/2015 của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tại thời điểm thanh tra các bệnh viện chưa được thanh toán: Bệnh viện Bà Rịa số tiền 86.864.121 đồng; Bệnh viện Lê Lợi số tiền là 1.626.541.570 đồng;

- Bảo hiểm xã hội tỉnh không thanh toán chi phí thay băng vết thương theo công văn số 2050/BYT-KHTC-DV của Bộ Y tế, về thay băng vết thương chiều dài dưới 15 cm áp dụng trong trường hợp thay băng với người bệnh ngoại trú. Đối với người bệnh nội trú, chỉ áp dụng trong trường hợp thay băng vết thương bị nhiễm trùng;

- Chi phí Dịch túi ba ngăn, theo Công văn số 4186/BHXH-CSYT ngày 03/11/2014 của BHXH Việt Nam thông báo tạm thời chưa thanh toán, đến thời điểm thanh tra các bệnh viện chưa được BHXH tỉnh thanh toán;

- Một số DVKT đã được UBND tỉnh phê duyệt giá theo Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND, ngày 10/9/2012 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nhưng BHXH không thanh toán như: lau mát, tắm bé, phun khí dung nội khoa, phá thai bằng thuốc, sc thuốc đông y, thay băng vết thương > 15cm (nội trú).

2.3. Xã hội hóa y tế

- Tại bệnh viện Lê Lợi việc xây dựng đề án chưa dựa trên cơ sở pháp lý là Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế về ‘‘Hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập”. Đối tác liên doanh trong đề án là ông Phạm Mạnh Tường không phải là tổ chức có pháp nhân như quy định của Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế.

- Hằng năm đơn vị không thực hiện báo cáo tình hình thực hiện, hiệu quả xã hội hóa với Sở Y tế theo quy định.

2.4. Công tác quản lý giá thuốc và đấu thầu thuốc

2.4.1. Công tác quản lý giá thuốc

- Số lượng cán bộ y tế còn ít trong khi hệ thống màng lưới phân phối dược phẩm số lượng ngày càng nhiều, do đó việc Quản lý giá thuốc rất khó khăn, đặc biệt hệ thống quản lý giá thuốc tại tuyến huyện.

- Thiếu thông tin chính thức về kê khai và kê khai lại giá thuốc nên các đoàn kiểm tra, thanh tra các cơ sở kinh doanh thuốc còn gặp khó khăn trong việc kiểm tra việc chấp hành bán thuốc không cao hơn kê khai và kê khai lại.

2.4.2. Công tác đu thầu thuốc, vật tư y tế

- Biên bản đóng thầu còn sơ sài chưa có danh sách các nhà thầu tham dự (họ tên và ký nhận);

- Biên bản mở thầu còn có nhà thầu tham dự chưa ghi tên đầy đủ (CTCP Dược-MP TM Bà Rịa-Vũng Tàu; CT TNHH Dược phẩm Việt Phú; Công ty CP Hoàng Nam; Liên danh công ty CPDP Minh Kỳ - CT TNHHDP Châu Hải...).

- Việc mở thầu được thực hiện chưa theo thứ tự chữ cái a, b, c,...tên của nhà thầu.

- Một số mặt hàng thuốc chỉ có 01 nhà thầu tham dự nên thiếu tính cạnh tranh trong gói thầu.

- Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu còn vượt quá quy định.

- Tại các cơ sở y tế công lập được kiểm tra: Hợp đồng mua thuốc của các đơn vị chưa đúng mẫu quy định trong hồ sơ mời thầu nên thiếu một số thông tin như: địa điểm giao hàng, điều khoản phạt vi phạm hợp đồng, hình thức và giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Các đơn vị chưa chú ý đến nội dung hướng dẫn của Sở Y tế về hạn dùng của thuốc tại thời điểm giao hàng.

- Tại các cơ sở y tế tư nhân có khám chữa bệnh BHYT: Thiếu thông tin chính thức về kết quả trúng thầu, căn cứ để ký hợp đồng mua thuốc là các danh mục trúng thầu do nhà thầu cung cấp.

2.5. Công tác Dân Số-Kế hoạch hóa gia đình

- Chi cục Dân Số-KHHGĐ chưa thành lập phòng thanh tra chuyên ngành DS- KHHGĐ. Chưa triển khai hệ thống phần mềm LMIS (quản lý hậu cần phương tiện tránh thai) tại cấp huyện.

IV. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ THEO THẨM QUYỀN ĐÃ ÁP DỤNG

Đoàn thanh tra đã lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực y tế và trình Trưởng đoàn thanh tra ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 cơ sở.

1. Phòng khám Đa khoa Việt Tâm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 105/QĐ-XPVPHC ngày 25/8/2015 của Thanh tra Bộ Y tế.

Hành vi vi phạm hành chính:

1) Nhân viên không đeo biển tên trong khi đang làm việc.

Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền với mức phạt 500.000đ (Năm trăm nghìn đồng)

Hình thức xử phạt bổ sung: không

2) Có biển hiệu nhưng bin hiệu ghi không đúng so với nội dung ghi trong Giấy phép hoạt động.

Hình thức xử phạt chính: phạt tiền với mức phạt 2.000.000đ (Hai triệu đồng)

Hình thức xử phạt bổ sung: không

2. Phòng khám Đa khoa Mỹ Xuân: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 106/QĐ-XPVPHC ngày 25/8/2015 của Thanh tra Bộ Y tế.

Hành vi vi phạm hành chính:

1) Nhân viên không đeo biển tên trong khi đang làm việc.

Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền với mức phạt 500.000đ (Năm trăm nghìn đồng)

Hình thức xử phạt bổ sung: không

2) Có bin hiệu nhưng biển hiệu ghi không đúng so với nội dung ghi trong Giấy phép hoạt động.

Hình thức xử phạt chính: phạt tiền với mức phạt 2.000.000đ (Hai triệu đồng)

Hình thức xử phạt bổ sung: không

V. KIẾN NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ

1. Đối với Bộ Y tế

1.1. Cục quản lý khám, chữa bệnh

- Thường xuyên tổ chức các bui tập hun, đào tạo nghiệp vụ, phổ biến các quy định mới của Pháp luật về hành nghề y tư nhân đến các Sở Y tế, các cơ sở khám, chữa bệnh. Tập huấn sử dụng phần mềm và chỉnh sửa tài liệu hướng dẫn phù hợp cho tuyến tỉnh;

- Tổng hợp lấy ý kiến từ các Vụ, Cục, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trên cả nước, để sửa đổi, bổ sung Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế về hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho phù hợp với tình hình thực tin trên cả nước.

- Xem xét lại việc cấp GPHĐ cho nha công.

1.2. Vụ Kế hoạch Tài chính

- Vụ Kế hoạch - Tài chính, phối hợp với Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Rà soát tên dịch vụ y tế không thống nhất trong Thông tư 03, 04 phù hợp với Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế về Quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bảo đảm tên dịch vụ trong phân tuyến phù hợp với tên trong khung giá;

- Vụ Kế hoạch - Tài chính làm đầu mối tham mưu xây dựng khung giá DVKT theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế về Quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đlàm căn cứ xây dựng giá thanh toán chi phí dịch vụ kỹ thuật phù hợp với chi phí thực tế.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, rà soát việc thực hiện công tác xã hội hóa về y tế tại các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc. Yêu cầu các cơ sở thực hiện theo đúng trình tự quy định tại Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007.

1.4. Cục quản lý dược

- Cập nhật đy đủ, kịp thời thông tin về kê khai và kê khai lại giá thuc trên cổng thông tin điện tử của Cục Quản lý dược để có cơ sở chính thức cho việc kiểm tra, việc thực hiện đấu thầu và việc mua bán thuốc đảm bảo không cao hơn giá kê khai và kê khai lại.

1.5. Tổng Cục DS-KHHGĐ

- Tham mưu cấp có thẩm quyền:

+ Xây dựng chính sách bảo hiểm y tế cho người dân có mức thu nhập thấp và trung bình sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh để nâng cao chất lượng dân số giai đoạn đầu đời;

+ Ban hành thông tư liên tịch với Bộ Nội vụ để hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác dân số ở địa phương;

+ Ban hành giá dịch vụ xã hội hóa hoạt động sàng lọc trước sinh và sơ sinh;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành DS-KHHGĐ và việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh;

2. Đối với Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng tàu

- Việc quản lý, lưu giữ hồ sơ cấp CCHN cho người hành nghề và cấp, cấp lại, điều chỉnh GPHĐ cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần lưu đầy đủ theo quy định.

- Tăng thêm biên chế làm công tác Quản lý hành nghề Y, Dược để đáp ứng nhiệm vụ của phòng Quản lý hành nghề. Có giải pháp để cấp phép cho các Phòng khám đa khoa khu vực và Trạm y tế xã, phường.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành những quy định của pháp luật về hành nghề y tư nhân trên địa bàn và xử lý nghiêm những sai phạm nếu có.

- Sở Y tế Bà Rịa-Vũng Tàu chủ trì, phối hợp với BHXH tỉnh để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thanh toán, quyết toán chi phí KCB BHYT của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT, đảm bảo đúng quy định về thời gian và nội dung thanh toán, quyết toán.

- Chỉ đạo các phòng, ban và các cơ sở y tế trên địa bàn cần chủ động hoàn thiện các mặt còn tồn tại mà Đoàn đã có ý kiến trong quá trình thanh tra.

- Hướng dẫn các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh xây dựng đề án liên doanh, liên kết theo quy định tại Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế.

- Hướng dẫn và cung cấp đầy đủ thông tin về các gói thầu thuốc, vật tư y tế như quy định trong hồ sơ mời thầu, các cam kết của nhà thầu, mẫu hợp đồng theo hồ sơ mời thầu để các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện việc thương thảo, ký hợp đồng và kiểm soát việc giao nhận thuốc theo đúng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu và các quy định của pháp luật. Khắc phục những tồn tại đã nêu tại phần III mục 3.

- Thành lập phòng thanh tra chuyên ngành DS-KHHGĐ tại Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh, triển khai hệ thống phần mềm LMIS. Chỉ đạo công tác thống kê số thai kỳ được chẩn đoán xác định.

- Tăng cường đầu tư kinh phí, bổ sung nguồn lực cho các hoạt động truyền thông chuyển đổi hành vi về Dân số/SKSS/KHHGĐ, cần tập trung cho các nội dung về nâng cao chất lượng Dân số.

3. Đối với cơ quan BHXH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Đnghị thực hiện thanh toán chi phí các dịch vụ y tế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thanh toán chi phí thuốc có hàm lượng, dạng bào chế, dạng phối hợp ít phổ biến đã sử dụng với bệnh viện theo đúng Công văn số 4837/BYT-BH ngày 07/7/2015 của Bộ Y tế về việc thanh toán chi phí và sử dụng thuốc theo Công văn số 894/BHXH-DVT của BHXH Việt Nam.

Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các cơ quan, đơn vị căn cứ Kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ Y tế để thực hiện. Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy những ưu điểm và nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với các tập thể, cá nhân có sai phạm và báo cáo thanh tra Bộ Y tế trước 30 ngày kể từ ngày công bố Kết luận thanh tra./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến (để báo cáo);
- Thứ tr
ưởng Nguyễn Thị Xuyên (để báo cáo);
- Thứ tr
ưởng Phạm Lê Tuấn (để báo cáo);
- Thanh tra Chính phủ (để báo cáo);
- Cổng thông tin điện t
Bộ Y tế (để đăng tin);
- Cục
Quản lý khám, chữa bệnh (để thực hiện);
- Vụ Kế hoạch Tài chính(để thực hiện);
- Cục Quản lý Dược (để thực hiện);
- Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (để thực hiện);
- Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu (để thực hiện);
- BHXH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (để thực hiện);
- P8 (để kiểm tra, giám sát, xử lý sau thanh tra);
- Lưu: TTrB. Đoàn thanh tra.

CHÁNH THANH TRA BỘ




Đặng Văn Chính

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kết luận 08/KL-TTrB ngày 22/01/2016 về thanh tra công tác quản lý nhà nước về hành nghề y tư nhân, bảo hiểm y tế, xã hội hóa y tế, quản lý giá thuốc và đấu thầu thuốc, các hoạt động dịch vụ Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tại Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu do Thanh tra Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.250

DMCA.com Protection Status
IP: 35.171.45.182
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!