ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4808/KH-UBND
|
Khánh Hòa, ngày
17 tháng 5 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
NỘI DUNG SỐ 1 CỦA TIỂU DỰ ÁN 2 THUỘC DỰ ÁN 5: BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC GIAI
ĐOẠN 2023 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022
của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm
2025;
Căn cứ Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán
bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”;
Căn cứ Quyết định số 2694/QĐ-UBND ngày 28/9/2022
của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Khánh
Hòa;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tại Tờ trình số
15/TTr-BDT ngày 12/5/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nội dung số 1
của Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 5: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc giai đoạn 2023 -
2025 với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Bồi dưỡng kiến thức dân tộc nhằm nâng cao trình
độ, nghiệp vụ, kỹ năng, kiến thức về công tác dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức trực tiếp tham mưu, theo dõi về công tác dân tộc ở các cấp; cán
bộ, công chức, viên chức đang sinh sống và làm việc tại vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi để triển khai thực hiện hiệu quả các đường lối, chủ trương
của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và về công tác dân tộc
nói riêng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Góp phần tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc
thiểu số tích cực hưởng ứng, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo,
giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát huy nội lực, vượt qua
khó khăn, thách thức, hòa nhập và phát triển. Xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa
đồng bào các dân tộc thiểu số với Đảng, với chính quyền và cán bộ địa phương;
tạo đồng thuận trong xã hội; củng cố lòng tin, tăng cường khối đại đoàn kết dân
tộc.
- Phấn đấu đến năm 2025, 100% cán bộ, công chức,
viên chức vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được bồi dưỡng kiến thức
dân tộc theo quy định.
2. Yêu cầu
Bồi dưỡng kiến thức dân tộc phải đảm bảo đúng đối tượng,
đúng nội dung, hình thức và thời gian theo quy định; đảm bảo tiết kiệm, hiệu
quả; gắn bồi dưỡng kiến thức dân tộc với công tác quản lý, sử dụng, đề bạt, bổ
nhiệm cán bộ, công chức, viên chức theo quy định và phù hợp với yêu cầu phát triển
nguồn nhân lực của địa phương.
II. ĐỐI TƯỢNG
Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công
chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 2, 3, 4 theo Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày
26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc
đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”, bao gồm 03 nhóm đối
tượng sau:
1. Nhóm đối tượng 2
Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương; Trưởng,
Phó ban ngành trực thuộc Tỉnh ủy; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy;
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy viên
Ban Thường vụ huyện ủy, thành ủy, thị ủy ở địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu
số thuộc tỉnh Khánh Hòa.
2. Nhóm đối tượng 3
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng
và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn cấp huyện; Trưởng, Phó ban ngành trực
thuộc huyện ủy, thành ủy, thị ủy; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị
trấn; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã; Hiệu
trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học
nội trú, bán trú ở địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Khánh Hòa.
3. Nhóm đối tượng 4
Công chức, viên chức trực tiếp tham mưu, theo dõi
về công tác dân tộc ở cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã; Bí
thư chi bộ, Trưởng thôn ở địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số thuộc tỉnh
Khánh Hòa.
III. CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU VÀ HÌNH THỨC BỒI
DƯỠNG
1. Chương trình, tài liệu
Nội dung Chương trình, tài liệu bồi dưỡng cho các
nhóm đối tượng được Ủy ban Dân tộc phê duyệt theo quy định tại Nghị định số
89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức.
2. Hình thức bồi dưỡng
- Nhóm đối tượng 2: Bồi dưỡng tập trung 03 ngày/năm
và cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.
- Nhóm đối tượng 3: Bồi dưỡng tập trung 05 ngày/năm
(6 chuyên đề giảng dạy và 9 chuyên đề tham khảo).
- Nhóm đối tượng 4: Bồi dưỡng tập trung 05 ngày/năm
(6 chuyên đề giảng dạy và 8 chuyên đề tham khảo).
3. Cấp chứng chỉ bồi dưỡng
Kết thúc khoá bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
sẽ cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho các học viên đáp ứng đủ điều kiện
theo quy định.
IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN
Giai đoạn 2023 - 2025, tổ chức bồi dưỡng kiến dân
tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc và cán bộ,
công chức, viên chức tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số
trên địa bàn tỉnh:
- Số học viên: 1699 người.
- Số lớp: 35 lớp.
- Địa điểm: Tại thành phố Nha Trang và các địa
phương.
(chi tiết tại phụ
lục kèm theo)
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Thực hiện theo nguồn kinh phí sự nghiệp được phân
bổ hằng năm thực hiện Nội dung 1 - Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 5 của Chương trình:
Bồi dưỡng kiến thức dân tộc và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Dân tộc
- Căn cứ nguồn kinh phí được giao hằng năm, chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan rà soát đối tượng, xây
dựng và ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và
Ủy ban Dân tộc kết quả thực hiện theo quy định.
- Phối hợp với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và các địa
phương triển khai tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng theo Kế hoạch đề ra.
2. Các sở, ban, ngành
Các sở, ban, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm
vụ được giao, phối hợp với Ban Dân tộc thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
Phân công cán bộ, công chức, viên chức thuộc các nhóm đối tượng 2, 3, 4 tham
gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc theo quy định.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để Ban Dân tộc
tổ chức các lớp bồi dưỡng tại địa phương đạt kết quả cao.
- Lập danh sách và triệu tập học viên tham dự các
lớp tập huấn, bồi dưỡng đầy đủ, đúng thành phần, đối tượng.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu
có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị và địa phương kịp thời phản ánh bằng
văn bản, gửi về Ban Dân tộc tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải
quyết. Kế hoạch này thay thế cho nội dung bồi dưỡng kiến thức dân tộc tại Kế
hoạch số 7505/KH-UBND ngày 30/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Ban Dân tộc;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- PCVP UBND tỉnh (P.H);
- Lưu: VT, TLe, DN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Tấn Tuân
|
PHỤ LỤC CHI TIẾT
BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC
DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2023 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Kèm theo Kế hoạch số 4808/KH-UBND ngày 17/5/2023 của UBND tỉnh)
STT
|
Nhóm đối tượng
|
Tổng số nhu
cầu cần bồi dưỡng (người)
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
Số người
|
Số lớp
|
Số người
|
Số lớp
|
Số người
|
Số lớp
|
1
|
Đối tượng 2
|
75
|
25
|
1
|
25
|
1
|
25
|
1
|
2
|
Đối tượng 3
|
347
|
150
|
3
|
150
|
3
|
47
|
1
|
3
|
Đối tượng 4
|
1277
|
500
|
10
|
500
|
10
|
277
|
5
|
|
Tổng cộng
|
1699
|
675
|
14
|
675
|
14
|
349
|
7
|