ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 76/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 07 tháng 3
năm 2022
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ SỐ 11 “CÔNG TÁC KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA NGƯỜI
CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ THEO LUẬT PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG NĂM 2018 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 130/2020/NĐ-CP NGÀY 30/10/2020 CỦA CHÍNH PHỦ”
Thực hiện Chương trình số 10-CTr/TU
ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham
nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai
đoạn 2021-2025”, Kế hoạch số 03-KH/BCĐ ngày 28/6/2021
của Ban Chỉ đạo Chương trình số 10-CTr/TU về tổ chức thực
hiện Chương trình số 10-CTr/TU của Thành ủy giai đoạn 2021-2025; Công văn số
28-CV/BCĐ ngày 15/02/2022 của Ban Chỉ đạo Chương trình số 10-CTr/TU về việc triển
khai thực hiện các chuyên đề Chương trình số 10-CTr/TU của Thành ủy, UBND thành
phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chuyên đề số 11 “Công tác kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn
vị theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và
Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ” (Chuyên đề) như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện nghiêm túc, có
hiệu quả công tác kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập (TSTN) của người có chức
vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn Thành phố theo quy định
của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày
30/10/2020 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Nâng cao chất lượng
công tác kê khai, kiểm soát TSTN để công tác này là một
trong; những công cụ hiệu quả trong phòng ngừa tham nhũng.
- Nâng cao nhận thức, ý thức, vai
trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, người đứng đầu
đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức trong công tác kê khai, công khai, kiểm
soát TSTN của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo
quy định.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch,
không tham nhũng; coi việc kê khai TSTN không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền
lợi của bản thân.
2. Yêu cầu
Người đứng đầu và cán bộ, công chức,
viên chức phải coi công tác kê khai, kiểm soát TSTN là một trong các nhiệm vụ
quan trọng để phòng ngừa tham nhũng.
Các đơn vị cần triển khai công tác kê
khai TSTN hàng năm đúng quy định; triển khai đúng, đủ đối
tượng, đảm bảo thời gian triển khai,
thực hiện công khai, tiếp nhận, bàn giao bản kê khai và có báo cáo kết quả kê
khai TSTN đúng quy định.
Cơ quan kiểm soát TSTN thực hiện các nhiệm
vụ, quyền hạn của cơ quan kiểm soát TSTN theo quy định; hoạt động kiểm soát
TSTN phải bảo đảm minh bạch, khách quan, công bằng; được thực hiện đúng thẩm
quyền, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;
không xâm phạm quyền tài sản của người có nghĩa vụ kê khai. Việc thực hiện các
biện pháp kiểm soát TSTN và xử lý hành vi kê khai, giải trình không trung thực
phải căn cứ vào bản kê khai, việc giải trình và Kết luận
xác minh được thực hiện theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Nghị định
số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn thực hiện
của Thanh tra Chính phủ và cơ quan Bộ, ngành Trung ương.
II. NỘI DUNG
1. Các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc
Thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác kê khai, kiểm
soát TSTN (Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP
ngày 30/10/2020 của Chính phủ và các văn bản khác có liên quan đến công tác kê
khai, kiểm soát kê khai TSTN) và Chuyên đề để nâng cao nhận
thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về công tác kê khai, kiểm
soát TSTN theo quy định.
2. Triển khai công tác kê khai, kiểm
soát TSTN hàng năm đảm bảo đúng, đủ đối tượng, thời gian
triển khai, thực hiện công khai, tiếp nhận, bàn giao bản kê khai và có báo cáo
kết quả kê khai TSTN đúng quy định.
3. Đề cao tinh
thần trách nhiệm người đứng đầu cơ
quan, đơn vị trong việc chỉ đạo điều hành việc kê khai, công khai bản kê khai
TSTN và tăng cường công tác tự kiểm tra tại cơ quan, đơn vị để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm theo
quy định.
4. Tiếp tục hoàn thiện quy định của
pháp luật về kê khai, kiểm soát kê khai TSTN của Thành phố, kiến nghị Trung
ương bổ sung, hoàn thiện các quy định về kiểm soát TSTN, đảm bảo tính chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất trong việc thực hiện.
5. Thực hiện tốt việc phối hợp giữa
các cơ quan kiểm soát TSTN (sau khi có Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm
soát TSTN theo quy định tại Điều 30 của Luật Phòng, chống
tham nhũng), đảm bảo hiệu quả trong công tác kiểm soát
TSTN.
6. Tiến hành kiểm tra việc thực hiện
Chuyên đề tại một số đơn vị để đánh giá trách nhiệm người
đứng đầu và cá nhân có liên quan trong việc tổ chức thực hiện của Cơ quan, đơn
vị.
7. Triển khai Kế hoạch xác minh TSTN
hàng năm theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.
8. Tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chuyên đề theo quy định; báo cáo kết quả thực hiện
Chuyên đề theo định kỳ 6 tháng, năm hoặc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Chương
trình số 10-CTr/TU.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN CHUYÊN ĐỀ
1. Trách nhiệm thực
hiện Chuyên đề
a) Căn cứ Kế hoạch triển khai thực hiện
Chương trình số 10-CTr/TU của Thành ủy, Kế hoạch công tác phòng, chống tham
nhũng, Kế hoạch về công tác kiểm soát TSTN hàng năm của UBND Thành phố và Kế hoạch
này, các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các
doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị trực thuộc UBND Thành phố chỉ đạo triển khai
thực hiện Chuyên đề.
b) Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban,
ngành Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị sự
nghiệp công lập, các đơn vị trực thuộc UBND Thành phố; Giám đốc các doanh nghiệp
nhà nước, doanh nghiệp có phần vốn nhà nước thuộc Thành phố:
- Tổ chức quán triệt, triển khai thực
hiện việc kê khai TSTN; tiếp nhận, quản lý, bàn giao bản kê khai TSTN và công
khai bản kê khai TSTN theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018;
Nghị định số 130/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn
thực hiện.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về công tác kê khai, kiểm soát
TSTN.
- Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện
Chuyên đề lồng ghép vào báo cáo thực hiện Chương trình số 10-CTr/TU
của Thành ủy theo định kỳ 6 tháng, năm.
c) Cơ quan kiểm soát TSTN
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của
cơ quan kiểm soát TSTN theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ
và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Thực hiện tốt
công tác phối hợp theo quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát TSTN (sau
khi có Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát TSTN quy định tại Điều 30 của
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018) các văn bản hướng dẫn
thực hiện.
- Kiểm tra việc thực hiện Chuyên đề
(tối thiểu tại 10 đơn vị). Ngoài ra, hàng năm, thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm
tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật về Phòng, chống tham nhũng,
trong đó có việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác kiểm soát
TSTN.
- Giao Thanh tra Thành phố hướng dẫn,
đôn đốc các cơ quan, tổ chức, đơn vị triển khai thực hiện theo quy định và hướng
dẫn của Thanh tra Chính phủ; tổng hợp, báo cáo kết quả
công tác kê khai, kiểm soát TSTN.
2. Tiến độ thực
hiện Chuyên đề
- Hàng năm, các cơ quan, đơn vị triển
khai thực hiện theo quy định; đánh giá kết quả triển khai thực hiện.
- Kiểm tra thực hiện Chuyên đề: từ
2021-2023: tối thiểu 05 đơn vị; từ 2023-2025: tối thiểu 05 đơn vị. Ngoài ra,
hàng năm kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác kiểm
soát TSTN lồng ghép vào các cuộc thanh tra, kiểm tra về việc
chấp hành các quy định của pháp luật về Phòng, chống tham nhũng.
- Sơ kết, tổng kết
việc thực hiện Chuyên đề lồng ghép với việc triển khai các nhiệm vụ thuộc
Chương trình số 10-CTr/TU của Thành ủy, thời gian dự kiến sơ kết: năm 2023; tổng
kết năm 2025.
UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban,
ngành, UBND quận, huyện, thị xã, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị trực thuộc Thành
phố nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực
hiện, nếu có vướng mắc, chủ động báo cáo UBND Thành phố để
chỉ đạo, xử lý kịp thời./.
Nơi nhận:
- Thanh tra Chính phủ (Để b/c);
- Thường trực:
Thành ủy, HĐND TP (Để b/c);
- Chủ tịch UBND TP;
- Các Phó Chủ tịch UBND TP;
- Ban Nội chính Thành ủy;
- Văn phòng Thành ủy;
- Văn phòng HĐND TP;
- Các sở, ban, ngành, DNNN, đơn vị thuộc TP;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VP UBND TP: CVP, các PCVP, các phòng CV;
- Lưu: VT, NC.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Trọng Đông
|