Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 697/KHLN-BVCSTE-CSHS-PCTPMT-CSLP đường dây nóng phòng chống mua bán người 2015

Số hiệu: 697/KHLN-BVCSTE-CSHS-PCTPMT-CSLP Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Cục Cảnh sát hình sự, Cục Phòng chống tội phạm ma túy, Ban Chính sách-Luật pháp Người ký: Đặng Hoa Nam, Hồ Sỹ Tiến, Ngô Thái Dũng, Nguyễn Thanh Cầm
Ngày ban hành: 02/12/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CỤC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM - CỤC CẢNH SÁT HÌNH SỰ - CỤC PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM MA TÚY - BAN CHÍNH SÁCH-LUẬT PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 697/KHLN-BVCSTE-CSHS-PCTPMT-CSLP

Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2015

 

KẾ HOẠCH PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH

TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƯỜNG DÂY NÓNG PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2015-2020

Thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người của Chính ph, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em được sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã xây dựng Đường dây nóng về phòng, chống mua bán nời - số điện thoại 18001567.

Đ tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của Đường dây nóng về phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (với vai trò đơn vị chủ Dự án Đường dây nóng) phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự - Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, Cục Phòng chống tội phạm ma túy - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng - Bộ Quốc phòng, Ban Chính sách - Luật pháp - Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xây dựng kế hoạch phối hợp liên ngành trong hoạt động của Đường dây nóng (sau đây gọi là kế hoạch phối hợp liên ngành) như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tạo điều kiện thuận lợi, tăng cường sự liên kết của các cơ quan phối hợp liên ngành trong hoạt động của Đường dây nóng;

2. Đảm bảo sự thống nhất trong các hoạt động phối hợp với Đường dây nóng của các cơ quan liên ngành ở trung ương và địa phương;

3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả kết nối và hỗ trợ tốt nhất trong các hoạt động của Đường dây nóng đối với nạn nhân của mua bán người;

4. Quan hệ phối hợp phải tuân thủ các quy định của pháp luật và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị.

II. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP PHỐI HP

1. Trao đổi thông tin

1.1. Đi với việc trao đi thông tin về nạn nhân

- Các thông tin cụ thể về nạn nhân chỉ được trao đi với cán bộ được các cơ quan phối hợp cử ra làm đầu mối phối hợp đbảo mật thông tin;

- Giữa các đầu mối phối hợp chuyn tuyến, thông tin được chia sẻ đầy đủ để có cơ sở tìm ra giải pháp đảm bảo lợi ích tốt nhất cho nạn nhân;

- Sử dụng hồ sơ và trao đi mọi thông tin liên quan của các cơ quan phối hợp phản ánh về nạn nhân đthuận lợi trong việc thu thập thông tin và phỏng vấn. Hồ sơ, thông tin cơ bản của mỗi trường hợp nạn nhân được gửi kèm theo khi chuyển tuyến dịch vụ;

- Các thông tin về nạn nhân được thhiện tại các cuộc họp, báo cáo cần được mã hóa đbảo mật thông tin.

1.2. Đối với các thông tin thuộc các cơ quan phi hợp

Các cơ quan phối hợp cung cấp cho Đường dây nóng:

- Danh sách các cơ quan, đơn vị, họ tên cán bộ được giao nhiệm vụ trong hệ thống ngành mà có liên quan trực tiếp đến thực hiện các nội dung của công tác phối hợp với Đường dây nóng về địa chỉ nơi làm việc, số điện thoại máy bàn làm việc và điện thoại di động; đảm bảo rằng các cơ quan, đơn vị đã được thông báo trước và đồng thuận của họ về việc cung cấp các thông tin này cho Đường dây nóng để sẵn sàng phối hợp;

- Cập nhật danh bạ điện tử về các dịch vụ, địa chỉ cung cấp, điều kiện tiêu chuẩn và thủ tục, trích yếu văn bản, tên văn bản quy định, hướng dẫn;

- Cung cấp các văn bản hướng dẫn của bộ, ngành mình đcán bộ Đường dây nắm được và biết cách phối hợp và tư vấn cho khách hàng khi cần thiết;

- Việc liên lạc với cán bộ được phân công phối hợp được thực hiện dưới các hình thức như gọi điện thoại, gặp trực tiếp, liên lạc qua mạng internet (email, skype);

- Trường hợp do tình trạng khn cấp của khách hàng, cán bộ Đường dây nóng liên hệ với thành viên Tcông tác phối hợp liên ngành đđược xử lý kịp thi, hiệu quả, kể cả thời gian ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ cuối tuần hay các ngày nghỉ đã được nhà nước quy định;

- Đối với các hình thức phối hợp như tổ chức cuộc họp liên ngành về chia sẻ thông tin, mở lớp tập huấn liên ngành, các cuộc thảo luận liên ngành đgiải đáp và xử lý đối với các trường hợp khách hàng có nội dung tư vấn phức tạp thì do Đường dây nóng chủ trì thực hiện. Các cơ quan phối hợp có trách nhiệm cử cán bộ tham gia đầy đủ, đúng thành phần và chuẩn bị chu đáo nội dung trao đổi;

- Đối với các trường hợp việc cung cấp danh sách họ tên cán bộ, điện thoại liên hệ thuộc bí mật ngành thì Đường dây nóng sẽ trực tiếp trao đi nội dung thông tin cần thiết với thành viên của Tcông tác phối hợp liên ngành đchuyển tuyến giải quyết.

1.3. Cung cấp thông tin về tội phạm mua bán người

Cục cảnh sát hình sự - Bộ Công an đã có đường dây nóng số: 069.44103 (24h/24h), 06944037 (giờ hành chính), email: [email protected]. Tại phòng Cảnh sát hình sự Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có số điện thoại trực ban hình sự (24h/24h) để tiếp nhận và xử lý các thông tin về tội phạm hình sự trong đó có mua bán người. Vì vậy các thông tin về tội phạm mua bán người, giải cứu nạn nhân... cần chuyển ngay đến các địa chỉ và số điện thoại trên để xử lý.

2. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục

Phối hợp thông tin, tuyên truyền, giáo dục về: i) Chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; ii) Thủ đoạn và tác hại của các hành vi; iii) Kỹ năng xử lý trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người; iv) Biện pháp, kinh nghiệm phòng, chống mua bán người; v) Trách nhiệm của cá nhân, gia đình và cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người; vi) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân; vii) Các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân trong đó có Đường dây nóng, nhà tạm lánh...

3. Tiếp nhận, xác minh, xác định nạn nhân bị mua bán

Phối hợp tiếp nhận, xác minh, xác định nạn nhân bị mua bán trong nước; nạn nhân được giải cứu hoặc từ nước ngoài trở về; trao trả nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam; người nghi vấn là nạn nhân bị mua bán; bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân thích của họ.

4. Hỗ trnạn nhân và tư vấn về di cư an toàn

Hỗ trợ nạn nhân, người nghi vấn là nạn nhân (theo quy định của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ về việc Hướng dẫn một số điều của Luật phòng, chống mua bán người và Thông tư số 01/2014/TTLT-BCA-BQP-BLĐTBXH-BNG ngày 10/02/2014 giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao về việc Hướng dẫn trình tự, thủ tục và quan hệ phối hợp trong việc xác minh, xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân bị mua bán) để nạn nhân được nhận các chế độ hỗ trợ theo quy định. Hỗ trợ cho nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn và có nhu cầu được tạm trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, nhà tạm lánh. Thực hiện các hoạt động tư vấn cho người dân, nhóm nguy cơ cao về các nội dung liên quan đến di cư an toàn, bao gồm cả di cư trong nước và ngoài nước.

5. Hỗ trcho nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán trong nước

Hỗ trợ cho nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán trong nước về xác định nạn nhân, nơi tạm trú ở cơ sở hỗ trợ nạn nhân, các chi phí thiết yếu, các hỗ trợ pháp lý và các hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Tcông tác phối hợp liên ngành Đường dây nóng

1.1. Thành phần

Thành lập Tổ công tác phối hợp liên ngành Đường dây nóng (gọi tắt là Tổ công tác) để trực tiếp chỉ đạo và tham mưu cho các cơ quan phối hợp trong thực hiện Kế hoạch phối hợp liên ngành này. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định thành lập Tổ công tác phối hợp liên ngành dựa trên ý kiến đồng ý bằng văn bản của Cục Cảnh sát hình sự - Tng cục Cảnh sát, Cục Phòng chống tội phạm ma túy - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ban Chính sách - Luật Pháp - Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về việc cử cán bộ tham gia T công tác.

Thành phần Tổ công tác gồm 01 lãnh đạo cấp cục, vụ hoặc tương đương và 01 cán bộ của các đơn vị tham gia phối hợp liên ngành.

Tổ công tác có 01 Tổ trưởng, 04 Phó Tổ trưởng và các thành viên. Ttrưởng là lãnh đạo Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, 01 Phó Ttrưởng thường trực là lãnh đạo Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông (thuộc Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em); 01 Phó Ttrưởng là lãnh đạo Cục Cảnh sát Hình sự - Tổng cục Cảnh sát; 01 Phó Tổ trưởng là lãnh đạo Cục Phòng chống tội phạm ma túy - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên Phòng; 01 Phó tổ trưởng là lãnh đạo Ban Chính sách - Luật pháp - Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nViệt Nam.

Ban thư ký là cán bộ của Đường dây nóng và do Ttrưởng Tcông tác thành lập.

1.2. Nhiệm vụ, nguyên tc, chế độ làm việc của Tcông tác phối hợp liên ngành

a) Nhiệm vụ: Tổ công tác có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động phối hợp theo quy định của pháp luật, chính sách và các quy định, hướng dẫn cụ thể tại Kế hoạch phối hợp liên ngành này.

Ttrưởng Tổ công tác có nhiệm vụ phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm và chịu trách nhiệm chung về các hoạt động của Tổ công tác; phân công nhiệm vụ cho các Phó Tổ trưởng; triệu tập và chủ trì các phiên họp của Tổ; định kỳ, hàng quý, 6 tháng, 1 năm báo cáo tình hình và kết quả phối hợp với Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Các Phó Tổ trưởng Tcông tác có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ do Tổ trưởng phân công theo thẩm quyền và các kế hoạch công tác phối hợp đã được thống nhất; trực tiếp điều phối các hoạt động của Đường dây nóng trong trường hợp Tổ trưởng vắng mặt và được ủy quyền thực hiện.

Ban thư ký có nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp, lấy ý kiến tham gia của các thành viên, trình Ttrưởng phê duyệt; tổng hợp thông tin, báo cáo; giúp Ttrưởng đôn đốc các thành viên thực hiện Kế hoạch phối hợp liên ngành, cung cấp các biên bản cuộc họp Tổ công tác cho các thành viên. Biên bản cuộc họp bao gồm các quyết định của Tvà phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Trường hợp cần thiết, Ban thư ký có trách nhiệm gửi biên bản cuộc họp cho các địa phương thích hp nếu được sự đồng tình của các thành viên.

Nhiệm vụ của các thành viên: làm đầu mối phối hợp giữa Tổ công tác với đơn vị của mình và trực tiếp triển khai các hoạt động phối hợp đã được Tổ thống nhất, đồng thời tham mưu cho lãnh đạo đơn vị mình hướng dẫn cho các đơn vị, cơ quan trực thuộc ngành, các cấp Hội phụ nữ ở địa phương trong phối hợp thực hiện Kế hoạch phối hợp liên ngành này.

b) Nguyên tắc làm việc: dân chủ, công khai, minh bạch, kịp thời, dựa trên sự đồng thuận của các thành viên.

c) Chế độ làm việc: kiêm nhiệm, thực hiện các hoạt động theo kế hoạch công tác năm, quý. Tcông tác họp định kỳ hàng quý, trao đi việc thực hiện công tác phối hợp; ngoài ra có các cuộc họp đột xuất theo đề xuất của các thành viên và quyết định của Ttrưởng.

Mối quan hệ giữa Tcông tác và các cơ quan thành viên tham gia phối hợp là mối quan hệ phối hợp liên ngành. Cán bộ tham gia Tcông tác là đại diện, là đầu mối phối hợp giữa các bên và có trách nhiệm trao đổi, cung cấp các thông tin, ý kiến của đơn vị mình; trường hợp có vấn đề khó xử lý hay vướng mắc, cán bộ được cử phối hợp phải xin ý kiến lãnh đạo cấp trên trực tiếp của mình trước khi trao đi hay thống nhất ý kiến với Tcông tác. Các thông tin, báo cáo của cán bộ được cử phối hợp là thông tin chính thống của cơ quan phối hợp.

IV. Phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện

1. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em

- Chủ động đề xuất nhu cầu cung cấp thông tin và nhu cầu về hoạt động phối hợp liên ngành với các cơ quan phối hợp;

- Tổ chức các cuộc họp định kỳ, đột xuất, các chương trình tập huấn liên ngành;

- Cung cấp cho các cơ quan liên quan danh bạ điện tử, các địa chỉ dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nạn nhân, nhà tạm lánh và cung cấp các tài liệu liên quan khác;

- Gửi báo cáo tình hình và kết quả thực hiện công tác phối hợp liên ngành cho các cơ quan phối hợp, đồng thời gửi cho Thủ trưởng cấp trên của các cơ quan phối hợp và các cơ quan hữu quan để được biết;

- Trình Bộ LĐTBXH phê duyệt để đảm bảo kinh phí cho hoạt động của Tổ công tác; chịu trách nhiệm giám sát, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch phối hợp liên ngành đối với tất cả các cơ quan phối hợp liên ngành trong và ngoài Bộ LĐTBXH.

2. Cục Cảnh sát hình sự

- Phối hợp thực hiện các hoạt động xác minh, giải cứu, tiếp nhận, bảo vệ nạn nhân, tư vấn pháp lý, phbiến pháp luật, điều tra, xử lý tội phạm mua bán người (kể cả đối với nạn nhân đang ở nước ngoài);

- Đảm bảo điều kiện cho hoạt động phối hợp: Cử cán bộ có năng lực, thời gian, phương tiện làm việc, lồng ghép kinh phí cho hoạt động phối hợp liên ngành trong kinh phí chi hoạt động thường xuyên của đơn vị mình;

- Giám sát, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch phối hợp: Lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự tham gia Tcông tác chịu trách nhiệm giám sát tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch phối hợp ở đơn vị mình. Kết quả giám sát, theo dõi được phản ánh trong báo cáo về công tác phối hợp, trao đổi trong các cuộc họp của Tổ công tác. Trường hợp qua giám sát phát hiện các vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch phối hợp mà vượt quá thẩm quyền của lãnh đạo được cử tham gia Tcông tác thì báo cáo lãnh đạo cấp trên trực tiếp của mình đ xin ý kiến chỉ đạo. Kế hoạch phối hợp được thực hiện thường xuyên, lồng ghép vào công tác tổ chức thực hiện kế hoạch ở đơn vị mình.

3. Cục Phòng chống tội phạm ma túy

- Phối hợp thực hiện các hoạt động xác minh, giải cứu, tiếp nhận, bảo vệ nạn nhân, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, phbiến luật pháp, điều tra, xử lý tội phạm mua bán người;

- Đảm bảo điều kiện cho hoạt động phối hợp: Cử cán bộ có năng lực, thời gian, phương tiện làm việc, lồng ghép kinh phí cho hoạt động phối hợp liên ngành trong kinh phí chi hoạt động thường xuyên của đơn vị mình;

- Giám sát, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch phối hợp: Lãnh đạo Cục Phòng chống tội phạm ma túy tham gia Tcông tác chịu trách nhiệm giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch phối hợp ở đơn vị mình. Kết quả giám sát, theo dõi được phản ánh trong báo cáo về công tác phối hợp, trao đi trong các cuộc họp của Tcông tác. Trường hợp qua giám sát phát hiện các vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch phối hợp mà vượt quá thẩm quyền của lãnh đạo được cử tham gia Tổ công tác thì báo cáo lãnh đạo cấp trên trực tiếp của mình đxin ý kiến chỉ đạo. Kế hoạch phối hợp được thực hiện thường xuyên, lồng ghép vào công tác tổ chức thực hiện kế hoạch ở đơn vị mình.

4. Ban Chính sách - Luật pháp

- Phối hợp thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục, tư vấn về phòng, chống mua bán người;

- Tích cực phát hiện, tố giác, tố cáo, ngăn chặn các hành vi mua bán người;

- Phối hợp thực hiện các hoạt động hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng;

- Đảm bảo điều kiện cho hoạt động phối hợp: Cử cán bộ có năng lực, thời gian, phương tiện làm việc, lồng ghép kinh phí cho hoạt động phối hợp liên ngành trong kinh phí chi hoạt động thường xuyên của đơn vị;

- Giám sát, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch phối hợp: Lãnh đạo Ban Chính sách - Luật pháp tham gia Tổ công tác chịu trách nhiệm giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch phối hợp ở đơn vị mình. Kết quả giám sát, theo dõi được phản ánh trong báo cáo về công tác phối hợp, trao đi trong các cuộc họp của Tổ công tác. Trường hợp qua giám sát phát hiện các vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch phối hợp mà vượt quá thẩm quyền của lãnh đạo được cử tham gia Tcông tác thì báo cáo lãnh đạo cấp trên trực tiếp của mình để xin ý kiến chỉ đạo. Kế hoạch phối hợp được thực hiện thường xuyên, lồng ghép vào công tác tổ chức thực hiện kế hoạch ở đơn vị mình./.

 

CỤC TRƯỞNG
CỤC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM




Đặng Hoa Nam

CỤC TRƯỞNG
CỤC CẢNH SÁT HÌNH SỰ




Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến

 

CỤC TRƯỞNG
CỤC PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM MA TÚY




Thiếu tướng Ngô Thái Dũng

TRƯỞNG BAN
BAN CHÍNH SÁCH-LUẬT PHÁP




Nguyễn Thanh Cầm

 

Nơi nhận:
- Bộ LĐTBXH (để báo cáo);
-
Bng an (để báo cáo);
-
Bộ Quốc phòng (để báo cáo);
- TW Hộ
i LHPNVN (để báo cáo);
- Các
đơn vị trực thuộc (để thực hiện);
- Các
đơn vị liên ngành cơ sở (để thực hiện);
- Trung tâm TVDVTT/ Cục BVCSTE (theo dõi);
-
Lưu: Cục CSHS, Cục PCTPMT, Ban CSLP, Cục BVCSTE.

 

PHỤ LỤC

CÁC BƯỚC PHỐI HỢP CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐƯỜNG DÂY NÓNG

1. Đối với cuộc gọi kết nối dịch vụ

1.1. Đường dây nóng

- Cán bộ Đường dây nóng gọi điện cho thành viên T công tác phi hp liên ngành hoặc có thể gọi điện trực tiếp cho đơn vị cung cấp dịch vụ tuyến cơ scủa các cơ quan phối hợp liên ngành đ trao đi thông tin về nhu cầu cung cấp dịch vụ cho khách hàng và đề nghị hỗ trợ;

- Thời hạn trong vòng 5 ngày làm việc được biết thông tin ban đu về tình hình và kết quả cung cấp dịch vụ;

- Báo cáo bằng văn bản cho lãnh đạo Đường dây nóng và gửi cơ quan phối hợp về việc phối hợp để xử lý cuộc gọi kết nối dịch vụ vừa được thực hiện;

- Kết quả xử lý cuộc gọi kết nối dịch vụ của Đường dây nóng được tổng hợp vào báo cáo hàng tháng của Tổ công tác về thực hiện kế hoạch phối hợp liên ngành.

1.2. Cơ quan phi hợp

- Khi nhận được cuộc gọi, trong vòng 01 ngày làm việc, cán bộ là thành viên Tổ công tác phải xử lý nội dung cuộc gọi theo trách nhiệm của mình và báo cáo lãnh đạo phụ trách để kịp thời chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoặc hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện, bao gồm việc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện ở đơn vị tuyến cơ sở trực thuộc (nếu cần thiết);

- Trường hợp, các dịch vụ được đề nghị kết nối thuộc phạm vi nhiệm vụ của các cục, vụ, ban khác hay cơ sở trực thuộc Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thcủa cơ quan phối hợp thì cơ quan phối hợp có trách nhiệm trao đi, kết nối đđơn vị đó cung cấp dịch vụ cho khách hàng;

- Trường hợp cơ quan phối hợp không đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu hỗ trợ của khách hàng thì phải trả lời ngay cho cán bộ Đường dây nóng đkịp thời kết nối với địa chkhác phù hợp.

2. Đối với cuộc gọi chuyển tuyến

2.1. Các bước chuyển tuyến

Đường dây nóng là đơn vị tiếp nhận nhu cầu can thiệp của khách hàng đtiến hành các bước trong chuyển tuyến: Các cơ quan phối hợp sau khi đã tiếp nhận thông tin từ Đường dây nóng đtiếp tục cung cấp dịch vụ can thiệp cho nạn nhân cần thực hiện các bước như sau:

a) Đánh giá một cách thận trọng các yếu tố nguy cơ, yếu tố dễ bị tổn thương của khách hàng là nạn nhân bị mua bán liên quan đến dịch vụ chuyển tuyến;

b) Lấy ý kiến của nạn nhân về việc chuyn tuyến và tôn trọng đề xuất của họ;

c) Thu thập thông tin về dịch vụ hỗ trợ cần thiết, bao gồm các thủ tục, liên hệ cụ thkế hoạch tiếp nhận và sự chấp thuận của cơ quan tiếp nhận;

d) Định hướng giúp nạn nhân ra quyết định cuối cùng với các thông tin đầy đủ về dịch vụ và mức độ sẵn có đtránh kỳ vọng không thực tế;

e) Chuẩn bị văn bản, tài liệu chuyển tuyến liên quan đến trường hợp của nạn nhân. Việc cung cấp thông tin này phải đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư của nạn nhân và sự đồng ý của họ;

g) Tiến hành chuyn tuyến: trường hợp nạn nhân không gặp bất kỳ nguy cơ nào về an ninh cũng như đầy đủ khả năng đtiếp cận dịch vụ thì cần cung cấp đầy đủ thông tin, giấy tờ và trợ cấp thiết yếu đnạn nhân tự đến nơi cung cấp dịch vụ. Trường hợp nạn nhân có các nguy cơ về an ninh cũng như không tự mình có thtiếp cận với các dịch vụ chuyển tuyến thì thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển (đơn vị tiếp nhận, giải cứu nạn nhân), Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi nạn nhân lưu trú, hoặc Cơ sở hỗ trợ nạn nhân để sắp xếp đưa nạn nhân đến nơi nhận dịch vụ chuyển tuyến. Đối với trẻ em phải có giám hộ của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp theo quy định của pháp luật, hoặc thực hiện như trường hợp nạn nhân không thtự mình tiếp cận với dịch vụ như đã hướng dẫn ở trên, đồng thời luôn xem xét đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho trẻ em;

h) Theo dõi và đánh giá sau chuyển tuyến: Đường dây nóng yêu cầu cán bộ nơi tiếp nhận phải có văn bản bàn giao giữa bên giao và bên nhận nạn nhân đến cơ sở hay địa phương và các thông tin liên quan khác.

2.2. Đường dây nóng

- Cán bộ Đường dây nóng gọi điện, gửi email hoặc gặp trực tiếp thành viên cơ quan phối hợp liên ngành để thảo luận biện pháp đáp ứng phù hợp và hiệu quả dựa trên nhu cầu của khách hàng hoặc gọi điện, gửi email đến trực tiếp cơ sở cung cấp dịch vụ trong hệ thống của cơ quan phối hợp cung cấp dịch vụ đáp ứng tình trạng khẩn cấp của khách hàng; báo cáo lãnh đạo quản lý đường dây nóng trước hoặc ngay sau khi tiến hành các biện pháp phối hợp để can thiệp cho nạn nhân;

- Yêu cầu cơ quan phối hợp xác nhận việc nhất trí cung cấp dịch vụ cho khách hàng;

- Theo dõi tình hình, din biến của quá trình chuyn tuyến và cập nhật kết quả vào cơ sở dữ liệu của Đường dây nóng;

- Kết quả thực hiện các cuộc gọi chuyển tuyến của Đường dây nóng được tổng hợp vào báo cáo của Tổ công tác về thực hiện Kế hoạch phối hợp liên ngành này.

2.3. Cơ quan phi hợp

- Căn cứ vào tính chất của vụ việc cần can thiệp, thành viên Tcông tác trực tiếp xử lý hoặc báo cáo lãnh đạo đơn vị (nếu cần) đkịp thời cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho khách hàng theo quy định của pháp luật;

- Khi nhận thông tin liên hệ từ Đường dây nóng, trong trường hợp phù hợp với nhiệm vụ và điều kiện đáp ứng của đơn vị thì có văn bản xác nhận việc hỗ trợ cho khách hàng của đường dây nóng; hoặc vì lý do không đủ điều kiện, tiêu chun để hỗ trợ thì báo ngay cho nhân viên của Đường dây nóng đkịp thời kết nối hay chuyển tuyến đến một tổ chức khác để có thể cung cấp các hỗ trợ kịp thời và cần thiết;

- Trường hợp dịch vụ được đề nghị can thiệp trực tiếp thuộc phạm vi nhiệm vụ của cục, vụ, ban khác hay cơ sở trực thuộc Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thcủa cơ quan phối hợp thì cơ quan phối hợp có trách nhiệm liên lạc với đơn vị đó nhằm kịp thời cung cấp dịch vụ theo quy định và báo cáo lãnh đạo cấp trên có thẩm quyền để chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện dịch vụ can thiệp. Cơ quan phối hợp tiếp tục theo dõi tình hình và kết quả thực hiện đ trao đi với Đường dây nóng;

- Trường hợp cuộc gọi can thiệp mà nạn nhân là người Việt Nam đang ở nước ngoài thì cán bộ Đường dây nóng gọi điện ngay cho Cục Cảnh sát hình sự - C45 - Bộ Công an là đầu mối phối hợp với các cơ quan, đơn vị khác để kịp thời xử lý.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 697/KHLN-BVCSTE-CSHS-PCTPMT-CSLP ngày 02/12/2015 phối hợp liên ngành trong hoạt động của Đường dây nóng phòng, chống mua bán người giai đoạn 2015-2020 do Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Cục Cảnh sát hình sự - Cục Phòng chống tội phạm ma túy - Ban Chính sách-Luật pháp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.757

DMCA.com Protection Status
IP: 3.140.196.5
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!