ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 74/KH-UBND
|
Hà Giang, ngày 08 tháng 05 năm 2015
|
KẾ HOẠCH
RÀ SOÁT, SẮP
XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY, TINH GIẢN BIÊN CHẾ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP CẤP TỈNH VÀ UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước
giai đoạn 2011 - 2020 Ban hành kèm theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của
Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của
Chính phủ về Chính sách tinh giản
biên chế và Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội
vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP;
Căn cứ Thông báo số 466-TB/TU ngày 16/4/2015 của Tỉnh
ủy Hà Giang về việc thông báo Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trong buổi
làm việc với Thường trực UBND tỉnh và các ngành về công tác cải cách hành
chính;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch rà soát, sắp xếp tổ chức
bộ máy, tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh và
UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh, như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Mục đích
- Rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy; biên chế, số
lượng người làm việc, lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao (gọi chung
là biên chế) trong tất cả các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh và Ủy
ban nhân dân cấp huyện (gọi chung là cơ quan, đơn vị, địa phương) trên địa bàn
tỉnh theo hướng tinh gọn, thực sự hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ,
tăng dần tự chủ kinh phí, giảm chi ngân sách, giải thể hoặc tổ chức lại các cơ
quan, đơn vị hoạt động không hiệu quả.
- Đề xuất Phương án và lộ trình sắp xếp lại tổ chức bộ
máy, tinh giản biên chế đối với các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Việc thực hiện sắp xếp, kiện toàn phải đảm bảo phù
hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị;
- Trong quá trình sắp xếp phải bảo đảm hoạt động thực
hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị không bị
gián đoạn, xáo trộn; sau sắp xếp, kiện
toàn lại hoạt động tốt hơn, hiệu quả cao hơn; tập trung huy động, phát huy tiềm năng đội ngũ và cơ sở vật chất,
trang thiết bị hiện có.
- Việc giải quyết chế độ, chính sách đối với công chức,
viên chức, người lao động sau khi sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy, tinh
giản biên chế đúng quy định và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
II. NGUYÊN TẮC
1. Việc rà soát, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị được
tiến hành đồng bộ, toàn diện từ việc rà soát chức năng, nhiệm vụ (theo Quy định
của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, tránh chồng
chéo, bỏ sót, thực hiện chưa đủ v.v...), đến việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ
máy bên trong (Phòng Ban, Chi cục, Trường học, Bệnh viện v.v...), gắn với việc
thực hiện bố trí cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị theo vị
trí việc làm cho phù hợp, đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu.
2. Tránh chia nhỏ, phân tán chức năng nhiệm vụ và cơ
cấu tổ chức, những đơn vị có chức năng nhiệm vụ giống nhau thì đề xuất sáp nhập,
hợp nhất; Đơn vị sự nghiệp hoạt động
hiệu quả thấp thì đề xuất giải thể, chuyển giao nhiệm vụ cho đơn vị khác thực
hiện hiệu quả hơn; Đơn vị sự nghiệp có khả năng khai thác nguồn thu thì chuyển
sang mô hình tự trang trải kinh phí, những nhiệm
vụ mà doanh nghiệp hoặc thành phần kinh tế khác có thể thực hiện hoặc thực hiện
hiệu quả hơn thì đề xuất chuyển giao.
3. Việc sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức theo vị
trí việc làm bảo đảm "Đúng người, đúng việc", đặt yêu cầu chất
lượng, ổn định lâu dài lên hàng đầu để nâng cao chất lượng công tác. Gắn việc sắp
xếp với tinh giản biên chế theo quy định.
III. NỘI DUNG
1. Về rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy
1.1. Về công tác rà soát, đánh giá
thực trạng tổ chức bộ máy
a) Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức hiện tại, Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương chỉ đạo rà soát từng đơn vị trực thuộc
sau đó tổng hợp chung toàn Ngành, UBND cấp huyện, cụ thể:
- Rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, nêu rõ những nhiệm
vụ còn chồng chéo (kể cả chồng chéo giữa các phòng, đơn vị trực thuộc hoặc chồng
chéo giữa nhiệm vụ của Sở, đơn vị trong Sở với Sở khác, với đơn vị khác), hoặc nhiệm vụ thuộc lĩnh vực của
ngành nhưng còn bỏ sót; những bất cập, vướng mắc trong công tác tổ chức bộ máy
hiện nay;
- Đánh giá chính xác mức độ, kết quả thực hiện (xác định
rõ những nhiệm vụ đã thực hiện được, những nhiệm vụ chưa thực hiện được, nguyên
nhân và đề xuất hướng giải quyết trong thời gian tiếp theo) của từng phòng, ban
chuyên môn, đơn vị trực thuộc;
- Đối với nhiệm vụ còn chồng chéo thì phân tích kỹ để làm rõ nguyên nhân chồng chéo (do quy định của Trung
ương hay do Quyết định ban hành chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa
phương) để nghiên cứu điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất cơ quan thẩm quyền;
- Đối với nhiệm vụ cần phối hợp nhiều ngành thì đề xuất
để đưa vào Quy chế phối hợp trong đó
phân định rõ cơ quan chủ trì và trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan;
- Đánh giá khái quát về hiện trạng cơ sở vật chất hiện
có, những thuận lợi, khó khăn và đề xuất, kiến nghị.
(Thống kê theo Biểu số 01, 02).
b) Các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh (hoặc cơ quan, đơn
vị, địa phương có đơn vị sự nghiệp trực thuộc) bên cạnh việc thực hiện rà soát
tổ chức bộ máy như quy định tại điểm a nêu trên cần đánh giá kết quả thu chi
tài chính 03 năm (2012 - 2014), kết
quả thực hiện nhiệm vụ 03 năm (2012 - 2014), dự báo khả năng tự chủ về kinh phí
của đơn vị và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.
(- Đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh: Thống kê
theo Biểu số 03;
- Đối với các Sở, Ban, Ngành, UBND cấp huyện: Thống
kê theo Biểu số 04).
1.2. Đề xuất phương án sắp xếp lại tổ
chức bộ máy
Các cơ quan, đơn vị, địa phương đề xuất cụ thể với
UBND tỉnh về phương án, lộ trình sắp xếp, kiện toàn mô hình tổ chức hoạt động
theo hướng:
- Hạn chế đến mức thấp nhất việc thành lập mới các
phòng, ban chuyên môn. Việc sắp xếp, kiện toàn phải đảm bảo vừa theo quy định
hiện hành, phù hợp và đáp ứng được tình hình
thực tiễn;
- Nghiên cứu đề xuất phương án sáp nhập các phòng, ban
chuyên môn, đơn vị trực thuộc nếu có nhiều chức năng, nhiệm vụ giống nhau để giảm
đầu mối, thuận lợi trong công tác chỉ đạo điều
hành và nâng cao hiệu quả hoạt động;
- Đối với những đơn vị hoạt động không hiệu quả, những
đơn vị còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ yêu cầu cơ quan, đơn vị chủ động
báo cáo, đề xuất phương án giải thể hoặc sáp nhập, tổ chức lại trong toàn
ngành, địa phương hoặc chuyển giao những nhiệm vụ mà doanh nghiệp hoặc thành phần
kinh tế khác thực hiện được cho phù hợp với quy định của Trung ương, tình hình
thực tiễn của địa phương đảm bảo bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả;
- Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu cần xem xét,
báo cáo, đề xuất chuyển sang tự trang trải kinh phí từ một phần đến toàn bộ
theo lộ trình đảm bảo không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước hoặc giảm biên chế,
kinh phí do Nhà nước cấp.
(Thống kê theo Biểu số 05)
2. Về sử dụng biên chế
2.1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương cần
đánh giá thực trạng việc sử dụng biên chế hiện nay của đơn vị (biên chế đã
giao, biên chế đã sử dụng); đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động; số lượng, chất lượng hoạt động của cán bộ, công chức cấp
xã (trình độ chuyên môn, công việc đang đảm nhận, kết quả đánh giá hàng
năm...); dự kiến số lượng sẽ nghỉ hưu, nhu cầu tuyển dụng công chức, viên chức;
rà soát, đánh giá việc quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp, nhu cầu
biên chế công chức, số lượng người làm việc; có phương án kiên quyết đưa những
người năng lực yếu, không đáp ứng được yêu cầu công việc trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ ra khỏi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức... Từ đó chủ động điều
chỉnh số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với tiêu chuẩn
chức danh và vị trí việc làm, phù hợp với chức năng, nhiệm, vụ của các cơ quan,
đơn vị, địa phương
(- Thống kê theo biểu số 06, biểu 07 đối với các Sở,
Ban, Ngành;
- Biểu 08 đối với đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh và UBND
cấp huyện).
2.2. Đối với những đơn vị sự nghiệp có thu (tự chủ
hoàn toàn hoặc tự chủ một phần kinh
phí): Ngoài những nội dung tại mục 2.1 nêu trên, trên cơ sở đánh giá kết quả thu chi tài chính 03 năm (2012 -
2014) xác định khả năng ngân sách tự đảm nhận và phần kinh phí đề nghị nhà nước
cấp (kèm theo số biên chế cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, trong đó biên chế do đơn vị tự chi trả
bằng nguồn tự thu và biên chế do tỉnh giao).
Ngoài các nội dung nêu trên, các cơ quan, đơn vị rà
soát, tổng hợp báo cáo các trường hợp thuộc diện thực hiện theo chế độ, chính
sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định 26/2015/NĐ-CP ngày 09/3/2015
của Chinh phủ.
3. Về tinh giản biên chế
3.1. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan,
đơn vị sau khi đã tiến hành rà soát, dự kiến sắp xếp lại tổ chức bộ máy; căn cứ
Nghị định 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch số
01/2015/TTLT-BNV- BTC của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, yêu cầu các cơ quan, đơn vị
chủ động xây dựng Đề án tinh giản biên chế và tổng hợp số lượng biên chế sau
tinh giản tại cơ quan, đơn vị, địa phương (Thống kê theo Biểu số 09).
3.2. Đề xuất phương án giải quyết số lượng công chức, viên chức dôi dư, cần bố
trí công việc mới hoặc giải quyết chế độ sau khi kiện toàn, sắp xếp tổ chức, bộ
máy và thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định
108/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC của
Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.
IV. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp
thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt
tới các phòng, ban, đơn vị trực thuộc về quan điểm cải cách hành chính của tỉnh;
mục đích, yêu cầu, nguyên tắc của việc rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy,
tinh giản biên chế theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh bằng nhiều hình
thức để tạo sự đồng thuận cao trong
quá trình thực hiện; đảm bảo hiệu quả, thông suốt và thống nhất hành động,
tránh hình thức, lãng phí;
- Thành lập Ban chỉ đạo rà soát, sắp xếp tổ chức bộ
máy, tinh giản biên chế tại cơ quan, đơn vị, địa phương để triển khai thực hiện
Kế hoạch đảm bảo sự thống nhất cao trong chỉ đạo, triển khai thực hiện;
- Chỉ đạo, triển khai thực hiện việc đánh giá, rà soát
tổ chức bộ máy, biên chế, đánh giá hiệu quả hoạt động, dự kiến sắp xếp lại tổ
chức bộ máy gắn với xác định vị trí việc làm, tinh giản biên chế, xây dựng Báo
cáo gửi Sở Nội vụ.
(Có Đề cương Báo cáo kèm
theo).
2. Sở Lao động, Thương binh và xã hội
Ngoài việc thực hiện rà soát, sắp xếp tổ chức biên chế
của ngành (theo mục 1 phần IV nêu trên), chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá
tổ chức bộ máy, biên chế và hiệu quả hoạt động đối với
các tổ chức liên quan đến nhiệm vụ đào tạo nghề (kể cả hệ thống tổ chức Trung
tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, cơ sở đào tạo nghề, theo chỉ đạo tại
Công văn số 970/UBND-NC ngày 01/4/2015 của UBND tỉnh) trên địa bàn toàn tỉnh; đề
xuất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy để công tác đào tạo nghề trong toàn tỉnh
đạt hiệu quả cao nhất.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
Ngoài việc thực hiện rà soát, sắp xếp tổ chức biên chế
của ngành (theo mục 1 phần IV nêu trên), có trách nhiệm phối hợp với Sở
Lao động -Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan trong việc rà soát, đánh giá tổ chức bộ máy, biên chế và
hiệu quả hoạt động đối với Trung tâm giáo dục thường xuyên, để đề xuất phương
án sáp nhập Trung tâm giáo dục thường xuyên và cơ sở dạy nghề các huyện, thành
phố thành Trung tâm giáo dục
nghề nghiệp.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ngoài việc thực hiện rà soát, sắp xếp tổ chức biên chế
của ngành (theo mục 1 phần IV nêu trên), chủ trì phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan
rà soát, đánh giá và đề xuất phương án, giải pháp đối với các tổ chức khuyến
nông, kiểm lâm trên địa bàn toàn tỉnh.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Ngoài việc thực hiện rà soát, sắp xếp tổ chức biên chế
của ngành (theo mục 1 phần IV nêu trên), chủ trì phối hợp với các Sở,
Ngành liên quan rà soát, đánh giá tổ chức bộ máy, biên chế và hiệu quả hoạt động
đối với các đơn vị sự nghiệp có nhiệm vụ thông tin trên địa bàn toàn tỉnh; đề
xuất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy để thu gọn đầu mối, nâng cao chất lượng
hoạt động.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
Ngoài việc thực hiện rà soát, sắp xếp tổ chức biên chế
của ngành. (theo mục 1 phần IV nêu trên), chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành, địa
phương liên quan đề xuất phương án hợp nhất các đơn vị sự nghiệp có nhiệm vụ
nghiên cứu, ứng dụng triển khai các tiến bộ khoa học công nghệ trên địa bàn các
huyện, thành phố.
7. Sở Tài chính
Ngoài việc thực hiện rà soát, sắp xếp tổ chức biên chế
của ngành (theo mục 1 phần IV nêu trên), chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các Sở, Ngành liên quan, các địa phương
trong việc kiểm tra, đánh giá việc sử dụng
kinh phí của một số đơn vị sự nghiệp trong tỉnh. Tổng hợp, đề xuất phương án, lộ trình thực hiện giao quyền tự
chủ cho các đơn vị sự nghiệp.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Ngoài việc thực hiện rà soát, sắp xếp tổ chức biên chế
của địa phương (theo mục 1 phần IV nêu trên), chủ động tham gia ý kiến về
mô hình tổ chức, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, đơn vị trực thuộc các Sở,
Ban, Ngành (Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,...)
trên địa bàn huyện, thành phố để đề xuất phương án tổ chức lại cho phù hợp.
9. Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở, ngành liên quan
- Nghiên cứu, đề xuất phương án thành lập Trung tâm dịch vụ công của tỉnh trên cơ sở
rà soát chức năng của Trung tâm Tư
vấn và Xúc tiến đầu tư.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các
đơn vị liên quan khẩn trương nghiên cứu, đề xuất việc thành lập và cơ chế hoạt
động Ban Xúc tiến hỗ trợ đầu tư trực tiếp thuộc quyền chỉ đạo của Chủ tịch UBND
tỉnh, theo hướng:
+ Thành phần: Gồm Giám đốc hoặc Phó giám đốc hoặc
chuyên gia của các Sở, ngành, đơn vị liên quan.
+ Vị trí, chức năng: Là đơn vị hoạt động độc lập với
các cơ quan thuộc UBND tỉnh; có nhiệm vụ giải quyết toàn bộ những vướng mắc
liên quan đến thủ tục hành chính của các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh...
- Tiến hành khảo sát, kiểm tra việc triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch này tại một số đơn vị, địa phương; Tổng
hợp báo cáo, đề xuất phương án giải quyết trình UBND tỉnh theo yêu cầu
và thời gian quy định.
V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Từ ngày 10/5/2015 đến ngày 05/6/2015
- Các Sở, Ban, Ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh,
UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc rà soát tổ chức bộ
máy, tinh giản biên chế của cấp mình.
- Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị, địa phương theo nhiệm
vụ được phân công tại phần IV Kế hoạch này, tiến hành rà soát, đề xuất phương
án thực hiện.
Riêng Sở Nội vụ, hoàn thành việc đề xuất thành lập
Trung tâm dịch vụ công của tỉnh và Ban Xúc tiến hỗ trợ đầu tư trực tiếp trình
Thường trực UBND tỉnh trong tháng 5/2015.
2. Từ ngày 08/6/2015 đến ngày 12/6/2015
Các cơ quan, đơn vị, địa phương hoàn thành Báo cáo gửi
Sở Nội vụ tổng hợp. Hồ sơ gửi Sở Nội vụ bao gồm:
- Báo cáo rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản
biên chế của cơ quan, đơn vị, địa phương (kèm theo các biểu từ 1 đến 9).
- Báo cáo rà soát và đề xuất phương án thực hiện sắp
xếp tổ chức bộ máy, biên chế (đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương có nhiệm
vụ được giao tại mục 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Phần IV Kế hoạch này).
3. Từ ngày 18/6/2015 đến ngày 29/6/2015
Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức tỉnh
(do Sở Nội vụ là cơ quan thường trực) trực tiếp đi kiểm tra tại một số Sở,
Ngành, địa phương.
4. Từ ngày 30/6/2015 đến ngày 10/7/2015
Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách công vụ,
công chức tỉnh tổng hợp báo cáo kiểm tra, rà soát và đề xuất phương án tinh giản
bộ máy, biên chế tại các Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh và UBND
các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc vượt quá thẩm quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời trao
đổi, phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để chỉ đạo, giải quyết./.
Nơi
nhận:
- TTr. Tỉnh ủy (B/c);
- TTr. HĐND tỉnh (B/c);
- Chủ tịch,
các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PVP
UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- Các đơn vị
sự nghiệp thuộc tỉnh;
- UBND các
huyện, thành phố;
- Báo Hà
Giang;
- Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh;
- Cổng thông
tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NC,
SNV (05).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đàm
Văn Bông
|
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
RÀ
SOÁT, SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY, TINH GIẢN
BIÊN CHẾ
I. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN
CHẾ
1. Về tổ chức, bộ máy
a) Thực trạng cơ cấu tổ chức, bộ máy:
- Khái quát tình hình chung của cơ quan, đơn vị, địa
phương: Thời gian thành lập (theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền), đi vào
hoạt động, hiện có bao nhiêu phòng, ban chuyên môn và đơn vị trực thuộc, số lượng
đơn vị đã thực hiện tự chủ một phần đến toàn bộ kinh phí hoạt động (danh
sách cụ thể)
- Nêu những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực
hiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy; tuyển dụng, sử dụng, quản lý biên chế
công chức, số lượng người làm việc tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Các tổ chức khác (Quỹ, nhiệm vụ thường trực Ban chỉ
đạo...)
b) Về tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
- Khái quát chức năng của cơ quan; chức năng, nhiệm vụ
và mô tả công việc của từng phòng, ban chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
- Đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của cơ quan và từng đơn vị trực thuộc: Trong đó cần chi rõ các chức năng, nhiệm vụ được giao;
chức năng, nhiệm vụ nào đã thực hiện tốt; chức năng, nhiệm vụ nào đã được giao
nhưng chưa thực hiện được; chức năng, nhiệm vụ nào thực tế đang thực hiện nhưng
chưa được cấp có thẩm quyền giao; chức năng, nhiệm vụ nào đã thực hiện nhưng
còn hạn chế, trùng lắp, chồng chéo (kể cả chồng chéo giữa các phòng, đơn vị trực
thuộc hoặc chồng chéo giữa nhiệm vụ của đơn vị này với đơn vị khác) hoặc chức
năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực của ngành nhưng, còn bỏ sót những bất cập, vướng
mắc (phân tích kỹ để làm rõ nguyên nhân chồng chéo do quy định của Trung
ương hay do Quyết định ban hành chức năng, nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền).
2. Về tình hình thực hiện, sắp xếp tổ chức bộ máy.
- Khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan, đơn vị:
Theo quy định của Chính phủ, các văn bản Bộ ngành và của Ủy ban nhân dân tỉnh,
cơ quan, UBND các huyện, thành phố được phép thành lập những phòng, ban chuyên môn,
đơn vị sự nghiệp công lập nào (đối với các đơn vị sự nghiệp được phép thành lập
những phòng, ban trực thuộc nào) nêu rõ các văn bản quy định.
- Thực tế hiện nay cơ quan, đơn vị đã thành lập những
phòng, ban chuyên môn, đơn vị sự nghiệp nào (liệt kê tên từng phòng, ban, đơn vị);
cơ quan nào ra quyết định thành lập; còn những phòng, ban, đơn vị nào chưa được
thành lập (nêu rõ lý do).
- Đánh giá việc tổ chức bộ máy các phòng, ban chuyên
môn, đơn vị trực thuộc hiện nay đã hợp lý chưa, những bất cập trong quá trình tổ
chức thực hiện; những phòng, ban, đơn vị không nhất thiết phải thành lập (nêu rõ nguyên nhân).
3. Về thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính
- Đối với các cơ quan chuyên môn: Đánh giá tình hình thực hiện quyền tự chủ về tài
chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 (Kết quả thực hiện; thuận
lợi; tồn tại và hạn chế; nguyên nhân ...)
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Đánh giá tình hình thực hiện quyền tự chủ về tài
chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 (Kết quả thực hiện; thuận
lợi; tồn tại và hạn chế; nguyên nhân ...)
Trong đó, các cơ quan, đơn vị cần nêu cụ thể về:
- Tình hình tự chủ kinh phí hoạt động của các đơn vị
sự nghiệp công lập trong giai đoạn 2012-2014;
- Đánh giá về điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực
khác đảm bảo cho việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.
- Dự kiến số lượng kinh phí tiết kiệm được (nếu có)
sau khi thực hiện Đề án tinh giản tổ chức bộ máy, biên chế.
4. Thực trạng về biên chế sử dụng biên chế:
a) Về biên chế, số lượng người làm việc:
- Biên chế được giao: Nêu chi tiết số lượng công chức,
viên chức (được giao và phê duyệt), hợp đồng 68.
- Số lượng hiện có: Tính đến thời điểm 31/3/2015
+ Công chức:
+ Viên chức:
+ Hợp đồng 68:
+ Hợp đồng lao động khác:
Nếu số lượng hiện có nhiều hơn so với số lượng biên
chế được giao thì nêu rõ lý do tăng và nguồn
kinh phí sử dụng để chi trả.
b) Về tình hình quản lý và sử dụng biên chế, số lượng
người làm việc:
- Đánh giá kết quả quản lý và sử dụng biên chế; số lượng,
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; về tuyển dụng,
phân công nhiệm vụ, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân
chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động hàng năm...
- Nêu những thuận lợi, khó khăn trong quá trình quản
lý và sử dụng biên chế (tuyển dụng, phân công nhiệm vụ, đào tạo, bồi dưỡng, quy
hoạch, bổ nhiệm, đánh giá ...).
- Rà soát, tổng hợp số lượng cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện thực hiện theo chế độ, chính sách đối với
cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ
theo Nghị định 26/2015/NĐ-CP ngày 09/3/2015 của Chính phủ.
5. Thực trạng về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã;
người hoạt động không chuyên trách cấp xã và thôn, khu phố (dành cho UBND các
huyện, thành phố).
Rà soát, đánh giá thực trạng về số lượng, chất lượng
hoạt động của cán bộ, công chức cấp xã. Đánh giá về khả năng đáp ứng công việc
giữa số lượng biên chế được giao (theo Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày
14/01/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh) với khối
lượng công việc được giao theo chức năng, nhiệm vụ.
II. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN TINH GIẢN TỔ
CHỨC BỘ MÁY; BIÊN CHẾ
1. Cơ sở pháp lý
2. Đề xuất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy
a) Điều chỉnh, bổ sung, phối hợp thực hiện chức năng
nhiệm vụ...
- Điều chỉnh, bổ sung chức năng nhiệm vụ của các
phòng ban, chi cục...
- Nội dung cần phối hợp để thực hiện hiệu quả chức
năng nhiệm vụ trong nội bộ các cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc và phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các địa
phương khác.
b) Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng, ban, đơn vị trực thuộc:
- Kiện toàn,
sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng, ban, chi cục (kiện toàn, sáp nhập...)
- Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị sự
nghiệp (kiện toàn, sáp nhập, chuyển đổi hình thức hoạt động, giải thể…).
Đối với UBND cấp huyện: Đề xuất việc thực hiện triệt để nguyên tắc tổ
chức, hoạt động của các hội cấp huyện,
cấp xã thuộc phạm vi quản lý theo quy
định của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP là: Tự nguyện, tự quản, tự đảm bảo kinh phí
hoạt động.
Các đề xuất về kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy phải
gắn với lộ trình cụ thể, tập trung thực hiện trong năm 2015, 2016, 2017.
3. Đề xuất thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính
- Đối với các cơ quan chuyên môn:....
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Đề xuất cụ thể
danh sách các đơn vị sẽ chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động (theo lộ trình)
sang hình thức doanh nghiệp (hoặc khác); tự chủ từ một phần đến toàn bộ kinh
phí hoạt động...
4. Đề xuất phương án tinh giản biên chế:
- Trên cơ sở các đề xuất về chức năng, nhiệm vụ và tổ
chức bộ máy để đề xuất bố trí cán bộ, công chức, viên chức với số lượng phù hợp,
đảm bảo chất lượng (phân công nhiệm vụ phù hợp với chuyên môn, năng lực, sở trường;
luân chuyển; đào tạo, bồi dưỡng; thu hút nhân tài...) để thực hiện tốt chức
năng nhiệm vụ được giao.
- Đề xuất số biên chế, số lượng người làm việc có thể
giảm so với hiện tại (trên cơ sở phân công công việc hợp lý; tăng cường kiêm
nhiệm; giảm bộ phận trung gian, hành chính, phục vụ; cho thôi việc với những
công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ được giao, hoàn thành nhưng còn
hạn chế về năng lực theo quy định...). Yêu cầu phải có phương án đưa những người
có năng lực yếu, không đáp ứng được yêu cầu công việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ra
khỏi đội ngũ cán bộ, công chức.
5. Đề xuất kiện toàn, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã (dành
cho UBND các huyện, thành phố).
Xây dựng phương án bố trí, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã đảm bảo tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động, phù hợp với thực
tiễn.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
TINH GIẢN TỔ CHỨC BỘ MÁY; BIÊN CHẾ
1. Nhiệm vụ
2. Giải pháp
(Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tính đặc thù của
ngành, lĩnh vực; đề xuất về tinh giản tổ chức bộ máy, biên chế để đề ra các nhiệm
vụ, giải pháp phù hợp, khả thi).
3. Đề xuất, kiến nghị
- Đề xuất, kiến nghị với Trung ương, các bộ ngành chủ
quản
- Đề xuất, kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh, ....
Ghi chú:
- Đề
nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương gửi Báo cáo và 09 biểu kèm theo Kế hoạch của UBND tỉnh.
|
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
|
Cơ quan, địa phương báo cáo...
|
Biểu 01
|
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA
CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN
(Dành cho các Sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố)
Số TT
|
|
Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
|
Đề xuất nhiệm vụ cần bổ
sung, chuyển giao,... hoặc cần có sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức
có liên quan (Nêu rõ nội dung và cơ quan, đơn vị cần phối hợp)
|
Số lượng nhiệm vụ được
giao theo QĐ của cơ quan có thẩm quyền
|
Số lượng nhiệm vụ đã thực
hiện
|
Nhiệm vụ chưa thực hiện được
|
Nhiệm vụ còn chồng chéo với
các cơ quan, đơn vị khác (Nêu rõ nhiệm vụ, đơn vị còn chồng chéo)
|
Nội dung nhiệm vụ chưa thực
hiện được
|
Nguyên nhân
|
Đề xuất khắc phục, giải
quyết
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
I
|
Phòng chuyên môn (Khối Văn
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II
|
Chi cục, ban
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III
|
Đơn vị SN trực thuộc
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI
LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ngày ….. tháng năm 2015
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐỊA PHƯƠNG
(Ký và
ghi rõ họ tên)
|
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA
ĐƠN VỊ VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC
(Dành cho các đơn vị sự nghiệp
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, Ban, Ngành, UBND cấp huyện có đơn vị sự
nghiệp trực thuộc)
Số TT
|
Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
|
Đề xuất nhiệm vụ cần bổ
sung, chuyển giao,... hoặc cần có sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức
có liên quan (Nêu rõ nội dung và cơ quan, đơn vị cần phối hợp)
|
Số lượng nhiệm vụ được
giao theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền
|
Số lượng nhiệm vụ đã thực
hiện
|
Nhiệm vụ chưa thực hiện được
|
Nhiệm vụ còn chồng chéo với các cơ quan, đơn vị khác (Nêu
rõ nhiệm vụ, còn chồng chéo)
|
Nội dung nhiệm vụ chưa thực hiện được
|
Nguyên nhân
|
Đề xuất khắc phục, giải
quyết
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI
LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ngày ….. tháng 4 năm 2015
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký và
ghi rõ họ tên)
|
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
GIAI ĐOẠN 2012-2014, DỰ KIẾN NĂM 2015
(Dành cho các Đơn vị sự nghiệp
trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT
|
Nội dung
|
ĐV tính
|
Năm 2012
|
Năm 2013
|
Năm 2014
|
Dự kiến 2015
|
Đề xuất phương án tổ chức
lại
|
1
|
Tổng số biên chế được giao và phê
duyệt
|
|
|
|
|
|
- Giữ nguyên mô hình tổ chức, hoạt động
- Giao tự chủ từ ...% đến 100% kinh phí hoạt động
- Sáp nhập
- Chuyển đổi mô hình hoạt động (theo hình thức
doanh nghiệp)
- Giải thể
(Đề xuất theo
các hình thức nêu trên hoặc
khác và thời gian thực hiện)
|
1.1
|
Biên chế giao:
- Viên chức
- HĐ NĐ 68
|
|
|
|
|
|
1.2
|
Biên chế phê duyệt:
- Viên chức
- HĐ NĐ 68
|
|
|
|
|
|
2
|
Tổng số viên chức và lao động có mặt
|
|
|
|
|
|
2.1
|
Viên chức:
- Viên chức được giao
- Viên chức phê duyệt
|
Biên chế được phê duyệt là
BC được giao và chi trả từ nguồn thu sự nghiệp của ĐV
|
|
|
|
|
2.2
|
Hợp đồng theo NĐ số 68:
- HĐ trong chỉ tiêu được giao
- HĐ phê duyệt
|
|
|
|
|
2.3
|
Hợp đồng lao động khác
|
|
|
|
|
3
|
Tổng kinh phí thu được trong năm
|
|
|
|
|
|
3.1
|
Ngân sách nhà nước cấp (=a+b)
|
|
|
|
|
|
a
|
Ngân sách cấp theo định mức biên chế giao
|
|
|
|
|
|
|
b
|
Ngân sách cấp khác
|
|
|
|
|
|
|
3.2
|
Kinh phí từ nguồn thu sự nghiệp (tự chủ)
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
|
|
|
|
|
|
3.2
|
Tổng chi
|
|
|
|
|
|
|
a
|
Chi từ ngân sách nhà nước cấp
|
|
|
|
|
|
|
b
|
Chi từ nguồn thu sự nghiệp (tự chủ)
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI
LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ngày ….. tháng năm 2015
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký và
ghi rõ họ tên)
|
Cơ quan, địa phương báo cáo...
|
Biểu 04
|
TỔNG HỢP BÁO CÁO TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC
(Dành cho các Sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố)
STT
|
Nội dung
|
Đơn vị tính
|
Năm 2011
|
Năm 2012
|
Năm 2013
|
Dự kiến năm 2014
|
Đề xuất phương án tổ chức
lại
|
I
|
Đơn vị sự nghiệp A
|
|
|
|
|
|
- Giữ nguyên mô hình tổ chức, hoạt động
- Giao tự chủ từ ... % đến 100% kinh phí hoạt động
- Sáp nhập
- Chuyển đổi mô hình hoạt động (theo hình thức
doanh nghiệp)
- Giải thể
(Đề xuất một trong các hình thức nêu trên hoặc
khác)
|
1
|
Tổng số được giao và phê duyệt
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Biên chế giao:
- Viên chức
- HĐ NĐ 68
|
|
|
|
|
|
1.2
|
Biên chế phê duyệt:
- viên chức
- HĐ NĐ 68
|
|
|
|
|
|
2
|
Tổng số viên chức và lao động có mặt
|
|
|
|
|
|
2.1
|
Viên chức:
- Viên chức được giao
- Viên chức phê duyệt
|
Biên chế được phê duyệt là BC được giao và chi trả từ nguồn thu sự nghiệp của ĐV
|
|
|
|
|
2.2
|
Hợp đồng theo NĐ số 68:
- HĐ trong chỉ tiêu được giao
- HĐ phê duyệt
|
|
|
|
|
2.3
|
Hợp đồng lao động khác
|
|
|
|
|
3
|
Thu - chi ngân sách
|
|
|
|
|
|
3.1
|
Tổng kinh phí thu được trong năm
|
|
|
|
|
|
|
a
|
Ngân sách nhà nước Cấp (=a1+a2)
|
|
|
|
|
|
|
a1
|
Ngân sách cấp theo định mức biên chế giao
|
|
|
|
|
|
|
a2
|
Ngân sách cấp khác
|
|
|
|
|
|
|
b
|
Kinh phí từ nguồn thu sự nghiệp (tự chủ)
|
|
|
|
|
|
|
3.2
|
Tổng chi (chi tiết các mục theo quy định)
|
|
|
|
|
|
|
a
|
Chi từ ngân sách nhà nước cấp
|
|
|
|
|
|
|
b
|
Chi từ nguồn thu sự nghiệp (tự chủ)
|
|
|
|
|
|
|
II
|
Đơn vị sự nghiệp B
|
|
|
|
|
|
|
1
|
….
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI
LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ngày ….. tháng năm 2015
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐỊA PHƯƠNG
(Ký và
ghi rõ họ tên)
|