ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
158/KH-UBND
|
Cần
Thơ, ngày 25 tháng 7 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA CÔNG TÁC PHÁP CHẾ CỦA CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN
DÂN THÀNH PHỐ
Thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP
ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; Thông tư số 01/2015/TT-BTP ngày 15
tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế; đồng thời, tiếp tục thực hiện
có hiệu quả Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân
thành phố về thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản quy phạm pháp
luật; pháp chế; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Ủy ban nhân dân
thành phố ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác pháp chế của các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
a) Triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu
quả về công tác pháp chế năm 2022 trên địa bàn thành phố; góp phần thực hiện tốt
nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách thể chế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý của chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội;
b) Tiếp tục xây dựng, củng cố, nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công chức phụ trách công tác pháp chế của
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố;
c) Công tác kiểm tra được tiến hành một
cách toàn diện, chính xác, chất lượng, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan trong quá trình kiểm tra.
2. Yêu cầu
a) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ trong công tác pháp
chế;
b) Phát huy vai trò, trách nhiệm của
người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc kiện toàn, bố trí người làm công tác
pháp chế; quan tâm, tạo điều kiện để người làm công tác
pháp chế thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, chuyên môn
nghiệp vụ về công tác pháp chế;
c) Đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong
việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác pháp chế.
II. NỘI DUNG KIỂM
TRA
1. Việc tổ chức, triển khai thực
hiện các văn bản chỉ đạo, điều hành có liên quan trong công tác pháp chế
Việc tổ chức triển khai, thực hiện
các nội dung chỉ đạo tại Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2021 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn
thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật; Kế hoạch số
20/KH-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc kiểm
tra, rà soát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; pháp chế; hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022; Công văn số 393/UBND-NC ngày 29 tháng 12 năm
2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc xử lý các văn bản giao cho
địa phương ban hành văn bản quy định chi tiết; Công văn số 1751/UBND-NC ngày 12
tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc tiếp tục xử lý
các văn bản giao cho địa phương ban hành văn bản quy định chi tiết và các văn bản
có liên quan.
2. Việc củng cố, kiện toàn bố trí
công chức phụ trách công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân
a) Thực hiện bố trí công chức pháp chế
theo tiêu chuẩn được quy định tại Điều 12 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04
tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
bộ máy của tổ chức pháp chế;
b) Cử công chức pháp chế tham dự các
lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do cấp có thẩm quyền tổ chức đầy đủ, có hiệu
quả.
3. Việc tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ công tác pháp chế
Thực hiện các nhiệm vụ được quy định
tại Điều 6 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
và Thông tư số 01/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 01 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn
về nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế.
4. Việc tham mưu xử lý văn bản quy
định chi tiết còn nợ đọng, xử lý văn bản được rà soát
a) Việc tham mưu ban hành văn bản
theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố tại Công văn số 393/UBND-NC
ngày 29 tháng 12 năm 2021 về việc xử lý các văn bản giao cho địa phương ban
hành văn bản quy định chi tiết; Công văn số 1751/UBND-NC ngày 12 tháng 5 năm
2022 về việc tiếp tục xử lý các văn bản giao cho địa phương ban hành văn bản
quy định chi tiết;
b) Việc tham mưu cơ quan có thẩm quyền
ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ văn bản thuộc chức
năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình (đối với những văn bản chưa
tham mưu xử lý) tại Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần đình chỉ việc thi
hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới thuộc lĩnh vực
quản lý nhà nước của thành phố Cần Thơ trong kỳ hệ thống hóa 05 năm (2014 -
2018) ban hành kèm theo Quyết định số 535/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2019 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ; Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
cần đình chỉ việc thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ
hoặc ban hành mới thuộc lĩnh vực tài chính, xây dựng, quản lý sử dụng đất đai.
III. THÀNH PHẦN
ĐOÀN KIỂM TRA
Đoàn kiểm tra được thành lập theo quyết
định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, dự kiến thành phần Đoàn kiểm tra gồm:
1. Trưởng
đoàn:
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Phó
Trưởng đoàn
Lãnh đạo Sở Tư pháp.
3. Thành
viên đoàn
a) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố
Cần Thơ;
b) Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân
thành phố;
c) Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố;
d) Sở Nội vụ;
đ) Sở Tài chính.
IV. CƠ QUAN ĐƯỢC
KIỂM TRA, THỜI GIAN KIỂM TRA
1. Cơ quan được kiểm tra
a) Sở Tài nguyên và Môi trường;
b) Sở Tài chính;
c) Sở Công Thương.
2. Thời gian kiểm tra
a) Dự kiến trong tháng 8, 9 năm 2022;
b) Đoàn kiểm tra thông báo cho cơ
quan được kiểm tra về thời gian kiểm tra chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc trước
khi tiến hành kiểm tra.
3. Thời kỳ kiểm tra
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến thời
điểm kiểm tra.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Kinh phí thực hiện từ ngân sách Nhà
nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Tư pháp
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn
vị có liên quan, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Đoàn kiểm
tra và tổ chức việc kiểm tra; thông báo cụ thể thời gian kiểm tra đến các đơn vị
được kiểm tra;
b) Thực hiện việc kiểm tra và tổng hợp,
báo cáo kết quả kiểm tra về Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Các cơ quan được kiểm tra
a) Căn cứ Mục II Kế hoạch này, các cơ
quan được kiểm tra xây dựng báo cáo thực hiện công tác pháp chế tại cơ quan
mình và gửi báo cáo về Sở Tư pháp trước ngày được kiểm tra, ít nhất 03 ngày làm
việc;
b) Sắp xếp địa điểm, chuẩn bị đầy đủ
hồ sơ, tài liệu chứng minh, cử lãnh đạo cơ quan và công chức phụ trách công tác
pháp chế tham dự để giúp Đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ.
Trên đây là Kế hoạch kiểm tra công
tác pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố của Ủy
ban nhân dân thành phố. Trong quá trình thực hiện, có phát sinh khó khăn, vướng
mắc, cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân
dân thành phố chỉ đạo kịp thời./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Cục Công tác phía Nam - BTP;
- Các Sở: Tài nguyên và Môi trường; Tài chính; Công Thương:
- VP. UBND TP (3E);
- Cổng thông tin điện tử TP;
- Lưu: VT,P.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Hè
|